a. mục đích, yêu cầu:
- Giúp học sinh tiếp tục hiểu thế nào là văn bản nhật dụng. Bài văn đã cho thấy vẻ đẹp lộng lẫy, kì ảo của động để mọi người Việt Nam càng thêm yêu quý, tự hào, chăm lo bảo vệ, biết khai thác nhằm phát triển khinh tế du lịch- một trong mũi nhọn kinh tế làm giàu cho đất nước.
- Rèn luyện kĩ năng phân tích từ ngữ, hình ảnh.
b. phương pháp:
- Vấn đáp kết hợp với nêu vấn đề và kích thích tư duy.
c. chuẩn bị:
Thầy: Nghiên cứu, soạn bài.
Trò: Đọc, tìm hiểu bài theo câu hỏi ở Sgk.
d. tiến trình lên lớp:
I. ổn định tổ chức:
II. Bài cũ:
- Bức thư của thủ lĩnh da đỏ đã đặt ra vấn đề gì cho toàn nhân loại?
III. Bài mới:
1. Đặt vấn đề: Động Phong Nha là một kì quan nổi tiếng, thuộc địa phận xã Sơn Trạch, huyện Bố Trạch - Quảng Bình, được xem là "Đệ nhất kì quan" có nghĩa là cảnh đẹp nhất. Động lại ở gần con đường mòn Hồ Chí Minh xuyên Trường Sơn càng làm cho kì quan Phong Nha mang thêm giá trị và ý nghĩa.
176 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1483 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 6 học kỳ II, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hân hoá, ẩn dụ, hoán dụ. Cấu tạo của thành phần CN - VN trong câu trần thuật đơn.
- Kiểm tra việc vận dụng phép so sánh vào nói, viết, dùng câu trần thuật đơn với những mục đích nói khác nhau.
b. phương pháp: Thực hành.
c. chuẩn bị:
Thầy: Ra đề, đáp án.
Trò: Ôn tập theo câu hỏi cho trước.
d. tiến trình lên lớp:
I. ổn định tổ chức:
II. Bài cũ:
III. Bài mới:
Đề ra:
I. Phần trắc nghiệm (5 điểm, mỗi câu 1 điểm)): Mỗi câu hỏi sau đây có kèm theo các câu trả lời A, B, C, D. Hãy chọn câu trả lời đúng nhất rồi khoanh tròn.
Câu 1: Câu nào sau đây không sử dụng phép so sánh?
A. Những cái đó cám dỗ tôi hơn là các quy tắc về phân từ.
B. Chúng tôi giao tiếp bằng tiếng Anh.
C. Dân làng ngồi lặng lẽ giống như chúng tôi.
D. Vẫn giữ vững tiếng nói của mình thì chẳng khác gì nắm được chìa khoá chốn lao tù.
Câu 2: Hình ảnh nào sau đây không phải là hình ảnh nhân hoá?
A. Cây dừa sải tay bơi.
B. Cỏ gà rung tai.
C. Vì chưng gió thổi hoa cười với trăng.
D. Đôi mắt đen sáng, luôn mở to.
Câu 3: Câu thơ sau thuộc kiểu ẩn dụ nào?
“Một tiếng chim kêu sáng cả rừng”.
A. ẩn dụ hình thức.
B. ẩn dụ cách thức.
C. ẩn dụ phẩm chất.
D. ẩn dụ chuyển đổi cảm giác.
Câu 4: Trong câu “Trăng vào cửa sổ đòi thơ”, tác giả đã dùng biện pháp nghệ thuật gì?
A. Hoán dụ.
B. Nhân hoá.
C. ẩn dụ.
D. So sánh.
Câu 5: Hai câu thơ sau thuộc kiểu hoán dụ nào?
Vì sao? Trái đất nặng ân tình.
Nhắc mãi tên người: Hồ Chí Minh.
A. Lấy một bộ phận để gọi toàn thể.
B. Lấy cái cụ thể để thay cho cái trừu tượng.
C. Lấy dấu hiệu của sự vật để gọi sự vật.
D. Lấy vật chứa đựng để gọi vật được chứa đựng.
II. Phần tự luận: (5 điểm)
Câu 1 (2 điểm): Điền vị ngữ thích hợp vào chỗ trống:
A. Buổi học cuối cùng hôm ấy............................................................................................................
B. Khi tôi tròn 10 tuổi, mẹ tôi..............................................................................................................
C. Khóm hồng trước nhà.........................................................................................................................
D. Trong ngày khai trường, chúng tôi ...........................................................................................
Câu 2 (3 điểm): Xác định CN, VN trong những câu sau:
Mỗi buổi chiều lạnh, nắng tắt sớm. Những đảo xa lam nhạt pha màu trắng sữa. Không có gió mà sóng vẫn vỗ đều đều, rì rầm. Nước biển dâng đầy, quánh đặc một màu bạc trắng, lấm tấm như bột phấn trên da quả nhót.
IV. Củng cố:
- Thu bài, nhận xét tinh thần, thái độ làm bài.
V. Dặn dò:
- Đọc - tìm hiểu trước bài: "Câu trần thuật đơn không có từ là".
VI. Rỳt kinh nghiệm:
Ngày soạn ......./......./..........
Ngày dạy: ......./......./..........
Tiết 115
trả bài tập làm văn
a. mục đích, yêu cầu:
- Giúp học sinh nhận ra được ưu - nhược điểm trong bài viết của mình về nội dung và hình thức trình bày.
- Biết tìm ra lỗi sai và sửa lỗi.
- Củng cố, ôn tập thêm kỹ năng làm văn tả người.
b. phương pháp:
- Trả bài trước hai ngày - Học sinh nhìn vào những ghi chú của giáo viên để tự sửa bài ở nhà.
c. chuẩn bị:
Thầy: Nghiên cứu, soạn bài, trả bài.
Trò: Tự tìm hướng sửa bài của bản thân.
d. tiến trình lên lớp:
I. ổn định tổ chức:
II. Bài cũ:
III. Bài mới:
Hoạt động 1: Trả bài kiểm tra Văn
Giáo viên nhận xét bài làm của học sinh
*ưu điểm: - Đối với kiểm tra Văn: Các em đã làm quen được với phương pháp kiểm tra trắc nghiệm.
- Nắm được yêu cầu đề ra.
- Phần tự luận đã đi đúng trọng tâm.
* Nhược điểm: - Một số em không học bài kĩ.
Hoạt động 2: Hướng dẫn sửa bài
Trả bài tập làm văn tả người
- Nhận xét bài làm của học sinh.
* ưu điểm: - Nắm được thể loại, hiểu rõ yêu cầu. Hầu hết miêu tả được hình ảnh người mẹ với ngoại hình, hành động.
- Một số em làm bài khá.
* Nhược điểm: - Nhiều em miêu tả sơ sài, lủng củng, rời rạc.
Hoạt động 4: Hướng dẫn sửa bài theo nhóm
Hoạt động 5: Đọc bài viết tốt để học sinh học tập, tham khảo.
IV. Củng cố:
- Giáo viên sơ kết, rút kinh nghiệm chung.
V. Dặn dò:
- Ôn tập 4 đề văn miêu tả (Sgk).
- Chuẩn bị bài tập ôn tập (Trang 120 - 121)
VI. Rỳt kinh nghiệm:
Ngày soạn ......./......./..........
Ngày dạy: ......./......./..........
Tiết 116+117
ôn tập truyện và ký
a. mục đích, yêu cầu:
- Hình thành và củng cố cho học sinh những hiểu biết sơ lược về thể "Truyện và Ký" trong loại hình tự sự.
- Nhớ được những nét đặc sắc cơ bản về nội dung, nghệ thuật của các tác phẩm "Truyện và Ký" đã học.
- Luyện kỹ năng hệ thống hoá, so sánh, tổng hợp.
b. phương pháp:
- Đàm thoại.
c. chuẩn bị:
Thầy: Nghiên cứu, soạn bài.
Trò: Chuẩn bị theo câu hỏi Sgk.
d. tiến trình lên lớp:
I. ổn định tổ chức:
II. Bài cũ: Kiểm tra vở soạn bài của học sinh).
III. Bài mới:
1. Đặt vấn đề: Qua tiết ôn tập này sẽ giúp các em nắm được những nét đặc sắc về nội dung, nghệ thuật các tác phẩm truyện và kí đã học. Có những hiểu biết ban đầu về hai thể loại truyện này.
2. Triển khai bài:
- Giáo viên nêu mục đích, yêu cầu của tiết ôn tập.
- Lần lượt nêu các câu hỏi ôn tập ở Sgk.
- Học sinh phát biểu. Giáo viên tổng hợp. Lập bảng hệ thống hoá.
Tác phẩm
Tác giả
Thể loại
Nội dung chính
(1) Bài học đường đời đầu tiên (trích Dế Mèn phiêu lưu ký)
Tô Hoài
Truyện đồng thoại
Mèn tự tả chân dung, Mèn trêu chị Cóc, gây ra cái chết của Dế Choắt -> Mèn nhận được bài học đường đời đầu tiên.
(2) Sông nước Cà Mau ( Đất rừng phương Nam)
Đoàn Giỏi
Truyện dài
Cảnh sắc phong phú của vùng sông nước Cà Mau.
(3) Bức tranh của em gái tôi (Con dế ma)
Tạ Duy Anh
Truyện ngắn
Tài năng, tâm hồn trong sáng và nhân hậu của người em đã giúp người anh vượt lên lòng đố kỵ, tự ti để vươn tới những điều tốt đẹp.
(4) Vượt thác (Quê Nội)
Võ Quảng
Truyện dài
Cảnh vượt thác của con thuyền trên sông Thu Bồn làm nổi bật vẻ hùng dũng và sức mạnh của con người lao động trên nền cảnh thiên nhiên hùng vĩ, rộng lớn.
(5) Bài học cuối cùng (Những vì sao)
An-Phông- Xơ-Đô- Đê (Pháp)
Truyện dài
Buổi học cuối cùng ở vùng An Dát sắp bị nhập vào nước Đức -> Bộc lộ lòng quý trọng tiếng nói dân tộc, lòng yêu tổ quốc.
(6) Cô Tô (Cô Tô)
Nguyễn Tuân
Bút ký
Vẻ đẹp trong sáng, lộng lẫy, tinh khôi của cảnh sắc Cô Tô một ngày sau bão. Cuộc sống sinh hoạt thanh bình, yên ấm của người dân đảo biển.
(7) Cây tre Việt Nam( Thuyết minh phim Cây tre Việt Nam)
Thép Mới
Ký
Ca ngợi vẻ đẹp bình dị mà vững chãi, đầy sức sống của cây tre Việt Nam - người bạn thân thiết của nhân Việt Nam - anh hùng trong lao động, anh hùng trong chiến đấu.
(8) Lòng yêu nước (Thời gian ủng hộ chúng ta)
I-li-a Ê ren bua (Nga)
Bút ký - chính luận
Lòng yêu nước bắt đầu từ lòng yêu những vật tầm thường nhất, gần gũi nhất, được thử thách bộc lộ mạnh mẽ trong chiến tranh vệ quốc.
(9) Lao xao (Tuổi thơ im lặng)
Duy Khán
Hồi ký- Tự truyện
Thế giới của ong, bướm, chim trong vườn quê một buổi sớm chớm hè. Bộc lộ sự am hiểu, gắn bó sâu sắc đối với vùng quê và động vật.
IV. Củng cố:
- Kể tên các nhân vật trong từng tác phẩm? Ai là nhân vật chính? Ngôi kể trong mỗi tác phẩm?
V. Dặn dò:
- Ôn tập thêm ở nhà.
- Soạn bài Cầu Long Biên- Chứng nhân lịch sử" theo câu hỏi Sgk.
- Tìm hiểu trước bài Câu trần thuật đơn không có từ là.
VI. Rỳt kinh nghiệm:
Ký duyệt: …./…../……
TT: Trần Văn Húa
Ngày soạn ......./......./..........
Ngày dạy: ......./......./..........
Tuần 30
Tiết 118
câu trần thuật đơn không có từ "là"
a. mục đích, yêu cầu:
- Giúp học sinh nắm được kiểu câu trần thuật đơn không có từ "là".
- Nắm được tác dụng của kiểu câu này.
- Luyện cách nhận diện.
b. phương pháp:
- Quy nạp.
c. chuẩn bị:
Thầy: Nghiên cứu, soạn bài.
Trò: Đọc, tìm hiểu bài trước.
d. tiến trình lên lớp:
I. ổn định tổ chức:
II. Bài cũ:
- Thế nào là câu trần thuật đơn? Ví dụ?
- Câu trần thuật đơn có từ là có vài trò gì?
III. Bài mới:
1. Đặt vấn đề: Câu trần thuật đơn không có từ “là” được gọi là câu tả trong các sách nghiên cứu về ngữ pháp tiếng Việt. Vị ngữ của kiểu câu này thường do động từ (cụm động từ) hoặc tính từ (cụm tính từ) đảm nhiệm.
2. Triển khai bài:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung bài giảng
Hoạt động 1
I. Đặc điểm của câu trần thuật đơn có từ "là"
1. Ví dụ: (Sgk).
2. Nhận xét:
Học sinh đọc kỹ nội dung mục I 1? Xác định CN - VN trong 2 câu?
1. Xác định CN-VN
a. Phú Ông/ mừng lắm
CN VN (cụm động từ)
b. Chúng tôi/ tụ hội ở gốc sân.
CN VN (cụm động từ)
? VN của 2 câu trên được cấu tạo như thế nào?
Trong câu trần thuật đơn không có từ "là", VN câu do cụm tính từ, cụm động từ tạo thành.
3. Ghi nhớ: (Sgk)
Bài tập nhanh:
? Điền từ phủ định vào trước VN để tạo thành câu trần thuật đơn mang ý nghĩa phủ định (2 học sinh thực hành).
- Khi biểu thị ý phủ định, ta thêm từ phủ định vào trước bộ phận VN.
Hoạt động 2
II. Phân loại câu trần thuật đơn không có từ "là"
Yêu cầu học sinh đọc mục II 2?
1. Ví dụ:
? Xác định CN, VN trong các câu a, b?
a.Đằng cuối bãi, hai cậu bé con/ tiến lại
CN VN
b. Đằng cuối bãi, tiến lại/ 2 cậu bé con.
VN CN
2. Nhận xét:
? Câu a, b nhằm tác dụng gì?
a. CN // VN -> Miêu tả hành động -> Câu miêu tả.
b. VN // CN -> Thống kê sự xuất hiện của 2 cậu bé -> Câu tồn tại.
? Chọn trong hai câu đã dẫn một câu thích hợp điền vào chỗ trống? Và giải thích lý do?
? Qua ví dụ phân tích, rút ra nhận xét: Thế nào là câu miêu tả và thế nào là câu tồn tại? Chúng có những đặc điểm gì về vị trí CN, VN trong câu?
-> Chọn câu b: Hai cậu bé con lần đầu tiên xuất hiện trong đoạn trích. Nếu đưa hai cậu bé lên đầu có nghĩa là những nhân vật đó đã xuất hiện từ trước.
2 Học sinh đọc ghi nhớ.
3. Ghi nhớ: (Sgk).
Hoạt động 3
III. Luyện tập
? Xác định CN, VN trong các câu, cho biết câu nào là câu miêu tả, câu nào là câu tồn tại?
Bài tập 1:
a. (1) Câu miêu tả; (2) Câu tồn tại; (3) Câu miêu tả.
b. (1) Câu tồn tại; (2) Câu miêu tả.
c. (2) Câu miêu tả;
IV. Củng cố:
- Nêu đặc điểm của câu trần thuật đơn không có từ “là”?
- Các kiểu câu trần thuật đơn không có từ “là”.
V. Dặn dò:
- Học bài.
- Làm bài tập số 2, 3.
- Đọc - tìm hiểu trước bài ôn tập văn miêu tả.
VI. Rỳt kinh nghiệm:
Ngày soạn ......./......./..........
Ngày dạy: ......./......./..........
Tiết 119
ôn tập văn miêu tả
a. mục đích, yêu cầu:
- Giúp học sinh nắm vững hơn đặc điểm và yêu cầu của một bà văn miêu tả.
- Nhận biết và phân loại đoạn văn miêu tả, đoạn tự sự.
- Thông qua bài tập rút ra những điểm cần ghi nhớ về tả cảnh và tả người.
b. phương pháp:
- Đàm thoại.
c. chuẩn bị:
Thầy: Nghiên cứu, soạn bài.
Trò: Chuẩn bị bài như đã dặn.
d. tiến trình lên lớp:
I. ổn định tổ chức:
II. Bài cũ: Kiểm tra việc chuẩn bị bài của học sinh.
III. Bài mới:
1. Đặt vấn đề: Bài ôn tập sẽ giúp các em nắm vững đặc điểm và yêu cầu của một bài văn miêu tả. Nhận biết được đoạn văn miêu tả và đoạn văn tự sự.
2. Triển khai bài:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung bài giảng
Hoạt động 1
I. Làm thế nào để nhận biết một đoạn văn miêu tả hay tự sự.
? Khi đọc một đoạn văn, căn cứ vào đâu mà em nhận ra đó là văn miêu tả hay là văn tự sự?
- Căn cứ vào hành động chính mà tác giả dùng trong đoạn văn (Hành động kể hay tả).
+ Hành động kể thường trả lời các câu hỏi: Kể về việc gì? Kể về ai? Việc đó đã diễn ra như thế nào? ở đâu? Kết quả ra sao?
+ Hành động tả thường trả lời các câu hỏi: Tả về cái gì? Tả về ai? Cảnh hoặc người đó như thế nào? Có gì đặc sắc, nổi bật? (Bằng hình ảnh nào?).
Hoạt động 2
II. Văn miêu tả
? Văn miêu tả là gì?
- Văn miêu tả: Giúp người đọc, người nghe hình dung những đặc điểm, tính chất nổi bật của một sự vật, sự việc, con người, phong cảnh... làm cho những cái đó như hiện lên trước mắt người đọc, người nghe...
? Có những loại văn miêu tả nào?
+ Văn tả cảnh.
+ Văn tả người.
Hoạt động 3
III. Bài tập
? Theo em, điều gì đã tạo nên cái hay và độc đáo cho đoạn văn tả cảnh mặt trời trên biển?
Bài tập 1: Tác giả đã:
- Lựa chọn được các chi tiết, hình ảnh đặc sắc, thể hiện được linh hồn của cảnh vật.
- Có những liên tưởng, so sánh, nhận xét độc đáo.
- Có ngôn ngữ phong phú, biết diễn đạt một cách sinh động, sắc sảo.
- Thể hiện rõ tình cảm và thái độ của người tả đối với đối tượng được tả.
Hoạt động nhóm:
Bài tập 2: Lập dàn ý:
Nhóm 1, 2: Làm bài tập 2.
* Mở bài: Giới thiệu đầm sen mà mình định tả.
? Nếu tả quang cảnh một đầm sen đang mùa hoa nở, em sẽ lập dàn ý cho bài văn ấy như thế nào?
* Thân bài: Tả cụ thể những hình ảnh và chi tiết tiêu biểu, nổi bật. Từ khái quát đến cụ thể.
* Kết bài: Đầm sen gợi cho em những suy nghĩ và cảm xúc gì?
Nhóm 3, 4: Làm bài tập 3.
Bài tập 3:
? Nếu miêu tả một em bé ngây thơ, bụ bẫm đang tập đi, tập nói thì em sẽ lựa chọn những hình ảnh và chi tiết tiêu biểu sắc sảo nào? Em sẽ miêu tả theo trình tự nào?
- Hình dáng, nước da, tóc, khuôn mặt: đôi mắt, miệng; tập đi, tập nói (hoạt động).
IV. Củng cố:
- Nhắc lại bố cục, yêu cầu của bài văn miêu tả.
V. Dặn dò:
- Học thuộc phần ghi nhớ.
- Tìm một số đoạn văn tự sự, miêu tả trong các tác phẩm đã học.
- Tiết sau viết bài Tập làm văn miêu tả sáng tạo.
VI. Rỳt kinh nghiệm:
Ngày soạn ......./......./.........
Ngày dạy:......../......./..........
Tiết 120
Chữa lỗi về chủ ngữ, vị ngữ
a. mục đích, yêu cầu: Giúp học sinh:
- Hiểu được thế nào là câu sai vè CN và VN.
- Tự phát hiện ra những câu sai về CN và VN.
- Có ý thức nói đúng, viết đúng.
b. phương pháp:
- Nêu vấn đề.
c. chuẩn bị:
Thầy: Nghiên cứu, soạn bài.
Trò: Chuẩn bị câu hỏi theo Sgk.
d. tiến trình lên lớp:
I. ổn định tổ chức:
II. Bài cũ:
- Thế nào là câu trần thuật đơn không có từ “là”? Cho ví dụ? Phân tích?
III. Bài mới:
1. Đặt vấn đề: Khi nói và viết, phải biết chú ý đặt câu sao cho đúng ngữ pháp. Câu đúng ngữ pháp cần có đầy đủ 2 thành phần nồng cốt: CN và VN. Tuy nhiên, trong những hoàn cảnh sử dụng cụ thể, có thể sử dụng câu đặc biệt (Câu không phân định thành phần) như: mưa, mùa xuân... hoặc câu có thành phần bị tỉnh lược (rút gọn).
2. Triển khai bài:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung bài giảng
Hoạt động 1
I. Câu thiếu Chủ ngữ
Học sinh đọc kỹ mục I 1.
* Ví dụ: (Sgk).
? Xác định CN, VN của 2 câu a, b?
a. Qua truyện "Dế Mèn phiêu lưu ký" cho thấy Dế Mèn... phục thiện.
-> Thiếu CN.
b. Qua truyện “Dế Mèn phiêu lưu kí” em thấy Dế Mèn biết phục thiện.
-> Biến VN thành một cụm C-V.
? Tìm nguyên nhân mắc lỗi và sửa lại cho đúng?
* Sửa lại:
a. Bỏ từ "qua": (Biến TN thành CN).
- Thêm CN (Tác giả, Tô Hoài).
b. ... cho em thấy... -> Biến trạng ngữ thành VN (như câu b).
Hoạt động 2
II. Câu thiếu vị ngữ
Học sinh xác định CN, VN trong các câu a, b, c, d. Câu nào trong 4 câu thiếu VN? Nguyên nhân mắc lỗi?
- Câu b, c.
* Nguyên nhân mắc lỗi:
+ ở câu b: Nhầm định ngữ với TN.
+ ở câu c: Nhầm phần phụ chú với VN.
* Cách sửa:
+ Thêm VN: ... là một hình ảnh đẹp, hào hùng.
+ Bỏ từ "hình ảnh" (Viết như câu a).
- Bạn Lan người học giỏi nhất lớp 6A, là bạn thân của tôi.
+ ở câu c:
- Thêm VN.
- Bạn Lan là người học giỏi nhất lớp 6A
- Thay dấu phẩy bằng từ "là"
Hoạt động 3
III. Luyện tập
Thảo luận nhóm:
Học sinh thảo luận ở nhóm: Bài tập 1, 2 -> Cử đại diện trình bày bảng.
Bài tập 1: Đặt câu hỏi tìm CN, VN.
* Tìm CN: Ai, cái gì? Con gì?
* Tìm VN: Như thế nào? Làm gì? Ra sao?
- Cử đại diện trình bày ở bảng.
Bài tập 2: Phát hiện câu sai.
- Lớp tham gia ý kiến, bổ sung.
-> Sai: b, c.
+ b: bỏ từ "Với".
+ Thêm VN.
Bài tập 3, 4: Điền thêm CN, VN.
IV. Củng cố:
- Giáo viên chốt lại cách sửa lỗi cho câu thiếu C N - VN.
V. Dặn dò:
- Nắm cách chữa lỗi câu.
- Làm bài tập 5.
- Tìm hiểu bài tập trang 140.
- Xem bài: Chữa lỗi về CN, VN (Tiếp theo).
VI. Rỳt kinh nghiệm:
Ký duyệt: …./…../……
TT: Trần Văn Húa
Ngày soạn ......./......./..........
Ngày dạy: ......./......./..........
Tuần 31
Tiết 121 -122
bài viết số 7 - miêu tả sáng tạo
a. mục đích, yêu cầu:
- Thông qua bài viết, đánh giá năng lực sáng tạo của học sinh trong làm văn miêu tả để tả cảnh sinh hoạt.
- Biết vận dụng kiến thức, kỹ năng về văn miêu tả để tả cảnh sinh hoạt.
- Luyện năng lực quan sát, so sánh, nhận xét, liên tưởng...
b. phương pháp:
- Thực hành, viết.
c. chuẩn bị:
Thầy: Soạn đề bài, đáp án.
Trò: Chuẩn bị trước như đã dặn.
d. tiến trình lên lớp:
I. ổn định tổ chức:
II. Bài cũ:
III. Bài mới:
Đề ra: Từ bài "Lao xao" của Duy Khán. Hãy tưởng tượng và tả lại khu vườn nhà em trong một buổi trưa hè.
Yêu cầu:
Tả lại khu vườn nhà em trong một buổi trưa hè, nhưng dựa vào gợi ý từ bài văn "Lao xao". Học sinh có thể tham khảo cách miêu tả của nhà văn và phải sáng tạo khi viết bài của mình, không được chép lại một cách máy móc.
Dàn bài:
- Mở bài: Giới thiệu khu vườn trong một buổi trưa hè.
- Thân bài: Tả cảnh vật chi tiết theo một thứ tự.
+ Bầu trời buổi trưa, không khí.
+ Khu vườn rộng, hẹp, có các loại cây gì? hình dáng; tác dụng một số câu tiêu biểu?
+ Có chim, ong, bướm lao xao, gà mẹ, gà con.
+ Có thể tả từ xa -> gần; khái quát -> cụ thể.
- Kết bài: Em sẽ làm gì để chăm sóc khu vườn.
IV. Củng cố:
- Thu bài.
- Nhận xét giờ làm bài.
V. Dặn dò:
- Lập lại dàn bài đề văn đã làm.
- Nắm kỹ lý thuyết văn miêu tả: tả cảnh, tả người.
- Xem phần: Viết đơn.
VI. Rỳt kinh nghiệm:
Ngày soạn ......./......./..........
Ngày dạy: ......./......./..........
Tiết 123
cầu long biên - chứng nhân lịch sử
a. mục đích, yêu cầu:
- Giúp học sinh bước đầu nắm được khái niệm "văn bản nhật dụng" và ý nghĩa của việc học loại văn bản đó.
- Hiểu được ý nghĩa làm "chứng nhân lịch sử" của Cầu Long Biên, từ đó nâng cao, làm phong phú thêm tâm hồn, tình cảm đối với quê hương, đối với các di tích lịch sử.
- Thấy được vị trí và tác dụng của các yếu tố nghệ thuật đã tạo nên sức hấp dẫn của bài bút ký mang nhiều tính chất hồi ký này.
b. phương pháp:
- Nêu vấn đề, đàm thoại.
c. chuẩn bị:
Thầy: Nghiên cứu, soạn bài.
Trò: Đọc, tìm hiểu bài theo câu hỏi ở Sgk.
d. tiến trình lên lớp:
I. ổn định tổ chức:
II. Bài cũ:
III. Bài mới:
1. Đặt vấn đề: "Cầu Long Biên - chứng nhân lịch sử" là một bài bút ký mang nhiều yếu tố hồi ký. Bút kí là một loại ký ghi lại những sự vật mà nhà văn đã mắt thấy tai nghe cùng những cảm nghĩ của mình, được trình bày không chặt chẽ về mặt cốt truyện như trong ký sự và cũng không phóng túng như trong tuỳ bút.
2. Triển khai bài:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung bài giảng
Hoạt động 1
I. Đọc - tìm hiểu chú thích
Tổ chức cho HS đọc, nắm chú thích Sgk.
1. Đọc:
2. Chú thích:
Hoạt động 2
II. Tìm hiểu văn bản
? Theo em, văn bản này có thể chia làm mấy phần? Giới hạn, nội dung của mỗi phần?
A. Bố cục: 3 đoạn:
1. Từ đầu -> "... Thủ đô Hà Nội".
-> Giới thiệu vai trò chứng nhân của Cầu Long Biên.
? Trong văn bản này, tác giả đã dùng phương thức miêu tả, tự sự hay biểu cảm?
2. Tiếp -> "dẻo dai vững chải"
(Là bài viết theo thể ký, kết hợp cả 3 phương thức tự sự, miêu tả, biểu cảm).
-> Biểu hiện chứng nhân lịch sử của Cầu Long Biên.
3. Còn lại: Cầu Long Biên - chứng nhân của tình yêu đất nước Việt Nam.
B. Phân tích:
1. Cầu Long Biên - chứng nhân đau thương của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp.
? Tên gọi đầu tiên của cây cầu này là gì?
- Tên cầu: Đu Me - là tên viên quan toàn quyền Pháp ở Đông Dương.
? Tên đó có ý nghĩa gì?
- ý nghĩa: Muốn biểu thị quyền lực thống trị của thực dân Pháp ở Việt Nam.
? Vì sao cây cầu này được coi là một thành tựu quan trọng của thời văn minh cầu sắt?
- Cây cầu được xây dựng với quy mô lớn với bê tông sắt, do kỹ sư người Pháp thiết kế khác với cây cầu ở Việt Nam ta từ xưa bằng gỗ (dài 2, 290 m, nặng 17.000 tấn).
? Vì sao nói cầu Long Biên là kết quả của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp ở Việt Nam?
=> Cầu phục vụ cho việc khai thác kinh tế của thực dân Pháp ở Việt Nam thuộc địa.
? Vì sao nói cầu Long Biên là chứng nhân đau thương của người Việt Nam thuộc địa?
=> Nó được xây dựng không chỉ băng mồ hôi mà bằng xương máu của bao con người.
Gv giới thiệu chuyển tiếp vào mục 2.
2. Cầu Long Biên - chứng nhân của độc lập, hoà bình
? Năm 1945, cầu Đu Me được đổi tên có ý nghĩa gì?
- Đó là cây cầu thắng lợi của cách mạng tháng 8 giành độc lập cho Tổ quốc.
? Bài ca dao và bài hát "Ngày về" đưa vào bài ký có tác dụng gì?
- Minh chứng thêm tính nhân chứng lịch sử của cây cầu, mặt khác làm tăng ý vị trữ tình của người viết.
? Nhận xét lời văn trong đoạn này?
- Lời văn giàu hình ảnh, cảm xúc gợi cảm giác êm đềm, thư thái cho người đọc.
Gv giới thiệu chuyển tiếp vào mục 3.
3. Cầu Long Biên - chứng nhân đau thương và dũng cảm
? Vai trò chứng nhân cầu Long Biên và cuộc kháng chiến chống Mỹ được kể lại qua những sự việc nào?
- Là mục tiêu ném bom của Mỹ.
- Đợt 1: ném 7 lần hỏng 7 nhịp và 4 trụ lớn.
- Đợt 2: Bị đánh 4 lần bom, bị hỏng 2 trụ lớn bị cắt đứt.
-Năm 1972: cầu bị bom la de.
-> Cây cầu vẫn sừng sững giữa mênh mông trời nước.
? Lời văn trong đoạn này như thế nào?
- Tác giả dùng phép nhân hoá (cây cầu tả tơi như máu ứa), gắn với bày tỏ cảm xúc của tác giả (nước mắt ứa ra, tôi tưởng như đứt từng khúc ruột) -> Diễn tả tính chất đau thương và dũng cảm của cuộc chiến tranh chống Mỹ.
Gv giới thiệu chuyển tiếp vào mục 4.
4. Cầu Long Biên - chứng nhân của sự đổi mới đất nước và tình yêu với con người.
? Trong thời ký đổi mới đất nước ta đã có thêm cây cầu nào bắc qua sông Hồng?
- Cầu Thăng Long, cầu Chương Dương
- Nhân chứng cho thời kỳ đổi mới nhanh chóng của đất nước.
? Cầu Long Biên lúc này mang ý nghĩa chứng nhân gì?
- Cầu Long Biên là chứng nhân cho tình yêu của mọi người đối với Việt Nam.
-> Là nhịp cầu của hoà bình và thân thiện. Là tình yêu bền chặt cho tâm hồn tác giả.
Hoạt động 3
III. ý nghĩa văn bản
Thảo luận nhóm:
? Em cảm nhận được những điều sâu sắc nào từ văn bản này?
- Cầu Long Biên là chứng nhân lịch sử đau thương và dũng cảm của dân tộc Việt Nam.
- Là cây cầu tình yêu sâu nặng của tác tác giả dành cho Hà Nội và đất nước.
? Văn bản này đã truyền tới em tình cảm nào đối với cầu Long Biên?
-> Yêu quý, trân trọng, tự hào về cây cầu lịch sử.
* Ghi nhớ: Sgk.
IV. Củng cố:
- Giáo viên hệ thống lại bài.
V. Dặn dò:
- Về nhà làm phần luyện tập.
- Đọc thêm 2 đoạn văn ở phần đọc thêm.
- Soạn bài: Bức thư của thủ lĩnh da đỏ.
VI. Rỳt kinh nghiệm:
Ngày soạn ......./......./..........
Ngày dạy: ......./......./..........
Tiết 124
viết đơn
a. mục đích, yêu cầu:
- Giúp học sinh hiểu các tình huống cần viết đơn: khi nào viết đơn? Viết đơn để làm gì?
- Biết cách viết đơn đúng quy cách và nhận ra được những sai sót thường gặp khi viết đơn.
b. phương pháp:
- Vấn đáp kết hợp nêu vấn đề và kích thích tư duy.
c. chuẩn bị:
Thầy: Nghiên cứu, soạn bài.
Trò: Xem trước bài ở nhà.
d. tiến trình lên lớp:
I. ổn định tổ chức:
II. Bài cũ:
III. Bài mới:
1. Đặt vấn đề: ở bậc tiểu học, các em đã được học cách viết đơn. Lên THCS, do loại văn bản này khá gần gũi và cần thiết, hay vận dụng trong cuộc sống hằng ngày nên tiếp tục luyện tập cho các em cách viết đơn.
2. Triển khai bài:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung bài giảng
Hoạt động 1
I. Khi nào cần viết đơn
? Khi em có nguyện vọng gia nhập Đoàn TNCS HCM, em sẽ làm thủ tục gì đầu tiên?
1. Ví dụ: (Sgk)
2. Nhận xét:
- Viết đơn xin gia nhập vào Đoàn.
? Mất giấy tốt nghiệp tiểu học, xin chuyển trường, xin nghỉ học, em làm giấy tờ gì đầu tiên?
? Khi nào chúng ta viết đơn?
- Khi muốn đề đạt một nguyện vọng với một người hay một cơ quan, tổ chức có quyền hạn giải quyết nguyện vọng đó -> viết đơn.
Gv: Yêu cầu học sinh làm BT 2.
Bài tập 2: (Sgk - Tr.131)
3. Ghi nhớ: (Sgk).
Hoạt động 2
II. Các loại đơn và các nội dung không thể thiếu trong đơn
HS đọc ví dụ (Sgk).
1. Ví dụ: (Sgk)
2. Nhận xét:
? Có mấy loại đơn?
- Những điều kiện trong 1 lá đơn:
? Theo em, những phần nào là không thể thiếu trong cả 2 mẫu đơn?
+ Đơn gửi ai?
+ Ai gửi đơn?
+ Lí do gửi đơn? (Vì sao?).
+ Mục đích gửi đơn. (Để làm gì?).
Hoạt động 3
III. Cách thức viết đơn
1. Ví dụ: (Sgk)
Thảo luận nhóm:
2. Nhận xét:
? Viết đơn theo mẫu thì cần làm những gì?
- Đơn theo mẫu: Điền vào chỗ trống thích hợp, những nội dung cần thiết.
? Viết đơn không theo mẫu cần có những mục nào?
- Đơn không theo mẫu: Trình bày theo một trình tự nhất định. (Sgk).
? Lời lẽ trong đơn phải như thế nào?
Yêu cầu Hs đọc ghi nhớ - Sgk.
- Trang trọng, ngắn gọn.
3. Ghi nhớ: (Sgk).
IV. Củng cố:
- Khi nào cần viết đơn?
- Nêu những yếu tố không thể thiếu trong 1 lá đơn?
V. Dặn dò:
- Học thuộc phần ghi nhớ.
- Bài tập: Em hãy viết đơn xin gia nhập vào Đội TNTP HCM.
VI. Rỳt kinh nghiệm:
Ký duyệt: …./…../……
TT: Trần Văn Húa
Ngày soạn ......./......./..........
Ngày dạy: ......./......./..........
Tuần 32
Tiết 125
bức thư của thủ lĩnh da đỏ
(Tiết 1)
a. mục đích, yêu cầu: Giúp học sinh:
- Thấy được "Bức thư của thủ lĩnh da đỏ" xuất phát từ tình yêu thiên nhiên, đất nước, đã nêu lên một vấn đề bức xúc có ý nghĩa to lớn đối với cuộc sống hiện nay: bảo vệ và gìn giữ sự trong
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- giao_an_van_6_hkii.doc