Giáo án môn tư tưởng hồ chí minh: chương vii tư tưởng hồ chí minh về văn hoá, đạo đức và xây dựng con người mới

Cung cấp cho sinh viên những nội dung cơ bản của TT HCM về văn hóa, đạo đức và xây dựng con người mới. HCM đã đưa ra những quan niệm chung về văn hóa, về vai trò, về một số lĩnh vực của văn hóa. Mặt khác, Người còn trình bày tư tưởng của mình về vai trò của đạo đức cách mạng, về những phẩm chất đạo đức cần có của con người mới, những nguyên tắc cơ bản để xây dựng đạo đức mới,sau cùng là những cống hiến của HCM về đạo đức, nhân văn và văn hóa vào sự phát triển chung của văn hóa nhân loại.

doc7 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1393 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Giáo án môn tư tưởng hồ chí minh: chương vii tư tưởng hồ chí minh về văn hoá, đạo đức và xây dựng con người mới, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG VII TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ VĂN HOÁ, ĐẠO ĐỨC VÀ XÂY DỰNG CON NGƯỜI MỚI Mục đích: Cung cấp cho sinh viên những nội dung cơ bản của TT HCM về văn hóa, đạo đức và xây dựng con người mới. HCM đã đưa ra những quan niệm chung về văn hóa, về vai trò, về một số lĩnh vực của văn hóa. Mặt khác, Người còn trình bày tư tưởng của mình về vai trò của đạo đức cách mạng, về những phẩm chất đạo đức cần có của con người mới, những nguyên tắc cơ bản để xây dựng đạo đức mới,sau cùng là những cống hiến của HCM về đạo đức, nhân văn và văn hóa vào sự phát triển chung của văn hóa nhân loại. Yêu cầu: Sinh viên cần nắm được nhưng quan điểm chung, cơ bản của HCM về văn hóa, đạo đức và xây dựng con người mới đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ của giai đoạn cách mạng mới- Cách mạng xã hội chủ nghĩa. Hoạt động của GV và SV Nội dung bài học Giới thiệu sơ lược và đi vào nội dung: Hồ Chí Minh đã định nghĩa như thế nào về văn hóa? Trong định nghĩa văn hóa của Hồ Chí Minh nó phản ánh những điều cơ bản gì? - Nguồn gốc của văn hóa: từ lao động… - Cấu trúc của văn hóa: là sự tổng hợp của mọi phương thức sinh hoạt. Định nghĩa về văn hóa này được hiểu theo nghĩa rộng hay nghĩa hẹp? văn hóa bao gồm những lĩnh vực nào? Mục đích của văn hóa là gì? Nhằm đảm bảo sự sinh tồn của con người. Văn hóa thuộc lĩnh vực nào? Văn hóa với kinh tế và chính trị có mối quan hệ như thế nào với nhau? Tính chất văn hóa không phải “nhất thành bất biến” mà nó thay đổi cho phù hợp với từng giai đoạn các mạng. 1943: DT – KH – ĐC. 2/1951: xây dựng một nền văn hóa có tính chất DT – KH – ĐC. 1945 – 1954: Xây dựng nền VH dân chủ mới đồng thời là nền văn hóa kháng chiến. khi MB được GP thì xây dựng nền văn hóa XHCN. 9/1960: nền VH có nội dung XHCN và tính dân tộc. 1991: nền VH tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc. Hiến pháp 1992: nền văn hóa mạng tính dân tộc, hiện đại và nhân văn. - VHGD phong kiến: HCM cho rằng, đó là nền VHGD từ chương, kinh viện, xa rời thực tế, không quan tâm đến thực nghiệm, coi kinh thánh của thánh hiền là đỉnh cao trí tuệ. Mẫu người mà nền VHGDPK hướng đến là: kẻ sĩ, là quân tử, là bậc trượng phu hoàn toàn xa lạ với người bình dân, phụ nữ bị tước quyền học vấn. - VHGD thực dân: HCM cho rằng, đó là nền VHGD ngu dân, làm cho dân đần độn thêm. Theo HCM thì nó “chỉ dạy cho họ một lòng chung thực giả dối, chỉ dạy cho họ biết sùng bái những kẻ mạnh hơn mình, dạy cho thanh niên yêu Tổ quốc nhưng không phải là Tổ quốc của mình” Hoặc: Trong bài: “Chính sách ngu dân”, HCM đã viết: - “Trường học lập ra không phải để giáo dục cho thanh niên An Nam một nền học vấn tốt đẹp và chân thực, mở mang trí tuệ và phát triển tư tưởng cho họ, mà trái lại càng làm cho họ đần độn thêm” - “Nền GD ấy dạy cho thanh niên khinh rẻ nguồn gốc, dòng giống mình. Nó làm cho thanh niên trở nên ngu ngốc” (Tư tưởng T1 Tr 399) Theo HCM, nền GD mới “có nhiệm vụ cấp bách là phải GD lại nhân dân ta, chúng ta phải làm cho dân tộc ta trở nên 1 dân tộc, dũng cảm, yêu nước, yêu lao động, một dân tộc xứng đáng với nước VN độc lập” Mục đích của nền GD thực dân là: Đào tạo những kẻ phục vụ cho chính quyền thực dân, đó là tuỳ phái, thông ngôn, viên chức nhỏ, nên nó dạy cho thanh niên VN thờ ơ, xa rời đời sống của người lao động và cuộc đấu tranh của nhân dân, của DT, hoặc thuần tuý để lấy bằng cấp. Mặt trận giáo dục còn phải “cải tạo tri thức cũ”, “đào tạo tri thức mới”, “tri thức hoá công nông”, xây dựng đội ngũ tri thức đông về số lượng mạnh về chuyên môn nghiệp vụ, vững vàng về chính trị là nhiệm vụ vẻ vang của giáo dục. Nội dung của mặt trận giáo dục phải phù hợp với từng giai đoạn cách mạng vừa đáp ứng tốt nhiệu vụ trước mắt, từng thời kỳ, vừa có tính chiến lược lâu dài. Giáo dục như vậy phải bao gồm cả xã hội và chuyên môn, chính trị, đạo đức, KHKT. Phương châm: LL - TTiễn, học - hành, kết hợp nhà trường gia đình và xã hội, học mọi lúc mọi nơi, học thầy, bạn... Phương pháp: bám chắc mục tiêu GD à không ngừng nâng cao dân trí à cán bộ đảng viên nâng cao sự tu dưỡng về chủ nghĩa Mác Lênin, học tập văn hoá, văn nghê, KHKT, kinh tế, quản lý để đảng ta trở thành đạo đức, văn minh. Các bài viết và tác phẩm: Bản yêu sách của nhân dân An Nam, Đông dương, con rồng tre, con người biết mùi hun khói, bản án chế độ thực dân Pháp, nhật kí trong tù,… Qua ngòi bút của HCM đã: - Vạch trần bộ mặt tàn ác, âm mưu thâm hiểm của bọn thực dân ĐQ. Tố cáo sự đầu độc VH, đàn áp nền VH dân tộc, phá hoại tất cả các phong tục, tập quán và nền văn minh của dân tộc thuộc địa, phụ thuộc, Họ cố tình làm cho các dân tộc này “càng ít VH càng tốt” - Đả kích cái gọi là “công lí” của bọn thực dân, HCM đã viết: “Công lí được tượng trưng bằng một người đàn bà hiền dịu, một tay cầm cân, một tay cầm kiếm. Vì đường từ Pháp đến Đông Dương xa quá, xa đến nỗi sang được tới đó thì cán cân đã mất thăng bằng, đĩa cân chảy lỏng ra và biến thành những tẩu thuốc phiện hoặc những chai rượu ty, nên người đàn bà tội nghiệp chỉ còn lại được cái kiếm để chém giết, bà chém đến cả người vô tội, và nhất là người vô tội” - Cổ vũ tinh thần đấu tranh, nổi dậy của nhân dân các dân tộc bị áp bức, HCM viết: “… Không, người Đông Dương không chết, người Đông Dương vẫn sống mãi mãi. Sự đầu độc có hệ thống của bọn tư bản thực dân không thể làm tê liệt sức sống, càng không thể làm tê liệt tư tưởng CM của người Đông Dương. Luồng gió từ nước Nga thợ thuyền, tứ tổ quốc CM, hoặc tư Aán Độ chiến đấu đã thổi đến giải phóng cho Đông Dương… Đằng sau sự phục tùng tiêu cực, người Đông Dương đang giấu 1 cái gì sôi sục, đang gào thét và sẽ bùng nổ 1 cách ghê gớm khi thời cơ đến. Bộ phận ưu tú có nhiệm vụ thúc đẩy cho thời cơ mau đến. Sự tàn bạo của CNTB đã chuẩn bị đất rồi, CNXH chỉ còn phải làm cái việc gieo hạt giống cho công cuộc giải phóng nữa thôi…” - Giúp người Pháp CS hiểu thế nào là CN thực dân. Nhà sử học Pháp Sác Lơ Phu Mi Ô đã viết: “NAQ đã có đóng góp quan trọng vào việc hình thành truyền thống chống CN TD – một truyền thống làm vẻ vang cho ĐCS Pháp” - Tuyên truyền, cổ vũ, động viên nhân dân cả nước đấu tranh giành chính quyền trong kháng chiến và xây dựng XH mới. - Tập hợp ngày càng đông đảo các văn nghệ sĩ vào mặt trận (hiểu là 1 tổ chức) và làm cho họ trở thành người chiến sĩ “Thơ xưa yêu cảnh thiên nhiên đẹp… Nhà thơ cũng phải biết xung phong” Cách đây nhiều thế kỉ, cụ Đồ Chiểu đã có những lời thơ mang đầy tính chiến đấu của người chiến sĩ: “Chở bao nhiêu đạo thuyền không khẳm, đâm mấy thằng gian bút chẳng tà”. Còn HCM viết: “Ngòi bút của các bạn cũng là những vũ khí sắc bén trong sự nghiệp phò chính trừ tà mà anh em VH và trí thức phải làm cũng như là những chiến sĩ anh dũng trong cuộc kháng chiến để tranh lại quyền thống nhất và độc lập cho tổ quốc ” ------- Sau CMT8, không ít văn nghệ sĩ vẫn chưa tìm được hướng đi đúng trong sáng tác, HCM đã rất quan tâm giúp đỡ họ, HCM nói:“ Phải đạt câu hỏi: viết cho ai? Viết cho đại đa số công nông binh. Viết để làm gì? Viết để giáo dục, giải thích, phê bình, để phục vụ quần chúng. * Nhựa sống HCM viết:“Chỉ có nh.dân mới nuôi dưỡng cho sáng tác của nhà văn bằng ngôn ngữ nhựa sống. Nếu nhà văn quên điều đó -nh.dân sẽ quên anh ta” -------------- Tại ĐH văn nghệ toàn quốc lần 3 (1.12.1962) HCM đã đặt ra nhiệm vụ và yêu cầu văn nghệ sĩ: “Quần chúng đang chờ đợi những tác phẩm văn nghệ xứng đáng với thời đại vẻ vang của chúng ta” Theo quan niệm của HCM tác phẩn văn nghệ xứng đáng là: - Tác phẩm đó miêu tả vừa hay vừa chân thực sự nghiệp CM của nhân dân. - Tác phẩm đó phải phục vụ quần chúng ndân, được quần chúng yêu thích. - Tác phẩm đó đem lại được những chuyển biến tích cực trong tư tưởng, tình cảm, tâm hồn của nhân dân. Lối sống (hay ph.cách sống) chính là cách ăn, cách mặc, cách ở, cách đi đứng, làm việc, cách ứng xử trong q.hệ giữa người - người, con người - tự nhiện. Mác từng nói: Con người trước hết phải có ăn, mặc, ở, đi lại rồi mới nghĩ đến văn, thơ, triết học, tình yêu… Tiếp nối tư tưởng của Mác, nhưng HCM lại nói đến cách ăn, cách ở, cách mặc, cách đi lại, cách ứng xử … nh.th.nào cho đúng với đ.sống mới. Nghĩa là nói đến mặt VH của những hoạt động trên. Theo HCM, mặt VH của: ăn, mặc, ở, đi lại, ứng xử, không ph.thuộc vào thứ dùng để ăn, mặc, đi lại … nhiều hay ít, sang trọng hay đ.giản mà ph.thuộc vào h.vi đó có VH hay không có VH. --------- HCM viết: “Đời sống mới không phải cái gì cũ cũng bỏ hết, không phải cái gì cũng làm mới. Cái gì cũ mà xấu thì phải bỏ . Thí dụ: ta phải bỏ hết tính lười biếng, tham lam. Cái gì cũ mà không xấu nhưng phiền phức thì phải sửa, đổi lại cho hợp lí. Thí dụ: Đơm cúng, cưới hỏi quá xa xỉ, ta phải giảm bớt đi. Cái gì cũ mà tốt ta phải phát triển thêm. Thí dụ: ta phải tương thân, tương ái, tận trung với nước, tận hiếu với dân hơn khi trước. Cái gì mới hay thì ta phải làm. Thí dụ: ăn ở cho hợp vệ sinh, làm việc cho ngăn nắp” ( Tư tưởng T5 Tr94-95) S.đổi th.quen, ph.tục, t.quán là công việc rất khó và ph.tạp. HCM viết:“Thói quen rất khó đổi. Cái tốt mà lạ, người ta có thể cho là xấu. Cái xấu mà quen, người ta cho là thường. Một vài ví dụ: chồng đánh chửi vợ, cha mẹ đánh con là điều rất dã man. Nhưng vì ta thấy quen nên cho là việc thường…” V.vậy, cần phải: Nâng cao nh.thức, phải k.trì ph.đấu mới có thể XD được th.quen, ph.tục, t.quán mới, mới th.hiện được đ.sống mới. Theo HCM để có được đời sống mới thì phải có người làm gương, trước hết là người l.đạo, q.lí. HCM viết: “Đời sống mới cần có những người làm gương, những nhà làm gương, những làng làm gương” Nếu người lãnh đạo quản lí nói một đằng làm một nẻo thì “Tuyên truyền 100 năm cũng vô ích” I. Những quan điểm cơ bản của HCM về văn hoá 1. Khái niệm văn hóa theo TT HCM a. Định nghĩa về văn hóa Tháng 8-1943, khi còn ở trong nhà tù của Tưởng Giới Thạch, HCM đưa ra định nghĩa về văn hoá: “Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hàng ngày về ăn mặc ở và các phương thức sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hoá. Văn hoá là sự tổng hợp của mọi phương thức sinh hoạt cùng với biểu hiện của nó mà loài người đã sản sinh ra nhằm thích ứng những nhu cầu đời sống và đòi hỏi của sự sinh tồn. b. Quan điểm về xây dựng một nền văn hóa mới - Cùng với định nghĩa về văn hóa, HCM còn nêu 5 điểm lớn định hướng cho việc xây dựng nền văn hóa dân tộc: “1. Xây dựng tâm lý: tinh thần độc lập, tự cường 2. Xây dựng luân lý: biết hy sinh mình, làm lợi cho quần chúng 3. Xây dựng xã hội: mọi sự nghiệp liên quan đến phúc lợi của nhân dân trong xã hội 4. Xây dựng chính trị: dân quyền 5. Xây dựng kinh tế” 2. Quan điểm của HCM về các vấn đề chung của văn hóa. a. Quan điểm về vị trí và vai trò của văn hóa trong đời sống xã hội -Một là, văn hóa là đời sống tinh thấn của xã hội, thuộc kiến trúc thượng tầng. Trong quan hệ với chính trị: Chính trị, xã hội được giải phóng thì văn hóa mới được giải phóng. Chính trị mở đường cho văn hóa phát triển Trong quan hệ với kinh tế: Kinh tế thuộc về cơ sở hạ tầng, là nền tảng của việc xây dựng văn hóa. à xây dựng cơ sở hạ tầng đề có điều kiện xây dựng và phát triển văn hóa. -Hai là, văn hóa không thể đứng ngoài mà phải ở trong kinh tế và chính trị, phải phục vụ nhiệm vụ chính trị và thúc đẩy sự phát triển của kinh tế - Văn hóa có tính tích cực, chủ động, đóng vai trò to lớn như một động lực, thúc đẩy sự phát triển của kinh tế và chính trị: - Văn hóa phải ở trong kinh tế và chính trị có nghĩa là; + Văn hóa phải tham gia thực hiện những nhiệm vụ chính trị, thúc đẩy xây dựng và phát triển kinh tế. Quan điểm này định hướng cho việc xây dựng một nền văn hóa mới ở Việt Nam, định hướng cho mọi hoạt động văn hóa. + Kinh tế và chính trị cũng phải có văn hóa. Vận dụng sáng tạo TT HCM, Đảng ta chủ trương gắn văn hóa với phát triển, chủ trương đưa các giá trị văn hóa thấm sâu vào kinh tế và chính trị, làm cho văn hóa thực sự vừa là mục tiêu, vừa là động lực của công cuộc xây dựng và phát triển đất nước. b. Quan điểm về tính chất của nền văn hóa + Tính chất dân tộc: Cốt cách dân tộc, tinh tuý bên trong, đặc trưng của văn học + Tính khoa học: Thuận theo trào lưu tiến hoá của tư tưởng hiện đại: Hoà bình, độc lập, dân chủ, tiến bộ xã hội. Đấu tranh chống những gì trái với khoa học, phản tiến bộ, duy tâm, thần bí, mê tín dị đoan, biết gạn đục khơi trong, kế thừa truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại. + Tính chất đại chúng: phục vụ nhân dân, hợp với nguyện vọng, đậm đà tính nhân văn, là nền văn hóa do quần chúng xây dựng c. Quan điểm về chức năng của văn hóa: văn hóa có ba chức năng chủ yếu sau: - Một là, bồi dưỡng lý tưởng, tư tưởng đúng đắn, tình cảm cao đẹp: - Hai là, mở rộng hiểu biết, nâng cao dân trí. - Ba là, bồi dưỡng những phẩm chất tốt đẹp, phong cách lành mạnh, hướng con người tới cái chân, thiện, mỹ để hoàn thiện bản thân 3. Quan điểm của HCM về một số lĩnh vực chính của văn hóa a. Văn hóa giáo dục - Phê phán nền văn hoá phong kiến và nền văn hoá thực dân. - Đưa ra một hệ thống quan điểm rất phong phú và hoàn chỉnh về giáo dục, định hướng cho nền giáo dục phát triển đúng đắn, góp phần quan trọng vào sự nghiệp xây dựng CNXH và đấu tranh thống nhất nước nhà b. Văn hóa văn nghệ Văn nghệ là văn hoá và nghệ thuật, biểu hiện tập trung nhất của nền văn hoá, đỉnh cao của đời sống tinh thần, hình ảnh của tâm hồn dân tộc. Có ba quan điểm chủ yếu: - Một là, văn hóa - văn nghệ là một mặt trận, nghệ sĩ là chiến sĩ, tác phẩm văn nghệ là vũ khí sắc bén trong đấu tranh cách mạng (tính chiến đấu của văn hoá) - Hai là, văn nghệ gắn với thực tiễn của đời sống nhân dân (tính chân thực) - Ba là, phải có những tác phẩm văn nghệ xứng đáng với thời đại mới của đất nước và dân tộc (tính dân tộc, tính nhân văn, thời đại) - Văn hoá còn có tính Đảng: đứng vững trên lập trường giai cấp công nhân, thấu suốt chủ nghĩa MLN, phục vụ lợi ích của đảng, dân tộc c. Văn hóa đời sống Thực chất của văn hoá đời sống là đời sống mới với ba nội dung: Đạo đức mới, lối sống mới, nếp sống mới. Ba nội dung có quan hệ mật thiết với nhau, trong đó đạo đức mới giữ vai trò chủ yếu + Đạo đức mới: thực hành đạo đức cần, kiệm, liêm, chính. HCM nhiều lần khẳng định:“Nếu không giữ đúng Cần, Kiệm, Liêm, Chính thì dễ trở nên hủ bại, biến thành sâu mọt của dân , “Nêu cao và thực hành Cần, Kiệm, Liêm, Chính tức là nhen lửa cho đời sống mới’’ + Lối sống mới: sống có lý tưởng, có đạo đức, văn minh, tiên tiến, kết hợp hài hoà, truyền thống dân tộc với tinh hoa văn hoá của nhân loại. + Nếp sống mới: nếp sống văn minh, là quá trình làm cho lối sống mới dần dần trở thành thói quen, phong tục tập quán tốt đẹp, kế thừa và p.triển những thuần phong mỹ tục lâu đời của DT

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docchuong_vi1_van_hoa_0629.doc