Giáo viên
1- Giới thiệu bài hát. và nêu mục tiêu.
2-Hướng dẫn hs hát:
-Gv hát mẫu lần 1 v à kết hợp điệu bộ.
-Tập hs hát từng câu trong bài hát kết hợp điệu bộ.
-y/c hs hát lời 1 kết hợp điệu bộ.
-Ch hs hát theo tổ.
-Nhận xét và sửa sai tại chỗ.
-Hs hát theo nhóm.
-Nhận xét và sửa sai tại chỗ.
- Hs vừa hát vừa kết hợp điệu bộ.
-Hs vừa hát vừa gõ theo nhạc.
3- Củng cố:
-Lớp vừa hát vừa gõ theo nhạc 1 lần., theo tiết tấu 1 lần.
-Lớp vừa hát vừa kết hợp điệu bộ.
-Trò chơi:
Thi hát theo nhóm.: 1nhóm hát , 1 nhóm múa theo nhạc ,và đổi nhau hát, lớp theo dõi bình chon nhóm nào hát múa hay nhất.
-Nhận xét tiét học.
13 trang |
Chia sẻ: maiphuongzn | Lượt xem: 1484 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Giáo án môn Hát nhạc và sinh hoạt lớp 4, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ÂM NHẠC ( TC) HỌC BÀI HÁT TỰ CHỌN. ( tiết 17 )
I-Mục tiêu:
-Hs hát thuộc lời, đúng giai điệu bài hát tự chọn..Các em có thêm hiểu biết về những bài hát địa phương.
-Trình bày bài hát theo nhóm kết hợp gõ đệm hoặc vận động theo nhạc.
II- Hoạt động dạy và học:
Giáo viên
Học sinh
1- Giới thiệu bài hát. và nêu mục tiêu.
2-Hướng dẫn hs hát:
-Gv hát mẫu lần 1 v à kết hợp điệu bộ.
-Tập hs hát từng câu trong bài hát kết hợp điệu bộ.
-y/c hs hát lời 1 kết hợp điệu bộ.
-Ch hs hát theo tổ.
-Nhận xét và sửa sai tại chỗ.
-Hs hát theo nhóm.
-Nhận xét và sửa sai tại chỗ.
- Hs vừa hát vừa kết hợp điệu bộ.
-Hs vừa hát vừa gõ theo nhạc.
3- Củng cố:
-Lớp vừa hát vừa gõ theo nhạc 1 lần., theo tiết tấu 1 lần.
-Lớp vừa hát vừa kết hợp điệu bộ.
-Trò chơi:
Thi hát theo nhóm.: 1nhóm hát , 1 nhóm múa theo nhạc ,và đổi nhau hát, lớp theo dõi bình chon nhóm nào hát múa hay nhất.
-Nhận xét tiét học.
-Hs lắng nghe.
-Hs lắng nghe giáo viên hát và quan sát điệu bộ gv làm m ẫu.
-Hs tập hát từng câu. 2 câu , 3 câu kết hợp điệu bộ.
-Hs hát gộp cả lời 1.
-hát theo tổ.
- lớp nhận xét
-Hs hát theo nhóm .
-Nhóm khác nhận xét.
-Hs hát kết hợp điệu bộ.
-Hs hát và tập gõ theo tiết tấu., theo nhạc.
-Cả lớp hát và kết hợp gõ theo nhạc , tiết tấu.
Hát kết hợp điệu bộ.
-Hs thi hát., bình chọn nhóm hát hay nhất.
MÔN: SHTT SINH HOẠT LỚP ( tiết 17 )
I/ SƠ KẾT TUẦN :
+Nhận xét tuần qua :hs đi học chuyên cần.Trong giờ học tham gia phát biểu xây dựng bài tốt như:Trường, Thục, Dung , T-Vy, Thảo Vy, t -Thảo , yến,….
+ Tham gia công tác Đội tốt.
+Thực hiện hồi trống vệ sinh tốt.
+Truy bài đầu giờ tương đối tốt
II/ NHỮNG ƯU ĐIỂM VÀ TỒN TẠI
ƯU ĐIỂM:
+Thực hiện tốt việc truy bài đầu giờ.
+Ghi chép bài đầy đủ.
+Tham gia mọi hoạt động tốt.
TỒN TẠI:
+ Giờ tự quản chưa tốt.
+Học tập không tập trung trong lớp
+Còn nói chuyện như: Thành . Sơn, Cường , Anh.
+Chưa, tham gia tích cực vệ sinh sân trường
III/ BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC :
+Tập lớp tự quản, gv theo dõi , nhận xét cụ thể.
+ Điểm danh sau khi vệ sinh sân trường,xếp loại thi đua .
IV PHƯƠNG HƯỚNG TUẦN ĐẾN :
-Tổ 2 trực lớp, trực cầu thang.
- Theo dõi các HS tham gia bồi dưỡng HS giỏi,thu tiền học phí.
- Kiểm tra sách vở của -Kiểm tra vệ sinh cá nhân ,móng tay, áo quần cả lớp.
-Thăm phụ huynh em lúc 17 Như , Trí ( lúc 17 g 30 ‘0
V /BÀI HÁT: Hát các bài hát Đội .
MĨ THUẬT: (TIẾT 17 ) ÔN LUYỆN VẼ TRANG TRÍ HÌNH VUÔNG.
I-Mục tiêu:
-Hs luyện vẽ về trang trí hình vuông và biết vận dụng vào thực tế để trang trí bài vẽ ,học tập của mình..
-Luyện chọn các hoạ tiết để trang trí và biết chọn màu sắc hài hoà..
-Cảm nhận được vẻ đẹp của trang trí hình vuông.
II- Hoạt động dạy và học:
Giáo viên
Học sinh
1- Giới thiệu và nêu y/c bài học.
-Gợi ý:
GV giới thiệu một số bài trang trí hình vuông để hs nhận xét và tìm ra cách trang trí..
-Màu sắc đậm nhạt làm rõ trọng tâm của bài.
-Không vẽ quá nhiều màu sắc , nên dùng từ 3 đến 5 màu.
-Vẽ màu vào hoạ tiết chính trước , hoạ tiết phụ và nền sau.
2-Hs thực hành.
Ở bài này có thể cho hs làm theo nhóm trên khổ giấy A4.
+GV nhắc hs:
-Vẽ hình vuông vừa với tờ giấy .
-Kẻ các đường trục bằng bút chì( kẻ đường chéo góc trước và kẻ đường trục giữa sau).
-Vẽ các mảng theo ý thích.( hình mảng ở giữa có thể là hình vuông ,hình tứ giác,…),Các hình mảng phụ ở 4 góc hoặc xung quanh
-Vẽ hoạ tiết vào các mảng ( tuỳ chọn) ,chú ý nhìn trục vẽ hoạ tiết cho cân đối và đẹp.
-Chọn vẽ màu tuỳ ý thích, có đậm có nhạt.
+Nhóm thực hành , nhóm nào vẽ xong đính lên bảng.
-Hướng dẫn hs đánh giá ,nhận xét theo tiêu chuẩn.( gv đính bảng đánh giá ,nhận xét lên bảng)
-Nhận xét chung và tuyên dương nhóm vẽ đẹp nhất.
-Nhận xét tiết học và dặn dò bài sau: Quan sát hình dáng và màu sắc của các cái lọ và quả để tiết sau luyện vẽ cho đẹp và nhanh hơn.-
-Hs quan sát một bài vẽ và nhận xét.
-Lớp lắng nghe.
-Hs thực hành.
-Các nhóm lắng nghe.
-Hs thực hành theo nhóm.
-Nhóm đánh giá và nhận xét theo tiêu chuẩn ,chọn ra sản phẩm đẹp nhất.
TIẾNG VIỆT ( TC) ÔN LUYỆN TẬP ĐỌC.
I- Mục tiêu:
-Ôn luyện đọc diễn cảm các bài tập đọc thi cuối học kì I +Ông trạng thả diều.
+Văn hay chữ tốt.
+Cánh diều tuổi thơ.
-Luyện trả lờì các câu hỏi thành thạo, ý mỗi đoạn và hiểu đúng ý nghĩa bài .
II- Hoạt động dạy và học
:
Giáo viên
Học sinh
1-Giới thiệu bài và nêu mục tiêu y/c bài dạy.
2-Hướng dẫn ôn luyện theo từng bài .
*Bài: Ông Trạng thả diều.
-1 hs đọc toàn bài , lớp đọc thầm theo.
-3 hs đọc nối tiếp ( 3 lượt)
+Vào đời vua…chơi diều.
+Sau vì nhà nghèo…. học trò của thầy.
+Thế rồi …nước Nam ta.
Hỏi:
-Những chi tiết nào nói lên tư chất thông minh của Nguyễn Hiền?
-Nguyễn Hiền ham học và chiụ khó như thế nào?
-Vì sao chú bé Hiền được gọi là ông Trạng thả diều?
-1 hs đọc lại toàn bài , lớp đọc thầm .
Hỏi:
-Bài văn chia làm mấy đoạn?Nêu ý của mỗi đoạn?
-Đại ý của bài là gì?
Gv nhận xét chung.
*Bài:Văn hay chữ tốt.
-1hs đọc toàn bài ,lớp đọc thầm theo .
-3 hs đọc nối tiếp.( 3 lượt)
+Thuở đi học….xin sẵn lòng.
+Lá đơn viết ….cho đẹp.
+Sáng sáng …văn hay chữ tốt.
Hỏi:
-Vì sao Cao Bá Quát bị điểm kém?
-Sự việc gì xảy ra đã làm Cao Bá Quát phải ân hận?
-Cao Bá Quát quyết chí luyện viết chữ như thế nào?
-Tìm đoạn mở bài , thân bài và kết bài của truyện?
-1 hs đọc lại toàn bài , lớp đọc thầm và trả lời câu hỏi:
-Bài văn chia làm mấy đoạn ? nêu ý mỗi
đoạn?
-Gv nhận xét chung.
-Đại ý của bài nói lên điều gì?
* Bài :Cánh diều tuổi thơ.
-1 hs đọc toàn bài ,lớp đọc thầm theo
2 hs đọc nối tiếp ( 3 lượt)
+Tuổi thơ…..vì sao sớm.
+Ban đêm ….của tôi.
Hỏi;
-Tác giả đã chon những chi tiết nào để tả cánh diều?
-Trò chơi thả diều đem lại cho trẻ em những niềm vui lớn và những ước mơ đẹp như thế nào?
-Qua các câu mở bài , kết bài , tác giả muốn nói lên điều gì về cánh diều tuổi thơ?
-1 hs đọc lại toàn bài , lớp đọc thầm theo và trả lời câu hỏi.
-Bài văn chia làm mấy đoạn? nêu ý mỗi đoạn?
-Đại ý bài nói lên điều gì?
Gv nhận xét chung.
-Nhận xét tiết học.
-1 hs đọc toàn bài , lớp đọc thầm .
-Hs đọc nối tiếp.
-Hs trả lời câu hỏi,lớp lắng nghe nhận xét và bổ sung.
-1 hs đọc toàn bài , lớp đọc thầm theo .
-Hs đọc nối tiếp.
-Hs trả lời câu hỏi, lớp lắng nghe và nhận xét , bổ sung.
-1 hs đọc toàn bài ,lớp đọc thầm theo.
-hs đọc nối tiếp.
-Hs trả lời câu hỏi, lớp lắng nghe ,nhận xét , bổ sung.
TIẾNG VIỆT ( TC) ÔN LUYỆN TỪ VÀ CÂU.
I-Mục tiêu:
-Ôn luyện tiếp các từ loại: danh từ , động từ . tính từ; luyện dùng từ nghi vấn qua các câu hỏi ; câu kể.
-Vận dụng hiểu biết để đặt câu đúng, nói đúng .
II- Hoạt động dạy và học:
Giáo viên
Học sinh
1-Giới thiệu và nêu y/c bài học.
2-Ôn luyện qua các dạng bài tập sau:
Bài 1:
-Tìm danh từ, động từ , tính từ trong các câu sau:
- Cánh đồng quê em trải rộng tới sát chân đê.
-Chiều chiều ,chúng em lùa đàn trâu xuống sông tắm mát.
- Giờ nghỉ , học sinh vui chơi trong sân trường.
-Sân trường rợp bóng cây là nơi chúng em vui chơi trong giờ nghỉ.
- Bầu trời ở Tây Nguyên về mùa xuân và mùa thu trông rất đẹp.
- Mèo con thích đùa nghịch với cuộn len.
-Giữa mùa gặt , cánh đồng lúa vàng rực lên trong nắng.
-Thu một số vở chấm.
+GV nhân xét bài làm của hs trên bảng , ghi điểm.
Bài 2:
-Đặt câu hỏi cho các bộ phận câu được in đậm dưới đây:
a- Đoàn thuyền đang rẽ sóng ra khơi.
b-Ngoài đường, xe cộ lúc nào cũng tấp nập qua lại.
c-Trước giờ học ,chúng em thường rủ nhau ôn bài cũ.
d-Lớp học em rộng rãi và thoáng mát.
-Thu một số vở chấm.
+GV nhận xét bài làm của hs trên bảng, ghi điểm.
Bài 3:
-Tìm từ nghi vấn trong các câu hỏi dưới đây:
a-Thưa chú, có phải xe này của chú không?
b-Có phải cậu học lớp 4/1 không?
c-Cậu muốn chơi với chúng tớ phải không?
d- Bạn thích chơi đá bóng à?
-Thu một số vở chấm.
+Gv nhận xét và ghi điểm.
Bài 4:
-Trong các câu sau ,câu nào là câu kể và cho biết các câu kể đó dùng để làm gì?
a-Chiều nay bố em đi công tác .
b-Cánh diều mềm mại như cánh bướm.
c-Ồ, con búp bê đẹp quá!
d-Bài văn này hay quá phải không bạn?
e-Bạn Lan là một học sinh giỏi toán. g-Các em cần cố gắng học tập !
-Thu một số vở chấm.
+Gv nhận xét chung và ghi điểm.
Nhận xét tiết học.
-Hs trả lời :
+Danh từ là gì?
+động từ là gì?
+Tính từ là gì?
-Lớp làm bài tập 1 vào vở .
-Một số hs lên bảng làm bài tập 1.
-Lớp nhận xét , bổ sung.
-Lớp sửa bài tập.
-Hs trả lời : +Như thế nào gọi là câu hỏi?
+Câu hỏi được viết như thế nào?
-Lớp làm bài tập vào vở.
-Một số hs lên bảng làm .
-Lớp nhận xét và bổ sung.
-Lớp sửa bài tập 2.
-Hs trả lời:Trong câu hỏi những từ nào được gọi là nghi vấn?
-Lớp làm bài tập 3 vào vở.
-Nhận xét và bổ sung.
-Lớp sửa bài tập 3.
- Hs trả lời :+Như thế nào được gọi là câu kể?
+Câu kể thường dùng để làm gì?
-Lớp làm bài tập vào vở.
-lớp nhận xét và bổ sung.
-Lớp sửa bài tập 4.
-
TOÁN (TC) (TIẾT 33) ÔN LUYỆN .
I- Mục tiêu:
-Củng cố chia hai , ba chữ số,tìm thành phần chưa biết ,tính nhanh vận dụng tính chất một số chia cho một tích , tính chất giao hoán , kết hợp ,toán tổng hiệu và tính diện tich , chu vi..
-Rèn luyện kĩ năng tính nhanh , chính xác .
II- Hoạt động dạy và học:
Giáo viên
Học sinh
1- Giới thiệu : Nêu y/c và mục tiêu.
2- Ôn luyện và củng cố qua các dạng bài tập.
Bài tập:
Bài 1: Đặt tính rồi tính:
672045:524 89658:293
106141:413 172869:258
-Gv thu một số vở chấm , nhận xét chung.
Bài 2:Tính theo cách thuận tiện nhất:
a- 4800:(25 x 48)
b- 32 x 704 + 67 x 704 + 704
-Gv thu một số vở chấm , nhận xét .
Bài 3: Tính y:
a- 37 x y =1000-149
b- y x 26 = 4680 : 12
-Gv chấm một số bài và nhận xét .
Bài 4 : Một khu vườn hình chữ nhật có chu vi 120 m . Chiều dài hơn chiều rộng 20m .Trên khu vườn đó người ta trồng khoai , cứ 10 m2 thì thu được 60 kg khoai .Tính cả khu vườn đó thu được bao nhiêu tạ khoai?
-Thu một số vở chấm , nhận xét . lớp sửa bài vào vở.
-Nhận xét tiết học.
-Hs lắng nghe.
-1 hs đọc y/c đề bài.
-4 hs lên bảng làm ., lớp làm vào vở.
- Lớp nhận xét bài làm của bạn trên bảng.
-Sửa bài vào vở.
-1 hs đọc y/c đề bài.
- Hs nêu cách thực hiện
- 2hs lên bảng làm , lớp làm vào vở.
a- = 4800 : 48 : 25
= 100 : 25
= 4
b- = 704 x ( 32 + 67 + 1 )
= 704 x 100
= 70400
-Lớp nhận xét , sửa bài .
-2 hs trả lời y/c bài tập.
+Muốn tìm thừa số chưa biết?
- Hs làm vào vở , 2 hs lên bảng làm.
a- 37 x y = 1000 – 149
37 x y = 851
y = 851: 37
y = 23.
b- y x 26 = 4680 : 12
y x 26 = 390
y = 390 : 26
y = 15
-Lớp nhận xét và sửa bài .
-1 hs đọc đề và phân tích đề, nhận ra dạng toán .
-1 hs lên tóm tắt đề .
Giải :
Nửa chu vi khu vườn.
120 : 2 = 60 (m)
Chiều dài khu vườn.
(60 + 20 ) : 2 = 40 ( m)
Chiều rộng khu vườn.
40 – 20 = 20 ( m)
Diện tích khu vườn .
40 x 20 = 800 ( m2 )
800 m2 so với 10 m2 thì gấp là.
800 : 10 = 80 ( lần)
Khối lượng khoai thu là .
80 x 60 = 4800 ( kg ) = 48 ( tạ )
Đáp số : 48 tạ.
TOÁN ( T C) ( TIẾT 34 ) ÔN LUYỆN .
I- Mục tiêu:
-Ôn luyện toán cộng , trừ , nhân chia có nhớ, giải toán trung bình cộng , tổng hiệu , diện tích và chu vi hình chữ nhật , hình vuông.
- Rèn luyện kĩ năng làm nhanh , chính xác .
II- Hoạt động dạy và học:
Giáo viên
Học sinh
1- Giới thiệu và nêu mục tiêu .
2- Ôn tập qua các dạng bài tập sau:
Bài tập 1: đặt tính rồi tính.
356 895 +54 678 + 4 564 + 849
90 758 – 29 768
3547 x 409
10872 : 136
Bài tập2:
Trung bình cộng của hai số là 328 . Biết rằng số thứ nhất nhiều hơn số thứ hai 42 đơn vị.Tìm hai số đó?
Bài tập 3:
Một sân trường hình chữ nhật có diện tích 4888m2 , Chiều dài 52 m .
a- Tính chiều rộng sân trường đó ?
b- Giữa sân trường người ta xây một bồn hoa có cạnh 4m .Tính diện tích sân trường còn lại .?
-Nhận xét và cho lớp sửa bài .
-Nhận xét tiết học.
- 1 hs đọc đề .
- 4 hs lên bảng làm , lớp làm vào vở .
-1hs đọc đề bài , lớp đọc thầm theo, phân tích đề , nhận dạng bài toán (tổng -hiệu)
-1 hs lên tóm tắt đề toán , lớp làm vào vở.
Giải:
Tổng của hai số là .
328 x 2 = 656.
Số thứ nhất là .
(656 + 42 ) : 2 =349
Số thứ hai là .
349 - 42 =307.
Đáp số: a- 349
b- 307.
-1 hs đọc đề toán .
-Hướng dẫn tìm hiểu đề toán.
+Bài toán cho biết những yếu tố nào rồi?
( Diện tích , chiều dài.)
Bài toàn hỏi gì?(Chiều rộng sân trường?)
+Vậy muốn tìm chiều rộng sân trường ta làm như thế nào?( lấy diện tích chia cho chiều rộng)
+ Ở câu b người ta cho biết yếu tố nào và tìm gì?(cạnh bồn hoa và tính diện tích sân trường còn lại)
+Muốn tính diện tích sân trường còn lại ,trước tiên em tìm gì trước?( tìm diện tích bồn hoa)
+Vậy muốn tìm diện tích bồn hoa em làm như thế nào?( lấy cạnh bồn hoa nhân với nhau.)
+ Sau đó em tìm gì tiếp?( Tìm diện tích sân trường còn lại?
-Một hs lên bảng làm , lớp làm vào vở.
-Nhận xét và sửa bài.
KĨ THUẬT:( TIẾT 33 ) LÀM ĐẤT ,LÊN LUỐNG ĐỂ GIEO TRỒNG RAU , HOA.
I- Mục tiêu:
-Hs biết được mục đích và cách làm đất ,lên luống để trồng rau ,hoa.
-Sử dụng được cuốc , cào để lên luống trồng rau ,hoa.
-Có ý thức làm việc cẩn thận , đảm bảo an toàn lao động .
II-Đồ dùng học tập:
-Tranh minh hoạ luống trồng rau , hoa.
-Cuốc ,cào ,cọc tre..
III- Hoạt động dạy và học:
Giáo viên
Học sinh
1- Bài cũ:
-Vì sao không nên trồng hoa ở nơi bóng râm?
-Để có đủ chất dinh dưỡng và nước cung cấp cho cây rau, hoa người ta phải làm gì?
-nhận xét tiết học.
2-Baì mới:
-Giới thiệu:
*Hoạt động 1: Hướng dẫn hs tìm hiểu mục đích và cách làm đất.
-Y/c hs nêu qui trình thực hiện .
A-Làm đất:
a- Mục đích làm đất:
-Thế nào là làm đất?
.-Vì sao phải làm đất tơi xốp trước khi gieo trồng ?
-Làm đất tơi xốp có tác dụng gì?
-Người ta tiến hành làm đất bằng các công cụ gì?
b- Các bước thực hiện:
+Khi làm đất người ta thường thực hiện những công việc nào?
-GV nhận xét nêu các bước làm đất.
* Hoạt động 2: Hướng dẫn thao tác kĩ thuật lên luống.
B- Lên luống:
+Tại sao phải lên luống trồng rau ,hoa?
+Nêu các bước thực hiện lên luống?
-Cho hs quan sát tranh về kích thước .
+Rãnh giữa các luống có tác dụng gì?
3- Củng cố ;
-Em hãy nêu qui trình thực hiện làm đất,lên luống để gieo trồng rau, hoa?
-Tại sao ta phải làm đất tơi xốp?
-Tại sao ta phải lên luống trước khi trồng rau , hoa?
-Gv chốt lại và giáo dục tư tưởng:
Các em chú ý an toàn lao động khi sử dụng dụng cụ làm đất như nêm chặt cuốc , cào , vồ đập đất trước khi sử dụng , không đứng không ngồi trước người đang cuốc , không dùng cuốc , cào đùa nghịch.
Nhận xét tiết học .
-Dặn dò: về xem lại cách làm đất và lên luống để tiết sau thực hành.
-2 hs trả lời câu hỏi.
1 -làm đất .
2- lên luống.
-Cày lật đất lên , làm nhỏ tơi đất và loại bỏ cỏ dại .
-Vì đất nhỏ và tơi xốp mới gieo trồng được.
-Làm cho đất có nhiều không khí , hạt nảy mầm đễ dàng .
-Bằng cuốc ,cày , vồ , đập , bừa .
-Cuốc cày lật đất lên , sau đó làm nhỏ đất bằng vồ đập đất hoặc bừa và loại bỏ cỏ dại.
-Vì rau ,hoa không chịu được ngập úng ,khô hạn .Vì vậy phải lên luống để tưới nước và thoát nước , đi lại chăm sóc dễ dàng.
-Xác định kích thước của luống và rãnh luống .
-Đo , đánh dấu , đóng cọc vào các vị trí đã định và căng dây qua các cọc.
-Đánh rãnh và kéo đất lên luống theo đường dây đã căng.
-Cho việc đi lại chăm sóc và để thoát nước .
-Hs trả lời .
-Hs lắng nghe.
KĨ THUẬT: ( TIẾT 34 ) LÀM ĐẤT ,LÊN LUỐNG ĐỂ GIEO TRỒNG RAU, HOA.
(Xem băng hình)
I-Mục tiêu:
-Củng cố lại phần lí thuyết về qui trình thực hiện:
+ Làm đất và lên luống.
-Hs xem băng hình ,nhận xét .
II-Đồ dùng dạy và học:
-Băng hình.
III- Hoạt động dạy và học:
1- Bài cũ:
-Vì sao phải làm đất tơi xốp và sạch cỏ dại trước khi gieo trồng?
-Lên luống trồng rau , hoa được thực hiện như thế nào?
2- Bài mới:
-Giới thiệu, nêu mục tiêu bài học .
Hướng dẫn hs xem băng hình .
-GV nhận xét thái độ xem băng hình của các em và kết quả học tập của các em.
-Gv hướng dẫn hs đọc trước bài mới và chuẩn bị các công cụ và vật liệu để học thử độ nảy mầm của hạt giống rau ,hoa.