Giáo án Luyện tập viết đoạn văn tự sự

Kểvề sự việc phá bom nổ chậm của các cô gái

thanh niên xung phong thời chống Mĩ; ở phần

thân của tác phẩm " Những ngôi sao xa xôi"

-Đáng lẽ phải dùng ngôi thứ nhất ( nhân vật

Phương Định xưng tôi, kể chuyện về bản thân

mình và tổ thanh niên xung phong )

Sai năm chỗ:

+ Da thịt cô gái

+ Cô rùng mình

+ Phương Định cẩn thận

+ Cô khoả đất

+ Tim Phương Định cũng đập không rõ

Tất cả đều sửa bằng từ tôi

-Bài học rút ra: Trong văn bản tự sự, người viết

cần nhất quán về ngôi kể. Nếu văn bản dùng

ngôi kể nào thì ở các đoạn tiếp theo cần duy trì

ngôi kể ấy. Có như vậy văn bản tự sự mới chặt

chẽ, lo gíc, hấp dẫn và thuyết phục người đọc

pdf8 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1458 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Giáo án Luyện tập viết đoạn văn tự sự, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LUYỆN TẬP VIẾT ĐOẠN VĂN TỰ SỰ A/ MỤC TIÊU BÀI HỌC Giúp H S: - Nắm được các loại đoạn văn trong văn bản tự sự. - Biết cách viết một đoạn văn, nhất là ở đoạn thân bài, để góp phần hoàn thiện một bài văn tự sự. - Nâng cao ý thức tìm hiểu và học tập cách viết đoạn văn trong văn bản tự sự. B/ PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN - SGK, SGV - Thiết kế bài giảng - Các tài liệu tham khảo C/ CÁCH THỨC TIẾN HÀNH GV tổ chức giờ dạy học theo cách kết hợp giữa các phương pháp nêu vấn đề và trao đổi thảo luận, trả lời các câu hỏi D/ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Kiểm tra bài cũ: Không kiểm tra 2. Bài mới: Hoạt động của GV và HS Yêu cầu cần đạt Gọi HS đọc SGk - Ba phần 1-2-3 trình bày nội dung gì ? I. Đoạn văn trong văn bản tự sự Có ba đặc điểm: 1. Đoạn văn là một bộ phận của văn bản. Trong văn bản tự sự, mỗi đoạn văn thường có câu nêu ý khái quát thường gọi là câu chủ đề. Các câu khác diễn đạt ý cụ thể, nhằm giải thích, thuyết minh, mở rộng... cho câu chủ đề 2. Mỗi văn bản tự sự thường gồm nhiều đoạn văn với những nhiệm vụ khác nhau: - Đoạn của phần mở bài có nhiệm vụ giới thiệu câu chuyện - Các đoạn thân bài kể diễn biến của các sự việc, chi tiết - Đoạn kết bài có nhiệm vụ kết thúc câu chuyện, tạo ấn tượng mạnh mẽ tới suy nghĩ, cảm xúc của người đọc 3. Nội dung của mỗi đoạn văn tuy khác nhau, - HS đọc SGK và trả lời câu hỏi - Đoạn văn trên có thể hiện đúng như dự kiến của tác giả không ? Nội dung và giọng điệu ở các đoạn văn mở đầu và kết thúc có nét gì giống và khác nhau ? nhưng đều có chung nhiệm vụ là thể hiện chủ đề và ý nghĩa của văn bản II. Cách viết đoạn văn trong bài văn tự sự ( Trọng tâm ) 1. Đoạn trích Rừng xà nu ( Nguyên Ngọc ) - Đã thể hiện đúng và rõ những dự kiến của tác giả - Nội dung của đoạn mở đầu và kết thúc : + Giống nhau : Cả hai đoạn đều tả cảnh rừng xà nu và đều tập trung làm nổi bật chủ đề của tác phẩm. Có người nhận xét đây là cách kết cấu vòng tròn- mở, kết hô ứng- vừa có tác dụng bảo đảm tính chặt chẽ của bố cục vừa góp phần thể hiện chủ đề, gợi mở suy nghĩ, cảm xúc của người đọc. + Khác nhau : Các đoạn mở đầu tác phẩm miêu tả cảnh rừng xà nu cụ thể, chi tiết và "hết sức tạo hình", nhằm tạo không khí để mở đầu câu chuyện và lôi cuốn người đọc. Đoạn kết thúc tác phẩm miêu tả cảnh rừng xà nu xa mờ dần và - Em học được điều gì ở cách viết đoạn văn của Nguyên Ngọc ? - Có thể coi đây là đoạn văn trong văn bản tự sự được không, vì sao ? Theo em đoạn văn đó thuộc phần nào của " truyện ngắn" mà bạn HS định viết ? bất tận làm đọng lại trong lòng người đọc những suy ngẫm lắng sâu về sự bất diệt của rừng cây, của vùng đất, của sức sống con người... - Có thể rút ra: + Trước khi viết hoặc kể chuyện cần suy nghĩ, dự kiến đoạn văn mở bài và đoạn văn kết bài để bài văn vừa chặt chẽ vừa có sức lôi cuốn, hấp dẫn người đọc + Ở mỗi sự việc cần phác thảo những chi tiết. Mỗi chi tiết cần miêu tả nét chính, đặc sắc, gây ấn tượng. Đặc biệt có sự việc, chi tiết phải được thể hiện rõ chủ đề + Cố gắng thể hiện mở đầu, kết thúc có chung một giọng điệu, cách kể sự việc 2. Đoạn văn hậu thân của chị Dậu - Có thể coi là một đoạn văn trong văn bản tự sự. Đoạn này thuộc phần thân bài- phần phát triển- của "truyện ngắn" mà bạn HS định viết. Người viết đã kể một sự việc quan trọng là" chị - Viết đoạn văn này, bạn HS đã thành công ở nội dung nào, nội dung nào bạn còn phân vân và để trống ? Em hãy viết tiếp vào những chỗ để trống đó để cùng bạn hoàn chỉnh đoạn văn định viết. - Qua kinh nghiệm của nhà văn Nguyên Ngọc và thu hoạch từ hai bài tập trên, em hãy nêu cách viết đoạn văn trong bài văn tự sự ? - Gọi HS đọc phần ghi nhớ SGK Dậu về làng vào thời điểm Cách mạng tháng Tám nổ ra". Sự việc trên được kể sau phần mở đầu truyện để dẫn nhập các đoạn tiếp sau theo đúng cốt truyện mà bạn HS đã dự kiến và lập dàn ý - Bạn đã thành công khi kể lại câu chuyện nhưng còn lúng túng ở những đoạn tả cảnh và thể hiện tam trạng của chị Dậu HS viết tiếp theo cách nghĩ của bản thân 3. Cách viết đoạn văn trong bài văn tự sự - Để viết đoạn văn tự sự, cần hình dung sự việc xảy ra như thế nào rồi lần lượt kể lại diễn biến của nó; chú ý sử dụng các phương tiện liên kết câu để đoạn văn được mạch lạc, chặt chẽ. Ghi nhớ: SGK III. Luyện tập 1. Bài tập 1 - Đoạn trích kể về sự việc gì, ở phần nào, của văn bản tự sự nào ? - Đoạn trích chép ở đây có một số sai sót về ngôi kể, hãy chỉ rõ những chỗ sai đó rồi chữa lại cho hoàn chỉnh. - Từ sự phát hiện và chỉnh sửa đoạn trích trên, em có thêm kinh nghiệm gì khi viết đoạn văn trong bài tự sự ? - Kể về sự việc phá bom nổ chậm của các cô gái thanh niên xung phong thời chống Mĩ; ở phần thân của tác phẩm " Những ngôi sao xa xôi" - Đáng lẽ phải dùng ngôi thứ nhất ( nhân vật Phương Định xưng tôi, kể chuyện về bản thân mình và tổ thanh niên xung phong ) Sai năm chỗ: + Da thịt cô gái + Cô rùng mình + Phương Định cẩn thận + Cô khoả đất + Tim Phương Định cũng đập không rõ Tất cả đều sửa bằng từ tôi - Bài học rút ra: Trong văn bản tự sự, người viết cần nhất quán về ngôi kể. Nếu văn bản dùng ngôi kể nào thì ở các đoạn tiếp theo cần duy trì ngôi kể ấy. Có như vậy văn bản tự sự mới chặt chẽ, lo gíc, hấp dẫn và thuyết phục người đọc 2. Bài tập 2 Về nhà Chú ý: Bài tập yêu cầu diễn tả cử chỉ và tâm trạng của cô gái. Như vậy có hai ý cần viết

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf83_.pdf
Tài liệu liên quan