Trước khi đánh Bắc Kỳ: Pháp đã cho người do thám chúng truy ra Bắc bọn gián điệp đội lốt thầy tu để điều tra tình hình về bản đồ các vị trí bộ phòng của ta. Giáo dân lầm đường, làm nội ứng.
- Giáo viên bổ sung: Chúng còn tổ chức những đạo quân, chúng còn bắt liên lạc với lái buôn Đuypuy. (Tên lái buôn hiếu chiến, muốn dùng đường sông Hồng chở hàng hóa vũ khí qua miền Bắc chuyển lên Trung Quốc) để tạo cớ xâm lược Bắc Kỳ.
Trong khi tư bản Pháp còn dè dặt với Bắc Kỳ thì Đuypuy đã tự mình hành động. Y tự đi Hương Cảng và Thượng Hải (Trung Quốc) để sắm pháo, thuyền, mua vũ khí đạn dược, mộ quân lính kéo tới Bắc Kỳ tháng 11/1872. ỷ thế nhà Thanh, Đuypuy tự tiện cho tầu ngược sông Hồng lên Vân Nam (Trung Quốc) mặc dù chưa được phép của triều đình Huế. Hắn còn ngang ngược đòi đóng quân bên bờ sông Hồng, có nhượng địa ở Hà Nội, được cấp than đá để đưa sang Vân Nam. Lính Pháp và Thổ phỉ dưới trướng Đuy-puy còn cướp gạo của Triều đình, bắt quan lính và dân đem xuống tầu, khước từ lời mời tới thương thuyết của tổng đốc Nguyễn Tri Phương.
Quan hệ giữa Triều đình và Pháp trở nên căng thẳng, lấy cớ “giải quyết vụ Đuy-puy” đang gây rối ở Hà Nội bọn thực dân hiếu chiến Pháp ở Sài Gòn đã đem quân ra Bắc. Đội quân do Đại úy Gác-ni-e đứng đầu, bề ngoài với danh nghĩa giải quyết tại chỗ vụ Đuy-puy, nhưng bên trong chính là để kiếm cớ can thiệp sâu vào vấn đề Bắc Kỳ.
267 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1525 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử 11 cơ bản, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
0) và HN - Oasinhton (1921-1922)
- Ký kết các hoà ước và các hiệp ước phân chia quyền lợi.
- Các nước tư bản thắng trận giành nhiều lợi lộc.
- Các nước bại trận chịu nhiều điều khoản nặng nề.
- Một trật tự thế giới mới được thiết lập (trật tự Vecxai-Oasinhtơn).
- Mâu thuẫn giữa các đế quốc tiếp tục căng thẳng.
1918-1923
Khủng hoảng kinh tế - Chính trị
- Nền KT bị chiến tranh tàn phá, gặp rất nhiều khó khăn.
- Chính trị - Xã hội bất ổn định, cao trào cách mạng dâng cao suốt những năm 1918-1923
- đẩy hệ thống TBCN vào tình trạng không ổn định.
- Tạo điều kiện cho phong trào CMTG phát triển mạnh, làm ra đời các ĐCS tổ chức QTCS (1919).
1924-1929
ổn định và phát triển kinh tế
- Các ngành công nghiệp phát triển nhanh chóng.
- Là thời kỳ phồn vinh của kinh tế Mỹ.
- KT phát triển không đồng bộ và thiếu kế hoạch, thiếu điều tiết.
- Tạo nên giai đoạn ổn định tạm thời của CNTB.
- nảy sinh mầm mống dẫn tới khủng hoảng kinh tế.
1929-1933
Đại khủng hoảng kinh tế
- Nổ ra đầu tiên ở Mỹ, rồi lan khắp thế giới tư bản.
- Kéo dài gần 4 năm (1929-1933) trầm trọng nhất là năm 1932.
- Tàn phá nặng nề nền kinh tế, chính trị xã hội rối loạn, phong trào CM bùng nổ.
- Các nước TB tìm lối thoát bằng những con đường khác nhau: Cải cách (Mỹ, Anh, Pháp), thiết lập chế độ độc tài phát xít (Đức, Italia, Nhật Bản)
1933
Chủ nghĩa phát xít lên cầm quyền ở Đức
- 30/1/1933 Hít le lên làm Thủ tướng Chính phủ, thiết lập chế độ độc tài phát xít ở Đức.
- Thi hành chính sách chính trị, kinh tế, đối ngoại phản động nhằm phát động chiến tranh phân chia lại thế giới.
- Mở ra thời kỳ đen tối trong lịch sử nước Đức.
- Báo hiệu nguy cơ chiến tranh thế giới.
1933-1935
Chính sách mới (New deal) của tổng thống Mỹ Ru-dơ-ven)
- Thực hiện một hệ thống các chính sách, biện pháp của nhà nước trên các lĩnh vực KT tài chính và chính trị xã hội.`
- Cứu nguy chủ nghĩa tư bản Mỹ khỏi cơn nguy kịch.
- Làm cho nước Mỹ duy trì được chế độ dân chủ tư sản ,không đi theo con đường chủ nghĩa phát xít.
Nửa cuối những năm 1930
Hình thành 2 khối đế quốc đối địch nhau
- 1936-1937, khối phát xít Đức, Italia, Nhật bản (còn gọi là trục tam giác Béclin - Roma - Tôkiô) được hình thành.
- Khối thứ hai thành lập muộn hơn gồm Mỹ, Anh, Pháp.
- Quan hệ quốc tế căng thẳng, dẫn tới bùng nổ cuộc chiến tranh thế giới lần thứ hai.
- Thúc đẩy phong trào mặt trận nhân dân chống phát xít và chiến tranh.
1939-1945
Chiến tranh thế giới thứ hai
- ban đầu là cuộc chiến tranh giữa 2 khối đế quốc Đức - Italia - Nhật bản và Mỹ - Anh- Pháp.
- Sau khi Liên Xô tham chiến ,Mỹ, Anh và nhiều nước khác đứng về phía Liên Xô chống phát xít. Chiến tranh TG II trở thành cuộc chiến tranh chống phát xít
- Chủ nghĩa phát xít Đức - Italia, Nhật bản bị tiêu diệt. Thắng lợi thuộc về các nước đồng minh chống phát xít.
- Mở ra thời kỳ phát triển mới của hệ thống TBCN.
1918-1923
III. Các nước châu á
Cao trào cách mạng giải phóng dân tộc.
- 04/5/1919, phong trào Ngũ Tứ ở Trung quốc
- 1921 cách mạng Mông cổ thắng lợi.
- 1918-1922, nhân dân ấn độ tăng cường đấu tranh chống thực dân Anh.
- Phong trào ở Thổ Nhỹ Kỳ, Apganitxtan, Triều tiên...
- Cổ vũ tinh thần đấu tranh của nhân dân Châu á.
- Chuẩn bị cho bước phát triển ở giai đoạn sau.
1924-1929
Phong trào giải phóng dân tộc tiếp diễn mạnh mẽ ở Châu á
- ở Trung quốc, 1924-1927 diễn ra nội chiến CM lần thứ nhất.
- ấn độ: phong trào công nhân 1924-1927. Đảng Quốc đại tăng cường hoạt động.
- Inđonexia: Đảng cộng sản tích cực lãnh đạo quần chúng đấu tranh...
- Giáng đòn mạnh mẽ vào các thế lực thống trị.
1929-1939
Phong trào giải phóng dân tộc và phong trào mặt trận nhân dân chống phát xít.
- Trung Quốc: Đấu tranh chống nền thống trị phản động Tưởng Giới thạch và kháng chiến chống phát xít Nhật xâm lược.
- ấn độ: Phong trào đấu tranh chống thực dân Anh 1929-1932. ĐCS ấn độ thành lập (tháng 11/1939).
- Việt Nam: ĐCSVN ra đời (1930) lãnh đạo cao trào CM 1930-1931, cuộc vận động dân chủ 1936-1939.
- Inđonexia: Thành lập mặt trận thống nhất chống phát xít năm 1929
- Tạo nên làn sóng CM sôi nổi ở các nước châu á.
- Tấn công mạnh mẽ vào các thế lực đế quốc, thực dân, phát xít.
1939-1945
Cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc trong chiến tranh thế giới thứ II
- Trung Quốc: Cuộc chiến tranh chống Nhật 8 năm 1937-1945 kết thúc thắng lợi.
- Triều Tiên: Kháng chiến làm suy yếu lực lượng phát xít Nhật chiếm đóng.
- Đông Nam á: Đấu tranh mạnh mẽ chống phát xít Nhật. Sau khi Nhật đầu hàng CM nhiều nước giành thắng lợi: Việt Nam (8/1945), Lào (8/1945), CamPuchia (10/1945).
- Indonexia 8/1945.
- Góp phần quan trọng vào cuộc đấu tranh tiêu diệt chủ nghĩa phát xít trong chiến tranh thế giới thứ II
- Giành lại độc lập tự chủ cho nhiều quốc gia Châu á.
* Hoạt động 1: Cả lớp
- GV hỏi: LSTGHĐ 1917 - 1945 có những nội dung chính nào?
- HS theo dõi SGK và trả lời câu hỏi: LSTGHĐ 1917 - 1945 có 5 nội dung chính:
1. Trong thời kỳ này đã diễn ra những chuyển biến quan trọng trong sản xuất vật chất của nhân loại.
2. Chủ nghĩa xã hội được xác lập ở mộtnước đầu tiên trên thế giớim nằm giữa vòng vây của CNTB.
3. Phong trào cách mạng thế giới bước sang một thời kỳ phát triển mời từ sau thắng lợi của cách mạng tháng mười Nga và sự kết thúc cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất.
4. CNTB không còn là hệ thống duy nhất trên thế giới và trải qua những bước phát triển thăng trầm đầy biến động.
5. Chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945) là cuộc chiến tranh lớn nhất, khốc liệt nhất và tàn phá nặng nề nhất trong lịch sử nhân loại.
- Để giúp HS nắm chắc và sâu hơn về những nội dung chính nêu trên, GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm. GV chia lớp thành 5 nhóm với nhiệm vụ cụ thể như sau:
+ Nhóm 1: Tại sao trong thời kỳ này có thể diễn ra những biến chuyển quan trọng trong sản xuất vật chất của nhân loại? Sự biến chuyển đó diễn ra như thế nào, có vai trò và ý nghĩa gì đối với lịch sử thế giới.
+ Nhóm 2: Để thiết lập nhà nước xã hội chủ nghĩa đầu tiên trên thế giới, nhân dân Liên Xô đã phải trải qua những chặng đường cách mạng như thế nào? Đạt được thành tựu to lớn gì? Tại sao có được những thành tựu và thắng lợi ấy?
+ Nhóm 3: Tại sao nói cáhc mạng tháng Mười, cách mạng thế giới có bước chuyển biến mới về nội dung, đường lối và phương hướng phát triển? Từ 1917 - 1945, CMTG trải qua các giai đoạn phát triển như thế nào? ý nghĩa của quá trình phát triển đó?
+ Nhóm 4: Vì sao CNTB lúc này không còn là hệ thống duy nhất trên toàn thế giới? Từ 1917 - 1945, các nước TBCN đã trải qua các biến động thăng trầm như thế nào? Đưa tới kết quả gì?
+ Nhóm 5: Tính chất của CTTG II thay đổi như thế nào kể từ khi Liên Xô tham chiến? Liên Xô, các Đồng Minh Mỹ, Anh, nhân dân các dân tộc có vai trò như thế nào trong việc tiêu diệt CN phát xít, kết thúc CTTG II? Hậu quả và ý nghĩa của việc kết thúc CTTG II?
- Trên cơ sở bảng thống kê và các kiếnthức đã học, các nhóm thảo luận, chuẩn bị nhanh phần câu hỏi của mình.
- GV gọi đại diện các nhóm trình bày. Nhóm khác có thể bổ sung, góp ý. Cuối cùng, GV nhận xét, phân tích và chốt ý:
+ Nhóm 1: Bước vào thế kỷ XX, trên đà tiến của cuộc cách mạng công nghiệp, nhân loại tiếp tục đạt được những thành tựu rực rỡ về khoa học -kỹ thuật trên nhiều lĩnh vực như vật lý, hoá học, sinh học, các khoa học về trái đất (Hải Dương học, khí tượng học...), nhiều phát minh khoa học cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX đã được đưa vào sử dụng như điện tín, điện thoại, ra đa,hàng không, điện ảnh với phim có tiếng nói và nói phim màu... Bên cạnh đó, thắng lợi của cách mạng tháng Mười đã mở đường cho việc xây dựng một nền văn hoá mới trên cơ sở tư tưởng của chủ nghĩa Mác - Lênin và kế thừa những tinh hoa của di sản văn hoá nhân loại, đó là nền văn hoá Xô Viết với nhiều thành tựu to lớn.
Những tiến bộ về khoa học - kỹ thuật và văn hoá đó đã thúc đẩy nền kinh tế thế giới phát triển với một tốc độ cao, tạo ra một khối lượng của cải vật chất ngày càng lớn và tiến bộ. Sự tăng trưởng của kinh tế thế giới đã làm thay đổi đời sống chính trị - xã hội - văn hoá của các quốc gia, dân tộc và toàn thế giới.
+ Nhóm 2: Để thiết lập được Nhà nước xã hội chủ nghĩa đầu tiên trên thế giới, nhân dânLiên Xô đã phải trải qua những chặng đường cách mạng khó khăn, gian khổ với không biết bao hy sinh và tổn thất: Cuộc Cách mạng tháng Hai lật đổ chế độ quân chủ chuyên chế Nga hoàng; cuộc Cách mạng xã hội chủ nghĩa tháng Mười đãnh đổ chủ nghĩa đế quốc Nha và đưa nước Nga lên con đường xã hội chủ nghĩa; cuộc chiến tranh chống nội loạn và can thiệp vũ trang của 14 nước đế quốc (1918 - 1920) nhằm bảo vệ cách mạng; công cuộc xây dựng chế độ mới trong những năm 1921 - 1941 dẫn đến bước đầu xây dựng được những nền móng của CNXH; cuộc chiến tranh giữ nước vĩ đại 1941-1945 đánh bại chủ nghĩa phát xít, không chỉ bảo vệ được tổ quốc XHCN mà còn góp phần to lớn vào sự nghiệp giải phóng nhân loại. Chỉ trong một thời gian rất ngắn, từ một nước nông nghiệp lạc hậu Liên Xô đã vươn lên trở thành một cường quốc công nghiệp đứng thứ hai trên thế giới, có nền văn hoá giáo dục và khoa học kỹ thuật tiên tiến vào hàng đầu thế giới. Trong những điều kiện hết sức khó khăn, nhân dân Liên Xô đã đánh bại mọi cuộc tấn công thù địch của chủ nghĩa đế quốc và các thế lực phản động luôn luôn chiếm ưu thế gấp bội về sức mạnh kinh tế, quân sự. Có nhiều nguyên nhân dẫn tới những thành tựu và thắng lợi kỳ diệu này, nhưng cơ bản nhất là tính ưu việt của CNXH.
Sự tồn và phát triển của nhà nước XHCN đầu tiên Liên bang CHXHCN Xô Viết là nét nổi bật có ảnh hưởng và tác động sâu sắc tới tiến trình của lịch sử thế giới.
+ Nhóm 3: Trước cách tháng Mười, cách mạng thế giới đang lâm vào tình trạng khó khăn ở các nước tư bản Âu - Mỹ, phong trào công nhân bị bất đồng về tư tưởng không thống nhất về đường lối cách mạngbị chia rẽ về tổ chức; ở các nước thuộc địa và phụ thuộc, phong trào giải phóng dân tộc lâm vào tình trạng khủng hoảng về giai cấp lãnh đạo và chưa tìm ra được con đường đưa cách mạng đi đến thắng lợi; giữa phong trào công nhân ở các nước tư bản đế quốc và phong trào giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa, phụ thuộc hẫu như không mối liên quan gì. cách mạng tháng Mười, bằng lý luận và thực tiễn thắng lợi của mình, đã thúc đẩy và dẫn tới bước chuyển biễn mới của cách mạng thế giới về nội dung, đường lối và phương hướng phát triển. ở nhiều nước, các Đảng Cộng sản ra đời đã đảm nhiệm sứ mạng lãnh đạo mà Cách mạng tháng Mười đã vạch ra, đó là con đường xã hội chủ nghĩa. Phong trào công nhân ở các nước tư bản đế quốc và phong trào giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa, phụ thuộc đã trở nên gắn bó, phối hợp mật thiết với nhau trong cuộc đấu tranh chống kẻ thù chung là chủ nghĩa đế quốc. Bước chuyển biến này đã thúc đẩy cách mạng thế giới không ngừng phát triển: cao trào ách mạng 1918-1923; cao trào cách mạng trong những năm khủng hoảng kinh tế 1929-1933; phong trào Mặt trận nhân dân chống phát xít trong những năm 1936-1939; cuộc chiến tranh chống phát xít trong những năm 1939-1945. QUá trình phát triển này là bước tập dượt và chuẩn bị cơ sở cho thắng lợi của cách mạng thế giới những năm sau chiến tranh thế giới thứ hai.
+ Nhóm 4: Cách mạng tháng Mười đã đánh đổ chủ nghĩa tư bản ở một khâu quan trọng của nó là đế quốc Nga, chiếm 1/6 diện tích trái đất. Cũng từ đó, một xã hội mới ra đời - xã hội xã hội chủ nghĩa mà mỗi bước phát triển của nó đều đã tạo nên một sự tương phản đối lập vơí hệ thống tư bản chủ nghĩa. Mặt khác, cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất không chỉ gây ra những tổn thất nặng nề về của cải, sinhmạng, làm cho tất cả các nước thắng trận và bại trận đều bị suy yếu (trừ Mỹ), nhưng nghiêm trọng hơn, dẫn đến sự phân chia thế giới theo "hệ thống Vecxai - Oasinhtơn", làm nảy sinh những mâu thuẫn mới hết sức sâu sắc giữa các đế quốc, từ đó dẫn tới chiến tranh thế giới thứ hai. Từ 1918 đến 1945, chủ nghĩa tư bản không có những thời kỳ ổn định về chính trị, phát triển về kinh tế kéo dài như trước đây nữa mà chỉ có một thời gian ngắn ngủi trong những năm 1924 - 1929, sau đó lâm vào đại khủng hoảng kinh tế thế giới 1929-1933 dẫn tới chủ nghĩa phát xít cầm quyền ở nhiều nước (Italia, Đức, Nhật Bản, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Bungari, Hunggari...) Kết quả, chủ nghĩa đế quốc đã phân chia thanh hai khối đế quốc đối lập "hệ thống Vecxai - Oasinhtơn" bị phá vỡ. Chiến tranh thế giới thé hai bùng nổ, kết thúc một thời kỳ phát triển quan trọng trong lịch sử nhân loại.
+ Nhóm 5: Ban đầu, CTTG II là cuộc chiến tranh đế quốc xâm lược phi nghĩa diễn ra do sự hình địch giữa hai khối quân sự Đức - Italia - Nhật Bản và Mỹ - Anh - Pháp. Kể từ khi Liên Xô tham chiến, chiến tranh mang tính chất chính nghĩa giải phóng nhân loại khỏi thảm hoả phát xít. Các quốc gia có chế độ chính trị khác nhau đã cùng phối hợp trong khối đồng minh phống phát xít, kiên trì chiến đấu chống trả bọn phát xít xâm lược. Trong đó, cuộc chiến tranh giữ nước vĩ đại của nhân dân Liên Xô đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong việc tiêu diệt chủ nghĩa phát xít, bên cạnh vai trò trụ cột và góp phần quyết định của các nước đồng minh Mỹ - Anh.
CTTG thứ hai (1939-1945) là cuộc chiến tranh lớn nhất, khốc liệt nhất và tàn phá nặng nề nhất trong lịch sử nhân loại (bằng tất cả các cuộc chiến tranh trong 1000 năm trước cộng lại). CTTG II kết thúc đã dẫn đến những biến chuyển căn bản về tình hình thế giới có lợi cho sự nghiệp đấu tranh vì hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội.
II. Những nội dung chính của lịch sử thế giới hiện đại (1917 - 1945
)
- Những tiến bộ về khoa học kỹ thuật thời kỳ này đã thúc đẩy kinh tế thế giới phát triển với một tốc độ cao, tạo nên những biến chuyển quan trọng trong sản xuất vật chất của nhân loại. Trên cơ sở đó làm thay đổi đời sống chính trị - xã hội - văn hoá của các quốc gia, dân tộc và toàn thế giới.
- Mặc dù nằm trong vòng vây của CNTB và bị các nước đế quốc tấn công quân sự nhằm tiêu diệt (trong những năm 1918 - 1920 và 1941-1945), nhà nước CNXH Liên Xô vẫn đứng vững và không ngừng lớn mạnh về mọi mặt, phát huy ảnh hưởng ngày càng sâu rộng đối với cục diện toàn thế giới.
- Cách mạng thế giới (phong trào giải phóng dân tộc, phong trào cộng sản và công nhân quốc tế).phát triển sang giai đoạn mới với nội dung và phương hướng khác trước, chuẩn bị cơ sở cho thắng lợi ở thời kỳ sau này.
- Chủ nghĩa tư bản lâm vào một số cuộc khủng hoảng kinh tế - chính trị và sự xuất hiện của chủ nghĩa phát xít dẫn tới chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ.
- CTTG II là cuộc đụng đầu và sự thử thách quyết liệt giữa hai thế lực tiến bộ và phản động trên phạm vi toàn thế giới, kết thúc thời kỳ trước và mở ra thời kỳ mới của LSTG hiện đại.
4.Sơ kết bài học
-Củng cố:
GV củng cố vững chắc và mở rộng khả năng tư duy cho HS bằng câu hỏi?
Hãy nêu và phân tích những nội dung chính của LSTG hiện đại? Nêu một ví dụ về mối liên hệ giữa lịch sử thế giới và lịch sử Việt Nam trong thời kỳ 1917-1945?
-Dặn dò:
- Hoàn thành cả 3 câu hỏi và bài tập trong SGK trang 106
- Ôn tập chuẩn bị kiểm tra.
Phần ba
lịch sử việt nam
Chương 1
Việt Nam từ 1858 đến cuối thế kỷ XIX
Bài 19
nhân dân Việt Nam kháng chiến chống pháp xâm lược
(từ 1858 đến trước 1873)
I. Mục tiêu bài học
1. Về kiến thức
Giúp học sinh nắm được:
- ý đồ xâm lược của thực dân phương Tây và Pháp có từ rất sớm. Đến giữa thế kỷ XIX (1858) thực dân Pháp nổ súng xâm lược Việt Nam.
- Quá trình xâm lược Việt Nam của thực dân Pháp từ 1858 - 1873.
- Cuộc kháng chiến chống Pháp xâm lược của nhân dân ta từ 1858 - 1873.
2. Về tư tưởng
- Giúp học sinh hiểu được bản chất xâm lược và thủ đoạn tàn bạo của chủ nghĩa thực dân.
- Đánh giá đúng mức nguyên nhân và trách nhiệm của triều đình phong kiến nhà Nguyễn trong việc tổ chức kháng chiến.
- Giáo dục tinh thần yêu nước, ý thức tự tôn dân tộc.
3. Về kỹ năng
- Củng cố kỹ năng phân tích, nhận xét rút ra từ bài học lịch sử.
- Sử dụng lược đồ trình bày diễn biến các sự kiện.
II. thiết bị, tài liệu dạy - học
- Lược đồ mặt trận Gia Định.
- Tư liệu về cuộc kháng chiến ở Nam Kỳ.
- Tranh ảnh về các nhân vật lịch sử có liên quan đến bài học.
- Văn thơ yêu nước cuối thế kỷ XIX.
Iii. Gợi ý Tiến trình tổ chức dạy học
1. Kiếm tra bài cũ: không
2. Dẫn dắt vào bài mới
Ngày 31 - 8 - 1858 thực dân Pháp nổ súng chính thức mở màn cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam. Ngay từ đầu, quân ta đã anh dũng chiến đấu chống quân xâm lược. Với sức mạnh quân sự Pháp ngày càng mở rộng đánh chiến tranh xâm lược, song đi đến đâu chúng cũng vấp phải sự kháng cự mãnh liệt của nhân dân ta. Để hiểu được cuộc xâm lược Việt Nam của thực dân Pháp và cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta từ 1858 - 1873, chúng ta cùng tìm hiểu bài 19. Nhân dân Việt Nam kháng chiến chống Pháp xâm lược (1858 - 1873).
3. Tổ chức các hoạt động dạy học trên lớp
Hoạt động của thầy – trò
Kiến thức cơ bản học sinh cần nắm được
Giáo viên dẫn dắt: Trước khi tìm hiểu cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta, chúng ta sẽ tìm hiểu về cuộc xâm lược Việt Nam của thực dân Pháp.
Trước hết tìm hiểu tình hình Việt Nam giữa thế kỷ XIX, trước cuộc xâm lược của thực dân Pháp.
* Hoạt động 1: Cả lớp
- Giáo viên hướng dẫn học sinh theo dõi sách giáo khoa để thấy được: tình hình chính trị, kinh tế, xã hội của Việt Nam giữa thế kỷ XIX trước cuộc xâm lược của thực dân Pháp.
- Học sinh theo dõi sách giáo khoa, kết hợp với kiến thức đã học về tình hình nước ta nửa đầu thế kỷ XIX để trả lời:
+ Chính trị: giữa thế kỷ XIX, trước khi thực dân Pháp xâm lược, Việt Nam là một quốc gia độc lập có chủ quyền, song chế độ phong kiến nhà Nguyễn đã bước vào khủng hoảng, suy yếu trầm trọng.
+ Kinh tế: - Nông nghiệp sa sút mất mùa, đói kém thường xuyên.
- Công thương nghiệp đình đốn, lạc hậu do chính sách bế quan tỏa cảng của Nhà nước.
+ Quân sự lạc hậu, đối ngoại sai lầm: “cấm đạo”, xua đuổi giáo sỹ.
+ Xã hội: Nhiều cuộc đấu tranh chống triều đình bùng nổ.
* Hoạt động 2: Cá nhân
- Giáo viên tóm tắt: Giữa thế kỷ XIX chế độ phong kiến Việt Nam bước vào khủng hoảng, nền kinh tế sa sút, quân đội lạc hậu, yếu kém. Đặt Việt Nam trong bối cảnh châu á và thế giới, lúc đó em có suy nghĩ gì? Giáo viên gợi ý: Em hãy liên hệ với bài Trung Quốc - ấn Độ - Đông Nam á cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX. Học sinh dựa vào phần kiến thức đã học ở chương I để trả lời:
Trong lúc Việt Nam đang suy yếu, khủng hoảng thì chủ nghĩa tư bản Âu - Mĩ đang đẩy mạnh xâm lược thuộc địa ở khắp nơi trên thế giới. Việt Nam và Đông Nam á là khu vực quan trọng, giàu tài nguyên. Chế độ phong kiến đang khủng hoảng, vì vậy tất yếu Việt Nam trở thành đối tượng xâm lược của thực dân phương Tây (Việt Nam cũng như các nước châu á khác, đứng trước nguy cơ bị xâm lược).
- Giáo viên nhận xét, bổ sung nếu học sinh trả lời chưa đúng, sau đó giáo viên dẫn dắt. Thực dân phương Tây và Pháp đã chuẩn bị xâm lược Việt Nam như thế nào chúng ta cùng tìm hiểu phần 2: Thực dân Pháp ráo riết chuẩn bị xâm lược Việt Nam.
* Hoạt động 1: Cả lớp / cá nhân
- Giáo viên nêu câu hỏi: Dựa vào những kiến thức đã học ở lớp 10, em hãy nhắc lại Việt Nam tiếp xúc với phương Tây từ khi nào?
- Học sinh nhớ lại kiến thức cũ để trả lời.
- Giáo viên nhận xét và nhắc lại: Kết hợp trình bày phần mới những người phương Tây đầu tiên đến Việt Nam là các lái buôn Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, họ đã biết đến Việt Nam từ lâu (thế kỷ XVI) đến thế kỷ XVII, người Anh đã định chiếm đảo Côn Lôn (nay là Côn Đảo) nhưng không thành, chứng tỏ chủ nghĩa thực dân phương Tây nhòm ngó xâm nhập vào Việt Nam từ rất sớm, chủ yếu bằng hai con đường buôn bán và truyền đạo, lúc đầu đơn giản chỉ là buôn bán và truyền đạo, về sau khi chủ nghĩa tư bản phát triển, nhu cầu thị trường lớn, vì vậy đã tranh giành buôn bán và muốn xâm lược đặt ách thống trị. Trong cuộc chạy đua thôn tính phương Đông, tư bản Pháp đã lợi dụng việc truyền đạo thiên chúa như một công cụ xâm lược. Thế kỉ XVII các giáo sĩ Pháp đã tới Việt Nam truyền đạo, trong đó có một số kết hợp với việc dò xét tình hình, vẽ bản đồ, vạch kế hoạch cho cuộc xâm nhập của người Pháp sau này.
Trong cuộc chạy đua xâm lược Việt Nam, Pháp tỏ ra tích cực hơn cả, chớp mọi cơ hội để can thiệp vào Việt Nam. Cuối thế kỷ XVIII, khi phong trào nông dân Tây Sơn nổ ra, Nguyễn ánh đã cầu cứu nước ngoài nhằm khôi phục lại quyền lực. Giám mục Bá Đa Lộc đã chớp cơ hội đó tạo điều kiện cho tư bản Pháp can thiệp vào Việt Nam bằng Hiệp ước Véc Xai 1787. Với Hiệp ước này, tư bản Pháp hứa sẽ giúp Nguyễn ánh đánh lại nhà Tây Sơn, đổi lại Pháp được sở hữu cảng Hội An, đảo Côn Lôn và độc quyền buôn bán ở Việt Nam.
Giáo viên mở rộng: Bá Đa Lộc là giáo sỹ người Pháp, năm 1776 được phái sang Cam-pu-chia, ở đây ông gặp Nguyễn ánh. Bá Đa Lộc đã ra sức thuyết phục Nguyễn ánh cầu viện nước Pháp. 1784 giao Vương ấn và Hoàng tử Cảnh (mới 5 tuổi) nhờ Bá Đa Lộc đưa sang Pháp. Được sự đồng ý của vua Pháp Bá Đa Lộc đã thay mặt Nguyễn ánh ký với Pháp điều ước Véc Xai 1787. Song cách mạng Pháp bùng nổ, điều ước không thực hiện được. Bá Đa Lộc đã tự mình vận động nhà giàu và quân sỹ Pháp giúp Nguyễn ánh người và vũ khí, được tiếp viện, Nguyễn ánh đã đưa quân ra Bắc đánh nhà Tây Sơn. Năm 1799, trong một lần theo quân Nguyễn ánh đánh ra Quy Nhơn, Bá Đa Lộc ốm chết, Nguyễn ánh đã tổ chức tang lễ rất long trọng, tự mình đọc điếu văn, cho dựng bia chữ vàng và gọi ông là “Đức cha cả”. Nguyễn ánh mang ơn người Pháp, vì vậy đã cho 40 cố vấn người Pháp tham gia chính quyền, nên người Pháp càng có điều kiện để điều tra tình hình và can thiệp vào Việt Nam.
- Giáo viên tiếp tục trình bày: Giữa thế kỷ XIX, nước Pháp tiến nhanh trên con đường phát triển tư bản chủ nghĩa, càng ráo riết tìm cách đánh chiếm Việt Nam để tranh giành ảnh hưởng với Anh ở khu vực châu á. Vì vậy, năm 1857 Napôlêông III lập Hội đồng Nam Kỳ để bàn cách can thiệp vào Việt Nam, tích cực chuẩn bị đánh Việt Nam ® Việt Nam đứng trước nguy cơ bị thực dân Pháp xâm lược.
- Giáo viên dẫn dắt: Pháp xâm lược Việt Nam như thế nào? Cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân Việt Nam từ khi Pháp xâm lược đến trước khi Pháp đánh Bắc Kì năm 1873 ra sao? Chúng ta cùng tìm hiểu những phần còn lại của bài.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh lập bảng thống kê các cuộc kháng chiến chống Pháp xâm lược của nhân dân ta từ 1858 đến trước 1873 (trước khi Pháp xâm lược Bắc Kỳ) theo mẫu:
Mặt trận
Cuộc xâm lược của Pháp
Cuộc kháng chiến của nhân dân ta
Kết quả, ý nghĩa
Đà Nẵng 1858
Gia Định 1859 -1860
- Học sinh kẻ bảng vào vở.
- Giáo viên tiếp tục hướng dẫn trong thời gian còn lại của tiết học sẽ thống kê chiến sự tại mặt trận Đà Nẵng và mặt trận Gia Định.
- Học sinh theo dõi sách giáo khoa tự thống kê các sự kiện.
- Giáo viên bao quát lớp hướng dẫn, khuyến khích học sinh tự học.
- Giáo viên: Sau khi học sinh lập bảng, giáo viên treo lên bảng hoặc trình chiếu trên PowerPoint một bảng thống kê do giáo viên làm sẵn, làm thông tin phản hồi giúp học sinh đối chiếu chỉnh sửa phần học sinh tự làm.
I. Liên quân Pháp - Tây Ban Nha xâm lược Việt Nam. Chiến sự ở Đà Nẵng.
1. Tình hình Việt Nam giữa thế kỷ XIX, trước cuộc xâm lược của thực dân Pháp.
- Giữa thế kỷ XIX Việt Nam là một quốc gia độc lập, có chủ quyền song chế độ phong kiến đã lâm vào khủng hoảng, suy yếu trầm trọng.
+ Kinh tế: - Nông nghiệp sa sút, mất mùa, đói kém thường xuyên.
- Công thương nghiệp đình đốn, lạc hậu do nhà nước thực hiện chính sách “bế quan, tỏa cảng”.
+ Quân sự lạc hậu, đối ngoại sai lầm: “cấm đạo”, đuổi giáo sỹ.
+ Xã hội: Các cuộc khởi nghĩa chống lại triều đình nổ ra khắp nơi.
2. Thực dân Pháp ráo riết chuẩn bị xâm lược Việt Nam.
- Tư bản phương Tây và Pháp nhòm ngó xâm nhập vào Việt Nam từ rất sớm, bằng con đường buôn bán và truyền đạo.
- Thực dân Pháp đã lợi dụng việc truyền bá thiên chúa giáo để xâm nhập vào Việt Nam.
- Năm 1787 Bá Đa Lộc đã giúp tư bản Pháp can thiệp vào Việt Nam bằng Hiệp ước Véc Xai.
- Năm 1857 Napôlêông III lập Hội đồng Nam Kỳ để bàn cách can thiệp vào Việt Nam, đồng thời tích cực chuẩn bị đánh Việt Nam ® Việt Nam đứng trước nguy cơ bị thực dân Pháp xâm lược.
Mặt trận
Cuộc xâm lược của thực dân Pháp
Cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam
Kết quả, ý nghĩa
Đà Nẵng 1859
- Ngày 31/8/1858 liên quân Pháp - Tây Ban Nha dàn trận trước cửa biển Đà Nẵng.
- Ngày 1/9/1858 Pháp tấn công bán đảo Sơn Trà, mở đầu cuộc xâm lược Việt Nam.
- Triều đình cử Nguyễn Tri Phương chỉ huy kháng chiến.
- Quân dân: anh dũng chống trả quân xâm lược, đẩy lùi các đợt tấn công của địch, thực hiện kế sách “vườn không nhà trống” gây cho địch nhiều khó khăn.
- Khí thế kháng chiến sôi sục trong cả nước.
- Pháp bị cầm chân tại Đà Nẵng từ tháng 8/1858 đến tháng 2/1859, kế hoạch đánh nhanh thắng nhanh bị thất bại.
Gia Định 1859 -1860
- Tháng 2/1859 Pháp đánh vào Gia Định, đến 17/2/1859 Pháp đánh chiếm thành Gia Định.
- Nhân dân chủ động kháng chiến ngay từ đầu: chặn đánh quấy rối và tiêu diệt địch.
- Làm thất bại kế hoạch đánh nhanh thắng nhanh của thực dân Pháp buộc chúng phải chuyển sang chinh phục từng gói nhỏ.
- Năm 1860 Pháp gặp nhiều khó khăn à dừng các cuộc tấn công, lực lượng địch ở Gia Định rất mỏng.
- Triều đình không tranh thủ tấn công mà cử Nguyễn Tri Phương vào Gia Định xây dựng phòng tuyến Chí Hòa để chặn giặc.
- Nhân dân tiếp tục tấn công địch ở đồn Chợ Rẫy 7/1860
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- ga_su11_co_ban_vip_362.doc