Nghị luận là xác lập tư tưởng, quan điểm vì vậy
phải đưa ra được những lí lẽ, dẫn chứng thuyết
phục, tức là biết lập luận, biết xây dựng các luận
điểm chính xác, minhbạch tìm các luận cứ thuyết
phục và biết vận dụng các phương pháp lập luận
hợp lí.
4 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1524 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Giáo án Lập luận trong văn nghị luận, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LẬP LUẬN TRONG VĂN NGHỊ LUẬN
A/ MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU:
- Củng cố và nâng cao hiểu biết về những yêu cầu và cách thức xây
dựng lập luận đã học ở THCS: Khái niệm về lập luận, cách xác định luận
điểm, tìm kiếm luận cứ và sử dụng các phương pháp lập luận.
- Xây dựng được lập luận trong bài văn nghị luận.
B/ CÁC BƯỚC CHUẨN BỊ:
- Ổn định tổ chức lớp.
- Kiểm tra bài cũ.
- Giới thiệu bài mới.
C/ BÀI GIẢNG:
DÀN Ý BÀI GIẢNG
HOẠT ĐỘNG
THÀY VÀ TRÒ
Thời
gian
I. Khái niệm về lập luận trong bài văn nghị
luận:
1/ Vd: SGK trang 109
- Kết luận( M/đích) của lập luận là nay các ông...
việc binh được.
Giáo viên hướng
dẫn học sinh tìm
hiểu ví dụ.
- Những lí lẽ( Luận cứ) là: Chân lí tổng quát
người dùng binh… mà thôi suy ra hai hệ quả
được thời… mà thôi.
Lập luận là đưa ra các lí lẽ, bằng chứng nhằm
dẫn dắt người nghe( đọc) đến một kết luận nào đó
mà người viết( nghe) muốn đạt tới.
II. Cách xây dựng lập luận:
Nghị luận là xác lập tư tưởng, quan điểm vì vậy
phải đưa ra được những lí lẽ, dẫn chứng thuyết
phục, tức là biết lập luận, biết xây dựng các luận
điểm chính xác, minh bạch tìm các luận cứ thuyết
phục và biết vận dụng các phương pháp lập luận
hợp lí.
1/ Xác định luận điểm:
- Khái niệm: Luận điểm là các ý kiến thể hiện tư
tưởng, quan điểm của người viết trong bài văn
nghị luận( Có thể khẳng định hoặc phủ định),
mỗi bài văn thường có nhiều luận điểm.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu văn bản
SGK trang 110.
- Nêu khái niệm
lập luận?
- Nêu khái niệm
luận điểm?
- Những yêu cầu
nào được đặt ra
với luận điểm?
- Yêu cầu đối với luận điểm:
+ Đúng đắn: Phù hợp với lẽ phải và luận cứ.
+ Sáng rõ: Chuẩn xác, không mập mờ, mâu
thuẫn.
+ Tập trung: Hướng vào luận điểm chính.
+ Mới mẻ: Những ý mới chưa ai đề xuất.
+ Tính định hướng: Giải đáp những vấn đề nhận
thức và tư tưởng mới được đặt ra trong thực tế
đời sống.
- Muốn có luận điểm mới cần:
+ Có thông tin mới, cách nhìn mới, cách nói mới.
+ Đặt câu hỏi là biện pháp quan trọng để gợi ra
luận điểm mới.
2/ Tìm luận cứ( Lí lẽ và dẫn chứng):
- Lí lẽ đưa ra phải hợp tình, hợp lí và có sức
thuyết phục người đọc cao. Lí lẽ phải là của bản
thân dựa trên thực tế cuộc sống thì sẽ có sức
thuyết phục cao.
- Dẫn chứng: Đúng, đầy đủ, toàn diện và tiêu
biểu.
- Làm thế nào để
tạo ra luận điểm
mới?
- Lí lẽ và dẫn
chứng cần có
những yêu cầu
gì?
- Nêu các phương
pháp lập luận?
Vd?
3/ Lựa chọn phương pháp lập luận:
- Quy nạp.
- Diễn dịch.
- Nêu phản đề.
III. Luyện tập:
D/ CỦNG CỐ – DẶN DÒ:
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 56_.pdf