Giáo án Khoa học 5 học kỳ 1 - Trường tiểu học Phước Hòa
Bài dạy:
SỰ SINH SẢN
I. Mục tiêu: Sau bài học, HS có khả năng:
- Nhận ra mỗi trẻ em đều do bố, mẹ sinh ra và có những đặc điểm giống với bố mẹ của mình.
- Nêu ý nghĩa của sự sinh sản.
II. Đồ dùng dạy - học:
- Bộ phiếu dùng cho trò chơi “Bé là con ai” (đủ dùng theo nhóm).
- Hình trang 4, 5 SGK.
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu:
1. Kiểm tra bài cũ:
TG Hoạt động của thầy. Hoạt động của trò.
3 2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài:
Nêu mục đích yêu cầu của tiết học.
b. Nội dung:
Hoạt động 1: Trò chơi “Bé là con ai”.
Mục tiêu: HS nhận ra mỗi trẻ em đều do bố, mẹ sinh ra và có những đặc điểm giống với bố mẹ của mình.
Tiến hành:
- GV nêu tên trò chơi, giơ các hình vẽ và phổ biến cách chơi.
- GV chia lớp thành 4 nhóm, phát đồ dùng phục vụ trò chơi cho từng nhóm.
- GV đi hướng dẫn, giúp đỡ các nhóm gặp khó khăn.
- Gọi đại diện 2 nhóm dán phiếu lên bảng. GV cùng HS cả lớp quan sát.
+ Tại sao chúng ta tìm được bố, mẹ cho các em bé?
+ Qua trò chơi, các em rút ra được điều gì?
KL: GV rút ra kết luận: Mọi trẻ em đều do bố, mẹ sinh ra và có những đặc điểm giống với bố, mẹ của mình.
- Gọi HS nhắc lại kết luận.
Hoạt động 2: Làm việc với SGK.
Mục tiêu: HS nêu được ý nghĩa của sự sinh sản.
Tiến hành:
- GV yêu cầu HS quan sát hình 1, 2, 3/4, 5 SGK và đọc lời thoại giữa các nhân vật trong hình.
- GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm đôi.
- GV tre tranh như SGK. Gọi đại diện nhóm lên giới thiệu các thành viên trong gia đình bạn Liên.
- Nhận xét, khen ngợi những HS có lời giới thiệu hay, rõ ràng.
+ Gia đình bạn Liên có mấy thế hệ?
+ Nhờ đâu mà có các thế hệ trong mỗi gia đình?
- GV hướng dẫn để HS liên hệ đến gia đình mình.
KL: GV rút ra kết luận: Nhờ có sự sinh sản mà các thế hệ trong gia đình, dòng họ được duy trì kế tiếp nhau.
- Gọi 2 HS nhắc lại ghi nhớ.
3. Củng cố, dặn dò: (3)
- Tại sao chúng ta nhận ra được em bé và bố mẹ của các em?
- Nhờ đâu mà các thế hệ trong gia đình, dòng họ được kế tiếp nhau?
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- khoa hoc x.doc