Với bản Tuyên ngôn độc lậpdo Chủ tịch Hồ
Chí Minh đọc trước đồng bào cả nước và nhân
dân thế giới ngày 2-9-1945, tiếng Việt đã giành
lại vị trí xứng đáng của mình trong một nước
Việt Nam độc lập
-Kể từ đây nó là ngôn ngữ quốc gia
Ghi nhớ-SGK
7 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1662 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Giáo án Khái quát lịch sử tiếng việt, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KHÁI QUÁT LỊCH SỬ TIẾNG VIỆT
A/ MỤC TIÊU BÀI HỌC
Giúp HS:
- Nắm được một cách khái quát những tri thức cốt lõi về cội nguồn, quan hệ
họ hàng của tiếng Việt và quan hệ tiếp xúc giữa tiếng Việt với một số ngôn
ngữ khác trong khu vực
- Nhận thức rõ quá trình phát triển của tiếng Việt gắn bó với lịch sử phát
triển của dân tộc, của đất nước
- Ghi nhớ lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh về tiếng Việt- tiếng nói của dân
tộc:" Tiếng nói là thứ của cải vô cùng lâu đời và vô cùng quí báu của dân
tộc, Chúng ta phải giữ gìn nó, làm cho nó phổ biến ngày càng rộng khắp"
B/ PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN
- SGK, SGV
- Thiết kế bài giảng
- Các tài liệu tham khảo
C/ CÁCH THỨC TIẾN HÀNH
GV tổ chức giờ dạy học theo cách kết hợp giữa nêu vấn đề và trao đổi thảo
luận, trả lời các câu hỏi
D/ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Kiểm tra bài cũ: Không kiểm tra
2. Bài mới:
Hoạt động của GV và
HS
Yêu cầu cần đạt
- Gọi HS đọc SGK
- Tiếng Việt có họ hàng
với những ngôn ngữ nào?
I. Lịch sử phát triển của tiếng Việt
1. Tiếng Việt trong thời kì dựng nước
Tiếng Việt là ngôn ngữ của dân tộc Việt, là
ngôn ngữ quốc gia của nước Việt Nam
a. Nguồn gốc tiếng Việt
Tiếng Vệt có nguồn gốc bản địa, xuất hiện sớm
trên lưu vực sông Hồng và sông Mã trong một
xã hội có nền văn minh nông nghiệp
b. Quan hệ họ hàng của tiếng Việt
- Tiếng Việt thuộc họ Nam Á-một họ ngôn ngữ
có từ rất xa xưa trên một vùng rộng lớn nằm ở
Đông Nam châu Á-một trung tâm văn hoá thế
giới
- Tiếng Việt có họ hàng gần gũi với tiếng
Mường, tiếng Môn-Khơme
Ví dụ:
- Trong thời kì này, tiếng
Việt phát triển ra sao?
- Em hãy nêu một số từ
ngữ mà tiếng Việt vay
mượn của tiếng Hán
Tiếng Việt Tiếng Mường
tay tay
vùng pùùng
đất dak
anh eing
em ủn
trong tlong
ngày xưa ngài sươ
Tiếng Việt Tiếng Khơ me
cổ ko
chân chơơng
chồm hổm chơ rohom
hầm bà làng hmblang
2. Tiếng Việt trong thời kì Bắc thuộc và
chống Bắc thuộc
- Trong thời kì này, ngôn ngữ giữ vai trò chính
thống ở nước ta là tiếng Hán. Tiếng Việt chỉ
được dùng trong sinh hoạt đời thường. Tuy
nhiên tiếng Việt luôn đấu tranh để bảo tồn và
từng bước phát triển, giành lại vị trí xã hội mà
tiếng Hán chiếm giữ
- Trong quá trình tiếp xúc, tiếng Việt đã vay
mượn nhiều từ ngữ Hán cổ và Việt hoá đi để
làm giàu thêm ngôn ngữ tiếng Việt
+ Có những từ mượn nguyên nhưng đọc theo
âm Việt: tâm, đức, độc lập, nhân dân...
+ Mượn nhưng sáng tạo, rút gọn, thay ngiax, đổi
trật tự...thừa trần--trần (nhà), lạc hoa sinh--lạc
phương phi có nghĩa là cỏ thơm--béo tốt, lang
bạt kì hồ có nghĩa là quẩn quanh một chỗ--đi đó
đi đây, bồi hồi có nghĩa là đi đi lại lại-- xao
xuyến bồi hồi
thích phóng--phóng thích, nhiệt náo--náo nhiệt
cửu tử nhất sinh--thập tử nhất sinh
* Có những âm đọc tương tự:
sư phụ, quang minh chính đại, cẩu quan, vạn
tuế...
Nhìn chung tỉ lệ các yếu tố Hán trong tiếng Việt
khá lớn (khoảng trên dưới 70%) nhưng về cơ
bản đã được Việt hoá. Người Việt sử dụng từ
- So với thời kì phong
kiến, tiếng Việt thời kì
này phát triển như thế nào
?
Hán Việt nhưng vẫn giữ nguyên bản sắc dân tộc
và ngày càng hoàn thiện
3. Tiếng Việt dưới thời kì độc lập tự chủ
- Trong thời kì này chúng ta Việt hoá tiếng Hán
, khiến cho tiếng Việt ngày càng tinh tế và gần
với tiếng Việt hiện đại
- Chữ Nôm ra đời đã đưa tiếng Việt thành ngôn
ngữ văn học: Truyện Kiều, Chinh phụ ngâm
khúc...
Long lanh đáy nước in trời
Thành xây khói biếc non phơi bóng vàng-
Truyện Kiều
Ngòi đầu cầu nước trong như lọc
Đường bên cầu cỏ mọc còn non
Đưa chàng lòng dặc dặc buồn
Bộ khôn bằng ngựa thuỷ khôn bằng thuyền
Chinh phụ ngâm
4. Tiếng Việt trong thời kì Pháp thuộc
- Mặc dù chữ Hán mất địa vị chính thống,
nhưng tiếng Việt vẫn bị chèn ép. Ngôn ngữ
- Tiếng Việt giành lại vị
trí xứng đáng từ bao giờ?
Nêu mốc lịch sử quan
trọng ấy?
- Vai trò của chữ viết?
- Chữ viết của tiếng Việt
có mấy loại, là những thứ
chữ nào?
hành chính, ngoại giao là tiếng Pháp
- Trong thời kì này tiếng Việt có vay mượn một
số từ ngữ Pháp: ô tô, săm, lốp, súp lơ, xà phòng,
kem, ô xít, ba giơ...
- Văn xuôi tiếng Việt và hoạt động báo chí đã
khiến tiếng Việt vô cùng phát triển
5. Tiếng Việt từ sau Cách mạng tháng Tám
đến nay
- Với bản Tuyên ngôn độc lập do Chủ tịch Hồ
Chí Minh đọc trước đồng bào cả nước và nhân
dân thế giới ngày 2-9-1945, tiếng Việt đã giành
lại vị trí xứng đáng của mình trong một nước
Việt Nam độc lập
- Kể từ đây nó là ngôn ngữ quốc gia
Ghi nhớ- SGK
II. Chữ viết của tiếng Việt
- Chữ viết là công cụ đắc lực cho hoạt động
ngôn ngữ-văn hoá. Sự xuất hiện của chữ viết là
một mốc quan trọng trong lịch sử loài người
- Chữ viết tiếng Việt đã tồn tại hai hình thức:
chữ Nôm và chữ quốc ngữ
- Chữ Nôm là một hệ thống chữ viết ghi âm,
dùng chữ Hán hoặc bộ phận chữ Hán được cấu
tạo lại để ghi âm tiếng Việt theo nguyên tắc ghi
âm tiết, trên cơ sở cách đọc chữ Hán của người
Việt (âm Hán Việt)
- Chữ quốc ngữ xuất hiện vào nửa đầu TK XVII
do một số giáo sĩ phương Tây vào truyền đạo.
Thời kì đầu còn chưa khoa học, song ngày càng
được cải tiến và ổn định như ngày nay
- Là thứ chữ ghi âm theo nguyên tắc mỗi chữ
cái dùng ghi một âm
- Ưu thế dễ thuộc, dễ nhớ và thông dụng
Ghi nhớ- SGK
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 100_.pdf