Hồi trống ca ngợi tình nghĩa vườn đào giữa
ba anh em kết nghĩa
Đó là tình nghĩa cao đẹp, kết nghĩa vì lí tưởng
chung, không phải vì quyền lợi riêng tư. Bởi vậy
đây là một hình thứctương thân tương ái chống
lại những thế lực phi nghĩa. Nếu vì quyền lợi cá
nhân ích kỉ thậm chí vì những thói hư tật xấu thì
việc kết nghĩa trở nên vô nghĩa thậm chí rất tai
hại
7 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1511 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Giáo án Hồi trống cổ thành trích hồi 28- Tam quốc diễn nghĩa la quán trung, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HỒI TRỐNG CỔ THÀNH
Trích hồi 28- Tam quốc diễn nghĩa
La quán Trung
A/ MỤC TIÊU BÀI HỌC
Giúp H S:
- Hiểu được tính cách bộc trực, ngay thẳng của Trương Phi cũng như tình
nghĩa"vườn đào" cao đẹp của ba anh em kết nghĩa- một biểu hiện riêng biệt
của lòng trung nghĩa.
- Hồi trống đã gieo vào lòng người đọc âm vang chiến trận hào hùng
B/ PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN
- SGK, SGV
- Thiết kế bài giảng
- Các tài liệu tham khảo
C/ CÁCH THỨC TIẾN HÀNH
GV tổ chức giờ dạy học theo cách kết hợp giữa các phương pháp đọc sáng
tạo, gợi tìm, nêu vấn đề và trao đổi thảo luận, trả lời các câu hỏi
D/ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Kiểm tra bài cũ:
- Hãy phân tích sự kiên định của Ngô Tử Văn trong Chuyện chức phán sự
đền Tản Viên
2. Bài mới:
Hoạt động của GV và
HS
Yêu cầu cần đạt
- Gọi HS đọc SGK. Nêu
những nội dung chính của
phần này?
I. Tiểu dẫn
1. Tác giả La Quán Trung (1330-1400)
-Tên La Bản, hiệu Hồ Hải tản nhân, quê tỉnh Sơ
Tây-Trung Quốc
- Lớn lên vào cuối Nguyên đầu Minh, chuyên
sưu tầm và biên soạn dã sử
- Là người đầu tiên đóng góp xuất sắc cho
trường phái tiểu thuyết lịch sử thời Minh -Thanh
2. Tam quốc diễn nghĩa
- Ra đời vào đầu thời Minh( 1368-1664) gồm
120 hồi kể chuyện một nước chia ba trong gần
100 năm của Trung Quốc thời cổ (thế kỉ II, III )
- Đó là cuộc phân tranh giữa Nguỵ, Thục, Ngô
3. Tóm tắt Tam quốc diễn nghĩa
Ngoài SGK, GV tóm tắt chi tiết hơn để HS nắm
- Em hãy cho biết vị trí
đoạn trích?
- Gọi HS đọc văn bản.
Yêu cầu đọc thể hiện rõ
tính cách nhân vật: Quan
Công điềm đạm, Trương
Phi nóng nảy, nhưng về
cuối lại rất cảm động
trước anh.
- Tại sao Trương Phi nổi
giận định đâm chết Quan
sơ bộ tác phẩm
II. Đọc-hiểu
1. Vị trí đoạn trích
HS dựa vào SGK để trả lời ( hồi 28 )
Năm cửa quan chém 6 tướng: 1-Đông Lĩnh
chém Khổng Tú; 2-Thành Lạc Dương chém
Mạnh Thản và Hàn Phúc; 3-Nghi Thuỷ chém
Biện Hỷ;4-Thành Huỳnh Dương chém Vương
Thực; 5-Cửa sông Hoàng Hà chém Tần Kì
2. Tính cách nhân vật Trương Phi
- Trong đoạn trích có hai nhân vật, nhưng nhân
vật nổi bật là Trương Phi, còn Quan Công chỉ là
nhân vật ảnh chiếu để làm nổi bật Trương Phi.
Vì vậy ta phân tích nhân vật Trương Phi sẽ hiểu
được Quan Công
- Trương Phi là con người thẳng như làn tên
bắn, sáng như tấm gương soi, không chấp nhận
sự quanh co, lắt léo,đen trắng rõ ràng, với kẻ thù
chỉ có thể nói chuyện bằng gươm giáo
- Khi nghe tin Quan Công đến, Trương Phi: mắt
Công ?
+ Ra đón anh mà mặc áo
giáp, vác xà mâu,dẫn
1000 quân
+ Nhìn thấy Quan Công,
dáng vẻ Trương Phi như
thế nào?
- Còn Quan Công trước
những hành động và lời
trợn tròn xoe, râu hùm vểnh ngược, hò hét như
sấm, chẳng nói chẳng rằng mặc áo giáp, vác xà
mâu... lên ngựa...xông tới đâm Quan Công.
Rõ ràng không phải đi đón người anh kết nghĩa
mà là nghênh chiến kẻ phản bội và muốn giết kẻ
đó. Bởi Trương Phi không chịu được kẻ ăn ở hai
lòng. Từ dáng vẻ đến hành động đều thể hiện sự
tức giận cao độ. Phẫn nộ đến mức biến đổi cả
hình dáng bên ngoài.
- Kết tội Quan Công, gạt phắt lời thanh minh
của anh, của hai chị dâu...Thách thức: Nếu mày
quả có lòng thực, ta đánh ba hồi trống mày phải
chém được tên tướng ấy.Rồi thẳng cánh đánh
trống
- Sau khi đã hiểu anh, Trương Phi nước mắt
lưng tròng, thụp xuống lạy Vân Trường. Chứng
tỏ Trương Phi cũng là con người tình nghĩa, biết
ăn năn và biết yêu thương. Tình nghĩa vườn đào
vốn dã đẹp lại đẹp hơn.
- Thấy Trương Phi tế ngựa lại đón, nhưng lại bị
nói của Trương Phi, đã có
thái độ, hành động, lời
nói như thế nào?
- Vì sao có thể đặt tên cho
đoạn trích là Hồi trống
Cổ Thành?Tại sao nói:
Nếu không có chi tiết
xà mâu đâm, không đánh lại mà chỉ tránh. Nghe
kết tội, chỉ ôn tồn giải thích và cầu cứu hai chị
dâu. Rõ ràng Quan Công rất hiểu tính cách
người em của mình. Khi Trương Phi thách chém
tướng giặc, ông đã chấp nhận vì hiểu rõ với
Trương Phi lúc này, Quan Công chỉ có thể
chứng minh lòng trung bằng hành động cụ thể.
- Trong đoạn trích Quan Công là người độ
lượng và từ tốn
3.Âm vang chiến trận thời cổ
a. Hồi trống ca ngợi tình nghĩa vườn đào giữa
ba anh em kết nghĩa
Đó là tình nghĩa cao đẹp, kết nghĩa vì lí tưởng
chung, không phải vì quyền lợi riêng tư. Bởi vậy
đây là một hình thức tương thân tương ái chống
lại những thế lực phi nghĩa. Nếu vì quyền lợi cá
nhân ích kỉ thậm chí vì những thói hư tật xấu thì
việc kết nghĩa trở nên vô nghĩa thậm chí rất tai
hại
b. . Hồi trống ca ngợi cuộc đoàn tụ giữa các anh
Trương Phi thẳng tay giục
trống thì đoạn văn sẽ tẻ
nhạt, mất hết ý vị Tam
quốc?
- Hãy nhận xét nghệ thuật
của đoạn trích?
hùng
- Cái ngờ của Trương Phi là cái ngờ của trượng
phu hào kiệt: ngờ kẻ phản bội lời thề, ngờ kẻ bất
trung, muốn giết ngay kẻ bất trung. Tiếng
troongs của Trương Phi là tiếng trống thách thức
lòng trung. Tiếng trống ra quân cũng là tiếng
trống thu quân; tiếng trống gọi đoàn tụ
- Cái oan của Quan Công cũng là cái oan đặc
biệt: làm công việc vì chủ tướng nhưng lại trái
với khí phách của kẻ anh hùng ( tạm hàng giặc
để bảo vệ hai chị dâu-vợ của chủ tướng) Sự
minh oan của Quan Công cũng rất anh hùng,
minh oan bằng tài nghệ và khí phách
- Cuộc hội ngộ không có rượu, không có hoa,
chỉ có hồi trống trận. Hồi trống vang lên gấp gáp
như một sự thách thức cái đức và cái tài. Có đức
mà không có tài thì cũng vô dụng, nhưng có tài
mà không có đức cũng dễ lạc đường. Đây là một
hồi trống đặc biệt: Trống trận nhưng lại giải
quết vấn đề tình cảm, mang màu sắc sử thi anh
hùng
4. Nghệ thuật
- Có thể coi đây là một màn kịch sinh động:
Mâu thuẫn được dẫn dắt nhanh, phát triển vững
chắc và giải quyết đột ngột tạo nên sức hấp dẫn
- Đậm đà không khí chiến trận và khí phách anh
hùng
- Lối kể chuyện giản dị
Ghi nhớ :
Linh hồn đoạn văn thâu tóm trong hồi trống. Đó
là hồi trống thách thức, minh oan và đoàn tụ.
Kết nghĩa anh em, bạn bè,...phải nhằm mục đích
trong sáng cao cả thì mới bền vững.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 90_.pdf