Giáo án Hóa 11 (tự chọn)

Bài 1.3. Tính nồng độ mol các ion trong dung dịch sau :

a. 100 ml dung dịch chứa 4,26 gam Al(NO3)¬3

b. 0,2 lít dung dịch có chứa 11,7 gam NaCl

Bài 1.4. Tính nồng độ mol các ion trong dung dịch thu được khi :

a. Trộn 200 ml dung dịch NaCl 2M với 200 ml dung dịch CaCl2 0,5M

b. Trộn 400 ml dung dịch Fe2(SO4)3 0,2M với 100 ml dung dịch FeCl3 0,3M

c. Trộn 200 ml dung dịch chứa 12 gam MgSO4 và 300 ml dung dịch chứa 34,2 gam Al2(SO4)3

Bài 1.5. a). Hòa tan 12,5 gam tinh thể CuSO4.5H2O trong nước thành 200 ml dung dịch . Tính nồng độ mol các ion trong dung dịch thu được .

b). Hòa tan 8,08 gam Fe(NO3)3 .9H2O trong nước thành 500 ml dung dịch . Tính nồng độ mol các ion trong dung dịch thu được .

 

doc12 trang | Chia sẻ: zimbreakhd07 | Lượt xem: 6087 | Lượt tải: 1download
Nội dung tài liệu Giáo án Hóa 11 (tự chọn), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 1: Dạng 1: CHẤT ĐIỆN LI MẠNH 1. Viết phương trình chất điện li mạnh ( Axit : HCl, H2SO4 , HNO3 ... HCl → H+ + Cl- H2SO4 → 2H+ + SO42- ( Bazo : NaOH, Ca(OH)2 ... NaOH → Na+ + OH- Ca(OH)2 → Ca2+ + 2OH- ( Muối : NaCl, CaCl2 , Al2(SO4)3 NaCl → Na+ + Cl- CaCl2 → Ca2+ + 2Cl- Al2(SO4)3 → 2Al3+ + 3SO42- 2. XÁC ĐỊNH NỒNG ĐỘ MOL ION B1 : Tính số mol chất điện li B2 : Viết phương trình điện li, biểu diễn số mol lên phương trình điện li B3 : Tính nồng độ mol ion :    BÀI TẬP ÁP DỤNG : Bài 1.1. Viết phương trình điện li các chất sau đây (nếu có ) : 1. HClO4 2. Sr(OH)2 3. K3PO4 4. BaCl2 5. AgCl 6. Fe(OH)3 7. Al2(SO4)3 8. KMnO4 9. KOH 10. HNO3 11. BaSO4 12. Bài 1.2. Viết công thức của chất mà khi điện li tạo ra các ion : a. K+ và CrO42- b. Fe3+ và NO3- c. Mg2+ và MnO4- d. Al3+ và SO42- Bài 1.3. Tính nồng độ mol các ion trong dung dịch sau : a. 100 ml dung dịch chứa 4,26 gam Al(NO3)3 b. 0,2 lít dung dịch có chứa 11,7 gam NaCl Bài 1.4. Tính nồng độ mol các ion trong dung dịch thu được khi : a. Trộn 200 ml dung dịch NaCl 2M với 200 ml dung dịch CaCl2 0,5M b. Trộn 400 ml dung dịch Fe2(SO4)3 0,2M với 100 ml dung dịch FeCl3 0,3M c. Trộn 200 ml dung dịch chứa 12 gam MgSO4 và 300 ml dung dịch chứa 34,2 gam Al2(SO4)3 Bài 1.5. a). Hòa tan 12,5 gam tinh thể CuSO4.5H2O trong nước thành 200 ml dung dịch . Tính nồng độ mol các ion trong dung dịch thu được . b). Hòa tan 8,08 gam Fe(NO3)3 .9H2O trong nước thành 500 ml dung dịch . Tính nồng độ mol các ion trong dung dịch thu được . Bài 1.6. a). Tính thể tích dung dịch HCl 0,5M có chứa số mol H+ bằng số mol H+ có trong 0,3 lít dung dịch HNO3 0,2M . b). Cần bao nhiêu ml dung dịch HCl 2M trộn với 180 ml dung dịch H2SO4 3M để được một dung dịch có nồng độ mol của H+ là 4,5M . Cho biết H2SO4 điện li hoàn toàn. DẠNG 2. CHẤT ĐIỆN LI YẾU 1. Viết phương trình điện li ( Axit : CH3COOH, H2S , H3PO4 … * CH3COOH H+ + CH3COO- * H2S H+ + HS- ; HS- H+ + S2- * H3PO4 H+ + H2PO4- ; H2PO4- H+ + HPO42- ; HPO22- H+ + PO43- ( Hiđrôxit lưỡng tính : Al(OH)3 , Zn(OH)2 ... Tính bazo : * Al(OH)3 Al3+ + 3OH- * Zn(OH)2 Zn2+ + 2OH- Tính axit : * Al(OH)3 H3O+ + AlO2- * Zn(OH)2 2H+ + ZnO22- 2. Xác định độ điện li . B1 : Áp dụng CT tính độ điện li  B2 : Sử dụng phương pháp ba dòng . AB  Ban đầu : a 0 0 Điện li : x x x Cân bằng : a – x x x (M) . → Độ điện li : α =  * α = 1 : chất điện li mạnh * 0 < α < 1 : chất điện li yếu * α = 0 : chất không điện li   BÀI TẬP ÁP DỤNG : Bài 2.1. Viết phương trình điện li của các chất sau trong dung dịch : 1. Axit mạnh H2SeO4 (nấc thứ nhất điện li mạnh) 2. Axit yếu ba nấc H3PO4 . 3. Hi đrô xit lưỡng tính Pb(OH)2 . 4. Na2HPO4 . 5. NaH2PO4 6. Axít mạnh HMnO4 7. Bazo mạnh RbOH. Bài 2.2. Điện li dung dịch CH3COOH 0,1M được dung dịch có [H+] = 1,32.10-3 M . Tính độ điện li α của axit CH3COOH . Bài 2.3. Tính nồng độ mol các ion H+ và CH3COO- có trong dung dịch axit CH3COOH 0,1M . Biết phương trình điện li : CH3COOHCH3COO- + H+ và độ điện li α = 4% Bài 2.4. Cho dung dịch HClO có nồng độ mol 0,01M, ở nồng độ này HClO có độ điện li là α = 0,172% . a). Tính nồng độ các ion H+ và ClO- . b). Tính nồng độ mol HClO sau điện li . Bài 2.5. Hòa tan 3 gam CH3COOH và nước để được 250 ml dung dịch, biết độ điện li α = 0,12 . Tính nồng độ mol của các phân tử và ion trong dung dịch . Bài 2.6. Một lít dung dịch CH3COOH 0,01 M có chứa tổng số 6,28.1021 ion và phân tử CH3COOH . Tính độ điện li của axit này . Bài 2.7. Trong 100 ml dung dịch axit nitrơ ở nhiệt độ nhất định có 5,64.1021 phân tử HNO2 và 3,6.1020 ion NO2-. a. Tính độ điện li của axit nitrơ trong dung dịch ở nhiệt độ đó . b. Tính nồng độ mol của dung dịch nói trên . Bài 2.8. Tính nồng độ mol của các ion H+ và CH3COO- trong 2 lit dung dịch có chứa 24 gam CH3COOH hòa tan . Biết độ điện li của axit là α = 1,2% Bài 2.9. Dung dịch axit CH3COOH 0,6% có khối lượng riêng xấp xỉ 1 g/ml . Độ điện li của axit α = 1% . Tính nồng độ mol của ion H+ trong 1 lít dung dịch đó . Bài 2.10. Hòa tan 3 gam CH3COOH vào nước để được 250 ml dung dịch, biết độ điện li α = 0,12 . Tính nồng độ mol của các phân tử và ion trong dung dịch . Tiết 2: DẠNG 3: ĐỊNH BẢO TOÀN ĐIỆN TÍCH B1 : Phát biểu định luật - Trong dung dịch chứa các chất điện li, tổng số mol điện tích dương và âm luôn luôn bằng nhau. B2 : Áp dụng giải toán ( Công thức chung :  ( Cách tính mol điện tích :  ( Khối lượng chất tan trong dung dịch    BÀI TẬP ÁP DỤNG : Bài 3.1. Dung dịch A chứa Al3+ 0,1 mol, Mg2+ 0,15 mol, NO3- 0,3 mol và Cl- a mol . Tính a . Bài 3.2. Dung dịch A chứa Na+ 0,1 mol , Mg2+ 0,05 mol , SO42- 0,04 mol còn lại là Cl- . Tính khối lượng muối trong dung dịch . Bài 3.3. Trong một dung dịch có chứa a mol Ca2+ , b mol Mg2+ , c mol Cl – và d mol NO3- a. Lập biểu thức liên hệ giữa a, b, c, và d b. Nếu a = 0,01 ; c = 0,01 và d = 0,03 thì b bằng bao nhiêu ? Bài 3.4. Một dung dịch có chứa hai loại cation là Fe2+ (0,1 mol) và Al3+ (0,2 mol) cùng hai loại anion là Cl- (x mol) và SO42- (y mol) . Tính x và y biết rằng khi cô cạn dung dịch và làm khan thu được 46,9 gam chất rắn khan Bài 3.5. (CĐ 07) Dung dịch A chứa các ion Al3+ = 0,6 mol, Fe2+ = 0,3 mol , Cl - = a mol, SO42- = b mol . Cô cạn dung dịch A thu được 140,7 gam . Gi á trị của a và b lần lượt là : A. 0,6 ; 0,9 B. 0.9 ; 0,6 C. 0,5 ; 0,3 D. 0,2 ; 0,3 DẠNG 4:. XÁC ĐỊNH ĐỘ pH DỰA VÀO [H+] . 1. Xác định độ pH của axit . B1 . Tính số mol axit điện li axit . B2 . Viết phương trình điện li axit . B3 . Tính nồng độ mol H+ B4 . Tính độ pH  2. Xác định độ pH của bazo. B1 . Tính số mol bazo điện li. B2 . Viết phương trình điện li bazo. B3 . Tính nồng độ mol OH- , rồi suy ra [H+]  B4 . Tính độ pH .   BÀI TẬP ÁP DỤNG : Bài 4.1. Tính pH của dung dịch chứa 1,46 gam HCl trong 400 ml . Bài 4.2. Tính pH của dung dịch chứa 0,4 gam NaOH trong 100 ml . Bài 4.3. Tính pH của các dung dịch sau : 1). HNO3 0,04M. 2). H2SO4 0,01M + HCl 0,05M . 3). NaOH 10-3 M 4). KOH 0,1M + Ba(OH)2 0,2M . Bài 4.4. Tính pH của dung dịch tạo thành khi trộn 100 ml dung dịch HCl 1M với 400 ml dung dịch NaOH 0,375 M . Bài 4.5. Hòa tan hoàn toàn 2,4 gam Mg vào 100 ml dung dịch HCl 3M . Tính pH của dung dịch thu được . Bài 4.6. Trộn 40 ml dung dịch H2SO4 0,25M với 60 ml dung dịch NaOH 0,5M . Tính pH của dung dịch thu được . Bài 4.7. Tính pH và độ điện li của : a). dung dịch HA 0,1M có Ka = 4,75.10-5 . b). dung dịch NH3 0,1M có Kb = 1,8.10-5 . Bài 4.8. Tính pH của các dung dịch sau : a). Dung dịch H2SO4 0,05M . b). Dung dịch Ba(OH)2 0,005M . c). Dung dịch CH3COOH 0,1M có độ điện li α = 1% . d). Tính pH của dung dịch hỗn hợp CH3COOH 0,2M và CH3COONa 0,1M . Cho Ka của CH3COOH là 1,75.10-5 . Tiết 3: DẠNG 5. XÁC ĐỊNH NỒNG ĐỘ MOL DỰA VÀO ĐỘ pH . 1. Tính nồng độ mol của axit . B1 : Tính [H+] từ pH - pH = a → [H+] = 10-a . B2 : Viết phương trình điện li - Từ [H+] → [ axit ] . 2. Tính nồng độ mol bazo . B1 : Tính [H+] từ pH , rồi suy ra [OH-] . - pH = a → [H+] = 10-a - [H+].[OH-] = 10-14 → [OH-] B2 : Viết phương trình điện li bazo . - Từ [OH-] → [bazo] . ( Chú ý : pH > 7 : môi trường bazơ . pH < 7 : môi trường axit . Ph = 7 : môi trường trung tính .   BÀI TẬP ÁP DỤNG : Bài 5.1. Một dung dịch axit sunfuric có pH = 2 . a). Tính nồng độ mol của axit sunfuric trong dung dịch đó . Biết rằng ở nồng độ này, sự phân li của H2SO4 thành ion là hoàn toàn . b). Tính nồng độ mol của ion OH- trong dung dịch đó . Bài 5.3. Cho m gam Na vào nước, ta thu được 1,5 lít dung dịch có pH = 13 . Tính m . Bài 5.4. Pha loãng 200 ml dung dịch Ba(OH)2 bằng 1,3 lít H2O thu được dung dịch có pH = 13 . Tính nồng độ mol ban đầu của dung dịch Ba(OH)2 . Bài 5.5. V lít dung dịch HCl có pH = 3 . a). Tính nồng độ mol các ion H+ , OH- của dung dịch . b). Cần bớt thể tích H2O bằng bao nhiêu V để thu được dung dịch có pH = 2 . c). Cần thêm thể tích H2O bằng bao nhiêu V để thu được dung dịch có pH = 4 . Bài 5.6. Trộn 250 ml dung dịch HCl 0,08M và H2SO4 0,01M với 250 ml dung dịch NaOH a (M), được 500 ml dung dịch có pH = 12 . Tính a. Bài 5.7. Dung dịch NH3 0,4M có pH = 12 . Tính độ điện li α của chất điện li trong dung dịch . Bài 5.8. Tính độ điện li trong các trường hợp sau : a). Dung dịch HCOOH 1M có Ka = 1,77.10-4 . b). Dung dịch CH3COOH 1M , biết dung dịch có pH = 4 . Bài 5.9. a). Để pha 5 lít dung dịch CH3COOH có pH = 3 thì cần lấy bao nhiêu ml dung dịch CH3COOH 40% có khối lượng riêng D = 1,05 g/ml . Biết axit đó có Ka = 1,74.10-5 . b). Tính độ điện li của dung dịch có pH = 3. c). Lấy 1 lít dung dịch CH3COOH có pH = 3 nói trên, hòa tan vào đó 0,1 mol HCl . Giả sử thể tích dung dịch không thay đổi . Hãy tính pH và độ điện li của dung dịch mới thu được đó . Bài 5.10. Cần thêm bao nhiêu ml dung dịch HCl có pH = 2 vào 100 ml dung dịch H2SO4 0,05M để thu được dung dịch có pH = 1,2 ? Tiết 4 : DẠNG 6. PHẢN ỨNG TRAO ĐỔI ION . B1 : Tính số mol chất phản ứng . B2 : Viết phương trình điện li, rồi suy ra số mol ion . B3 : Viết phương trình phản ứng ion thu gọn . B4 : Áp dụng công thức giải toán . ( Tính pH của dung dịch : pH = - lg[H+]. ( Định luật bảo toàn mol điện tích : .   BÀI TẬP ÁP DỤNG : Bài 6.1. Để trung hòa 50 ml dung dịch hỗn hợp 2 axit HCl 1M và H2SO4 0,75M thì cần bao nhiêu ml dung dịch NaOH 1,25M ? Bài 6.2. Để trung hòa 50 ml dung dịch hỗn hợp 2 axit HCl 0,3M và HBr 0,2M cần dùng bao nhiêu ml dung dịch hỗn hợp NaOH 0,1M và Ba(OH)2 0,05M ? Bài 6.3. Cần phải thêm bao nhiêu ml dung dịch HCl 0,2M vào 100 ml dung dịch NaOH 0,25M để thu được dung dịch có pH = 2 . Bài 6.4. Cần phải thêm bao nhiêu ml dung dịch NaOH 0,15M vào 50ml dung dịch HCl 0,2M để thu được dung dịch có pH = 12 . Bài 6.5. Cần phải thêm bao nhiêu ml dung dịch HCl 0,15M vào 100 ml dung dịch hỗn hợp gồm 2 bazo NaOH 0,1 M + Ba(OH)2 0,075M để thu được dung dịch có pH = 2 ? Bài 6.6. Một dung dịch Y có chứa các ion Cl-, SO42- , NH4+ . Khi cho 100 ml dung dịch Y phản ứng với 200 ml dung dịch dung dịch Ba(OH)2 thu được 6,99 gam kết tủa và thoát ra 2,24 lít khí (đktc) . a). Tính nồng độ mol các ion trong dung dịch Y . b). Tính nồng độ mol của dung dịch Ba(OH)2 đã dùng . Bài 6.7. Dung dịch A chứa HCl và H2SO4 theo tỉ lệ mol 3:1 . Biết 100 ml dung dịch A trung hòa vừa đủ 50 ml dung dịch NaOH 0,5M . a). Tính nồng độ mol mỗi axit . b). Tính khối muối thu được sau phản ứng . c). Hỏi 200 ml dung dịch A trung hòa vừa đủ bao nhiêu ml dung dịch hỗn hợp NaOH 0,2M và Ba(OH)2 0,1M . Bài 6.8. Hòa tan 1,65 gam (NH4)2SO4 và 2,61 gam K2SO4 trong nước thu được 250 ml dung dịch A . Đó là các chất điện li mạnh . a). Tính nồng độ mol các chất trong dung dịch A . b). Lấy 50 ml dung dịch A tác dụng với 50 ml dung dịch Ba(OH)2 0,2M, lọc, rửa kết tủa tạo thành , thu được m1 gam kết tủa và 120 ml dung dịch A1 . Tính m1 và nồng độ mol các ion thu được trong dung dịch A1 đó . Bài 6.9. Thêm từ 400 gam dung dịch H2SO4 49% và nước và điều chỉnh lượng nước để thu được đúng 2 lít dung dịch A . Coi H2SO4 điện li hòa toàn cả hai nấc . 1). Tính nồng độ mol H+ trong dung dịch A . 2). Tính thể tích dung dịch NaOH 1,8M cần thêm vào 0,5 lit dung dịch A để thu được : a). dung dịch có pH = 1 . b). dung dịch có pH = 13 . Bài 6.10. Hãy tính m và x khi : a). Trộn 250 ml dung dịch hỗn hợp HCl 0,08M và H2SO4 0,01M với 250 ml dung dịch Ba(OH)2 có nồng độ x M thu được m gam kết tủa và 500 ml dung dịch có pH = 12 . Hãy tính m và x . b). Trộn 300 ml dung dịch có chứa NaOH 0,1M và Ba(OH)2 0,025M với 200 ml dung dịch H2SO4 x(M) , thu được m gam kết tủa và 500 ml dung dịch có pH =2 . Hãy tính m và x . Bai 6.11: Viết PT phân tử và ion rút gọn của các phản ứng (nếu có) khi trộn lẫn các chất sau: a. dd HNO3 và CaCO3  b. dd KOH và dd FeCl3 c. dd H2SO4 và dd NaOH d. dd Ca(NO3)2 và dd Na2CO3 e. dd NaOH và Al(OH)3 f. dd Al2(SO4)3 và dd NaOHvừa đủ g. dd NaOH và Zn(OH)2 h. FeS và dd HCl i. dd CuSO4 và dd H2S k. dd NaOH và NaHCO3 l. dd NaHCO3 và HCl m. Ca(HCO3)2 và HCl Bai 6.12:Viết phương trình phân tử ứng với phương trình ion thu gọn của các phản ứng sau a.  b.  c. S2- + 2H+  H2S↑ d. Fe3+ + 3OH-  Fe(OH)3↓ e. Ag+ + Cl-  AgCl↓ f. H+ + OH-  H2O Bai 6.13. Viết PT dạng phân tử và ion rút gọn của các phản ứng trong dd theo sơ đồ sau: a. Pb(NO3)2 + ?  PbCl2↓ + ? b. FeCl3 + ?  Fe(OH)3 + ? c. BaCl2 + ?  BaSO4↓ + ? d. HCl + ?  ? + CO2↑ + H2O e. NH4NO3 + ?  ? + NH3↑ + H2O f. H2SO4 + ?  ? + H2O Tiết 5: BÀI TẬP TỔNG HỢP : .   BÀI 8.1: Tính nồng độ mol của các dung dịch thu được khi: a. Trộn 200 ml dung dịch NaCl 2M với 200 ml dung dịch CaCl2 0,5M b. Trộn 400 ml dung dịch Fe2(SO4)3 0,2 M với 100 ml dung dịch FeCl3 0,3M c. Trộn 200 ml dung dịch chứa 12 gam MgSO4 và 300 ml dung dịch chứa 34,2 gam Al2(SO4)3 BÀI 8.2: a. Tính thể tích dung dịch KOH 14% (D = 1,128 g/ml) có chứa số mol OH- bằng số mol OH- có chứa trong 0,2 lít dung dịch NaOH 0,5 M b. Tính thể tích dung dịch HCl 0,5M có chứa số mol H+ bằng số mol H+ có trong 0,3 lít dung dịch HNO3 0,2 M BÀI 8.3: Cho dung dịch HNO2 0,1 M có hằng số điện li K = 0,0005 . a. Hãy tính nồng độ các ion H+ , NO2- b. Tính độ điện li của dung dịch này BÀI 8.4: 500 ml một dung dịch A có chứa x mol Fe3+ ; 0,04 mol Na+ ; y mol SO42- và 0,09 mol Cl- . Nếu cô cạn dung dịch này thì thu được 7,715 gam muối khan . Tính nồng độ mol các ion Fe3+ và SO42- trong dung dịch BÀI 8.5: Dung dịch A có chứa các ion CO32- , SO32- , SO42- , 0,1 mol HCO3- và 0,3 mol Na+ . Thêm V lít dung dịch Ba(OH)2 1M vào dung dịch A thì thu được lượng kết tủa lớn nhất . Giá trị của V là : A. 0,15 B. 0,2 C. 0,25 D. 0,5 BÀI 8.6: Chất nào sau đây không dẫn điện được ? A. KOH nóng chảy B. MgCl2 nóng chảy C. HI trong dung môi nước D. KCl khan BÀI 8.7: Chất nào dưới đây không phân li ra ion khi hòa tan trong nước ? A. MgCl2 B. HClO3 C. C6H12O6 D. Ba(OH)2 BÀI 8.8: Có một dung dịch chất điện li yếu . Khi thay đổi nồng độ của dung dịch (nhiệt độ không thay đổi) thì : A. Độ điện li và hằng số điện li đều thay đổi B. Độ điện li và hằng số điện đều không thay đổi C. Độ điện li thay đổi và hằng số điện li thay đổi D. Độ điện li không đổi và hằng số điện li thay đổi BÀI 8.9: Trong 1 ml dunhg dịch HNO2 ở nhiệt độ nhất định có 5,64.1019 phân tử HNO2 và 3,6 .1018 ion NO2- a. Tính độ điện li của HNO2 b. Tính nồng độ mol của dung dịch nói trên BÀI 9.10: Cho V lít CH3COOH có 4.103 cation H+ ,4.103 CH3COO- và 2.106 phân tử axit BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM:. Câu 1:Chất nào sau đây không dẫn điện được? A.KCl rắn, khan C. CaCl2 nóng chảy B.NaOH nóng chảy D. HBr hòa tan trong nước Câu 2:Trong dung dịch axit axetic (CH3COOH)có những phần tử nào? A. H+, CH3COO- C. CH3COOH, H+, CH3COO-, H2O B. H+, CH3COO-, H2O D. CH3COOH, CH3COO-, H+ Câu 3. Có 4 dung dịch :Natri clorua, rượu etylic, axit axetic, kali sunfat đều có nồng độ 0,1 mol/l. Khả năng dẫn điện của các dung dịch đó tăng dần theo thứ tự nào trong các thứ tự sau: A. NaCl < C2H5OH < CH3COOH < K2SO4 B. C2H5OH < CH3COOH < NaCl < K2SO4 C. C2H5OH < CH3COOH < K2SO4 < NaCl D. CH3COOH < NaCl < C2H5OH < K2SO4 Câu 4. Có 1 dung dịch chất điện li yếu. Khi thay đổi nồng độ của dung dịch ( nhiệt độ không đổi ) thì : A. Độ điện li và hằng số điện li đều thay đổi. B. Độ điện li và hằng số điện li đều không thay đổi. C. Độ điện li thay đổi và hằng số điện li không đổi. D. Độ điện li không đổi và hằng số điện li thay đổi. Câu 5:Cho Ba vào các dd sau: X1 = NaHCO3,X2 = CuSO4, X3 = (NH4)2CO3 , X4 = NaNO3, X5 = MgCl2, X6 = KCl. Với những dd nào thì không tạo ra kết tủa A. X1, X4, X5 B. X1, X4, X6 C. X1, X3, X6 D. X4, X6 Câu 6: Cho 10,6 gam Na2CO3 vào 12 gam dung dịch H2SO4 98% sẽ thu được bao nhiêu gam dung dịch? Nếu cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được bao nhiêu gam chất rắn khan? A. 18,2 và 14,2 B. 18,3 và 16,16 C. 22,6 và 16,16 D. 7,1 và 9,1 Câu 7: Trộn lẫn 100 ml dd KOH 0,2M với 100 ml dd HCl 0,1 M được dd X. pH của dd X là: A. 2 B. 12 C. 1,3 D. 12,7 Câu 38: Đổ 10 ml dd KOH vào 15 ml dd H2SO4 0,5 M, dd vẫn dư axit. Thêm 3ml dd NaOH 1M vào thì dd trung hoà. Nồng độ mol/l của dd KOH là: A. 1,2 M B. 0,6 M C. 0,75 M D. 0,9 M Câu 8:Trộn 200 ml dd hỗn hợp gồm HNO3 0,3M và HClO4 0,5M với 200 ml dd Ba(OH)2 a mol/lit thu được dd có pH = 3. Vậy a có giá trị là: A. 0,39 B. 3,999 C. 0,399 D. 0,398 Câu 9. Đối với dung dịch axit yếu CH3COOH 0,10M, nếu bỏ qua sự điện li của nước thì đánh giá nào về nồng độ mol ion sau đây là đúng? A. [H+] = 0,10M C. [H+] > [CH3COO-] B. [H+] < [CH3COO-] D. [H+] < 0.10M Câu 10. Dãy các chất nào sau đây vừa tác dụng với dung dịch HCl vừa tác dụng với dung dịch NaOH ? A. Pb(OH)2, ZnO,Fe2O3 C. Na2SO4, HNO3, Al2O3 B. Al(OH)3, Al2O3, Na2CO3 D. Na2HPO4 , ZnO , Zn(OH)2 Câu 11. Trộn dung dịch chứa a mol AlCl3 với dd chứa b mol NaOH. Để thu được kết tủa thì cần có tỉ lệ : A. a : b > 1: 4 B. a : b = 1 : 4 C. a : b = 1 : 5 D. a : b < 1 : 4 Câu 12. Cho a mol NaOH vào dd chứa 0,05mol AlCl3 thu được 0,04 mol kết tủa Al(OH)3. Giá trị của a là: A. 0,12mol hoặc 0,16 mol B. 0,12mol C.0,16mol hoặc 0,2 mol D. 0,04 mol và 0,12mol Câu 13. Có 5 dd đựng riêng biệt : NH4Cl , NaCl , H2SO4, Na2SO4 , Ba(OH)2 .Chỉ được dùng thêm 1 dd thì dùng dd nào sau đây có thể phân biệt được các chất trên ? A. Dung dịch phenolphtalein. B.Dung dịch K2SO4 . C.Dung dịch quì tím D. C¶ A vµ C Câu 14. Sục 2,24 lít CO2 (đkc) vào dung dịch chứa 0,2 mol NaOH, cho vài giọt phenolphtalein vào dung dịch sau phản ứng , màu của dung dịch thu được là: A. màu đỏ B. màu xanh C. màu tím D. không màu Câu 15. Trộn lẫn Vml dung dịch NaOH 0,01M với Vml dung dịch HCl 0,03M được 2Vml dung dịch Y. Dung dịch Y có pH là : A. 4 B. 3 C. 2 D. 1 Câu 16. Trộn 100ml dd (gồm Ba(OH)2 0,1M và NaOH 0,1M ) với 400ml dd ( gồm H2SO4 0,0375M và HCl 0,0125M ) thu được dd X. Giá trị pH của dd X : A. 7 B. 2 C. 1 D. 6 Câu 17. Phương trình ion rút gọn của phản ứng cho biết : A. Những ion nào tồn tại trong dung dịch . B. Nồng độ những ion nào trong dung dịch lớn nhất. C. Bản chất của phản ứng trong dung dịch các chất điện li. D. Không tồn tại phân tử trong dung dịch các chất điện li. Câu 18. Phản ứng trao đổi ion trong dd các chất điện li chỉ xảy ra khi : A. các chất phản ứng phải là những chất dễ tan. B. các chất phản ứng phải là những chất điện li mạnh. C. một số ion trong dung dịch kết hợp được với nhau làm giảm nồng độ ion của chúng . D. Phản ứng không phải là thuận nghịch. Câu 19. Trộn hai dd chứa chất tan Pb(NO3)2 và KI, tỉ lệ số mol Pb(NO3)2 : KI = 1:2. Trong dd mới có chứa các ion : A.Pb2+ ;  ; K+;  B. Pb2+;  ; K+ C. K+;  D. K+; ;  Câu 20. Cho phản ứng sau : Fe(NO 3)3 + A  B + KNO3. Vậy A, B lần lượt là: A. KCl, FeCl3 B. K2SO4, Fe2(SO4)3 C. KOH, Fe(OH)3 D. KBr, FeBr3 Câu 21. Cho 3,78g bột Al phản ứng vừa đủ với dd muối XCl3 tạo thành dd Y. Khối lượng chất tan trong dd Y giảm 4,06g so với dd XCl3. Xác định công thức của muối XCl3 là A. BCl3 B.CrCl3 C.FeCl3 D. AlCl3 Câu 22. Cho 1g HCl tác dụng với 1g NaOH. Tính khối lượng muối thu đựợc là: A. 2g B.1,6g C.1,4625g D. 1,6425g Câu 23. Một dung dịch H2SO4 có PH = 4. Nồng độ mol/lít của dung dịch H2SO4 trong dung dịch trên là: A. 10 -4M. B. 5.10-5M. C. 5.10-3M. D. Không xác định. Câu 24. Cho 200 ml dd H2SO4 0,01 M tác dụng với 200 ml dd NaOH C (M) thu được dd có PH = 12. Giá trị của C là: A. 0,01 M. B. 0,02M. C. 0,03 M. D. 0,04 M. Câu 25. Trộn 250 ml dung dịch chứa hỗn hợp HCl 0,08M và H2SO4 0,01 M với 250 ml dung dịch NaOH aM thu được 500 ml dung dịch có PH = 12. Giá trị a là: A. 0,13M. B. 0,12M. C. 0,14M. D. 0.10M. Câu 26. Cho 40 ml dung dịch HCl 0,75 M vào 160 ml dung dịch chứa đồng thời Ba(OH)2 0,08 M và KOH 0,04 M. PH của dung dịch thu được là: A. 4. B. 7. C. 12. D. 13. Câu 27. Trộn 200 ml dung dịch chứa hỗn hợp HCl 0,1 M và H2SO4 0,05 M với 300 ml dung dịch Ba(OH)2 có nồng độ a mol/lít thu được m gam kết tủa và 500 ml dung dịch có PH = 13. Giá trị a và m lần lượt là: A. 0,15 M và 2,33 gam. B. 0,15 M và 4,46 gam. C. 0,2 M và 3,495 gam. D. 0,2 M và 2,33 gam.. Câu 28. Cho dung dịch A chứa hỗn hợp H2SO4 0,1M và HNO3 0,3M, dung dịch B chứa hỗn hợp Ba(OH)2 0,2 M và KOH 0,1M. Lấy a lít dung dịch A cho vào b lít dung dịch B được 1 lít dung dịch C có PH = 13. Giá trị a, b lần lượt là: A. 0,5 lít và 0,5 lít. B. 0,6 lít và 0,4 lít. C. 0,4 lít và 0,6 lít. D. 0,7lít và 0,3 lít. Câu 29. Cho 200 ml dd X chứa hỗn hợp H2SO4 a M và HCl 0,1 M tác dụng với 300 ml dd Y chứa hỗn hợp Ba(OH)2 b M và KOH 0,05M thu được 2,33 gam kết tủa và dung dịch Z có PH = 12. Giá trị của a và b lần lượt là: A. 0,01 M và 0,01 M. B. 0,02 M và 0,04 M. C. 0,04 M và 0,02 M D. 0,05 M và 0,05 M. Câu 30. Một dung dịch A chứa hỗn hợp AgNO3 0,1 M và Pb(NO3)2 0,05 M, dung dịch B chứa hỗn hợp HCl 0,2 M và NaCl 0,05 M. Cho dung dịch B vào 100 ml dung dịch A để thu được kết tủa lớn nhất lµ m gam chất rắn. Thể tích dung dịch B cần cho vào 100 ml dung dịch A và giá trị m là: A. 80 ml và 1,435 gam. B. 100 ml và 2,825 gam. C. 100 ml và 1,435 gam. D. 80 ml và 2,825 gam. Câu 31. Dung dịch A gồm HCl 0,2M; HNO3 0,3M; H2SO4 0,1M; HClO4 0,3M, dd B gồm KOH 0,3M; NaOH 0,4M Ba(OH)2 0,15M. Cần trộn A và B theo tỉ lệ thể tích là bao nhiêu để được dd có PH = 13 A. 11: 9 B. 9 : 11 C. 101 : 99 D. 99 : 101 Câu 32. Hòa tan hết m gam ZnSO4 vào nước được dung dịch X. Cho 110ml dung dịch KOH 2M vào X, thu được a gam kết tủa. Mặt khác, nếu cho 140 ml dung dịch KOH 2M vào X thì cũng thu được a gam kết tủa. Giá trị của m là A. 20,125 B. 12,375 C. 22,540 D. 17,710. Câu 33. Cho 0,448 lít khí CO2 (ở đktc) hấp thụ hết vào 100 ml dung dịch chứa hỗn hợp NaOH 0,06M và Ba(OH)2 0,12M, thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là A. 3,940 B. 1,182 C. 2,364 D. 1,970. Câu 34. Cho dung dịch X chứa hỗn hợp gồm CH3COOH 0,1M và CH3COONa 0,1M. Biết ở 250C Ka của CH3COOH là 1,75.10-5 và bỏ qua sự phân li của nước. Giá trị pH của dung dịch X ở 25o là A. 1,00 B. 4,24 C. 2,88 D. 4,76 Câu 35. Nhỏ từ từ 0,25 lít dd NaOH 1,04M vào dd gồm 0,024 mol FeCl3; 0,016 mol; Al2(SO4)3 và 0,04 mol H2SO4 thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là A. 2,568. B. 1,560. C. 4,128 D. 5,064. Câu 36. Độ điện li ( của CH3COOH trong dd 0,01M là 4,25%. Nồng độ ion H+ trong dung dịch này là bao nhiêu ? A.0,425M B.0,0425M C.0,85M D.0,000425MCâu 40. Hòa tan 6,2 gam Na2O vào nước được 2 lit dung dịch A. Nồng độ mol/l của dung dịch A là bao nhiêu ? A.0,05M B. 0,01M C. 0,1M D. 1M

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docchuong 1.doc
  • docCH__NG 2.doc
  • docchuong 3.doc
  • docChuong 4.doc
Tài liệu liên quan