Giáo án địa lý lớp 9 :địa lý kinh tế sựphát triển nền kinh tế Việt Nam

A.MỤC TIÊU BÀI HỌC:

1.Kiến thức: Học sinh cần

 Có những hiểu biết vềquá trình phát kinh tếnước ta trong

những thập kỉgần đây.

 Hiểu được xu hướng chuyển dị ch cơ cấu kinh tế, những thành

tựu và những khó khăn trong qúa trình phát triển .

1. Kỹnăng :

 Có kỹnăng phân tích biểu đồvềquá trình diễn biến của hiện

tượng đị a lý( Sựdiễn biến vềtỉtrọng của các ngành kinh tế

trong cơ cấu GDP).

 Rèn luyện kĩ năng đọc bản đồ, vẽbiểu đồcơ cấu ( biểu đồtròn)

và nhận xét biểu đồ, phân tích bảng sốliệu.

pdf8 trang | Chia sẻ: lelinhqn | Lượt xem: 1345 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Giáo án địa lý lớp 9 :địa lý kinh tế sựphát triển nền kinh tế Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN II: ĐỊA LÝ KINH TẾ SỰ PHÁT TRIỂN NỀN KINH TẾ VIỆT NAM A.MỤC TIÊU BÀI HỌC : 1.Kiến thức: Học sinh cần  Có những hiểu biết về quá trình phát kinh tế nước ta trong những thập kỉ gần đây.  Hiểu được xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế, những thành tựu và những khó khăn trong qúa trình phát triển . 1. Kỹ năng :  Có kỹ năng phân tích biểu đồ về quá trình diễn biến của hiện tượng địa lý( Sự diễn biến về tỉ trọng của các ngành kinh tế trong cơ cấu GDP).  Rèn luyện kĩ năng đọc bản đồ, vẽ biểu đồ cơ cấu ( biểu đồ tròn) và nhận xét biểu đồ, phân tích bảng số liệu. 3 Thái độ : Giáo dục cho HS thấy được.  Chủ trương, đường lối đổi mới đúng đắn của Đảng và Nhà nước trong công cuộc xây dựng đất nước theo hướng CNH, HĐH.  Ý thức về việc đóng góp xây dựng đất nước và lòng yêu quê hương, đất nước. B. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC  Hình 6.1; 6.2; bảng 6.1 (SGK) và bảng kê tăng trưởng kinh tế và lạm phát ( trang 147 sách thiết kế ĐL 9 ) phóng to .  Tài liệu, một số hình ảnh phản ánh thành tựu về phát triển kinh tế của nước ta trong quá trình đổi mới . C. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1.Kiểm tra bài cũ : không 2.Vào bài mới : Giới thiệu phần II, tìm hiểu bức tranh chung của nền kinh tế nước ta trong những thập kỉ gần đây; qua bài 6,tiết 6 “ Sự phát triển nền kinh tế Việt Nam ”. - Nền kinh tế nước ta trải qua quá trình phát triẻn lâu dài và nhiều khó khăn.Từ năm 1986 nước ta bắt đầu công cuộc đổi mới. Tại sao đến năm 1986 nước ta bắt đầu thời kỳ đổi mới ? - Nền kinh tế nước ta trước và trong thời kỳ đổi mới thay đổi như thế nào ? Hoạt động của thầy và trò Ghi bảng Hoạt động 1 - GV : Ghi các mốc thời gian lên bảng ( 1945-1954-1975-1986 ) *:Bằng sự hiểu biết của mình em hãy nêu tình hìnhZZ phát triển kinh tế của nước ta trong từng giai đoạn trên ? - GV : Giảng. *Từ khi thống nhất đất nước đến những năm cuối thập kỷ 80 nền kinh tế nước ta có đặc điểm như thế nào ? Vì sao ? -GV : Giải thích các từ( khủng hoảng, lạm phát ) chứng minh số bằ số liệu, lương thực phải nhập 5.6 triệu tấn (1976-1980). -GV kết luận Hoạt động 2 -Chuyển ý : Trong thời kì đổi mới, nền kinh tế nước ta thay đổi như thế nào? Chúng ta tìm hiểu phần 1. -Học sinh đọc thuật ngữ”sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.” -GV bổ sung. *: Đọc SGK và cho biết: sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế thể hiện ở những mặt chủ yếu nào? Ngành Cơ cấu Lãnh thổ I/Nềnkinh tế nướcta trước thời kì đổi mới Gặp nhiều khó khăn, khủng hoảng kéo dài, tình trạng lạm phát cao, mức tăng trưởng kinh tế thấp, sản xuất đình trệ. II/Nền kinh tế nước ta trong thời kì đổi mới. 1/Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế: Thành phần kinh tế -GV: giới thiệu và hướng dẫn hình 6.1 SGK, giải thích mốc thời gian năm 1991. *: Dựa vào hình 6.1 hãy phân tích xu hướng chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế từ năm 1991 đến 2002? Hoạt động nhóm. -GV: chia lớp thành 6 nhóm( 2 bàn một nhóm ).phát phiếu ghi nội dung thảo luận cho từng nhóm theo các câu hỏi sau: +Nhận xét xu hướng thay đổi tỉ trọng của từng khu vực trong GDP( từng đường biểu diễn ). +Sự quan hệ giữa các khu vực?( các đường ) +Nguyên nhân của sự chuyển dịch các khu vực? - Học sinh trình bày các kết quả thảo luận của nhóm, nhóm khác nhận xét, bổ sung. +Chuẩn xác kiến thưc theo bảng sau( bảng phụ ). KHU VƯC KINH TẾ SỰ THAY ĐỔI TRONG CƠ CẤU GDP NGUYÊN NHÂN Nông-lâm-ngư nghiệp -Tỉ trọng giảm liên tục:40%(1991) còn -Nước ta đang chuyển t nước NN sang CN. a.Chuyển dịch cơ cấu ngành Giảm tỉ trọng của khu vực nông, lâm, ngưnghiệp, tăng tỉ trọng của khu vực công nghiệp- hơn 20%(2002). Công nghiệp- xây dựng -Tỉ trọng tăng lên liên tục, 25%(1991) lên gần 40%(2002). -Chủ trương CNH,HĐH là ngành khuyến khích phát triển. Dịch vụ Chiếm tỉ trọng cao (trên 35%) nhưng biến động. -Do ảnh hưởng cuộc khủng hoảng tài chính khuvựcnăm1997.Các hoạtđộng KTđối ngoại tăng trưởng chậm. Hoạt động cá nhân *. Em hãy tóm tắt sự chuyển dịch cơ cấu ngành của nước ta trong thời kì đổi mới ( 1991- 2002)? *. Dựa vào SGK cho biết thế nào là chuyển dịch cơ cấu lãnh thổ? GV. Nhấn mạnh ( CDCCLT tạo nên các vùng kinh tế phát triển năng động). *. Dựa vào hình 6.2 ở trên bảng và SGK hãy đọc tên và xác định giới hạn của các vùng kinh tế trên lược đồ. Cho biết nước ta có mấy vùng kinh tế ? CH.-Thế nào là vùng kinh tế trọng điểm?( đọc thuật ngữ SGK ) - Xác định phạm vi lãnh thổ của các vùng kinh tế trọng điểm xâydựng. Khu vực dịch vụ chiếm tỉ trọng cao nhưng xu hướng còn biến động. b. Chuyển dịch cơ cấu lãnh thổ - Nước ta có 7 vùng kinh tế, 3 vùng kinh tế trọng điểm ( Bắc Bộ, miền Trung, phía Nam) -Các vùng kinh tế trọng điểm có tác -Nêu ảnh hưởng của vùng kinh tế trọng điểm đến sự phát triển KT-XH ? - Dựa vào SGK kể tên các vùng kinh tế giáp biển, vùng kinh tế không giáp biển? - Với đặc điểm tự nhiên, vùng kinh tế giáp biển có ý nghiã gì trong việc phát triển kinh tế? *. Dựa vào bảng 6.1 , hãy nêu cơ cấu GDP phân theo thành phần kinh tế , năm 2002? GV. Nêu các thành phần kinh tế trước thời kì đổi mới? HS. Rút ra nhận xét? *. Em có thể cho biết, trong thời kì đổi mới tỉnh ta có sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế như thế nào? Chuyển ý. Trong quá trình phát triển kinh tế, các thành tựu càng to lớn, cơ hội phát triển càng lớn, thì thách phải vượt qua cũng rấ lớn. Ta cùng tìm hiểu công cuộc đổi mới của nền kinh tế nước ta đã đem lại cho nền kinh tế những thành tựu to lớn và cũng gặp những thách thức như thế nào? Hoạt động ( Nhóm/ cặp) *. Bằng vốn hiểu biết và qua các phương tiện thông tin, em cho biết nền kinh tế nước ta đã đạt những thánh tựu to lớn như thế nào? động mạnh đến sự phát triển cả nước và các vùng kinh tế lân cận. c.Chuyển dịch cơ cấu thành phần kinh tế: Từ nền kinh tế chủ yếu là khu vực nhà nước và tập thể sang nền kinh tế nhiều thành phần. 2. Những thành tựu và thách thức ( SGK ). *. Những khó khăn nước ta cần vượt qua để phát triển kinh tế hiện nay là gì? 4. Củng cố: 1/ Nền kinh tế nươc ta trước thời kì đổi mới có đặc điểm gì? a.Ngành nông-lâm-ngư vẫn chiếm tỉ lệ cao. b.Công nghiệp-xây dựng chưa phát triển. c.Dịch vụ bước đầu có phát triển. d.Tất cả các đáp án trên. 2/Hiện tại nền kinh tế nước ta đang chuyển dịch theo hướng nào? a.Theo hướng công nghiệp hoá. b.Theo hướng giảm tỉ trọng ngành nông-lâm-ngư nghiệp, tăng tỉ trọng các ngành công nghiệp-xây dựng và dịch vụ. c.Theo hướng đô thị hoá, công nghiệp hoá nông thôn . d.Tất cả các hướng trên. 3/ Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo lãnh thổ nước ta thể hiện: a.Hình thành hệ thống các vùng kinh tế. b.Quy hoạch các vùng kinh tế trọng điểm. c. Đô thị hoá gắn với công nghiệp hoá. d.Tất cả các đáp án trên. 4/Cơ cấu GDP theo thành phần kinh tế nước ta, thành phần chiếm tỉ trọng lớn là: a.Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài . b.Kinh tế tập thể. c.Kinh tế nhà nước. d.Kinh tế tư nhân và kinh tế cá thể. 5. Dặn dò: -Trả lời câu hỏi và làm bài tập 1,2,3 trang 23 SGK -Ôn tập kiến thức địa lí 8: -Đặc điểm chung của tự nhiên Việt Nam. -Đặc điểm khí hậu, đất Việt Nam.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfdia_ly_9_6_4288.pdf