Giáo án địa lý lớp 9 bài :thực hành: tìm hiểu những cơ hội và thách thức của toàn cầu hóa đối với các nước đang phát triển

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức:

- Hiểu được những cơ hội và thách thức của toàn cầu hóa đối với các

nước đang phát triển.

2. Kĩ năng:

- Thu thập và xử lí thông tin, thảo luận nhóm và viết báo cáo về một số

vấn đề mang tính toàn cầu.

pdf8 trang | Chia sẻ: lelinhqn | Lượt xem: 1698 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Giáo án địa lý lớp 9 bài :thực hành: tìm hiểu những cơ hội và thách thức của toàn cầu hóa đối với các nước đang phát triển, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thực hành: TÌM HIỂU NHỮNG CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC CỦA TOÀN CẦU HÓA ĐỐI VỚI CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Hiểu được những cơ hội và thách thức của toàn cầu hóa đối với các nước đang phát triển. 2. Kĩ năng: - Thu thập và xử lí thông tin, thảo luận nhóm và viết báo cáo về một số vấn đề mang tính toàn cầu. II. Thiết bị dạy học: - Một số hình ảnh về việc áp dụng các thành tựu khoa học và công nghệ hiện đại vào sản xuất, quản lí, kinh doanh (nếu có). - Tài liệu thông tin thêm về cơ hội và thách thức của toàn cầu hóa. III. Trọng tâm bài: Cơ hội và thách thức của toàn cầu hóa đối với các nước đang phát triển IV. Tiến trình dạy học: - Kiểm tra bài cũ: chứng minh rằng trên thế giới, sự bùng nổ dân số diễn ra chủ yếu ở nhóm nước đang phát triển, sự già hóa dân số diễn ra ở nhóm nước phát triển. - Mở bài: Toàn cầu hóa mở ra nhiều cơ hội nhưng cũng đặt các nước đang phát triển trước rất nhiều thách thức. Bài học hôm nay sẽ giúp chúng ta hiểu hơn các cơ hội và thách thức đó. TG Hoạt động của thầy và trò Nội dung HĐ 1. Nhóm Tìm hiểu những cơ hội và thách thức của toàn cầu hóa đối với các nước đang phát triển. - GV chia HS ra làm 4 Nhóm: Sắp xếp lại các thông tin trong các ô kiến thức lấy ra cơ hội và thách thức của TCH đối với các nước đang phát triển. - Nhóm 1, 2: HS HS đọc các ô kiến I. Những cơ hội và thách thức của toàn cầu hóa đối với các nước đang phát triển: thức trong SGK và thông tin thêm về cơ hội và thách thức của TCH và thảo luận về những cơ hội của TCH đối với các nước đang phát triển, nêu ví dụ minh hóa. - Nhóm 3, 4: HS HS đọc các ô kiến thức trong SGK và thông tin thêm về cơ hội và thách thức của TCH và thảo luận về những thách thức của TCH đối với các nước đang phát triển, nêu ví dụ minh hóa. - Làm rõ cơ hội và thách thức…cho ví dụ minh họa. HĐ 2. Cả lớp Viết báo cáo ngắn gọn khoãng 1 trang giấy: 15 - 20 dòng Trên cơ sở thảo luận nhóm và tìm hiểu của cá nhân, HS lên bảng trình bày báo cáo về chủ đề “Những II. Trình bày báo cáo: 1. Cơ hội: nội dung ô 1, 5, 6, 7. 2. Thách thức: nội dung ô 2, 3, 4. cơ hội và thách thức của TCH đối với các nước đang phát triển. - Các HS góp ý bổ sung, GV tổng kết nội dung thảo luận. IV. Đánh giá: khuyến khích động viên các nhóm, cá nhân tích cực trong thảo luận cũng như trình bày báo cáo V. Hoạt động nối tiếp: Xem trước bài 5. Một số vấn đề của châu Phi. VI. Phụ lục: THÔNG TIN VỀ TOÀN CẦU HOÁ *** *Cơ hội và thách thức của toàn cầu hoá: 1. Cơ hội: - TCH cho phép các nước có cơ hội và điều kiện để tiếp nhận các dòng vốn, công nghệ, mở rộng thị trường, tiếp nhận kĩ năng và kinh nghiệm quản lí từ các nền kinh tế phát triển cao nhất. - TCH truyền bá và chuyển giao trên qui mô ngày càng lớn những thành tựu mới về khoa học và công nghệ, về tổ chức và quản lí, về sản xuất và kinh doanh, đưa kinh nghiệm và kiến thức đến các dân tộc ở nhiều nước, đến từng gia đình, đến từng người dân, góp phần cho công nghiệp hoá, hiện đại hoá. - TCH tạo khả năng phát triển, rút ngắn thời gian và mang lại nguồn lực quan trọng rất cần thiết cho các nước đang phát triển từ nguồn lực vật chất đến tri thức và kinh nghiệm, về chiến lược dài hạn, về tổ chức tiến hành ở cấp vĩ mô quốc gia đến cấp vi mô từng doanh nghiệp. - TCH thúc đẩy sự xích lại gần nhau của các dân tộc, làm cho con người ở mọi châu lục ngày càng hiểu biết nhau hơn. - Nhờ TCH phát triển, các nguồn nhân lực có điều kiện di chuyển, trao đổi cho nhau, giúp nhau tạo lợi thế so sánh. (Vd: giá thành sản xuất ra 1 chiếc gắn máy hoặc một chiếc tivi ở Việt Nam rẻ hơn sản xuất tại Nhật Bản…) - TCH mở ra khả năng phối hợp các nguồn lực giữa các quốc gia, dân tộc để giải quyết các vấn đề có tính toàn cầu như dân số, môi trường, khủng hoảng kinh tế… 2. Thách thức: - TCH đã phân phối không cân bằng các cơ hội và lợi ích giữa các khu vực, giữa các quốc gia và trong từng nhóm dân cư. Do đó TCH làm gia tăng thêm tình trạng bất công, phân hoá giàu nghèo. - Với việc hội nhập kĩ thuật, công nghệ hiện đại được du nhập tạo ra khả năng, nâng cao năng suất lao động, đồng thời các dòng hàng hoá dịch vụ của các nước phát triển có lợi thế sẽ lấn át sản phẩm của các quốc gia kém phát triển. Từ đó nảy sinh cạnh tranh gay gắt, nảy sinh thất nghiệp, phá sản, làm trầm trọng thêm các vấn đề xã hội. - TCH đem đến tăng trưởng kinh tế nhưng lại kèm theo hậu quả về môi trường xã hội (mất đi bản sắc dân tộc đối với các lớp trẻ sinh ngoại Vd: một số trẻ em hiện nay sống ở nước ngoài không biết nói tiếng Việt, không biết về quê cha đất tổ, cội nguồn ông, bà mình ở đâu?; Âu hoá, Mỹ hoá trên chính quê hương mình Vd: xem đồng tiền là trên hết, ăn mặc không hợp với mọi người xung quanh, ít quan tâm và giúp đỡ đến hàng xóm xung quanh, mặc dù mình có khả năng giúp… ) - Làm phổ biến lan tràn nhanh các dịch bệnh, phổ biến văn hoá ngoại lai, lối sống trái với thuần phong mỹ tục vốn có. - TCH đặt các nước phát triển trước những thách thức mà vượt qua thắng lợi thì cái được là rất lớn, còn ứng phó thất bại thì cái mất cũng rất lớn. Vì vậy mổi quốc gia cần có chiến lược thông minh, điều chỉnh kịp thời để có thể tận dụng tốt nhất các cơ hội và vượt qua thách thức. Toàn cầu hoá có thể đem lại tăng trưởng cao cho các nước đang phát triển nhưng cũng hàm chứa những tác động nguy hại đến môi trường và xã hội. Mặt trái của việc mở cửa, hoà nhập có thể là khả năng phát triển không bền vững. Nếu các nước đang phát triển không có sự kiểm soát chặt chẽ quá trình hội nhập thì nguy cơ trở thành “bãi thải công nghệ” của các nước phát triển sẽ trở thành sự thật , nguồn tài nguyên sẽ nhanh chóng bị cạn kiệt, môi trường sẽ bị ô nhiễm, vốn bị thất thoát và các vấn đề tiêu cực khác của xã hội (mức độ phân hoá giàu nghèo…). *Liên hệ Việt Nam - Tình hình nhập khẩu công nghệ của Việt Nam: theo thống kê gần đây, 50% số máy móc công nghệ mà nước ta nhập khẩu trong những năm vừa qua thuộc loại lạc hậu, thậm chí có loại được sản xuất từ cuối những năm 20 của thế kỉ XX. - Toàn cầu hoá - sự hội nhập của Việt Nam vào nền kinh tế toàn cầu: Hội nhập là tất yếu: Việt Nam không thể đứng ngoài quá trình phát triểncủa toàn cầu hoá kinh tế. Hội nhập kinh tế quốc tế là sự liên kết vào nền kinh tế thị trường thế giới theo những nguyên tắc và cam kết cơ bản của WTO, được vận dụng thích hợp với các liên minh kinh tế khu vực. Hội nhập kinh tế quốc tế là một trong những định hướng cơ bản để Việt Nam thu hút ngoại lực nhằm thực hiện thành công chiến lược công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf17_2969.pdf