I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
-Biết được sự tương phản về trình độ phát triển KT - XH của các nhóm
nước: phát triển và đang phát triển; các nước công nghiệp mới (NICs).
-Trình bày được đặc điểm nổi bật của cuộc cách mạng khoa học và
công nghệ hiện đại.
-Trình bày được tác động của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ
hiện đại tới sự phát triển kinh tế: xuất hiện các ngành kinh tế mới, chuyển
dịch cơ cấu kinh tế, hình thành nền kinh tế tri thức.
2. Kĩ năng:
-Nhận xét được sự phân bố các nhóm nước trên Hình 1.
-Phân tích được bảng số liệu về KT - XH của từng nhóm nước.
11 trang |
Chia sẻ: lelinhqn | Lượt xem: 1454 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Giáo án địa lý lớp 9 bài :sự tương phản về trình độ phát triển kt-Xh của các nhóm nước. cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỰ TƯƠNG PHẢN VỀ TRÌNH ĐỘ PHÁT TRIỂN KT-XH CỦA
CÁC NHÓM NƯỚC. CUỘC CÁCH MẠNG KHOA HỌC
VÀ CÔNG NGHỆ HIỆN ĐẠI
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Biết được sự tương phản về trình độ phát triển KT - XH của các nhóm
nước: phát triển và đang phát triển; các nước công nghiệp mới (NICs).
- Trình bày được đặc điểm nổi bật của cuộc cách mạng khoa học và
công nghệ hiện đại.
- Trình bày được tác động của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ
hiện đại tới sự phát triển kinh tế: xuất hiện các ngành kinh tế mới, chuyển
dịch cơ cấu kinh tế, hình thành nền kinh tế tri thức.
2. Kĩ năng:
- Nhận xét được sự phân bố các nhóm nước trên Hình 1.
- Phân tích được bảng số liệu về KT - XH của từng nhóm nước.
3. Thái độ:
Xác định cho mình trách nhiệm học tập để thích ứng với cuộc cách
mạng khoa học và công nghệ hiện đại.
II. Thiết bị dạy học:
- Bản đồ các nước trên thế giới.
III. Trọng tâm bài:
- Sự tương phản về trình độ phát triển KT-XH của nhóm nước phát triển
và nhóm nước đang phát triển.
- Đặc trưng và tác động của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ
hiện đại đến nền KT-XH thế giới.
IV. Tiến trình dạy học:
- Mở bài:
Trên thế giới hiện có trên 200 nước và vùng lãnh thổ khác nhau.
Trong quá trình phát triển, các nước này đã phân chia thành hai nhóm nước:
phát triển và đang phát triển có sự tương phản rõ trình độ phát triển KT -
XH.
Bài học hôm nay chúng ta sẽ nghiên cứu về sự khác biệt đó, đồng thời
nghiên cứu về vai trò, ảnh hưởng của cuộc cách mạng khoa học và công
nghệ hiện đại đối với nền kinh tế - xã hội thế giới.
TG Hoạt động của thầy và trò Nội dung
HĐ 1. Cả lớp
Tìm hiểu về sự phân chia thành
I. Sự phân chia thành các nhóm
nước:
các nhóm nước.
? Hai nhóm nước này có đặc điểm
khác nhau như thế nào ?
? Quan sát Hình 1. nhận xét sự phân
bố các nước và vùng lãnh thổ trên
thế theo mức GDP/người.
=> GDP/người có sự chênh lệch
giữa các khu vực.
- Khu vực có mức GDP/người mức
cao: Bắc Mỹ, Tây Âu, Australia,
Nhật Bản
- Khu vực có mức GDP/người mức
khá: LB. Nga, một số nước Tây
Nam Á, Brazil, Argentina, Libya,
Nam Phi.
- Khu vực có mức GDP/người mức
thấp: Trung Phi, Trung Á, Nam Á,
Đông Nam Á.
Chuyển ý: sự khác biệt về trình độ
phát triển KT-XH của các nhóm
- Thế giới có hơn 200 quốc gia và vùng
lãnh thổ, được chia thành 2 nhóm
nước:
+ Nhóm nước phát triển: qui mô
GDP lớn, GDP/người cao, đầu tư ra
nước ngoài (FDI) nhiều và chỉ số phát
triển con người (HDI) cao. (các nước
Tây Âu, Bắc Mỹ, Nhật, Úc, Newzealand
và một số nước khác).
+ Nhóm nước đang phát triển: qui
mô GDP nhỏ, GDP/người thấp, nợ
nước ngoài nhiều và HDI thấp.
Trong các nước đang phát triển,
một số nước đã vươn lên trở thành các
nước và vùng lãnh thổ công nghiệp
mới (NICs) như: Hàn Quốc, Singapore,
Đài Loan…
nước như thế nào ? Chúng ta sẽ
nghiên cứu sang mục II.
HĐ 2. Cả lớp
Đặc điểm của các nhóm nước
theo trình tự SGK.
? Dựa vào Bảng 1.1 em hãy nhận
xét về GDP/ người của một số nước
thuộc nhóm nước phát triển và đang
phát triển.
=>Nêu được về sự chênh lệch về
GDP/ người của 2 nhóm nước.
? Dựa vào Bảng 1.2 nhận xét tỉ
trọng cơ cấu GDP của các nhóm
nước, khu vực nào lớn, khu vực nào
nhỏ ?
? Điều đó thể hiện trình độ phát
triển các ngành kinh tế như thế nào?
=>- Điều đó chứng tỏ các nước phát
II. Sự tương phẩn về trình độ phát
triển KT-XH của các nhóm nước:
1. GDP/người có sự chênh lệch lớn
giữa hai nhóm nước:
Các nước phát triển có GDP/người
cao gấp nhiều lần GDP/người của các
nước đang phát triển.
2. Cơ cấu GDP phân theo khu vực
kinh tế có sự khác biệt:
a. Các nước phát triển:
- Khu vực I chiếm tỉ lệ thấp (2%)
- Khu vực III chiếm tỉ lệ cao
(71%).
triển đã bước sang giai đoạn hậu
công nghiệp, trong cơ cấu thành
phần kinh tế, khu vực dịch vị chiếm
tỉ trọng lớn và ngày càng cao.
- Các nước đang phát triển, trình độ
phát triển còn thấp, nông nghiệp còn
đóng vai trò đáng kể trong nền kinh
tế.
? Sự khác biệt của các chỉ số xã hội
của các nhóm nước thể hiện như thế
nào?
=> Phân tích ở bảng tuổi thọ và chỉ
số HDI.
HDI là một thước đo tổng quát về
phát triển con người theo ba chỉ
tiêu:
+ Sức khỏe: một cuộc sống lâu
dài và khỏe mạnh, đo bằng tuổi thọ
trung bình.
b. Các nước đang phát triển:
- Khu vực I chiếm tỉ lệ còn tương
đối lớn (25%)
- Khu vực III mới đạt 431% (dưới
50%)
3. Các nhóm nước có sự khác biệt
về các chỉ số xã hội:
Các nước phát triển cao hơn các
nước đang phát triển về:
+ Tri thức: được đo bằng tỉ lệ
số người lớn biết chữ và tỉ lệ nhập
học các cấp giáo dục.
+ Thu nhập: mức sống đo bằng
GDP/người.
*Nguồn LHQ 2003: chỉ số HDI của
một số nước: 1. Nauy 0,963, 2.
Ireland 0,956, 3. Australia 0,955, 4.
Luxembourg 0,949, 5. Canada
0,949, 6. Thụy Điển 0,949,
7. Thụy Sĩ 0,947…Việt Nam: 109.
177. Sierra leone, 178. Niger
Chuyển ý: Trong quá trình phát
triển, nhân loại đã chứng kiến sự
ứng dụng của các thành tựu khoa
học kĩ thuật trong sản xuất và cuộc
sống, tạo ra bước nhảy vọt rất quan
trọng.
a. Tuổi thọ trung bình:
76 so với 65 tuổi (2005)
b. Chỉ số HDI:
0.855 với 0.694 (2003)
HĐ 3. Cả lớp
Tìm hiểu tác động và ảnh hưởng
III. Cuộc cách mạng khoa học và
của cuộc cách mạng khoa học và
công nghệ hiện đại
? Cuộc cách mạng khoa học và công
nghệ hiện đại diễn ra khi nào và có
đặc trưng nổi bật gì ?
- Đây là các công nghệ dựa vào
những thành tựu khoa học mới nhất
với hàm lượng tri thức cao nhất.
? Nêu một số thành tựu do 4 công
nghệ trụ cột tạo ra trong nền kinh tế
thế giới hiện nay ?
=> Xem phụ lục.
? Cuộc cách mạng khoa học và công
nghệ hiện đại có ảnh hưởng như thế
nào đến nền kinh tế thế giới?
- Kinh tế thế giới chuyển dần từ nền
kinh tế công nghiệp sang một loại
công nghệ hiện đại:
1. Thời điểm xuất hiện và đặc trưng:
Cuối thế kỉ XX đầu thế kỉ XXI (cho
đến nay).
*Đặc trưng:
- Xuất hiện, bùng nổ công nghệ cao.
- Bốn công nghệ trụ cột là: công
nghệ sinh học, công nghệ vật liệu, công
nghệ năng lượng, công nghệ thông tin.
2. Ảnh hưởng:
- Xuất hiện nhiều ngành mới nhất
là trong lĩnh vực công nghệ và dịch vụ,
tạo ra những bước chuyển dịch cơ cấu
kinh tế mạnh mẽ.
hình kinh tế mới dựa trên tri thức, kĩ
thuật và công nghệ cao, gọi là nền
kinh tế tri thức.
? Kể tên một số ngành dịch vụ cần
đến nhiều tri thức.
=> Bảo hiểm, thiết kế, giám sát…
- Xuất hiện nền kinh tế tri thức.
IV. Đánh giá:
1. Trình bày những đặc điểm tương phản về trình độ phát triển KT-XH
của nhóm nước phát triển và đang phát triển.
V. Hoạt động nối tiếp:
Xem trước bài 2. Sưu tầm tài liệu, tranh ảnh về xu hướng toàn cầu
hóa, khu vực hóa kinh tế.
VI. Phụ lục:
1. Công nghệ sinh học: tạo ra những giống mới, tạo ra những bước tiến
quan trọng trong chuẩn đoán và điều trị bệnh. Nhân bản vô tính ở động vật
cao cấp gần giống như việc chiết cây trong trồng trọt.
- Ích lợi của nhân bản vô tính động vật cao cấp là rất to lớn. ngoài ý
nghĩa kinh tế, nó còn có ý nghĩa khoa học, môi trường trong việc khôi phục
lại các loài đã bị tuyệt chủng. Người ta hy vọng các tế bào còn sót lại của voi
Mamut, bò Bison, hổ Taxmania …có thể cho ra đời các cá thế, khôi phục lại
các loài này.
- Nhân bản vô tính cũng đặt con người trước nhiều thách thức. Người
ta lo rằng việc nhân bản vô tính mà được vận dụng cho con người sẽ gây ra
những đảo lộn về đạo đức truyền thống, các quan hệ xã hội và rất có thể bị
lợi dụng vào những mục tiêu đen tối làm tổn thương đến sự tồn vong của
loài người.
2. Công nghệ vật liệu:
Tạo ra những vật liệu chuyên dụng mới như: vật liệu composit, vật liệu
siêu dẫn…kính kim loại: thủy tinh làm từ silicát có đặc điểm là giòn và
không chịu được một số loại axit. Nhằm khắc phục tình trạng này, người ta
đã nghiên cứu ra loại thủy tinh kim loại. Thủy tinh kim loại cũng trong suốt.
Chúng cứng hơn thép gấp nhiều lần nhưng lại không giòn nên có thể dát
mỏng hay kéo dài. Thủy tinh kim loại còn có đặc tính khác là trơ trước các
loại axit.
3. Công nghệ năng lượng:
Năng lượng hạt nhân, năng lương mặt trời, năng lượng gió, năng lượng
sinh học…
4. Công nghệ thông tin:
Hướng vào nghiên cứu sử dụng các vi mạch, chip điện tử có tốc độ
cao, kĩ thuật số hóa, công nghệ lade…
5. Giá trị sáng tạo trong nền kinh tế tri thức:
- Nền kinh tế tri thức là nền kinh tế mà tri thức đóng vai trò chủ đạo. Vì
thế không phải là tài nguyên tự nhiên, không phải là cơ bắp mà chính sự
sáng tạo của con người sẽ đóng vai trò chính tạo ra của cải.
Ví dụ: ngành công nghiệp phần mềm hiện nay là một trong những
ngành đi đầu trong việc tạo ra của cải mà giá trị của nó là những suy nghĩ,
những tri thức mới; Từ một cái máy cắt cỏ, một người nông dân Việt Nam
suy nghĩ và cải tạo nó thành máy cắt lúa nên giá trị của nó tăng lên rất nhiều.
Chủ tịch nước quyết định tặng người nông dân này 100 triệu đồng; Một
“thần đèn” ở nước ta, chỉ bằng sáng tạo của mình, tạo ra công nghệ di dời
nhà cửa có tầm cỡ và tiếng vang vượt ra ngoài biên giới.
- Tính trung bình cứ 2 giây trên thế giới có một phát minh mới.
--------------------
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 20_8888.pdf