I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
-Biết được tiềm năng phát triển kinh tế của khu vực Tây Nam Á và
Trung Á.
-Trình bày được một số vấn đề KT -XH của khu vực Tây Nam Á và
Trung Á.
2. Kĩ năng:
-Phân tích được bảng số liệu, bản đồ, lược đồ, thông tin thời sự quốc tế
để nhận biết các vấn đề của khu vực Tây Nam Á và Trung Á.
3. Thái độ:
Chia sẻ những khó khăn mà người dân Palestine đang gặp phải, lên án
dùng bạolực để giải quyết tranh chấp ở khu vực.
10 trang |
Chia sẻ: lelinhqn | Lượt xem: 1497 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Giáo án địa lý lớp 9 Bài :MỘT SỐ VẤN ĐỀ CỦA KHU VỰC TÂY NAM Á VÀ TRUNG Á, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỘT SỐ VẤN ĐỀ CỦA CHÂU LỤC VÀ KHU VỰC
Tiết 3. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CỦA KHU VỰC TÂY NAM Á VÀ TRUNG Á
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Biết được tiềm năng phát triển kinh tế của khu vực Tây Nam Á và
Trung Á.
- Trình bày được một số vấn đề KT - XH của khu vực Tây Nam Á và
Trung Á.
2. Kĩ năng:
- Phân tích được bảng số liệu, bản đồ, lược đồ, thông tin thời sự quốc tế
để nhận biết các vấn đề của khu vực Tây Nam Á và Trung Á.
3. Thái độ:
Chia sẻ những khó khăn mà người dân Palestine đang gặp phải, lên án
dùng bạo lực để giải quyết tranh chấp ở khu vực.
II. Thiết bị dạy học:
- Bản đồ hành chính, tự nhiên châu Á
- Bản đồ Kinh tế chung khu vực Tây Nam Á.
III. Trọng tâm bài:
Một số vấn đề của khu vực Tây Nam Á và Trung Á.
IV. Tiến trình dạy học:
- Kiểm tra bài cũ: những nguyên nhân nào làm cho các nước Mĩ La Tinh
phát triển không ổn định ?
- Mở bài: hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu sang khu vực được xem là một
trong những cái nôi của nền văn minh loài người “Lưỡng hà”, có truyền
thuyết “Một nghìn lẻ một đêm”; khu vực rất giàu có về dầu khí, địa hình
phần lớn là đồi núi, khu vực thường xuất hiện trên các bản tin thời sự.
TG Hoạt động của thầy và trò Nội dung
HĐ 1. Cả lớp
Tìm đặc điểm của khu vực
Tây Nam Á và Trung Á
? Quan sát hình 5.5 và nội dung
SGK nêu một số điểm khái quát về
Tây Nam Á.
=>Các nước có diện tích lớn nhất là
Arabia Saudi 2.2 triệu km2, Iran 1.6,
Turkey 0.77. … Lebanon 10.7
I. Đặc điểm của khu vực Tây Nam Á
và Trung Á:
1. Tây Nam Á:
- Diện tích khoảng 7 triệu km2, số
dân: 313 triệu người (2005).
nghìn km2, Kuwait 18 nghìn km2
? Vì sao nói Tây Nam Á có vị trí
chiến lược đặc biệt quan trọng ?
=> Tiếp giáp 5 biển, vịnh, giáp
nhiều khu vực lớn (Trung Á, Nam Á,
châu Phi) là ngã 3 giữa 3 châu lục.
? Dựa vào bản đồ tự nhiên châu Á
và Hình 5.4 hãy cho biết vị trí địa lí
có ảnh hưởng gì đến khí hậu và
cảnh quan của khu vực Tây Nam Á
?
=> Nằm ở vĩ độ từ 12- 42030’B, có
đường chí tuyến đi qau gần giữa
khu vực bán đảo A-rập, khu vực
chịu ảnh hưởng của khối khí chí
tuyến khô nóng.
- Tây Nam Á nằm kẹp giữa lục địa
Phi và lục địa Á- Âu khổng lồ.
- Địa hình có nhiều núi cao bao bọc
- Vị trí: Tây Nam Á có vị trí chiến
lược quan trọng, tiếp giáp 3 châu lục.
- Khí hậu khô nóng, nhiều núi, cao
nguyên, hoang mạc.
- Có nhiều dầu mỏ, chiếm hơn 50%
trữ lượng dầu mỏ thế giới.
- Có 20 quốc gia và vùng lãnh thổ,
xung quanh.
- GV: dầu mỏ tập trung chủ yếu ở
quanh Vịnh Pecxich; với tài nguyên
quan trọng này, TNA càng nổi bật
vị trí chiến lược trên trường quốc tế.
? Quan sát hình 5.7 và nội dung
SGK nêu một số điểm khái quát về
Trung Á.
- Mật độ dân số thấp 10.9
người/km2
- GV xác định trên BĐ vị trí các
quốc gia của khu vực Trung Á.
? Kể tên các khoáng sản nổi bật
trong khu vực.
? Vì sao nói nơi đây là nơi chịu ảnh
hưởng của văn hóa phương Đông và
phương Tây ?
có nền văn minh cổ đại sớm phát triển.
- Là cái nôi của nền văn minh cổ
đại, nơi có cấu trúc tôn giáo phức tạp
với đa số dân theo đạo Hồi.
2. Trung Á:
- Diện tích gần 5.6 triệu km2, 61.3
triệu người (2005)
- Nằm ở trung tâm lục địa Á –Âu
- Khí hậu lục địa sâu sắc.
- Là khu vực giàu tài nguyên
khoáng sản và các đồng cỏ (thảo
nguyên).
- Đa số dân cư các nước theo đạo
Hồi (trừ Mông Cổ).
- Khu vực chịu ảnh hưởng nhiều từ
LB. Nga.
Chuyển ý: khu vực Tây Nam Á và
Trung Á hiện nay nổi bật lên những
vấn đề gì chúng ta sẽ nghiên cứu
sang mục II.
HĐ 2. Cả lớp
Tìm hiểu một số vấn đề của khu
vực Tây Nam Á và khu vực Trung Á.
Nói đến TNA và Trung Á,
người ta thường nghỉ đến một khu
vực có nguồn tài nguyên dầu mỏ
phong phú.
? Dựa vào hình 5.8 em có nhận xét
gì về lượng dầu khai thác và lượng
dầu tiêu dùng của 2 khu vực trên so
với các khu vực khác trên TG.
- GV: hướng dẫn cách tính mức
chênh lệch giữa sản lượng dầu thô
khai thác và tiêu dùng ở từng khu
vực: lượng dầu thô khai thác/lượng
II. Một số vấn đề của khu vực Tây
Nam Á và Trung Á:
1. Vai trò cung cấp dầu mỏ.
- Tây Nam Á có sản lượng
khai thác dầu lớn nhất thế giới.
- Là khu vực xuất khẩu nhiều
dầu nhất thế giới.
- Dầu mỏ là nguyên nhân gay
ra tình hình phức tạp ở khu vực này
trong mấy thập kỉ qua.
dầu thô tiêu dùng (TNA: 3.5 lần,
Trung Á: 2.3 lần, Đông Âu: 1.8 lần)
TNA lượng dầu dư ra hàng ngày
15.239,4 thùng = 1.8 lần sản lượng
khai thác ở Đông Âu
- GV: toàn thế giới mỗi năm khai
thác hơn 3 tỉ tấn dầu; riêng TNA
trên 1 tỉ tấn (1/3 sản lượng TG).
- 1 thùng dầu = 138kg = 159lít.
? Qua các phương tiện thông tin, em
biết gì về tình hình an ninh chính trị
của 2 khu vực trên.
=>Do vị trí chiến lược quan trọng,
tài nguyên thiên nhiên giàu có từ lâu
đã bị các đế quốc phương Tây nhòm
ngó, âm mưu thôn tính. Tìm cách
kích động, khoét sâu những >< để
lợi dụng.
? Hãy nêu những cuộc chiến tranh
trong khu vực đã từng diễn ra.
=>Israel - Palestin, Israel - Syria,
Israel - Ai Cập, Iran - Iraq, Iraq-
Kuwait…
- Điển hình nhất là >< giữa Israel –
Palestin.
? Các vấn đề của khu vực nên được
bắt đầu giải quyết từ đâu ? Vì sao ?
=> Cần chấm dứt bạo lực, đối thoại,
thúc đẩy tiến trình hòa bình.
Chống khủng bố, tạo ra sự ổn
định an ninh để có điều kiện phát
triển kinh tế. Là vấn đề then chốt
nâng cao đời sống cho các dân tộc
trong khu vực.
2. Xung đột sắc tộc, tôn gióa và
nạn khủng bố:
- Là nơi thường xuyên xảy ra
xung đột sắc tộc, tôn giáo và nạn khủng
bố
- Nguyên nhân: bắt nguồn từ mâu
thuẩn >< sắc tộc, tôn giáo trong từng
nước, >< về quyền lợi giữa các nước
trong khu vực và sự can thiệp của các
thế lực bên ngoài.
- Hậu quả: gây mất ổn định khu
vực, gia tăng tình trạng đói nghèo.
IV. Đánh giá:
1. Trình bày một số đặc điểm chính về vị trí, tự nhiên của khu vực Tây
Nam Á và Trung Á (xác định trên bản đồ).
V. Hoạt động nối tiếp:
Học bài từ bài 1-5 và các câu hỏi ôn tập tiết sau Kiểm tra 1 tiết.
VI. Phụ lục:
- Trữ lượng dầu lớn nhiều mỏ dầu lớn, nằm gần cảng, hàm lượng
cacbon, lưu huỳnh trong dầu thô thấp, giá nhân công rẻ, lợi nhuận cao.
- Có thể nói đây là khu vực không mấy khi có hòa bình, TNA vẫn là
điểm nóng của thế giới.
1. Tây Nam Á, cái nôi văn hóa:
- Tây Nam Á là quê hương của ba tôn giáo: đạo Do Thái, đạo Cơ Đốc
và đạo Hồi. Đây là ba tôn giáo chi phối, dẫn dắt đời sống tinh thần của
khoảng ½ dân số thế giới.
- Tây Nam Á là nơi có nhiều công trình kiến trúc cổ: vườn treo
Babolon, các nhà thờ Hồi giáo…
- Là nơi để lại nhiều tác phẩm văn học nghệ thuật, tư tưởng: các bộ
kinh đạo Hồi, Do Thái, Cơ Đốc là những tác phẩm có ý nghĩa triết học, tư
tưởng vĩ đại. Đồng thời chúng cũng có giá trị văn học lớn lao. Hàng trăm
câu chuyện trong “nghìn lẻ một đêm” là tác phẩm văn học sống mãi với thời
gian. Nó trở nên gần gũi với hàng tỉ con người trên thế giới và đặc biệt có
vai trò dẫn dắt tuổi thơ vào thế giới của sự tưởng tượng.
2. Các điểm nóng ở Tây Nam Á và Trung Á:
- Vấn đề Iraq là tổ hợp của rất nhiều ><:
Trong đó nổi bật là >< với các lực lượng
bên ngoài. Sau vụ án Sadam Hutxen, >< giữa người Shiai đa số và người
Sunni thiểu số càng trở nên nóng bỏng. >< này lại được quân đội Mỹ khoét
sâu thêm bằng các hành động kiểu như xây bức tường ngăn giữa khu cư trú
của hai cộng đồng người Shiai và người Sunni. Lực lượng Hồi giáo cực
đoan cũng chọn Iraq làm chiến trường chống Mỹ của họ. Vì thế Iraq đã trở
thành điểm nóng số 1 của khu vực.
- Apganixtan: suốt từ năm 2001 đến nay, hàng chục nghìn lính Mỹ ngày
đêm lùng sục, nước Mỹ mất hàng trăm tỉ $, hàng nghìn mạng sống nhưng
tình hình có vẻ ngày càng bất lợi hơn.
Ngoài ra, còn một số điểmnóng khác nữa. Đáng chú ý chính là các trung
tâm tôn giáo, các điểm hành hương của các tín đồ như: Mecca hay
Giezusalem cũng là những điểm nóng bởi vì trong một khu vực phức tạp
những nơi tập trung đông người, những nơi linh thiêng cũng rất được các lực
lượng cực đoan chú ý. Chúng thường chọn những địa điểm này làm mục tiêu
tấn công để tạo tiếng vang.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 14_6644.pdf