Giáo án điạ lý lớp 8-: Việt Nam - đất nước, con người

I. Mục tiêu bài học:

1. Kiến thức: giúp cho HS:

- Nắm được vị thế của Việt Nam trong khu vực Đông Nam Á và toàn thế giới.

- Hiểu được một cách khái quát hoàn cảnh kinh tế - chính trị của nước ta.

2. kĩ năng:

-Biết được nội dung, phương pháp chung học tập địa lí Việt Nam.

3. Thái độ tình cảm: “Việt Nam là 1 quôc gia độc lập, co chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lảnh thổ bao gồm phần đất liền, các hải đảo, vùng biển và vùng trời ”. Từ nhận thức đó học sinh nâng cao lòng yêu nước, có ý thức hơn trong học tập để xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam.

 

doc7 trang | Chia sẻ: lelinhqn | Lượt xem: 1509 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Giáo án điạ lý lớp 8-: Việt Nam - đất nước, con người, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN HAI: ĐỊA LÍ VIỆT NAM BÀI 22: VIỆT NAM - ĐẤT NƯỚC, CON NGƯỜI Mục tiêu bài học: Kiến thức: giúp cho HS: - Nắm được vị thế của Việt Nam trong khu vực Đông Nam Á và toàn thế giới. - Hiểu được một cách khái quát hoàn cảnh kinh tế - chính trị của nước ta. kĩ năng: -Biết được nội dung, phương pháp chung học tập địa lí Việt Nam. Thái độ tình cảm: “Việt Nam là 1 quôc gia độc lập, co chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lảnh thổ bao gồm phần đất liền, các hải đảo, vùng biển và vùng trời ”. Từ nhận thức đó học sinh nâng cao lòng yêu nước, có ý thức hơn trong học tập để xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam. chuẩn bị của thầy và trò: -Bản đồ các nước trên thế giới. -Bản đồ khu vực Đông Nam Á. IV.Tiến trình bài dạy: HOẠT ĐỘNG GV & HS TG NỘI DUNG CHÍNH * Hoạt động 1: thảo luận lớp. ? Quan sát h17.1 trang 58 cho biết, Việt Nam gắn liền với châu lục nào, Đại Dương nào? ( Việt Nam gắn liền với châu Á và Thái Bình Dương ) ? Việt Nam có biên giới chung trên đất liền và trên biển với những quốc gia nào? (trên đất liền: Trung quốc, Lào, Campuchia) (trên biển: Thái Lan, Malaixia, Philippin) ? Hãy tìm ví dụ để chứng minh Việt Nam có đầy đủ các đặc điểm tự nhiên, văn hóa, lịch sử của Đông Nam Á? (về tự nhiên: tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm) (về lịch sử: Việt Nam là lá cờ đầu trong khu vực chống thực dân Pháp, phát xít Nhật và đế quốc Mĩ, giành độc lập dân tộc) (về văn hóa: Việt Nam có nền văn minh lúa nước, tôn giáo, nghệ thuật, kiến trúc và ngôn ngữ gắn bó với các nước khu vực) ? Việt Nam gia nhập ASEAN vào ngày, tháng năm nào? (Việt Nam gia nhập ASEAN vào ngày 25 tháng 7 năm 1995) * Hoạt động 2: ? Nhận xét về sự chuyển đổi cơ cấu kinh tế nước ta qua bảng 22.1? (tỉ trọng nông nghiệp giảm, công nghiệp và dịch vụ tăng) ? Các em hãy cho biết một số thành tựu nổi bậc của nền kinh tế - xã hội nước ta trong thời gian qua? (công cuộc đổi mới được triển khai từ năm 1986 đến nay đạt được những thành tựu to lớn và toàn diện như: GDP hằng năm tăng 7%, từ nước thiếu lương thực đến nay là 1 trong 3 nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới: Thái Lan, Việt Nam, Hoa Kì. Mỗi năm xuất khẩu từ 3 – 4 triệu tấn gạo) (nhiều khu công nghiệp mới, khu chế xuất, khu công nghiệp kĩ thuật cao được đi vào xây dựng và hoạt động như: dàn khoan dầu khí; dịch vụ phát triển nhanh, ngày càng đa dạng phục vụ đời sống) ? Quê hương em có nhựng đổi mới, tiến bộ gì? (gợi ý trước đây không, mà giờ đây có: đời sống nhân dân, nhà máy chế biến, khu công nghiệp, đườn xá, điện …) ? Theo các em, ai là người đưa nước ta trở thành nước công nghiệp? (đó chính là các em; Bác dạy: non sông Việt Nam có sánh vai với các cường quốc 5 chau hay không đó chính là nhờ công học tập của các em) * Hoạt đông 3: ? Để học tốt môn địa lí Việt Nam các em cân phải làm gì? (trả lời đoạn cuối SGK trang 80) 15’ 15’ 5’ 1.Việt Nam trên bản đồ thế giới: -Đất nước Việt Nam gồm đất liền, các hải đảo, vùng biển và vùng trời. Vào ngày 25 tháng 7 năm 1995 Việt Nam trở thành thành viên thứ 7 của ASEAN. 2.Việt Nam trên con đường xây dựng và phát triển: -Dưới sự lảnh đạo sáng suốt của Đảng cộng sản Việt Nam, đất nước ta đang có những đổi mới to lớn và sâu sắc. Vượt qua những khó khăn do chiến tranh để lại và nề nếp sản xuất cũ kém hiệu quả, nhân dân ta đang tích cực xây dựng nền kinh tế - xã hội theo con đường kinh tế thị trường, định hưỡng xã hội chủ nghĩa, phấn đấu đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp hiện đại. 3.Học địa lí Việt Nam như thế nào? -Ngoài việc đọc kĩ, hiểu và làm tốt các bài tập trong SGK, các em cần làm giàu thêm vốn hiểu biết của mình bằng cách: sưu tầm tư liệu, khảo sát thực tế, s inh hoạt tập thể ngoài trời, đi du lịch … làm cho bài học địa lí trở nên thiết thực, hấp dẫn. 4.Củng cố: (4ph) Câu hỏi 1: Nêu mục tiêu tổng quát của chiến lược 10 năm 2001 – 20010 của nước ta là gì? Câu hỏi 2: Hãy chứng minh Việt Nam có đầy đủ các đặc điểm tự nhiên, văn hóa, lịch sử của Đông Nam Á? 5.Dặn dò: (1ph) -Về nhà học bài này, làm bài tập 2 & 3 trang 80 và chuẩn bị trước bài 23.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc16_dia_ly_lop_8_bai_22_1245.doc
Tài liệu liên quan