I. MỤC TIÊU : giúp HS:
- Bề mặt trái đất vô cùng phong phú với các dãy núi cao, sơn nguyên đồ sộ, xen nhiều đồng bằng, bồn
địa rộng lớn.
- Những tác động đồng thời hoặc xen kẽ của nội lực, ngoại lực đã tạo nên sự đa dạng, phong phú đó.
6 trang |
Chia sẻ: lelinhqn | Lượt xem: 1360 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Giáo án địa lý lớp 8 -Tổng kết địa lí tự nhiên & địa lí các châu lục, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG XII:
TỔNG KẾT ĐỊA LÍ TỰ NHIÊN & ĐỊA LÍ CÁC CHÂU LỤC
BÀI 19
ĐỊA HÌNH VỚI TÁC ĐỘNG CỦA NỘI, NGOẠI LỰC
MỤC TIÊU : giúp HS:
- Bề mặt trái đất vô cùng phong phú với các dãy núi cao, sơn nguyên đồ sộ, xen nhiều đồng bằng, bồn
địa rộng lớn.
- Những tác động đồng thời hoặc xen kẽ của nội lực, ngoại lực đã tạo nên sự đa dạng, phong phú đó.
CHUẨN BỊ :- Bản đồ tự nhiên thế giới có kí hiệu các khu vực động đất, núi lửa.
-Bản đồ các địa mảng trên thế giới.
IV. TIẾN TRÌNH DẠY VÀ H ỌC
Ổn định lớp: (1ph) Báo cáo sĩ số và nhận xét trực nhật.
Kiểm tra bài cũ: (4ph)
Bài mới: (35ph)
- Giới thiệu: nội lực và ngoại lực xảy ra đồng thời hoặc xen kẽ nhau và tạo nên các hình dạng vô cùng phong phú của bề mặt Trái Đất, các hiện tượng ấy các em sẽ được học qua bài này.
Hoạt động của GV v à HS
TG
Nội dung chính
Hoạt động 1: nhóm
- Quan sát hinh 19.1 cho biết:
* Nhóm 1: đọc tên và nêu vị trí của các dãy núi ở các châu lục?
(Mĩ: Coocđie, Anđét, Apalat; Phi: At-lat, Đrêkenbec; Âu: Xcăndinavi, Anpơ; Á: Uran, Capca, Hinđucuc, Thiên Sơn, Antai, Xai-an, Himalaya, Côn Luân; Đại dương: dãy đông Ôxtrâylia)
* Nhóm 2: đọc tên và nêu vị trí các sơn nguyên ở các châu ?
(Mĩ: sn Braxin; Phi: sn Êtiôpia, Đông Phi; Âu không có; Á: sn Aráp, Iran, Đêcan, Tây tạng, trung Xibia; Đại Dương: sn tây Ôxtrâylia)
* Nhóm 3 : đọc tên và nêu vị trí các đồng bằng lớn ở các châu?
(Mĩ: đb trung tâm, Amazôn, La Plata; Phi: đb Công gô;
Âu: đb đông Âu; Á: đb tây Xibia, Hoa Bắc, Mê Kông, Ấn -Hằng; Đại Dương: đb trung Tâm)
* Nhóm 4: ở những nơi nào có núi lửa?
( bờ tây của châu Mĩ, bờ đông của châu Á tạo nên vòng đai lửa Thái Bình Dương và khu vực Địa Trung Hải)
?Quan sát h19.1 và 19.2, cho biết các dãy núi cao, núi lửa của thế giới xuất hiện ở vị tría nào của các mảng kiến tạo?
(núi cao và núi lửa đều xuất hiện ở nơi chồng lấn (chờm) lên nhau hoặc tách xa nhau của các địa mảng)
? Giải thích sự hình thành núi lửa?
(do các lớp bên trong của vỏ trái đất không ổn định nên vật chất bên trong trào ra tạo thành dung nham chảy trên bề mặt đất)
? Nội lực còn tạo ra hiện tượng gì? Nêu một số ảnh hưởng của chúng tới đời sống con người?
(nội lực tạo còn tạo nên hiện tượng động đất với sự nâng lên và hạ xuống của vỏ trái đất; gây chết người và làm thiệt hại tài sản)
-Gần đây có động đất ở: Iran, Ấn Độ, Thổ Nhĩ Kì, Nhật Bản và cả ở miền Bắc Việt Nam.
Hoạt động 2 :
? Quan sát các ảnh a,b,c,d mô tả hình dạng địa hình trong ảnh và cho biết chúng được hình thành do tác động nào của ngoại lực?
-Nhóm 1 : ảnh a: hình ảnh khối đá bị bào mòn, đục thủng thành hình vòm cong, một bên gắn với núi đá ven biển, một bên có chân chống ở mép nước, xung quanh là biển. Do gió và nước biển bào mòn, phần mềm bị bóc đi, phần đá cứng còn lại tạo thành hình vòm cong.
-Nhóm 2 ảnh b: là khối đá có chân nhỏ và mũ đá lớn hơn trông như cây nấm, hình dạng tương đối gồ ghề. Nguyên nhân là trước đây là một quả núi hoặc khối đá lớn, do thay đổi nhiệt độ, do gió, mưa các lớp đất đá bên ngoài bị vỡ vụn dần, còn lại khối đá cứng bên trong, phía dưới do tác động của gió mang theo cát nên sức bào mòn mạnh hơn làm cho phần dưới nhỏ đi, tạo thành chân nấm.
-Nhóm 3 ảnh c: là cánh đồng lúa bằng phẳng, xanh tốt, phía xa là làng mạc. Nguyên nhân xưa kia là vùng trũng hoặc vùng biển nông phù sa sông bồi đắp tạo nên đồng bằng và đã được khai phá để trồng lúa gạo.
-Nhóm 4 ảnh d: có các ngọn núi lô nhô, sườn dốc, thung lũng với dòng sông uốn lượn quanh chân núi. Nguyên nhân dòng sông chảy bào mòn và cuốn theo đất đá làm cho thung lũng ngày càng mở rộng.
? Xem hình 17.1 hãy tìm thêm 3 ví dụ cho mỗi dạng địa hình do ngoại lực?
(sóng đánh vỡ bờ, nước xẻ núi, bào mòn)
-Sự tác động không ngừng của nội lực, ngoại lực, các hiện tượng địa chất, địa lí qua thời gian rất dài để có được cảnh quan ta thấy được hiện giờ.
35’
1.Tác động của nội lực và ngọai lực lên bệ mặt của trái đất:
-Mọi địa điểm trên bề mặt trái đất đều chịu sự tác động thường xuyên, liên tục của nội lực và ngoại lực.
-Sự thay đổi bề mặt đất đã diễn ra trong suốt quá trình hình thành & tồn tại của trái đất.
-Ngày nay bề mặt đất vẫn tiếp tục thay đổi.
Cũng cố: (4ph)
Câu hỏi 1: Ở địa phương em có những dạng địa hình nào? Chịu tác động của các loại ngoại lực nào?
Câu hỏi 2: Những núi lửa và núi cao thường xuyên xuất hiện ở các mảng kiến tạo nào?
Dặn dò: (1ph)
-Về nhà học bài này, làm bài tập 2 và 2 trang 69, chuẩn bị trước bài 20.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 16_dia_ly_lop_8_bai_19_6794.doc