I – Mục tiêu:
1) Kiến thức: Học sinh cần có những hiểu biết căn bản về :
_ Dân số và tháp tuổi.
_ Dân số là nguồn lao động của một địa phương.
_ Tình hình và nguyên nhân của sự gia tăng dân số.
_ Hậu quả của sự gia tăng dân số ở các nước đang phát triển.
2) Kỹ năng:
_ Hiểu và nhận biết được sự gia tăng dân số và bùng nổ dân số
qua các biểu đồ dân số.
_ Rèn kỹ năng đọc và khai thác thông tin từ các biểu đồ dân số
và tháp tuổi.
6 trang |
Chia sẻ: lelinhqn | Lượt xem: 1288 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Giáo án địa lý lớp 7 - Bài: Dân Số, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
DÂN SỐ
I – Mục tiêu :
1) Kiến thức : Học sinh cần có những hiểu biết căn bản về :
_ Dân số và tháp tuổi.
_ Dân số là nguồn lao động của một địa phương.
_ Tình hình và nguyên nhân của sự gia tăng dân số.
_ Hậu quả của sự gia tăng dân số ở các nước đang phát triển.
2) Kỹ năng :
_ Hiểu và nhận biết được sự gia tăng dân số và bùng nổ dân số
qua các biểu đồ dân số.
_ Rèn kỹ năng đọc và khai thác thông tin từ các biểu đồ dân số
và tháp tuổi.
3) Thái độ :
Thấy được tầm quan trọng của sự gia tăng dân số đối với sự
phát triển kinh tế – xã hội của một đất nước.
II – Đồ dùng dạy học :
_ Tháp tuổi hình 1.1 phóng to.
_ Biểu đồ gia tăng dân số Thế Giới từ đầu công nguyên đến năm
2050 hình 1.2.
_ Biểu đồ hình 1.3 và hình 1.4 .
III – Phương pháp : chia nhóm , vấn đáp ,trực quan, thảo luận
nhóm, diễn giảng.
IV – Các bước lên lớp :
1) Ổn định.
2) Dặn dò : qui định về tập vở và bộ môn .
3) Giảng :
Họat động 1 : DÂN SỐ VÀ NGUỒN LAO ĐỘNG
Họat động dạy và học Ghi bảng
GV : cho HS đọc khái niệm dân số cuối trang, đọc SGK
đoạn kênh chữ từ “kết quả điều tra … lao động của một địa
phương”.
Nơi theo tổng điều tra dân số TG năm 2000 thì DS TG
khỏang 6 -7 tỉ người.
? Dựa vào kiến thức SGK : hãy cho biết kết quả điều tra
I - Dân số v
nguồn lao động :
_ Các cuộc điều tra
dân số cho biết
tình hình dân số,
nguồn lao động
dân số có tác dụng gì ?
HS trả lời
GV chốt ý : cuộc điều tra dân số cho biết tình hình dân số
và nguồn lao động của 1 địa phương, 1 nước.
Ghi bảng HS lập lại theo nội dung SGK / 5.
GV khẳng định : DS là nguồn lao động quí báu cho sự phát
triển KT-XH của 1 địa phương ,và DS được biểu hiện cụ
thể bằng 1 tháp tuổi (tháp DS) ghi bảng và treo tranh
1.1 / SGK /4 và đánh số thư’ tự 1,2,3,4 trên hình 1.1
? Dựa vào kênh hình 1.1 SGK /4 hãy cho biết tên, vị trí
mang số 1,2,3,4 trên 2 tháp tuổi .
GV bổ sung : 1 : độ tuổi cột dọc
2 : Nam trái
3 : Nữ phải
4 : số dân (triệu người ) chiều ngang
Và số lượng người trong các độ tuởi từ 0-4 đến 100 tuổi
luôn được biểu diễn bằng một băng dài hình chữ nhật.
? Tháp tuổi được chia thành mấy màu ? ý nghĩa của các
..… của một địa
phương một nước.
_ Dân số được
biểu hiện cụ thể
bằng một tháp
tuổi.
màu nêu cụ thể.
HS: 3 màu , mỗi màu có độ tuổi khác nhau :
Đáy tháp (xanh lá) : 0 -14 t : nhóm tuổi < tuổi LĐ
Thân (xanh dương) : 15 -59 t : nhóm trong tuổi LĐ
Đỉnh (cam) : 60-100t : nhóm > tuổi LĐ
? Các em thuộc nhóm tuổi nào (dưới tuổi LĐ)
GV : gọi HS đọc câu hỏi SGK /13, và chia nhóm.
N1: trong tổng số các em từ khi mới sinh ra đến 4tuổi
100t ở tháp A ước tính bao nhiêu bé trai và gái ?
Tháp A Nam Nữ
0-4t khỏang 5,5 tr 5,5tr
5-9t 4,5tr 4,8tr
N2 : Tương tự ở tháp B
Tháp B Nam Nữ
0-4t khoảng 4,3tr 4,8tr
5-9t 5,1tr 4,4tr
N3 : Hình dạng 2 tháp tuổi khác nhau như thế nào ?
A : Tháp có đáy rộng, thân thon dần về đỉnh tháp có
dân số trẻ.
B : Tháp có dáy thu hẹp lại, thân tháp rộng phình ra
tháp có dân số già.
N4 : tháp tuổi có hình dạng như thế nào thì tỉ lệ người
trong độ tuổi LĐ cao (tháp có đáy thu hẹp lại, thân tháp
phình rộng ra)
HS làm việc theo từng nhóm và cử đại diện từng nhóm trả
lời.
? Như vậy tháp tuổi giúp cho ta hiểu được đặc điểm gì của
DS ?
HS dựa vào SGK trả lời.
GV : tháp tuổi là biểu hiện cụ thể về DS của 1 địa phương .
- Tháp tuổi cho biết các độ tuổi của DS, số nam, nữ, số
người trong độ tuổi < LĐ , trong tuổi LĐ và số người
> tuổi LĐ.
- Tháp tuổi cho biết nguồn LĐ hiện tại và trong tương
lai cuả một địa phương.
- Hình dáng tháp tuổi cho ta biết DS trẻ (tháp A) hay
DS già (tháp B).
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- dan_so_1398.pdf