I. Mục tiêu bài học.
- Biết cách đọc, khai thác thông tin và rút ra nhận xét về nhiệt độ và lượng mưa của 1 địa phương thể hiện trên biểu đồ.
- Nhận biết được biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa của 2 nửa cầu Bắc và Nam.
II. Chuẩn bị.
- Biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa của Hà Nội.
- Biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa của 2 địa điểm A & B.
5 trang |
Chia sẻ: lelinhqn | Lượt xem: 1644 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Giáo án điạ lý lớp 6 - THỰC HÀNH: PHÂN TÍCH BIỂU ĐỒ NHIỆT ĐỘ - LƯỢNG MƯA., để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 18
THỰC HÀNH:
PHÂN TÍCH BIỂU ĐỒ NHIỆT ĐỘ -
LƯỢNG MƯA.
I. Mục tiêu bài học.
- Biết cách đọc, khai thác thông tin và rút ra nhận xét về nhiệt độ và lượng mưa của 1 địa phương thể hiện trên biểu đồ.
- Nhận biết được biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa của 2 nửa cầu Bắc và Nam.
II. Chuẩn bị.
- Biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa của Hà Nội.
- Biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa của 2 địa điểm A & B.
III. Các hoạt động trên lớp.
1. ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra bài cũ.
? Trong điều kiện nào hơi nước trong không khí sẽ ngưng tụ thành Mây, Mưa?
3. Bài mới.
Gv. Treo biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa của Hà Nội lên giới thiệu: đây là biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa của TP Hà Nội vậy nhìn vào biểu đồ em có biết gì không? Vậy muốn đọc được biểu đồ này ta cùng tìm hiểu bài 21 …
GV. Treo lược đồ H55 SGK.
? Những yếu tố nào được biểu hiện trên biểu đồ?
? Trong thời gian bao lâu?
? Yếu tố nào được biểu hiện theo đường?
? Yếu tố nào được biểu hiện bằng cột?
? Trục dọc bên phải dùng để đo tính đại lượng nào?
? Đơn vị của Nhiệt độ là gì?
? Trục dọc bên trái dùng để đo tính đại lượng nào?
? Đơn vị của lượng mưa?
Dựa vào các trục tọa độ để xác định các đại lượng rồi ghi kết quả vào bảng:
Nhiệt độ:
Cao nhất
Trị số Tháng
Thấp nhất
Trị số Tháng
Sự chênh lệch
Từ 2 bảng số liệu trên hãy nêu nhận xét về nhiệt độ và lượng mưa của Hà Nội?
Quan sát 2 biểu đồ H56 và H57 SGK trang 66 Hãy: điền bảng SGK trang 66.
Bài tập 1.
- Những yếu tố được biểu hiện trên biểu đồ là nhiệt độ và lượng mưa.
- Trong thời gian 1 năm.
- Nhiệt độ -> Theo đường.
- Lượng mưa -> Theo cột.
- Trục dọc bên phải: Nhiệt độ
+ Đơn vị: 0c
- Trục dọc bên trái: Lượng mưa
+ Đơn vị: mm.
Bài tập 2.
Lượng mưa:
Cao nhất
Trị số Tháng
Thấp nhất
Trị số Tháng
Sự chênh lệch
Bài tập 3.
- Nhiệt độ và lượng mưa của TP Hà Nội có sự chênh lệch giữa các tháng trong năm.
Bài tập 4.
Nhiệt độ và lượng mưa
Địa điểm A
Địa điểm B
Tháng có nhiệt độ cao nhất là tháng nào?
Tháng có nhiệt độ thấp nhất là tháng nào?
Những tháng có mưa nhiều (mùa mưa) bắt đầu từ tháng mấy đến tháng mấy?
Tháng 4
Tháng 1
Tháng 5 -> tháng 10
Tháng 12
Tháng 7
Tháng 10 -> T3
? Biểu đồ nào là nhiệt độ và lượng mưa ở nửa cầu Bắc?
? Biểu đồ nào là nhiệt độ và lượng mưa ở nửa cầu Nam?
Bài tập 5.
Biểu đồ A: vì tháng nóng nhất trùng với mùa mưa nhiều vào mùa Hè, Thu.
- Biểu đồ B: tháng mưa nhiều lại vào mùa Đông và Xuân.
4. Hướng dẫn về nhà.
- Ôn lại kiến thức: Các chí tuyến và vòng cực nằm ở vĩ độ nào?
- Tia sáng Mặt trời chiếu vuông góc với các đường chí tuyến vào các ngày nào?
- Chuẩn bị trước bài 22 " Các đới khí hậu trên Trái đất ".
IV. Rút kinh nghiệm.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 8910_dia_ly_lop_6_bai_18_93.doc