1. Kiến thức.
- Phân biệt và trình bày được 2 khái niệm: thời tiết và Khí hậu.
- Hiểu nhiệt độ không khí và nguyên nhân có yếu tố này.
- Biết đo và tính nhiệt độ trung bình Ngày, Tháng, Năm.
- Tập làm quen với dự báo thời tiết và ghi chép 1 số yếu tố thời tiết.
6 trang |
Chia sẻ: lelinhqn | Lượt xem: 1532 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Giáo án địa lý lớp 6 - Bài: thời tiết, khí hậu và nhiệt độ của không khí, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 15
THỜI TIẾT, KHÍ HẬU VÀ NHIỆT ĐỘ
CỦA KHÔNG KHÍ
I. Mục tiêu bài học.
1. Kiến thức.
- Phân biệt và trình bày được 2 khái niệm: thời tiết và Khí hậu.
- Hiểu nhiệt độ không khí và nguyên nhân có yếu tố này.
- Biết đo và tính nhiệt độ trung bình Ngày, Tháng, Năm.
- Tập làm quen với dự báo thời tiết và ghi chép 1 số yếu tố thời tiết.
2. Kĩ năng
II. Chuẩn bị.
- Bảng thống kê tình hình thời tiết
- Hình sự thay đổi nhiệt độ theo độ cao.
- Hình sự thay đổi nhiệt độ theo vĩ độ.
III. Các hoạt động trên lớp.
1. ổn định tổ chức.
2. kiểm tra bài cũ.
? Nêu vị trí, đặc điểm của Tầng đối lưu?
? Dựa vào đâu để phân loại các khối khí nóng, lạnh, lục địa, đại dương?
3. Bài mới.
Vào bài: Sử dụng mở đầu SGK trang 55.
? Chương trình dự báo thời tiết trên các phương tiện thông tin đại chúng có nội dung gì?
? Thông báo ngày mấy lần?
? Thời tiết là gì?
? Hiện tượng khí tượng là gì?
( Gió, mưa, sấm chớp, sương mù …)
? Trong 1 ngày thời tiết biểu hiện sáng, trưa, chiều như thế nào?
? Cùng một thời gian thời tiết ở khắp mọi nơi trên TĐ có giống nhau không?
( Khác nhau)
? Thời tiết mùa Đông ở các tỉnh phía Bắc và các tỉnh phía Nam có gì khác biệt?
( Miền Bắc có mùa Đông lạnh
Miền Nam không có mùa Đông)
? Sự khác biệt này mang tính tạm thời hay được lặp đi lặp lại trong các năm?
( Lặp đi lặp lại )
GV. Đó là đặc điểm riêng biệt của khí hậu 2 Miền. Vậy khí hậu là gì?
? Thời tiết và Khí hậu có đặc điểm gì giống và khác nhau?
GV. Nêu quy trình hấp thụ nhiệt của mặt đất và không khí:
ánh sáng MTrời khi chiếu xuống TĐ đi qua lớp không khí. Trong không khí có chứa bụi và hơi nước nên chỉ hấp thụ 1 phần nhỏ năng lượng của MTrời. Phần lớn còn lại được mặt đất hấp thụ làm cho mặt đất nóng lên tỏa nhiệt vào không khí làm cho không khí nóng lên. Đó là nhiệt độ của không khí.
? Nhiệt độ của không khí là gì?
? Muốn biết nhiệt độ không khí ta làm ntn?
GV. Hướng dẫn cách đo nhiệt độ không khí Trung bình Ngày.
? Cách tính nhiệt độ TB Tháng?
? Cách tính nhiệt độ TB Năm?
? Tai sao những ngày Hè người ta thường hay ra Biển để Du lịch, Nghỉ mát?
? Tại sao vào mùa Đông những miền gần Biển lại có không khí ấm hơn phần đất liền?
Yêu cầu HS đọc mục 3b sgk trang 56
? Nhận xét sự thay đồi nhiệt độ theo độ cao?
Dựa vào kiến thức đã biết hãy tính sự chênh lệch về độ cao giữa 2 địa điểm trong H48.
( Chênh lệch nhau 1000m)
? Tại sao ở những vùng vĩ độ thấp luôn nóng hơn ở các vùng vĩ độ cao?
( Do góc chiếu của ánh sáng MTrời )
1. Thời tiết và khí hậu.
a. Thời tiết.
- Thời tiết là sự biểu hiện của các hiện tượng khí tượng ở 1 địa phương trong thời gian ngắn nhất định.
b. Khí hậu.
- Là sự lặp đi lặp lại của tình hình thời tiết ở 1 địa phương trong thời gian dài và trở thành quy luật.
2. Nhiệt độ không khí và cách đo nhiệt độ không khí.
a. Nhiệt độ không khí:
- Là lượng nhiệt khi mặt đất hấp thụ năng lượng nhiệt của Mặt trời và bức xạ lại vào trong không khí làm cho không khí nóng lên.
- dùng nhiệt kế để đo nhiệt độ của không khí.
b. Cách đo nhiệt độ không khí.
Nhiệt độ TB ngày =
Tổng nhiệt độ các lần đo
số lần đo
3. Sự thay đổi nhiệt độ của không khí.
a. Nhiệt độ không khí thay đỏi tùy thuộc độ gần Biển hay xa Biển.
- Nước Biển có tác dụng điều hòa nhiệt độ không khí làm cho mùa Hạ bớt nóng, mùa Đông bớt lạnh. Sự khác nhau này sinh ra 2 loại khí hậu: khí hậu Lục địa và khí hậu Đại dương
b. Sự thay đổi nhiệt độ theo độ cao.
- Càng lên cao nhiệt độ không khí càng giảm. Lên cao 100m Nhiệt độ giảm 0,60C.
c. Nhiệt độ không khí thay đổi theo vĩ độ.
- Không khí ở các vùng vĩ độ thấp luôn nóng hơn các vùng vĩ độ cao.
4. Củng cố.
? Thời tiết là gì?
? Khí hậu là gì ?
? Em có hiểu biết gì về hiện tượng Ennino?
5. Hướng dẫn về nhà.
- Học bài và làm bài tập cuối bài SGK trang 57.
- Chuẩn bị trước bài 19 " khí áp và gió trên trái đất".
IV. Rút kinh nghiệm.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 8910_dia_ly_lop_6_bai_15_0165.doc