Giáo án địa lý lớp 6- Bài : kí hiệu bản đồ. cách biểu hiện địa hình trên bản đồ

I. Mục tiêu bài học:

- HS hiểu kí hiệu bản đồ là gì? biết đặc điểm và sự phân loại các kí hiệu trên bản đồ.

- Biết cách đọc kí hiệu trên bản đốau khi đối chiếu với bảng chú giải đặc biệt là kí hiệu về độ cao của địa hình.

- Rèn kĩ năng quan sát, đọc bản đồ.

 

doc4 trang | Chia sẻ: lelinhqn | Lượt xem: 1355 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Giáo án địa lý lớp 6- Bài : kí hiệu bản đồ. cách biểu hiện địa hình trên bản đồ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NS: 30/ 9/ 2007 Tiết 6 NG: / 10/ 2007 KÍ HIỆU BẢN ĐỒ. CÁCH BIỂU HIỆN ĐỊA HÌNH TRÊN BẢN ĐỒ I. Mục tiêu bài học: - HS hiểu kí hiệu bản đồ là gì? biết đặc điểm và sự phân loại các kí hiệu trên bản đồ. - Biết cách đọc kí hiệu trên bản đốau khi đối chiếu với bảng chú giải đặc biệt là kí hiệu về độ cao của địa hình. - Rèn kĩ năng quan sát, đọc bản đồ. II. Chuẩn bị: - Bản đồ tự nhiên VN - Bản đồ Nông, Lâm, Thuỷ sản VN - Mô hình Núi. III. Các hoạt động trên lớp: 1. ổn định tổ chức 2. Kiểm tra bài cũ: ? GV gọi HS lên xác định phương hướng trên bản đồ. 3. Bài mới: Vào bài: GV treo bản đồ lên bảng chỉ 1 vài kí hiêu ? Đây là gì? Vậy kí hiệu bản đồ là gì? địa hình được biểu hiện trên bản đồ ntn ….. GV treo 2 bản đồ lên bảng giới thiệu 1 số kí hiệu ? muốn biết các kí hiệu biểu hiện các đối tượng ĐL nào ta phải làm gì? Quan sát H14 SGK trang 18 ? Kể tên 1 số đối tượng ĐL được biểu hiện bằng các loại kí hiệu? ? Tầm quan trọngcủa kí hiệu là gì? Quan sát hình 16 và hãy cho biết: ? Mỗi lát cắt cách nhau bao nhiêu m ? Dựa vào khoảng cách các đường đồng mức ở 2 sườn phía Đông và phía Tây ? Hãy cho biết sườn nào có độ dốc lớn hơn? 1. Các loại kí hiệu bản đồ: - Muốn biết được nội dung và ý nghĩa của kí hiệu ta phải đọc bảng chú giải. - Các kí hiệu dùng cho bản đồ rất đa dạng và có tính quy ước. - có 3 loại kí hiệu: + Kí hiệu điểm. + Kí hiệu đường. + Kí hiệu diện tích. - Có 3 dạng kí hiệu: + Kí hiệu hình học. + Kí hiệu chữ. + Kí hiệu tượng hình. - Kí hiệu phản ánh vị trí, sự phân bố đối tượng địa lí trong không gian. 2. Cách biểu hiện địa hình trên bản đồ: - Biểu hiện độ cao của địa hình bằng thang màu hoặc bằng đường đồng mức. - Quy ước trong bản đồ giáo khoa VN: + Từ 0 -> 200 m Màu xanh lá cây + Từ 200 -> 500 m Màu vàng hay hồng nhạt + Từ 500 ->1000 m Màu đỏ + Trên 2000m Màu nâu 4. Củng cố: Khi quan sát các đường đồng mức ở hình 16 ? Tại sao ta lại biết sườn nào dốc hơn? ? muốn biết đuợc kí hiệu biểu hiện đối tượng ĐL nào ta phải làm công việc gì? ? Người ta biểu hiện các đối tượng ĐL trên bản đồ bằng các loại kí hiệu nào? 5. Hướng dẫn về nhà: - Học bài và làm bài tập cuối bài. - Xác định lại các phương hướng trên bản đồ - Chuẩn bị trước bài 6 " thực hành " IV. Rút kinh nghiệm:

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc8910_dia_ly_lop_6_bai_5_7105.doc