Giáo án điạ lý lớp 10 -Tác động của ngoại lực đến địa hình bề mặt trái đất (tiết 2)

I- Mục tiêu:

Sau bài học, học sinh cần:

- Phân biệt được các khái niệm: Bóc mòn, vận chuyển, bồi tụ và biết được tác động của các quá trình này đến địa hình bề mặt trái đất.

- Phân biệt được mối quan hệ giữa 3 quá trình: Bóc mòn, vận chuyển, bồi tụ.

- Qua tranh ảnh quan sát và nhận xét được tác động của 3 quá trình đến địa hình bề mặt trái đất

 

doc5 trang | Chia sẻ: lelinhqn | Lượt xem: 1478 | Lượt tải: 1download
Nội dung tài liệu Giáo án điạ lý lớp 10 -Tác động của ngoại lực đến địa hình bề mặt trái đất (tiết 2), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 9: tác động của ngoại lực đến địa hình bề mặt trái đất (tiết 2) I- Mục tiêu: Sau bài học, học sinh cần: - Phân biệt được các khái niệm: Bóc mòn, vận chuyển, bồi tụ và biết được tác động của các quá trình này đến địa hình bề mặt trái đất. - Phân biệt được mối quan hệ giữa 3 quá trình: Bóc mòn, vận chuyển, bồi tụ. - Qua tranh ảnh quan sát và nhận xét được tác động của 3 quá trình đến địa hình bề mặt trái đất II- Phương tiện dạy học: III- Phương pháp giảng dạy: - Phương pháp đàm thoại, gợi mở, giải thích, minh họa, trực quan. - Học sinh làm việc cá nhân. IV- Tiến trình dạy học: 1- ổn định lớp. 2- Bài cũ. Sự khác nhau giữa phong hóa lý học và phong hóa hóa học. 3- Tổ chức bài mới. Mở bài: Sản phẩm của quá trình phong hóa tạo vật liệu cho quá trình vận chuyển, bồi tụ. Sản phẩm phong hóa chuyển vị trí khác ban đầu nhờ quá trình bóc mòn. Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung chính - Hoạt động 1: Quan sát hình 9.4 ; 9.5 ; 9.6 ; 9.7 và kênh chữ mục 2, phân biệt, nêu 3 hình thức của quá trình bóc mòn + Kết quả đến địa hình bề mặt trái đất (tạo ra những dạng địa hình nào ?) + Những hình thức này xẩy ra ở những vùng nào ? - Hoạt động 2: Học sinh đọc sách giáo khoa, tìm hiểu khái niệm quá trình vận chuyển - Quan hệ của quá trình này với quá trình bóc mòn. - Hoạt động 3: Tương tự hoạt động 2 cho quá trình bồi tụ. - Các dạng địa hình của quá trình bồi tụ tạo nên. - Hoạt động 4: Nêu quan hệ giữa 3 quá trình: Phong hóa, vận chuyển, bồi tụ. - Hoạt động 5: Nhận xét về quá trình nội lực và quá trình ngoại lực 2- Quá trình bóc mòn - Là quá trình các tác nhân ngoại lực (nước chảy, sóng biển, băng hà, gió) làm chuyển dời các sản phẩm phong hóa khỏi vị trí ban đầu vốn có của nó. - Quá trình bóc mòn có nhiều hình thức khác nhau + Xâm thực: Là quá trình bóc mòn do nước chảy, sóng, gió... Do nước chảy tạm thời: Khe, rãnh Do dòng chảy thường xuyên: Sông, suối + Mài mòn: Do tác động của gió, nước biển tạo dạng địa hình: Vách biển, hàm ếch, bậc thềm sóng vỗ. + Thổi mòn: Quá trình bóc mòn do gió. Dạng địa hình: Nấm đá, hố trũng. 3- Quá trình vận chuyển: - Là sự tiếp tục của quá trình bóc mòn. Là quá trình di chuyển vật liệu từ nơi này đến nơi khác. - Khoảng cách dịch chuyển phụ thuộc vào động năng của quá trình. 4- Quá trình bồi tụ: - Là sự kết thúc của quá trình vận chuyển, tích tụ các vật liệu phá hủy. + Nếu động năng giảm dần, vật liệu sẽ tích tụ dần trên đường đi. + Nếu động năng giảm đột ngột thì vật liệu sẽ tích tụ, phân lớp theo trọng lượng. + Do gió: Cồn cát, đụn cát (sa mạc) + Do nước chảy: Bãi bồi, đồng bằng + Do nước biển, bãi biển => Nội lực làm cho bề mặt trái đất gồ ghề. Ngoại lực có xu hướng san bằng gồ ghề. Chúng luôn tác động đồng thời, tạo ra các dạng địa hình bề mặt trái đất. 4- Đánh giá: Sự khác nhau giữa quá trình vận chuyển và bồi tụ 5- Hoạt động nối tiếp:

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc1_dia_ly_lop_10_bai_9_tt__8592.doc
Tài liệu liên quan