I Mục tiêu bài học :
Sau bài học học sinh cần :
- Trình bày được các khái niệm thổ nhưỡng (đất) , độ phì của đất ,
thổ nhưỡng quyển .
- Biết được các nhân tố hình thành đất , hiểu được vai trò của mỗi
nhân tố trong sự hình thành đất .
- Rèn luyện kỹ năng đọc , hiểu , giải thích kênh hình , xác lập mối
quan hệ giữa các nhân tố trong sự hình thành đất .
- Ý thức được sự cần thiết phải bảo vệ đất trong sản xuất và đời sống
7 trang |
Chia sẻ: lelinhqn | Lượt xem: 1761 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Giáo án địa lý lớp 10 - Bài :thổ nhưỡng quyển các nhân tố hình thành thổ nhưỡng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
THỔ NHƯỠNG QUYỂN CÁC NHÂN TỐ HÌNH THÀNH THỔ
NHƯỠNG
I Mục tiêu bài học :
Sau bài học học sinh cần :
- Trình bày được các khái niệm thổ nhưỡng (đất) , độ phì của đất ,
thổ nhưỡng quyển .
- Biết được các nhân tố hình thành đất , hiểu được vai trò của mỗi
nhân tố trong sự hình thành đất .
- Rèn luyện kỹ năng đọc , hiểu , giải thích kênh hình , xác lập mối
quan hệ giữa các nhân tố trong sự hình thành đất .
- Ý thức được sự cần thiết phải bảo vệ đất trong sản xuất và đời sống
.
II Thiết bị dạy học :
- Các hình trong SGK
- Tranh ảnh về sự tác động của con người trong việc hình thành đất ở
nhiều khu vực khí hậu khác nhau .
III.Hoạt động dạy học :
Hoạt động của GV và HS Nội dung chính
*HĐ1 : Cá nhân
+ Bước 1 :
HS dựa vào SGK , vốn hiểu
biết trả lời các câu hỏi :
- Trình bày các khái niệm : thổ
nhưỡng ( đất ) , độ phì của đất
, thổ nhưỡng quyển .
- Vì sao nói đất là vật thể tự
nhiên độc đáo ?
- Trả lời câu hỏi của mục I
trang 81 SGK
+ Bước 2 :
HS trình bày , GV chuẩn kiến
thức .
Chuyển ý : đất được hình
I Thổ nhưỡng ( đất )
- Thổ nhưỡng : lớp vật chất
mềm , xốp trên bề mặt lục địa ,
được đặc trưng bởi độ phì .
- Độ phì : Là khả năng cung
cấp nước , khí , nhiệt và các
chất dinh dưỡng cần thiết cho
thực vật sinh trưởng và phát
triển
- Thổ nhưỡng quyển : Lớp vỏ
chứa vật chất tơi xốp trên bề
mặt các lục địa .
II Các nhân tố hình thành đất
thành từ các chất hữu cơ và vô
cơ do tác động của các nhân tố
tự nhiên . Vậy có các nhân tố
nào tham gia vào quá trình
hình thành đất . Mỗi nhân tố
có vai trò như thế nào trong
việc hình thành đất ?
*HĐ 2 : Nhóm
+Bước 1 : Mỗi nhóm tìm hiểu
2 nhân tố
Nhóm 1,2 :
dựa vào SGK , hình 26.2 trang
89 SGK , vốn hiểu biết thảo
luận theo các câu hỏi :
- Nhân tố đá mẹ và khí hậu có
vai trò gì trong quá trình hình
thành đất ? Cho ví dụ .
1. Đá mẹ
- Là những sản phẩm phong
hoá từ đá gốc .
- Vai trò : là nguồn cung cấp
vật chất vô cơ cho đất , quyết
định thành phần khoáng vật ,
thành phần cơ giới và ảnh
hưởng trực tiếp tới các tính
chất lí hoá của đất .
2 .Khí hậu
- Các yếu tố nhiệt độ ẩm ảnh
hưởng trực tiếp đến quá trình
hình thành đất : Nhiệt độ , độ
ẩm làm đá bị phá huỷ trở thành
sản phẩm của phong hoá : hoà
tan rửa trôi , tích tụ , phân giải
tổng hợp chất hữu cơ .
- Các câu hỏi ở mục 1 , 2
trang 82 SGK
Nhóm 3,4 :
Dựa vào SGK , vốn hiểu biết
thảo luận theo các câu hỏi :
- nhân tố sinh vật và địa hình
có vai trò gì trong quá trình
hình thành đất ? Cho ví dụ .
- Câu hỏi của mục 3 trang 82
SGK
Nhóm 5,6 :
HS dựa vào SGK , tranh ảnh ,
vốn hiểu biết thảo luận theo
các câu hỏi :
- Nhân tố thời gian và con
người có vai trò gì trong quá
trình hình thành đất ?
3.Sinh vật
- Đóng vai trò chủ đạo trong
việc hình thành đất
- Thực vật : Cung cấp xác vật
chất hữu cơ cho đất , phá huỷ
đá .
- Vi sinh vật : Phân giải xác
vật chất hữu cơ và tổng hợp
thành mùn
- Động vật : Góp phần làm
thay đổi 1 số tính chất vật lí
của đất .
4. Địa hình
- Ảnh hưởng gián tiếp quá
trình hình thành đất thông qua
sự thay đổi lượng nhiệt và độ
ẩm.
- Vì sao đất của nhiệt đới có
tuổi già nhất ?
- Câu hỏi mục 6 trang 83 SGK
+ Bước 2 :
- Đại diện nhóm trình bày ,
các nhóm góp ý .
- GV chuẩn kiến thức
- GV liên hệ thực tế
- Vùng núi : Lớp đất mỏng và
bạc màu
- Vùng bằng phẳng : Đất màu
mỡ,dày
5. Thời gian
- Thời gian hình thành đất là
tuổi đất
- Đất có tuổi già nhất ở miền
nhiệt đới và cận nhiệt , tuổi trẻ
nhất ở cực và ôn đới
6. Con người
- Hoạt động sản xuất của con
người làm gián đoạn hoặc thay
đổi hướng phát triển của đất.
- Đất bị xói mòn do đốt rừng ,
làm rẫy
- Đất mất cấu tượng do quá
trình canh tác lúa nước .
- Việc bón phân hữu cơ , thau
chua rủa mặn sẽ làm cho đất
tốt hơn.
IV. Đánh giá
Nối các ý ở cột A và B cho hợp lí
Nhân tố ảnh
hưởng
Vai trò ,đặc điểm
1 Đá mẹ
2 Sinh vật
3 Khí hậu
4 Con người
5 Thời gian
6 Địa hình
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tho_nhuong_quyen_cac_nhan_to_hinh_thanh_tho_nhuong_6508.pdf