I- Mục tiêu:
Sau bài học, học sinh cần:
- Nắm được khái niệm về quy luật địa đới, nguyên nhân và biểu hiện của quy luật.
- Khái niệm, biểu hiện của quy luật địa ô và quy luật đai cao.
- Nhận thức đúng đắn về quy luật tự nhiên. Biết vận dụng giải thích các hiện tượng địa lý tự nhiên một cách đúng đắn.
- Rèn luyện năng lực tư duy, quy nạp (phân tích sự tác động giữa các thành phần, hiện tượng tự nhiên)
5 trang |
Chia sẻ: lelinhqn | Lượt xem: 2857 | Lượt tải: 1
Nội dung tài liệu Giáo án địa lý lớp 10 - Bài 21 : Quy luật địa đới và phi địa đới, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 21: quy luật địa đới và phi địa đới
I- Mục tiêu:
Sau bài học, học sinh cần:
- Nắm được khái niệm về quy luật địa đới, nguyên nhân và biểu hiện của quy luật.
- Khái niệm, biểu hiện của quy luật địa ô và quy luật đai cao.
- Nhận thức đúng đắn về quy luật tự nhiên. Biết vận dụng giải thích các hiện tượng địa lý tự nhiên một cách đúng đắn.
- Rèn luyện năng lực tư duy, quy nạp (phân tích sự tác động giữa các thành phần, hiện tượng tự nhiên)
II- Thiết bị dạy học:
Hình 19.1, hình 19.2 sách giáo khoa phóng to
III- Phương pháp dạy học
Đàm thoại, thảo luận, sử dụng lược đồ.
IV- Tiến trình dạy học:
1- ổn định lớp.
2- Bài cũ.
Khái niệm, biểu hiện, ý nghĩa của quy luật về tính thống nhất hoàn chỉnh của lớp vỏ địa lý
3- Giới thiệu bài mới.
Hoạt động của giáo viên
và học sinh
Nội dung chính
- Giáo viên nêu khái niệm quy luật
- Hoạt động 1: Học sinh lấy ví dụ sự thay đổi của một số thành phần địa lý.
- Hoạt động 2 (cá nhân): Vậy nguyên nhân sinh ra quy luật ?
- Giáo viên củng cố.
- Hoạt động 3 Học sinh lấy thêm một số ví dụ. Giáo viên chọn ghi lên bảng chung để học sinh trả lời câu hỏi 1 ở sách giáo khoa.
- Trong mỗi biểu hiện, học sinh tự nêu cụ thể vì các biểu hiện này đã học ở các bài trước.
- Giáo viên nêu khái niệm quy luật
- Hoạt động 4: Học sinh tìm nguyên nhân của quy luật. So sánh với quy luật địa đới.
- Hoạt động 5 (nhóm):
+ Nhóm 1: Nghiên cứu quy luật đai cao: Khái niệm, nguyên nhân, biểu hiện.
Ví dụ: Hình 18 sách giáo khoa
Mối quan hệ giữa quy luật địa đới và phi địa đới (nhiệt độ giảm)
+ Nhóm 2: Nghiên cứu quy luật địa ô: Khái niệm, nguyên nhân, biểu hiện.
Ví dụ:
Quan hệ của quy luật này với quy luật địa đới
- Giáo viên chuẩn kiến thức.
I- Quy luật địa đới:
1- Khái niệm:
- Là sự thay đổi có tính quy luật của tất cả các thành phần địa lý và cảnh quan địa lý theo vĩ độ.
- Nguyên nhân: Góc chiếu sáng của mặt trời thay đổi từ xích đạo về cực
--> lượng bức xạ thay đổi -->
2- Biểu hiện của quy luật
a/ Sự phân bố của vòng đai nhiệt trên trái đất.
b/ Các đai khí áp và các đới gió trên trái đất.
- 7 đai khí áp (mỗi bán cầu có 4 đai)
- 6 đới gió (mỗi bán cầu có 3 đới gió)
c/ Các đới khí hậu trên trái đất:
Có 7 đới khí hậu chính.
d/ Các nhóm đất và các kiểu thảm thực vật:
- Có 10 nhóm đất.
- Có 10 kiểu thảm thực vật.
II- Quy luật phi địa đới:
1- Khái niệm:
- Là quy luật phân bố không phụ thuộc vào tính chất phân bố theo địa đới của các thành phần địa lý và cảnh quan
- Nguyên nhân:
+ Nguồn năng lượng bên trong trái đất
+ Phân chia bề mặt đất thành lục địa, đại dương, núi cao.
2- Biểu hiện của quy luật
Khái niệm
Nguyên nhân
Biểu hiện
Quy luật đai cao
Sự thay đổi có quy luật của các thành phần tự nhiên theo độ cao địa hình
Giảm nhanh nhiệt độ theo độ cao, sự thay đổi độ ẩm, lượng mưa
- Vành đai đất
- Vành đai thực vật
Quy luật địa ô
Sự thay đổi các thành phần tự nhiên theo kinh độ
- Sự phân bố đất liền và biển --> khí hậu khác nhau
- Núi
Thay đổi thảm thực vật theo kinh độ
4- Kiểm tra đánh giá:
Chứng minh quy luật địa đới là quy luật phổ biến của các thành phần địa lý
5- Hoạt động nối tiếp:
Câu hỏi bài tập sách giáo khoa.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 1_dia_ly_lop_10_bai_21_359.doc