Giáo án Cao đẳng nghề thực hành

Bài 6: ĐỘI NGŨ ĐƠN VỊ

A. Ý ĐỊNH BÀI GIẢNG

I. Mục đích-Yêu cầu

1. Mục đích: Giời thiệu cho sinh viên hiểu và thực hiện được động tác đội ngũ đơn vị làm cơ sở cho vận dụng trong học tập quân sự và các hoạt động của nhà trường.

2. Yêu cầu: Nắm được thứ tự, nội dung cách thực hành các động động tác của từng người trong đội ngũ đơn vị. Tự giác rèn luyện để thành thạo động tác, học đến dâu vận dụng thực hành đến đó.

II. Nội dung - Thời gian:

1. Nội dung: Đội hình tiểu đội:

 - Đội hình tiểu đội một hàng ngang.

 - Đội hình tiểu đội hai hàng ngang.

 - Đội hình tiểu đội một hàng dọc.

 - Đội hình tiểu đội hai hàng dọc.

2. Thời gian: 4 tiết.

 

doc42 trang | Chia sẻ: phuongt97 | Lượt xem: 556 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Giáo án Cao đẳng nghề thực hành, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hi tháo lắp phải chọn nơi khô ráo, sạch sẽ. Trước khi tháo lắp súng phải chuẩn bị đầy đủ những đồ dùng, phương tiện cần thiết cho tháo lắp và kiểm tra súng. 2. Động tác tháo lắp súng: gồm 7 bước: - Bước 1: Tháo hộp tiếp đạn để khám súng: Tay trái giữ súng ở ốp lót tay, dựng súng ở trên bàn dùng ngón cái ở tay phải ấn vào hộp tiếp đạn ở khung cò 4 ngón con còn lại choàng vào phần cong của hộp tiếp đạn, lấy hộp tiếp đạn và làm động tác khám súng. - Bước 2: Tháo ống phụ tùng: Tay trái nhấc súng lên đế báng súng cách mặt bàn khoảng 15cm, ấn ngón trỏ tay phải vào nắp đậy ở báng súng cho hộp phụ tùng tụt xuống và lấy ra. - Bước 3: Tháo thông nòng: Tay trái giữ súng như cũ dựng súng trên bàn dùng ngón cái và ngón tay trỏ bấm vào đầu thông nòng kéo sang bên phải và lấy ra. - Bước 4: Tháo nắp hộp kháo nòng: Tay trái cầm ở cổ báng súng dùng ngón cái ấn vào đuôi cốt lò xo, tay phải dùng ngón cái và ngón trỏ bấm vào nắp hộp khoá nòng lấy ra. - Bước 5: Tháo bộ phận đẩy về: Tay trái giữ súng không thay đổi dùng ngón cái và ngón trỏ của tay phải bấm vào đuôi cốt lò xo đẩy về trước cho gờ trượt rời khỏi rãnh ở đuôi nấp hộp khoá nòng và lấy ra. - Bước 6: Tháo bệ khóa nòng và khóa nòng: Tay phải nắm bệ khoá nòng kéo về sau hết cỡ nhấc ra lật ngữa bệ khoá nòng lên, tay trái vừa đẩy vàu xoay khoá nòng tù trước về sau và nhấc khoá nòng ra khỏi bệ khoá nòng. - Bước 7: Tháo ống dẫn thoi và ốp lót tay trên: Tay trái giữ súng không thay đổi, dùng ngón cái và ngón trỏ của tay phải bật then hãm ở đuôi ống dẫn thoi dựng vuông góc với nòng súng và lấy ra. * Lắp súng ( ngược lại với cách tháo): *Quy tắc giữ gìn súng: - Khi chưa đùng sung phải để trong tủ, trên giá, gập thước ngắm, búa ở vị trí bình thường khóa an toàn. - Khi sử dụng súng phải mang theo người, khi để súng tập trung phải có người canh gác. không bó sùng để vác, dùng súng làm đòn gánh, ko để va chạm mạnh làm hư hỏng các bộ phận của súng, khi giá súng phải tron nơi khô ráo, sạch, cấm dùng súng để dùa nghịch. - Khi bắn đạn thật xong phải lau chùi súng theo chế độ bảo quản súng sau khi bắn. * Quy tắc giữ gìn đạn: - Phải luôn giữ gìn đạn tốt để khi dùng đc đảm bảo an toàn, bắn chính sác, ko để đạn ẩm ước bụi bẩn. - Đạn phải để nơi khô ráo sạch sẽ, tránh để gần lửa, các chất dễ cháy,dễ gây rĩ,ánh nắng trực tiếp chiếu vào. - Cấm bôi dầu vào đạn đạn rĩ phải dùng giẽ khô lâu sạch. Cấm dùng vật rắn để cạo rĩ ở hạt lửa. - Đạn hỏng(lõm, lép long đầu ko đc dùng để bắn. * Sơ lượt chuyển động của súng. B. SÚNG TRƯỜNG CKC(SKS) cỡ nòng 7,62mm 1.Tác dụng: Súng CKC cấu tạo gọn nhẹ, trang bị cho từng người sử dụng dùng hỏa lực, lê,báng súng để tiêu diệt sinh lực dịch. * Tinh năng kĩ chiến thuật: 10 tính năng 1. Súng chỉ bắn được phát 1. 2. Tằm bắn ghi trên thước ngắm từ 1-10 ứng với cự ly ngoài thực địa 100-1000m. 3. Tằm bắn thẳng: + mục tiêu người nằm cao 0,5m: 350m + mục tiêu người chạy cao 1,5m: 525m. 4. Tằm bắn hiệu quả:400m, Khi bắn hỏa lực tập chung; + Đối với mục tiêu mặt đất,mặt nc:800m. + Đối với mtiêu trên không như báy bay, quân dù :500m. 5. Đầu đạn có sức sát thương đến: 1500m 6. Tốc độ bắn chiến đấu: 35-40 p/p. 7. Sơ tốc đầu đạn: 735m/s 8. Trọng lượng của súng: chưa lắp đạn: 3,75kg. Khi lắp đủ 10 viên đạn: 3,90 kg. 9. . Súng dùng đạn kiểu 1943 do Liên Xô sx hoặc kiểu 1956(k56) do TQ và 1 số nước XHCN sx với 4 loại đầu đạn: thường, vạch đường, xuyên cháy,đầu đạn cháy. 10. Súng dùng chung đạn với súng AK,RPĐ, RPK,K63.Hộp tiếp đạn chứa đc 10 viên. 2.Cấu tạo tác dụng các bộ phận chính của súng CKC: 13 bộ phận chính. 1. Nòng súng: - Tác dụng: Làm buồn đốt, chịu áp lực khí thuốc, tạo ra chuyển động, chuyển động quay và định hướng bay cho đầu đạn. - Cấu tạo: Như AK 2. Bộ phận ngắm: - Tác dụng: Để ngắm bắn mtiêu ở các cự li khác nhau. - Cấu tạo: Như AK 3.Hộp khóa nòng: để liên kết các bộ phận của súng và định hướng cho bệ khóa nòng và khóa nòng chuyển đọng. - Cấu tạo: Lỗ chứa cần đẩy,gờ trượt KN, mấu hất võ đạn, lẫy báo hết đạn và khắc tỳ để đuôi khóa nòng tỳ vào khi đóng khóa, chốt giữ nắp hộp khóa nòng. 4. Nắp hộp khóa nòng: Để bảo vệ các bộ phận bên trong của súng. Cấu tạo: 2 mấu nắp hộp KN, gờ trượt bệ KN, mấu đuôi nắp họp KN, lỗ lắp then hãm. 5. Bệ KN: Để làm cho KN và bộ phận cò chuyển động. Cấu tạo: Khe lắp kẹp đạn,mặt tỳ để đuôi cần đẩy tỳ vào làm bệ khóa nòng lùi rãnh trượt, tay kéo KN ,mấu kéo KN để móc vào mấu mở, mở và kéo KN về sau, mấu đè để đè thân đuôi KN xuống khi KN,lỗ chứa bộ phận đẩy về. 6. Khóa nòng: Đẩy đạn vào buồn đạn,đóng mỡ khóa nòng,làm đạn nổ móc kéo võ đạn ra ngoài. 7. Bộ phận cò:Giữ búa ở thế giương làm búa đập vào kim hỏa, khóa an toàn và chống nổ sớm khi chưa đóng khóa. Cấu tạo: khung cò, then giữ nấp hộp tiếp đạn, lẩy giữ búa, bộ phận búa. 8. Bộ phận đẩy về: Để đẩy bệ KN và KN về trước. Cấu tạo: Lò xo, cốt lò xo. 9. Thoi đẩy cần đẩy và lo xo cần đẩy: Để truyền áp lực khi thuốc đẩy bệ khóa nòng lùi. Cấu tạo: Thoi đẩy và lo xo cân đẩy. 10. Ống đẫn thoi và ốp lót tay: Để dẫn thoi chuyển động, Ốp lót tay để giữ súng và bảo vệ tay khỏi nóng khi bắn. Cấu tạo: Ống dẫn thoi và ốp lót tay. 11. Báng súng: Để tỳ vai và giữ súng khi bắn. Cấu tạo: Đế, cổ, đầu báng, cửa lắp hộp tiếp đạn và bộ phập cò, máng chứa nòng súng, lỗ chứa phụ tùng. 12. Hộp tiếp đạn: Để chứa và tiếp đạn cho súng khi bắn. Cấu tạo: Thân hộp tiếp đạn, lò xo cần nâng đạn, trục để lấp cần nâng đạn, nắp hộp tiếp đạn. 13. Lê: Để tiêu diệt địch khi đánh giáp lá cà. Cấu tạo; Lưỡi, cán,khâu lê *. Quy tắc tháo, lắp: 1. Người tháo lắp phải nắm vững cấu tạo của súng. 2.Phải chọn nơi khô ráo sạch sẽ để tháo lắp súng,Trước khi tháo lắp phải chuẩn bị đầy đủ phụ tùng và vật chất như bàn, chiếu, vải bạt, ni lon... 3. Tháo lắp phải đúng thứ tự, đúng phụ tùng đúng động tác. 4. Gặp vướng mắt phải nguyên cứu cẩn thận, không dùng sức mạnh để đập làm hư hỏng súng. * Thứ tự tháo: 6 bước Trước khi tháo phải mở hộp tiếp đạn và khám súng. 1. Tháo ống dựng phụ tùng. 2. Tháo thông nòng. 3. Tháo nắp hộp khóa nòng. 4. Tháo bộ phận đẩy về. 5. Tháo bệ khóa nòng và khóa nòng. 6. Tháo ống dẫn thoi, thoi đẩy và ốp lot tay trên. * Thứ tự lắp(ngược lại): * Quy tắc sử dụng súng, đạn: Như AK * Sơ lượt chuyển động của súng. C. SÚNG TRUNG LIÊN RPĐ D. SÚNG TRUNG LIÊN RPK E. SÚNG DIỆT TĂNG B40, B41 F. SÚNG NGẮN K54. * Tổ chức tập luyện đội mẫu rút kinh nghiệm. * Tổ chức SV tập luyện. * Kiểm tra nhận xét đánh giá. PHẦN KẾT THÚC: - Hệ thống lại nội dung của bài học. - Nhận xét: - Nhắc nhở: * Câu hỏi ôn tập: 1.Anh (chị) nêu tính năng chiến đấu của súng tiểu liên AK, CKC 2. Anh (Chị) nêu các bộ phận chính của súng tiểu liên AK, CKC 3. Anh (chị) hãy so sánh những điểm khác nhau, giống nhau súng AK, CKC - Xuống lớp. € €€€€€€€ €€€€€€€ - GV: + Dùng phương pháp thuyết trình. + Nói đến đâu, người học nghe, quan sát nắm nội dung đến đó. - Người học chú ý ghi chép những nội dung chính. - GV: + Dùng phương pháp thuyết trình, kết hợp chỉ trên trang ảnh, mô hình bộ phận súng tiểu liên AK để giới thiệu cho người học nắm được các bộ phận của súng tiểu liên AK. - Người học chú ý lắng nghe, quan sát tranh ảnh, mô hình.Ghi chép bài. - GV: + Dùng phương pháp thuyết trình, kết hợp chỉ trên trang ảnh, mô hình bộ phận súng tiểu liên AK để giới thiệu cho người học nắm được tác dụng, cấu tạo các bộ phận của súng tiểu liên AK. - SV: Người học chú ý lắng nghe, quan sát tranh ảnh,mô hình.Ghi chép bài. GV: Thực hành Giới thiệu kết hợp làm động tác mẫu theo 3 bước: Bước 1: Làm nhanh để người học khái quát động tác. Bước 2: Làm chậm vừa nối vừa làm; đồng thời hướng dẫn người học làm theo động tác mẫu của giáo viên. Bước 3: Làm tổng hợp. SV: Chú ý quan sát nắm bắt động tác mẫu của GV và thực hành treo ý định của giáo viên. - GV: + Dùng phương pháp thuyết trình, giảng giải kết hợp so sánh giữa súng CKC và AK, nhấn mạnh những điểm khác. + Nói đến đâu, người học nghe, quan sát nắm nội dung đến đó. SV: Người học chú ý ghi chép những nội dung chính. GV: + Dùng phương pháp thuyết trình kết hợp chỉ trên trang ảnh, mô hình bộ phận súng trường CKC để giới thiệu cho người học nắm được tác dụng, cấu tạo các bộ phận của súng .Kết hợp so sánh các bộ phận súng AK và CKC cho SV dể nhận biêt những điểm khác. SV: Người học chú ý lắng nghe, quan sát tranh ảnh, mô hình. Ghi chép những nội dung chính. GV: Thực hành Giới thiệu kết hợp làm động tác mẫu theo 2 bước: Bước 1: Làm nhanh để người học khái quát động tác. Bước 2: Làm chậm vừa nối vừa làm; đồng thời hướng dẫn người học làm theo động tác mẫu của giáo viên. SV: Chú ý quan sát nắm bắt động tác mẫu của GV và thực hành treo ý định của giáo viên. GV: Gọi mỗi tổ 1 SV lên thực hiện động tác.và nhận xét điều chỉnh rút kinh nghiệm. SV: lên thực hiện đông tác, dưới lớp nghiêm túc theo dõi và có nhận xét. GV: Quan sát SV tập luyện, nhắc nhở sủa sai. SV: Các tổ về vị trí tập luyện và luyện tập theo ý định của giáo viên, nghiêm túc trong học tập, không đùa nghịch. GV : Gọi 1-2 SV lên cùng thực hiện và có đánh giá nhận xét. SV còn lại ở dưới chú ý và có nhận xét € €€€€€€€ €€€€€€€ Trường CĐ Cộng Đồng KonTum Khoa Cơ Bản GIÁO ÁN Bộ Môn: Quốc phòng – An ninh Bài 14 :BA MÔN QUÂN SỰ PHỐI HỢP A. Ý ĐỊNH GIẢNG DẠY I. Mục đích – Yêu cầu: Mục đích: Nhằm giới thiệu cho sinh viên nắm được điều lệ và qui tắc thi đấu khi thực hiện nội dung ba môn quân sự phối hợp. Làm cơ sở cho việc rèn luyện thể lực và tham gia hội thao sau này. Yêu cầu: Nắm chắc điều lệ và qui tắc thi đấu. Tích cực rèn luyện và thi đấu đảm bảo an toàn. II. Nội dung - Thời gian: 1. Nội dung: ĐIỀU LỆ QUI TẮC THI ĐẤU 2. Thời gian: 4 tiết III. Tổ chức – phương pháp: 1. Tổ chức: - Lấy đội hình lớp để lên lớp. - Lấy đội hình tổ, nhóm, cá nhân để tập luyện. 2. Phương pháp: - Giáo viên: Thuyết trình, giảng giải nêu nội dung, phân tích, giải thích, lấy ví dụ minh họa. - Sinh viên: Thục luyện theo đội hình tổ, nhóm, cá nhân. IV. Điạ điểm: Khu vực học tập quân sự trường CĐKT-KT. V. Vật chất bảo đảm: - Giáo viên: Tài liệu, giáo án, Giáo trình GDQP – AN tập 2. - Sinh viên: Giáo trình,vỡ, bút và đúng trang phục của nhà trường quy định. B NỘI DUNG GIẢNG DẠY Phần Nội dung yêu cầu buổi học Thời gian Hoạt động của thầy và trò I II III Phần chuẩn bị: * Nhận lớp: - Điểm danh, quán triệt, nhắc nhở thống nhất một số vấn đề trước khi vào học. * Yêu cầu : SV chú ý nắm bắt và chấp hành đúng các vấn đề mà GV đã quán triệt, nhắc nhở ở đầu buổi học. - Phổ biến nội dung buổi học. Phần cơ bản: I. ĐIỀU LỆ 1. Đặc điểm và điều kiện thi đấu a) Đặc điểm: Là một trong những hình thức để xác định chất lượng huấn luyện thể lực và tình hình hoạt động thể thao của mỗi nhà trường. Học sinh sinh viên phải thường xuyên luyện tập, đạt các chỉ tiêu đã qui định cho các lứa tuổi và từng đối tượng. Thi đấu 3 môn quân sự phối hợp có thể tiến hành thi cá nhân, đồng đội. b) Điều kiện thi đấu: - Hiểu, nắm vững qui tắc và được luyện tập thường xuyên. - Có chứng nhận đủ điều kiện sức khỏe của bác sỹ. 2. Trách nhiệm quyền hạn của người dự thi a) Trách nhiệm - Hiểu rõ điều lệ qui tắc cuộc thi, nghiêm túc tự giác thực hiện đúng. - Có mặt tại cuộc thi đúng thời gian, đủ trang bị và trang phục theo qui định. - Thực hiện đúng hướng dẫn của trọng tài. - Tuân thủ nghiêm qui tắc quản lý và sử dụng súng đạn. b) Quyền hạn - Được bắn thử để kiểm tra súng, luyện tập và thực hiện các bài tập đúng vị trí qui định của hội đồng trọng tài. - Chỉ khi thật cần thiết mới được phép báo cáo trực tiếp với trọng tài những vấn đề có liên quan đến việc tiến hành cuộc thi (các trường hợp khác phải báo cáo thông qua đồn trưởng, đội trưởng). 3. Trách nhiệm quyền hạn của đội trưởng. a) Trách nhiệm - Hiểu và thực hiện nghiêm qui tắc, qui chế cuộc thi. - Đưa đồn đến địa điển thi đấu đúng thời gian, đủ trang bị, trang phục theo qui định, bảo đảm an tồn mọi mặt cho đồn. - Thường xuyên có mặt ở địa điểm thi đấu. - Thông báo kịp thời cho các vận động viên trong đồn các quyết định của hội đồng trọng tài về thời gian, địa điểm thi đấu - Báo cáo kịp thời cho hội đồng trọng tài những thay đổi trong danh sách đăng ký thi đấu của đồn do sức khỏe hoặc các lý do khác). - Tham dự các cuộc họp do hội đồng trọng tài triệu tập. b) Quyền hạn - Chuyển đến hội đồng trọng tài các khiếu nại của đồn mình. - Đề nghị hội đồng trọng tài kiểm tra lại hoặc giải thích kết quả thi đấu sau khi thông báo sơ bộ. 4. Thủ tục khiếu nại - Tất cả các khiếu nại đều phải đưa đến hội đồng trọng tài trước, trong, và sau khi thi đấu nhưng không chậm quá sau 1 giờ khi môn thi đấu kết thúc). - Có thể đưa khiếu nại bằng văn bản chỉ dẫn rõ các điểm, khoản, mục của điều lệ, qui tắc mà người khiếu nại bị cho là vi phạm. - Tổng trọng tài phải có trách nhiệm xem xét kỹ lưỡng và kết luận nhanh chóng chính xác). - Quyết định của tổng trọng tài về khiếu nại là quyết định cuối cùng không xem xét lại nữa. 5. Xác định thành tích và xếp hạng - Vô địch cá nhân và đồng đội được xác định theo điều lệ của cuộc thi. - Khi xếp hạng cá nhân: vận động viên có tổng điểm cao xếp trên. - Khi xếp hạng đồng đội: tổng điểm của tồn đội cao hơn sẽ xếp trên. - Trong trường hợp bằng nhau đội nào có nhiều giải nhất, nhì, ba hơn sẽ xếp trên. II. QUI TẮC THI ĐẤU 1. Qui tắc chung - Mỗi vận động viên phải thi đấu 3 nội dung trong 2 ngày theo đúng trình tự. - Ngày thứ nhất: sáng bắn súng, chiều ném lựu đạn. - Ngày thứ 2: chạy vũ trang 3000 mét (nam), 1500 mét (nữ). - Trang phục thi đấu: mặc quần áo thể thao hoặc quần áo lao động, đi giầy hoặc chân đất. - Mang súng tiểu liên, AK hoặc CKC. - Mang số áo từ đầu đến kết thúc thi đấu (không thay đổi). 2. Qui tắc thi đấu từng môn a) Bắn súng quân dụng - Điều kiện: + Dùng súng AK hoặc CKC. + Cực ly bắn 100 mét. + Mục tiêu cố định bia số 4. + Số lượng đạn 3 viên. + Nằm bắn có bệ tì. + Phương pháp bắn: phát một. - Vận động viên phải thực hiện đúng thứ tự các động tác và qui tắc bắn b) Ném lựu đạn xa đúng hướng - Điều kiện: + Lựu đạn gang hình trụ, cán gỗ dài 12 cm, trọng lượng 600 gam (với nam) và 500 gam (với nữ). + Bãi ném trong đường hành lang rộng 10 mét, đường chạy rộng 4 mét, dài 15 mét trở lên. + Tư thế ném cầm súng không giương lê, có thể đứng tại chỗ hoặc chạy lấy đà để ném. + Số quả ném thử một quả tính thành tích 3 quả. + Thời gian 5 phút (cả ném thử). Có thể ném thử hoặc không tuỳ vận động viên. c) Chạy vũ trang - Điều kiện: + Đường chạy tự nhiên. + Cự ly chạy 3000 mét (nam), 1500 mét (nữ). + Trang bị và trang phục đúng qui định mang theo súng, dây lưng, đi giầy, đội mũ, mang số áo. 3. Cách tính thành tích a) Bắn súng quân dụng - Căn cứ vào kết quả điểm chạm cộng điểm cả 3 viên bắn đối chiếu với bảng điểm để qui ra điểm tổng (có bảng qui điểm) vận động viên nào có tổng điểm cao xếp trên, nếu tổng điểm bằng nhau ai có điểm chạm 10. 9. 8 cao hơn sẽ xếp trên. b) Ném lựu đạn - Căn cứ vào thành tích ném xa, đối chiếu với bảng điểm để qui ra điểm, vận động viên nào có điểm cao hơn xếp trên nếu bằng nhau, vận động viên nào có quả ném xa nhất xếp trên tính đến cm, nếu vẫn bằng nhau thì xét đến quả thứ 2, thứ 3. c) Chạy vũ trang - Căn cứ vào thời gian chạy (sau khi đã xử lý xong các phạm qui) để qui ra điểm theo bảng điểm. - Vận động viên nào có điểm cao hơn xếp trên, nếu điểm bằng nhau vận động viên nào có thời gian chạy ít hơn xếp trên, nếu vẫn bằng nhau xếp bằng nhau. d) Tính điểm cá nhân toàn năng - Căn cứ tổng điểm của cả 3 môn vận động viên nào có điểm cao xếp trên, nếu bằng điểm nhau sẽ lần lượt so sánh các môn theo thứ tự (chạy vũ trang, bắn súng, ném lựu đạn). Vận động viên nào có điểm cao đứng trên, nếu vẫn bằng nhau xếp bằng nhau. e) Tính điểm đồng đội từng môn - Cộng điểm từng môn của các vận động viên trong tồn đội, đội nào có tổng điểm cao hơn xếp trên. - Nếu bằng nhau đội nào có nhiều cá nhân đạt giải cao xếp trên. f) Tính điểm đồng đội - Cộng tổng điểm đồng đội nam và điểm đồng đội nữ, đồn nào có tổng điểm cao xếp trên, nếu bằng nhau đồn nào có đội nữ xếp hạng cao sẽ xếp trên. * Tổ chức tập luyện đội mẫu rút kinh nghiệm. * Tổ chức SV tập luyện. * Kiểm tra nhận xét đánh giá. PHẦN KẾT THÚC: CÂU HỎI ÔN TẬP 1. Thực hiện động tác bắn súng AK 2. Thực hiện động tác ném lựu đạn xa, đúng hướng 3. Thực hiện động tác chạy bền đúng kỹ thuật 4. Nêu điều kiện và qui tắc thi đấu từng môn GV: Đặt vấn đề đưa ra những câu hỏi cho SV tìm hiểu. - Giải thích, giảng giải kết hợp tranh vẽ, mô hình. - Đưa ra những ví dụ minh họa. SV: Nghe, quan sát, nắm bắt ghi những nội dung chính. GV: phân tích, giảng giải cho SV nắm được trách nhiệm, quyền hạn, thủ tục khiếu nại, của VĐV tham gia thi đấu SV: Nắm, ghi chép những nội dung chính. * Phần thực hành: GV: Phổ biến quy tắc thi đấu cho SV nắm SV: Nghe, nắm bắt thể lệ thi đấu GV: Phổ biến cách tính điểm cho SV nắm - Đưa ra ví dụ cho SV dể hiểu SV: Nắm cách thức thể lệ tính điểm thành tích + GV: Gọi mỗi tổ 1 SV lên thực hiện động tác.và nhận xét điều chỉnh rút kinh nghiệm. + SV: lên thực hiện đông tác, dưới lớp nghiêm túc theo dõi và có nhận xét. + GV: Quan sát SV tập luyện, nhắc nhở sủa sai. + SV: Các tổ về vị trí tập luyện và luyện tập theo ý định của giáo viên, nghiêm túc trong học tập, không đùa nghịch. + GV : Gọi 1-2 SV lên cùng thực hiện và có đánh giá nhận xét. + SV còn lại ở dưới chú ý và có nhận xét. GV: - Hệ thống lại nội dung của bài học. - Nhận xét: - Nhắc nhở: - Xuống lớp.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docgiao_an_cao_dang_ngehe_thuc_hanh.doc
Tài liệu liên quan