Giáo án Ca dao than thân, yêu thương, tình nghĩa –phần 1

Đó cũng là hương vị tình người trong cuộc

sống từ bao đời nay của nhân dân ta. Nhà thơ

Nguyễn Khoa Điềm có viết:

Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối

mặn

-Những hình ảnh đó, vì thế, đã được nâng lên

thành biểu tượng trong ca dao. Người bình dân

tìm thấy ở đây những đặc tính riêngcủa từng

hình ảnh và sự gắn bó tự nhiêngiữa các hình

ảnh mang ý nghĩa tượng trưng cho tình nghiã

của con người: Gừng cay-muối mặnbiểu trưng

cho sự gắn bó thuỷ chung của con người.

-Biểu tượng gừng cay -muối mặndành cho

những cặp vợ chồng, bởi vợ chồng đã từng

chung sống với nhau thì mới trải qua những

ngày gừng cay-muối mặn

pdf17 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1416 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Giáo án Ca dao than thân, yêu thương, tình nghĩa –phần 1, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CA DAO THAN THÂN, YÊU THƯƠNG, TÌNH NGHĨA – Phần 1 A/ MỤC TIÊU BÀI HỌC Giúp H S: - Hiểu được, cảm nhận được tiếng hát than thân và tiếng hát yêu thương tình nghĩa của người bình dân trong xã hội phong kiến xưa qua nghệ thuật riêng đậm sắc màu dân gian của ca dao. - Biết cách tiếp cận và phân tích ca dao qua đặc trưng thể loại. - Đồng cảm với tâm hồn người lao động và yêu quí những sáng tác của họ. B/ PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN - SGK, SGV - Thiết kế bài giảng - Các tài liệu tham khảo C/ CÁCH THỨC TIẾN HÀNH GV tổ chức giờ dạy học theo cách kết hợp giữa các phương pháp đọc sáng tạo, gợi tìm, nêu vấn đề và trao đổi thảo luận, trả lời các câu hỏi D/ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Kiểm tra bài cũ: - Kể lại truyện Tam đại con gà, nêu ý nghĩa phê phán của truyện? - Kể lại truyện Nhưng nó phải bằng hai mày, giá trị của truyện? 2. Bài mới: Hoạt động của GV và HS Yêu cầu cần đạt HS đọc phần tiểu dẫn SGK - Nội dung của phần tiểu dẫn? - GV đọc ví dụ minh hoạ I. Tìm hiểu chung Có hai ý: - Về nội dung: Ca dao là tiếng nói của tình cảm: gia đình, quê hương, đất nước, tình yêu lứa đôi và nhiều mối quan hệ khác. Ca dao cổ truyền còn là tiếng hát than thân, những lời ca yêu thương tình nghĩa cất lên từ cuộc đời còn nhiều xót xa cay đắng nhưng đằm thắm ân nghĩa bên gốc đa, giếng nước, sân đình. Bên cạnh đó, còn có lời ca hài hước thể hiện tinh thần lạc quan của người lao động. - Nghệ thuật của ca dao: Ca dao thường ngắn gọn, giàu hình ảnh so sánh, ẩn dụ, biểu tượng truyền thống, hình thức lặp lại, đối đáp mang đậm sắc thái dân gian II. Đọc hiểu 1. Bài 1và 2 Tiếng hát than thân - Hai bài đều mở đầu bằng Thân em như... với âm điệu xót xa, ngậm ngùi. Người than thân là ai và thân phận họ như thế nào? - Gọi HS đọc một số bài bắt đầu bằng Thân em như - Thân phận có nét chung nhưng nỗi đau của từng - Hai bài giống nhau ở mô thức mở đầu, còn khác nhau ở hình ảnh so sánh ẩn dụ. - Nét chung: + Chủ thể là người phụ nữ. Cách mở đầu khiến cho lời than thêm ngậm ngùi, xót xa, có tác dụng nhấn mạnh, gây sự chú ý với người nghe, người đọc. Ca dao có một hệ thống bài mở đầu bằng Thân em như... Hình thức lặp lại khá lớn với tần số cao chứng tỏ họ là loại người khổ nhất trong xã hội cũ. + Hình ảnh so sánh ẩn dụ đã nói lên một cách thấm thía nỗi khổ đó. Nhưng câu miêu tả bổ sung mới là chỗ gợi lên sâu sắc nhất nỗi khổ cực của người phụ nữ: họ hoàn toàn bị phụ thuộc vào người khác, giá trị của họ không ai biết đến: Tấm lụa đào rất đẹp, thế mà phất phơ giữa chợ biết vào tay ai. Củ ấu gai nhưng ruột trong thì trắng vỏ ngoài thì đen người lại mang sắc thái riêng được diễn tả bằng những hình ảnh so sánh, ẩn dụ khác nhau. Em cảm nhận được gì qua mỗi hình ảnh? ( Chú ý mối liên hệ giữa tấm lụa đào với phất phơ giữa chợ biết vào tay ai ; giữa ruột trong thì trắng với vỏ ngoài thì đen ) Trong nỗi đau đó, ta vẫn thấy nét đẹp của họ. Đó là nét đẹp gì và nó được ẩn chứa trong lời than thân như thế nào? - Sắc thái tình cảm riêng: + Bài 1: Tấm lụa đào đẹp và quí báu đó lại đem ra giữa chợ không biết sẽ rơi vào tay ai. Người phụ nữ ý thức được vẻ đẹp và giá trị của mình nhưng số phận lại hết sức chông chênh. Họ có khác chi món hàng để mang ra mua bán. Nỗi đau xót nhất của nhân vật trữ tình trong lời than thân chính là ở chỗ khi người con gái bước vào cái tuổi đẹp nhất, hạnh phúc nhất của đời mình thì nỗi lo về thân phận lại ập đến ngay với họ. Sự đối lập giữa hai dòng thơ đã cho ta thấy nỗi lo và nỗi đau đó. + Bài 2: Bài này nhấn mạnh vào giá trị thực của người con gái: Ruột trong thì trắng, vỏ ngoài thì đen. Họ đã mời: Ai ơi, nếm thử mà xem! Nếm ra mới biết rằng em ngọt bùi Phải bộc bạch kĩ và mời mọc da diết đến như - Mở đầu bài ca này có gì khác với hai bài trên? Em hiểu từ ai trong câu Ai làm chua xót lòng này , khế ơi! như thế nào? vậy chính vì giá trị của họ không được ai biết đến. Trong sự khẳng định có cả một nỗi ngậm ngùi chua xót. Sự đối lập giữa phẩm chất bên trong và bên ngoài đen đủi. Hình dáng bên ngoài thiếu chút thẩm mĩ nhưng phẩm chất bên trong thì thật tuyệt vời. - Như vậy hai bài ca dao trên không chỉ nói lên thân phận bị phụ thuộc của người phụ nữ mà còn là tiếng nói khẳng định giá trị, phẩm chất của họ. 2. Bài 3 - Khó xác định đây là lời chàng trai hay cô gái, mà chỉ chắc chắn là lời của người lỡ duyên. - Mở đầu dùng lối nói đưa đẩy. Lối mở đầu này cũng thường gặp trong ca dao: Trèo lên cây bưởi hái hoa; Trèo lên cây gạo cao cao... - Từ ai phiếm chỉ nhưng lại mang nghĩa xác định. Còn ai vào đây nữa nếu không phải là xã hội phong kiến xưa đã từng ngăn cách, làm tan nát biết bao mối tình của những lứa đôi yêu - Mặc dầu lỡ duyên, tình nghĩa vẫn bền vững thuỷ chung. Điều đó được nói lên bằng một hệ thống so sánh, ẩn dụ như thế nào? Vì sao các tác giả dân gian lại lấy những hình ảnh của thiên nhiên, vũ trụ để khẳng định tình nghĩa của con người? ( HS trao đổi thảo luận, sau đó cử người lên giải thích. Cả ba tổ cùng tham gia ) - Phân tích để làm rõ vẻ đẹp của câu cuối Ta như sao Vượt chờ trăng giữa trời ? nhau? Một từ ai mà như xoáy sâu vào lòng người bao nỗi niềm chua xót đắng cay. Một chút chơi chữ tài hoa tinh tế: Khế chua, lòng người cũng chua xót. - Trăng, sao, mặt trời là những hình ảnh của thiên nhiên, vũ trụ vĩnh hằng. Hệ thống so sánh để khẳng định tình nghĩa vẫn bền vững, thuỷ chung: Mặt trăng sánh với mặt trời Sao Hôm sánh với sao Mai chằng chằng Sánh với được lặp lại hai lần lại thêm chằng chằng nhấn mạnh ở cuối câu thơ đã khẳng định mạnh mẽ: Tình nghĩa hai ta như mặt trăng với mặt trời, như sao Hôm với sao Mai luôn luôn bền chặt vĩnh hằng. Cho dù có xa cách nhau ( như mặt trăng và mặt trời, như sao Hôm với sao Mai) nhưng đôi ta vẫn xứng với nhau, vẫn đẹp đôi vừa lứa, vẫn là một như sao Hôm và sao Mai vốn chỉ là sao Kim, như ánh sáng mặt trăng cũng vốn là từ ánh sáng mặt trời mà có. - Thương nhớ vốn là một tình cảm khó hình dung- nhất là thương nhớ người yêu- vậy mà trong bài ca dao này, nó lại được diễn tả một cách thật cụ thể, tinh tế và gợi cảm. Đó là nhờ thủ pháp gì, - Mình ơi! tiếng gọi tha thiết gợi nhớ gợi thương: Mình ơi ! Có nhớ ta chăng Ta như sao Vượt chờ trăng giữa trời Sao Vượt là tên gọi cổ của sao Hôm. Câu cuối thể hiện một sự mòn mỏi trong cô đơn và vô vọng! Duyên kiếp có thể và đã dở dang không thành nhưng tình nghĩa thì mãi mãi vẫn còn, không thể đổi thay. Câu cuối có sự mòn mỏi của sự chờ đợi, có cái cô đơn của sự ngóng trông, có nỗi đau của con người lỡ duyên thất tình. Nhưng tất cả chỉ là để ánh lên vẻ đẹp của tình nghĩa con người, trước sau, mãi mãi nhấp nhánh như ngôi sao Vượt chờ trăng giữa trời. Phải chăng đó là ánh sáng rất đẹp và rất thơ của tinh người trong ca dao xưa khi nói về những mối tình lỡ làng duyên kiếp? 3. Bài 4 - Đó là nhờ cách nói bằng hình ảnh, biểu tượng mà ca dao rất hay dùng để diễn tả những điều và thủ pháp đó đã tạo được hiệu quả nghệ thuật như thế nào ( phân tích thêm cách gieo vần trong thể thơ bốn tiếng của ca dao ) ? trừu tượng. Trong bài ca dao này nỗi niềm thương nhớ của cô gái đối với người yêu đã được biểu hiện một cách cụ thể, sinh động bằng các biểu tượng khăn, đèn, mắt- đặc biệt là hình ảnh khăn. - Khăn, đèn đã được nhân hoá, còn mắt là hoán dụ. Cô gái hỏi khăn, hỏi đèn, hỏi mắt chính là cô tự hỏi lòng mình.Và hẳn là nhớ thương phải bồn chồn lắm mới hỏi dồn dập như vậy. Khăn, đèn, mắt đã trở thành biểu tượng cho nỗi niềm thương nhớ của người con gái đang yêu. *Khăn + Cái khăn thường là vật giao duyên, vật kỉ niệm gợi nhớ người ấy: Gửi khăn, gửi áo, gửi lời Gửi đôi chàng mạng cho người đàng xa Hoặc Nhớ khi khăn mở, trầu trao Miệng chỉ cười nụ biết bao nhiêu tình + Cái khăn lại luôn luôn quấn quýt bên người con gái như cùng chia sẻ với họ trong niềm thương nhớ. + Sáu câu thơ được cấu trúc theo lối lặp. Điệp khúc làm cho nỗi nhớ càng thêm triền miên, da diết. Dường như mỗi lần hỏi là mỗi lần nỗi nhớ lại dâng trào. Tâm trạng cô gái ngổn ngang trăm mối. + Sáu câu thơ 24 chữ thì 16 thanh bằng mà hầu hết là thanh không, gợi nỗi nhớ thương bâng khuâng, da diết, đậm màu sắc nữ tính của người con gái biết ghìm nén cảm xúc của mình, không bộc lộ một cách dễ dãi. * Đèn + Nỗi nhớ trước là nỗi nhớ không gian, thì đến đây là nỗi nhớ được đo theo thời gian. + Đèn không tắt như ngọn lửa tình trong trái tim cô không bao giờ có thẻ lụi tàn. Đèn không tắt- hay chính người con gái đang trằn trọc thâu đêm trong nỗi nhớ thương đằng đẵng với thời gian ? + Nếu trên kia cái khăn biết giãi bày, thì ở đây ngọn đèn cũng biết thổ lộ, nó đã nói với người đọc, người nghe nhiều điều không có trong lời ca... * Đôi mắt + Đôi mắt là cửa sổ của tâm hồn. Khăn, đèn còn là nói gián tiếp, nhưng đến đây, như không kìm nén được lòng mình nữa, cô gái đã hỏi trực tiếp chính mình: Mắt thương nhớ ai Mắt ngủ không yên + Nỗi ưu tư còn trĩu nặng. Khối tình vãn còn nguyên - Năm điệp khúc Thương nhớ ai vang lên, xoáy sâu vào lòng người một niềm khắc khoải Những câu hỏi không có câu trả lời liên tiếp cất lên như nén chặt nỗi thương nhớ trong lòng, để cuối cùng trào ra bằng một niềm lo âu mênh mông cho hạnh phúc lứa đôi của mình: Đêm qua em những lo phiền - Đây là lời của ai nói với ai? Nội dung đó được biểu đạt bằng một cách nói như thế nào? - Chiếc cầu- dải yếm là một hình ảnh nghệ thuật chỉ có trong ca dao, nói lên ước muốn mãnh liệt Lo vì một nỗi không yên một bề... Nhớ thương người yêu nhưng vẫn lo lắng cho số phận của mình, cho duyên phận đôi lứa không yên một bề.Vì sao? Phải đặt bài ca này trong cuộc sống xưa và trong hệ thống những bài ca than thân về hôn nhân và gia đình, ta mới thấy hết ý nghĩa của hai câu kết. Hạnh phúc lứa đôi của họ thường bấp bênh vì tình yêu tha thiết đâu đã dẫn đến hôn nhân cụ thể, mà vẫn nơm nớp một nỗi lo sợ mênh mông: Thương anh cũng muốn nói ra Sợ mẹ bằng đất, sợ cha bằng trời Mặc dầu vậy, bài ca vẫn là một tiếng hát đầy yêu thương của một tấm lòng đòi hỏi phải được yêu thương, khiến cho nỗi nhớ này không hề bi luỵ mà vẫn chan chứa tình người như một nét đẹp tâm hồn của các cô gái Việt Nam ở làng quê xưa. 4. Bài 5 - Đây là lời ước muốn của cô gái, cũng là lời cô của người bình dân trong tình yêu. Hãy phân tích để làm rõ vẻ đẹp độc đáo của hình ảnh nghệ thuật này ( có thể so sánh với những hình ảnh chiếc cầu khác trong ca dao về tình yêu ) thầm nói với người yêu của mình. Cô đã thổ lộ ước muốn đó trong một ý tưởng táo bạo bằng một hình ảnh độc đáo: Bắc cầu dải yếm để chàng sang chơi - Trong ca dao tình yêu, cái cầu là một chi tiết nghệ thuật quen thuộc và đặc sắc, xuất hiện với tần số khá lớn, trở thành một biểu tượng để chỉ nơi gặp gỡ, hò hẹn của những đôi lứa đang yêu, là phương tiện để họ có thể đến với nhau. Cái cầu đó có khi là cành hồng, cành trầm, khi là ngọn mồng tơi... + Hai ta cách một con sông Muốn sang anh ngả cành hồng cho sang + Cách nhau có một con đầm Muốn sang anh bẻ cành trầm cho sang + Gần đây mà chẳng sang chơi Để em ngắt ngọn mồng tơi làm cầu Đó là những cái cầu không có thực, được dệt nên bằng ước mơ táo bạo của con người. Nhưng chính những cái cầu ảo đó lại đem đến - Vì sao khi nói đến tình nghĩa của con người, ca dao lại dùng hình ảnh muối - gừng? Phân tích ý nghĩa biểu tượng và giá trị biểu cảm của hình ảnh này trong bài ca dao và tìm thêm một số câu ca dao khác có sử dụng hình ảnh muối, gừng để minh hoạ? một vẻ đẹp rất dân gian, rất đồng quê mà chỉ ca dao mới có được. - Đặt trong hệ thống hình ảnh cái cầu nói trên, càng thấy rõ vẻ đẹp độc đáo của chiếc cầu -dải yếm. Ước muốn đã độc đáo, tạo ra cái cầu để thực hiện ước muốn đó lại càng độc đáo hơn: Ước gì sông rộng một gang Bắc cầu dải yếm để chàng sang chơi. Làm gì có con sông nào rộng một gang, cũng như chiếc cầu dải yếm, rất phi lí, rất ảo. Nhưng đó lại chính là cái hay của bài ca. Họ muốn con sông chỉ một gang để được gần gũi nhau. Chiếc cầu dải yếm mới mềm mại làm sao, ấm áp làm sao! Nó mang nét mãnh liệt của tình yêu mà lại rất nữ tính. 5. Bài 6 - Muối và gừng là những gia vị trong bữa ăn của nhân dân ta. Nhưng điềuquan trọng hơn, nó còn được dùng như những vị thuốc của những người lao động nghèo trong lúc ốm đau. Và có thể nói đây mới là khía cạnh chủ yếu mà bài ca dao muốn gợi đến: Tay nâng chén muối đĩa gừng Gừng cay muuôí mặn xin đừng quên nhau Đó cũng là hương vị tình người trong cuộc sống từ bao đời nay của nhân dân ta. Nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm có viết: Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn - Những hình ảnh đó, vì thế, đã được nâng lên thành biểu tượng trong ca dao. Người bình dân tìm thấy ở đây những đặc tính riêng của từng hình ảnh và sự gắn bó tự nhiên giữa các hình ảnh mang ý nghĩa tượng trưng cho tình nghiã của con người: Gừng cay- muối mặn biểu trưng cho sự gắn bó thuỷ chung của con người. - Biểu tượng gừng cay - muối mặn dành cho những cặp vợ chồng, bởi vợ chồng đã từng chung sống với nhau thì mới trải qua những ngày gừng cay- muối mặn, mới thấm thía nghĩa - Qua chùm ca dao đã học, em thấy những biện pháp nghệ thuật nào thường được dùng trong ca dao ? Những biện pháp đó có nét gì khác so với nghệ thuật thơ của văn học viết ? tình thuỷ chung. Nghĩa tình ấy bền vững như: Muối ba năm muối đang còn mặn Gừng chín tháng gừng hãy còn cay. Hương vị của gừng- muối đã thành hương vị của tình người: Đôi ta tình nặng nghĩa dày. Lối nói trùng điệp, nhấn mạnh, tiếp nối (muối, gừng được láy lại hai lần, trên là ba năm, dưới là chín tháng, còn mặn, còn cay, rồi nghĩa nặng- tình dày ) để cuối cùng đi đến một khẳng định sắt son của lòng chung thuỷ: Có xa nhau đi nưã cũng ba vạn sáu ngàn ngày mới xa. Câu bát được kéo dài tới 13 tiếng đã nói rõ điều đó. Cách nói ở đây có ý vị đặc sắc: Ba vạn sáu ngàn ngày là một trăm năm- tức một đời người- mới cách xa, có nghĩa là không bao giờ xa cách cả. * Ca dao thường sử dụng những biện pháp nghệ thuật: - Sự lặp lại mô thức mở đầu bài ca: Thân em như... - Các hình ảnh đã thành biểu tượng trong ca dao: chiếc cầu, tấm khăn, ngọn đèn, gừng cay- muối mặn... - Hình ảnh so sánh ẩn dụ ( lấy từ cuộc sống đời thường: tấm lụa đào, củ ấu gai...; lấy từ thiên nhiên, vũ trụ: mặt trời, trăng sao...) - Thể lục bát, thể bốn chữ, thể song thất lục bát, thể hỗn hợp. Đó là những nét riêng mang đậm màu sắc dân gian khác với nghệ thuật thơ của văn học viết vì ca dao là tiếng nói của cộng đồng chứ không phải tiếng nói của cá thể nghệ sĩ như thơ của văn học viết. * Ghi nhớ: Nỗi niềm chua xót, đắng cay và tình cảm yêu thương thuỷ chung của người bình dân trong xã hội cũ được bộc lộ chân tình và sâu sắc qua chùm ca dao than thân, yêu thương tình nghĩa. Nghệ thuật dân gian đã tô đậm thêm vẻ đẹp tâm hồn của người lao động trong các câu ca dao. III. Luyện tập Về nhà sưu tầm

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf86_.pdf
Tài liệu liên quan