-Bài 2 và 3chế giễu loại đàn ông lười nhác:
+ Loại đàn ông yếu đuối, không đáng sức trai,
không đáng mặt trai. Bài ca đã dựng nên một
bức tranh thật hài hước;
Làm trai cho đáng sức trai
Khom lưng chống gối, gánh hai hạt vừng
Câu lục đối lậpvới câu bát cùng nghệ thuật
phóng đại đã bật ra tiếng cười. Trong cuộc sống
có thể có những chàng trai yếu, nhưng không ai
lại yếu đến mức chỉ gánhnổi hai hạt vừng, hơn
nữa phải khom lưng, chống gối !
+ Loại đàn ông lười nhác không có chílớn.
Hình ảnh đức ông chồng hiện lên thật thảm hại:
Chồng người đi ngược về xuôi
Chồng em ngồi bếp sờ đuôi con mèo
10 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1592 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Giáo án Ca dao hài hước đọc thêm lời tiễn dặn ( trích tiễn dặn người yêu), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CA DAO HÀI HƯỚC
Đọc thêm Lời tiễn dặn
( Trích Tiễn dặn người yêu )
A/ MỤC TIÊU BÀI HỌC
Giúp HS:
- Cảm nhận được tiếng cười lạc quan trong ca dao qua nghệ thuật trào lộng
thông minh, hóm hỉnh của người bình dân cho dù cuộc sống của họ còn nhều
vất vả, lo toan.
- Tiếp tục rèn luyện kĩ năng tiếp cận và phân tích ca dao qua tiếng cười của
ca dao hài hước.
- Trân trọng tâm hồn lạc quan yêu đời của người lao động và yêu quí tiếng
cười của họ trong ca dao.
- Qua phần đọc thêm, hiểu được tình yêu tha thiết, thuỷ chung và khát vọng
tự do yêu đương của các chàng trai cô gái Thái; Cảm thông với nỗi khổ đau
của họ; Thấy được nghệ thuật truyện thơ dân gian Thái
B/ PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN
- SGK, SGV
- Thiết kế bài giảng
- Các tài liệu tham khảo
C/ CÁCH THỨC TIẾN HÀNH
GV tổ chức giờ dạy học theo cách kết hợp giữa nêu vấn đề, đọc sáng tạo, gợi
tìm và trao đổi thảo luận, trả lời các câu hỏi
D/ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Kiểm tra bài cũ: Không kiểm tra
2. Bài mới:
Hoạt động của GV và
HS
Yêu cầu cần đạt
- Gọi 1 HS nam và 1 HS
nữ đọc theo lối đối đáp.
Yêu cầu giọng đọc vui
tươi, dí dỏm mang âm
hưởng đùa cợt
- Việc dẫn cưới và thách
cưới ở đây có gì khác
thường ? Cách nói của
chàng trai và cô gái có gì
đặc biệt?
I. Ca dao hài hước
1. Bài 1
- Đây là lời đối đáp vui đùa thường thấy trong ca
dao. Nó đem đến cho người đọc, người nghe
một tiếng cười mang ý nghĩa nhân sinh sâu sắc.
- Trong cuộc sống xưa trai gái lấy nhau, hai gia
đình ưng thuận thường có chuyện thách cưới và
dẫn cưới. Nhưng trong bài ca có gì không bình
thường.
- Dẫn cưới:
Cưới nàng anh toan dẫn voi...mời dân, mời làng
Cách nói giả định: toan dẫn voi, dẫn trâu, dẫn
bò.
Toàn thứ to và sang! Nhưng sau đó chàng trai
đưa ra lí do không thể thực hiện được sự toan
ấy:
+ Dẫn voi thì sợ quốc cấm- nhà nước cấm dùng,
cấm mua, bán
+ Dẫn trâu thì sợ họ nhà gái máu hàn ăn vào bị
đau bụng
+ Dẫn bò thì sợ nhà gái co gân.
Lí do ấy chắc hẳn bên gái chẳng nói vào đâu
được! Thế thì dẫn bằng thứ gì đây? Tiếng cười
bật ra ở hai câu cuối:
Miễn là có thú bốn chân
Dẫn con chuột béo mời dân, mời làng
Dẫn cưới bằng chuột xưa nay chưa hề có.
Rõ ràng nói nghèo mà không hề mặc cảm. Đám
cưới nghèo đến vậy mà vẫn vui, vẫn có thể đùa
cợt được. Như vậy có thể thấy trong nghèo khó
họ vẫn lạc quan yêu đời, yêu sống
- Thách cưới
- Cho HS trao đổi, phát
biểu cảm nhận về lời
thách cưới của cô gái.
- Bài ca dao có giọng
điệu hài hước, dí dỏm,
đáng yêu là nhờ những
yếu tố nghệ thuật nào ?
Nhà gái khi gả chồng cho con thường thách
cưới, có thể là lễ vật, có thể là tiền, cũng có thể
cả hai. Bởi nhà gái nuôi con chỉ có giá lúc gả
chồng mà thôi, hơn nữa theo quan niệm xưa
thách cưới còn để khẳng định giá trị của người
con gái. Thường thì nhà gái hay thách cao.
Trong bài ca, cô gái đã thách: Một nhà khoai
lang
Thách như thế thật là không bình thường! Một
lời thách thật vô tư, thanh thản mà lạc quan, yêu
đời pha chút đùa vui, hóm hỉnh. Có thể nói cô
gái rất hiểu hoàn cảnh của chàng trai. Nhà anh
nghèo, nhà em cũng nghèo, cốt ở tấm lòng. Như
vậy nó còn mang ý nghĩa nhân sinh: đặt tình
nghĩa cao hơn của cải
- Lối nói khoa trương, phóng đại: dẫn voi, dẫn
trâu, dẫn bò ( đây là lối nói thường gặp trong ca
dao, đặc biệt là trong sự tưởng tượng của các
chàng trai đang yêu về một lễ cưới linh đình,
sang trọng )
- Tiếng cười trong ba bài
ca dao này có gì khác với
tiếng cười ở bài 1 ?
- Tác giả dân giân cười
những con người nào
trong xã hội ?
- Lối nói giảm dần: voi--trâu--bò--chuột ( chàng
trai )
củ to-- củ nhỏ--củ mẻ--củ
rím, củ hà ( cô gái )
- Cách nói đối lập:
+ dẫn voi / sợ quốc cấm
+ dẫn trâu / sợ họ nhà gái máu hàn
+ dẫn bò / sợ họ nhà gái co gân
+ lợn gà / khoai lang
- Chi tiết hài hước:
Miễn là có thú bốn chân
Dẫn con chuột béo mời dân, mời làng
2. Bài 2-3-4
- Đây là tiếng cười châm biếm, phê phán xã hội,
nhưng không phải là tiếng cười đả kích giai cấp
thống trị, cũng không phải tiếng cười lên án
nhũng ông thầy phù thuỷ, thầy bói...mà là tiếng
cười phê phán trong nội bộ nhân dân nhằm nhắc
nhở nhau tránh những thói hư, tật xấu mà con
người thường mắc phải.
- Bài 2 và 3 chế giễu loại đàn ông lười nhác:
+ Loại đàn ông yếu đuối, không đáng sức trai,
không đáng mặt trai. Bài ca đã dựng nên một
bức tranh thật hài hước;
Làm trai cho đáng sức trai
Khom lưng chống gối, gánh hai hạt vừng
Câu lục đối lập với câu bát cùng nghệ thuật
phóng đại đã bật ra tiếng cười. Trong cuộc sống
có thể có những chàng trai yếu, nhưng không ai
lại yếu đến mức chỉ gánh nổi hai hạt vừng, hơn
nữa phải khom lưng, chống gối !
+ Loại đàn ông lười nhác không có chí lớn.
Hình ảnh đức ông chồng hiện lên thật thảm hại:
Chồng người đi ngược về xuôi
Chồng em ngồi bếp sờ đuôi con mèo
Nghệ thuật đối lập đã làm rõ sự thảm hại của
ông chồng. Tác giả dân gian đã tóm đúng thần
thái nhân vật trong một chi tiết thật đắt, lại có
giá trị khái quát cao cho một loại đàn ông èo uột,
- Những biện pháp nghệ
thuật mà ca dao hài hước
hay dùng ?
- Cho HS viết những câu
ca dao hài hước phê phán
thói lười nhác, lê la, ăn
quà, nghiện ngập rượu
lười nhác, ăn bám vợ, suốt ngày ru rú ở xó bếp
chỉ để sờ đuôi con mèo ! Chi tiết này còn mang
ý nghĩa : anh ta có khác gì con mèo, chỉ quanh
quẩn xó bếp. Thực là loại đàn ông vô tích sự,
không đáng mặt nam nhi.
- Bài 4 chế giễu loại phụ nữ vô duyên. Những
câu ca chỉ đọc lên đã thấy buồn cười vì nghệ
thuật phóng đại tài tình với trí tưởng tượng
phong phú của người bình dân. Trên đời làm gì
có người phụ nữ nào như vậy:
Lỗ mũi mười tám gánh lông; Trên đầu những
rác cùng rơm
Mặt khác còn cười những anh chồng coi cái gì ở
vợ mình cũng nhất, cũng đẹp, cũng đáng yêu.
Đồng thời nhắc nhở người phụ nữ phải biết điều
chỉnh mình trong cuộc sống.
- Hư cấu, dựng cảnh tài tình, khác hoạ nhân vật
bằng những nét điển hình với những chi tiết có
giá trị khái quát cao.
- Cường điệu phóng đại trong tương phản đối
chè, thầy bói, thầy địa lí...
( Mỗi tổ cùng nhau đọc,
cử 1 HS viết, sau đó đem
giấy lên bảng )
- Qua ca dao hài hước
người bình dân muốn gửi
gắm điều gì ?
- HS đọc phần Tiểu dẫn
SGK
lập.
- Dùng ngôn ngữ đời thường mà hàm chứa nhiều
ý nghĩa sâu sắc.
Gợi ý:
- Làm trai cho đáng nên trai
ăn cơm với vợ lại nài vét niêu.
- Làm trai cho đáng nên trai
Vót đũa cho dài ăn vụng cơm con.
- Chồng người đánh Bắc dẹp Đông
Chồng em ngồi bếp giương cung bắn mèo
- Chồng người bể Sở sông Ngô
Chồng em ngồi bếp rang ngô cháy quần.
- Hòn đất mà biết nói năng
Thì thầy địa lí hàm răng chẳng còn
- Thầy đi xem bói cho người
Số thầy thì để cho ruồi nó bâu...
Ghi nhớ:
Bằng nghệ thuật trào lộng thông minh, hóm
hỉnh, những tiếng cười đặc sắc trong ca dao-
tiếng cười giải trí, tiếng cười tự trào và tiếng
- Diễn biến tâm trạng
chàng trai khi tiễn người
yêu về nhà chồng ? Thái
độ cử chỉ của chàng trai ?
- Phân tích những câu
thơ, những chi tiết thể
hiện thái độ, cử chỉ ân
cần của chàng trai đối với
cô gái trong những ngày
anh còn lưu lại ở nhà
chồng của cô ?
cười châm biếm phê phán- thể hiện tâm hồn lạc
quan, yêu đời và triết lí nhân sinh lành mạnh
trong cuộc sống còn nhiều vất vả, lo toan của
người bình dân.
II. Đọc thêm: Lời tiễn dặn ( Trích Tiễn dặn
người yêu )
1- Nắm được cốt truyện
2- Hướng dẫn đọc đoạn trích
a. Phần đầu: Tâm trạng của chàng trai trên
đường tiễn dặn:
- Đầy mâu thuẫn: nửa muốn chấp nhận nửa
muốn níu kéo
Chàng gọi cô gái là người đẹp anh yêu- tình cảm
vẫn thắm thiết. Nhưng cô vẫn phải cất bước theo
chồng
- Nhắn nhủ những lời thuỷ chung, hẹn nhau
Không lấy được nhau mùa hạ, ta sẽ lấy nhau
mùa đông. Không lấy được nhau thời trẻ, ta sẽ
lấy nhau khi goá bụa về già
b. Cử chỉ, hành động và tâm trạng chàng trai
lúc ở nhà chồng của cô gái
- SGK lược đi một đoạn cô gái bị nhà chồng
đánh đập đến ngã lăn ra bên miệng cối gạo, bên
máng lợn, để bát đầu ngay bằng việc chàng trai
chạy lại đỡ cô gái dậy, ân cần phủi áo, chải lại
đầu cho cô, sau đó đi chặt tre về làm ống thuốc
lam cho cô uống khỏi đau
- Vừa xót xa, vừa quyết tâm bằng mọi giá đón
cô gái về đoàn tụ với mình
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 84.pdf