Cách mạng công nghệ 4.0 đã và đang đặt ra nhiều thách thức cũng như
cơ hội đối với lĩnh vực giáo dục đào tạo nói chung, giáo dục đào tạo ngành nghệ
thuật nói riêng. Khó khăn, thách thức đặt ra ở những vấn đề như: sự chuyển dịch
cơ cấu ngành nghề đào tạo, thay đổi mô hình, phương thức đào tạo, thay đổi
phương pháp giảng dạy Song bên cạnh giáo dục đào tạo khối ngành nghệ thuật
lại có những thuận lợi, cơ hội mà các ngành đào tạo khác không có được. Đó là
sự chuyển dịch cơ cấu ngành nghề sang các loại hình “lao động sáng tạo”, thay
đổi phương thức giảng dạy, học tập với sự trợ giúp của công nghệ, hay sự phát
triển của các ngành dịch vụ, giải trí Trên cơ sở đánh giá thực trạng, những đặc
thù của giáo dục nghệ thuật, bài viết tập trung vào việc phân tích những thuận lợi,
thách thức của Internet kết nối vạn vật, trí tuệ nhân tạo, dữ liệu lớn tạo ra cho
giảng viên đại học ngành nghệ thuật. Từ đó, tác giả nêu ra những giải pháp ứng
phó với những thay đổi trong điều kiện giáo dục nghệ thuật thời kỳ cách mạng
công nghiệp 4.0.
10 trang |
Chia sẻ: Thục Anh | Ngày: 16/05/2022 | Lượt xem: 274 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Giảng viên đại học ngành Nghệ thuật với giáo dục 4.0, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n có trình độ ngoại ngữ
ngang đại học chỉ chiếm <10%, còn lại chủ yếu chỉ có chứng chỉ ngoại ngữ tương
đương trình độ B1, B2; Học viện Âm nhạc Việt Nam, tỉ lệ có trình độ ngoại ngữ
ngang đại học chiếm 8,5%, trình độ tương đương B1 chiếm 35%; Trường Đại học Mỹ
thuật Việt Nam, trình độ tương đương đại học chiếm 4,5%, trình độ tương đương
B1 chiếm 40%. Số liệu trên cho thấy, hầu hết giảng viên đại học ngành nghệ thuật
mới chỉ có trình độ ngoại ngữ đạt mức trung bình, chưa đủ để giao tiếp xã giao
chứ chưa nói đến việc đọc tài liệu, nghiên cứu, trao đổi học thuật bằng ngoại ngữ.
Những giảng viên có trình độ ngoại ngữ ngang đại học hầu hết là những người được
đào tạo tại nước ngoài, tuy nhiên trong số đó có nhiều người được đào tạo tại Nga,
Đông Âu từ nhiều năm trước nên không sử dụng được tiếng Anh – ngôn ngữ quốc
tế chính.
- Kỹ năng công nghệ thông tin
Giảng viên phải nắm vững các thành tựu của công nghệ thông tin, những ứng
dụng công nghệ thông tin trong lĩnh vực giảng dạy, tránh sự lạc hậu so với chính
Kỷ yếu Hội tHảo quốc tế
CáC vấn đề mới trong khoa họC giáo dụC: tiếp Cận liên ngành và xuyên ngành244
sinh viên của mình - những người trẻ, vốn nhanh nhạy nắm bắt, tiếp thu công nghệ
mới. Có như vậy, mới thu hút được sinh viên đến trường.
Kiến thức về tin học cũng còn là một hạn chế của giảng viên ngành nghệ thuật.
Với đặc thù đào tạo thiên về thực hành, ít sử dụng các phương tiện công nghệ thông
tin nên nhiều giảng viên còn thiếu kiến thức và kỹ năng thực hành tin học. Tuy
nhiên, trong xu thế phát triển của thời đại công nghệ thông tin, nhiều loại hình nghệ
thuật đã sử dụng nhiều đến công nghệ thông tin mới như: mỹ thuật đa phương tiện,
kỹ xảo điện ảnh, hòa âm phối khí Điều này đòi hỏi các giảng viên đại học cũng
phải cập nhật kiến thức về công nghệ thông tin, thậm chí phải là những chuyên gia
đầu ngành trong việc ứng dụng công nghệ thông tin trong sáng tác, biểu diễn và
giảng dạy.
- Kỹ năng mềm
Bên cạnh các kỹ năng cơ bản về ngoại ngữ, công nghệ thông tin, giảng viên cần
có kiến thức về thị trường, về nhu cầu xã hội, năng lực marketing, kinh doanh để
giúp định hướng cho sinh viên trong sáng tác, biểu diễn. Các giảng viên đồng thời
cũng là những nghệ sĩ, tham gia vào công việc sáng tạo, phục vụ nhu cầu giải trí,
thưởng thức nghệ thuật của cộng đồng. Chính vì vậy, giảng viên cũng cần phát triển
kỹ năng mềm để đưa sản phẩm nghệ thuật của mình đến gần với công chúng. Trong
ngành nghệ thuật, thước đo thành công chính ở sự ghi nhận của khán giả. Người
giảng viên không chỉ giảng lý thuyết mà còn phải có khả năng nắm bắt được thị hiếu
của công chúng, xu thế của thị trưởng, để đưa tác phẩm đến gần với công chúng,
đáp ứng được yêu cầu của thị trường.
4. Vấn đề đặt ra
Đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho các trường nghệ
thuật ở nước ta hiện có nhiều khó khăn, nhưng vấn đề xây dựng đội ngũ giảng viên
nòng cốt của một trường nghệ thuật lại còn khó hơn nhiều. Chúng ta đều biết vai trò
của người thầy đặc biệt quan trọng trong đào tạo nghệ thuật, song hiện tại có thể dễ
dàng nhận thấy sự thiếu hụt trong đội ngũ giảng viên. Giảng viên giỏi thì tuổi đã cao.
Giảng viên trẻ thì không ít người chưa đủ tầm vóc của một người thầy. Số giảng viên,
chuyên gia đầu ngành chiếm tỉ lệ thấp. Sinh viên giỏi, có khả năng, thường thích đắm
mình thử sức trong thực tế sáng tác, không muốn ở lại trường. Ở các trường khác,
sinh viên giỏi được giữ lại trường, học thạc sĩ, học tiến sĩ, sau đó có thể đứng lớp
nhưng với trường đào tạo nghệ thuật, học xong tiến sĩ nhiều khi cũng chưa thể đứng
trên bục giảng. Giảng viên không có trải nghiệm trong sáng tác, trong nghiên cứu,
giảng bài chỉ dựa vào sách vở, sẽ rất khó có sức thuyết phục đối với sinh viên nghệ
thuật - một đối tượng đào tạo rất đặc thù.
Phần 2. cÔNG NGHỆ VÀ GIÁO Dục 245
Song không thể vì 2 chữ “đặc thù” mà đội ngũ giảng viên ngành nghệ thuật
chấp nhận tụt hậu so với các ngành khác, đặc biệt khi giáo dục 4.0 đang mang lại cho
họ rất nhiều cơ hội phát triển và sáng tạo. Vì vậy, đội ngũ giảng viên đại học ngành
nghệ thuật, cần thực hiện sự thay đổi ngay từ trong tư duy: thay đổi tư duy về vai
trò của người thầy và thay đổi tư duy về cách dạy và học ngành nghệ thuật.
Trên cơ sở phân tích xu thế phát triển tất yếu của giáo dục 4.0 cũng như những
cơ hội, thách thức đặt ra cho giáo dục đào tạo ngành nghệ thuật trong giai đoạn hiện
nay, bài viết muốn xây dựng nên hình ảnh của người giảng viên đại học ngành nghệ
thuật – chủ thể trực tiếp của nền giáo dục đó. Hình ảnh người giảng viên đại học
phải như thế nào? Thực tế hiện nay đã đạt được mức độ ra sao? Qua phân tích, đánh
giá, có thể thấy, để xây dựng được đội ngũ giảng viên đại học ngành nghệ thuật
trong giáo dục 4.0 đạt được như kỳ vọng, là cả một quá trình cố gắng, nỗ lực của bản
thân người giảng viên cũng như các trường đại học ngành nghệ thuật, với sự quan
tâm, đầu tư của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cũng như Bộ Giáo dục và Đào tạo.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Chí Bền (Chủ biên) (2010), Văn hóa Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh
tế quốc tế, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
2. Bộ Khoa học công nghệ (2017), Cách mạng công nghiệp lần thứ 4.
. 3 Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII (2018).
4. Trần Thị Vân Hoa (Chủ biên) (2018), Cách mạng công nghiệp 4.0 – vấn đề đặt ra
cho phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập quốc tế của Việt Nam, NXB Chính trị Quốc
gia Sự thật, Hà Nội.
5. Mai Thị Thùy Hương (2018), Giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo ngành nghệ
thuật trong các trường đại học thuộc Bộ VH,TT&DL, Nhiệm vụ khoa học cấp Bộ.
6. Trịnh Hoài Thu (2015), Giải pháp nâng cao năng lực chuyên môn nghệ thuật cho đội
ngũ giáo viên Âm nhạc và Mỹ thuật ở các trường TH và THCS ở miền Bắc Việt Nam
đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục Việt Nam, đề tài cấp Bộ.
7. Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam (2016), Báo cáo tổng hợp: Cuộc Cách
mạng công nghiệp lần thứ 4: một số đặc trưng, tác động và hàm ý chính sách đối với
Việt Nam.
8.
dong-cua-cuoc-cach-mang-cong-nghiep-40-n50092.html.
9. https://news.hoasen.edu.vn/vi/tin-hoa-sen/giao-duc-40-thu-thach-va-co-hoi-4970.
html.
Kỷ yếu Hội tHảo quốc tế
CáC vấn đề mới trong khoa họC giáo dụC: tiếp Cận liên ngành và xuyên ngành246
UNIVERSITY LECTURER IN ARTS WITH EDUCATION 4.0
Abstract: Industrial revolution 4.0 has posed many challenges as well as
opportunities for education generally, art education particularly. Difficulties and
challenges are appeared in issues such as the restructuring of the training
sectors, changing the model and the method of training, and teaching etc. But art
educations have also some advantages and opportunities that other disciplines
do not have. That is the shift of the sector structure to the “creative labor”, or the
changes of the teaching and learning methods with the help of technology, or the
development of the services and entertainment industries and so on.
On the basis of assessing the situation and the characteristics of art education, the
article focuses on analyzing the advantages and challenges of Internet of things,
artificial intelligence, big data etc. created for University lecturer in art. Since
then, the author has proposed solutions to respond to changes in art education
conditions during the period of industrial revolution 4.0.
Key words: Education 4.0, University lecturer, Art education in university.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- giang_vien_dai_hoc_nganh_nghe_thuat_voi_giao_duc_4_0.pdf