Giám sát và phản biện xã hội, lý do tồn tại của Mặt trận

Toàn bộ quyền lực thuộc về nhân dân, nói đã rõ như vậy mà vẫn chưa thấy đủ, Bác

Hồ còn nhấn mạnh: Chỉ thuộc về nhân dân. Ngay sau khi Chính phủ cách mạng

lâm thời được thành lập, Bác nêu rõ quan điểm:

Dân là chủ, Chính phủ là đầy tớ của dân

Toàn bộ quyền lực chỉ thuộc về nhân dân là Tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước

và để không lầm lẫn, vô tình hay cố ý, đã có lời giải thích rất cụ thể và chính xác

như sau:

Nhân dân không bao giờ trao chủ quyền của mình, quyền lực chính trị của mình

cho bất kỳ ai. Nhân dân không trao cho Nhà nước quyền sở hữu của chủ quyền mà

chỉ trao cho Nhà nước quyền sử dụng để thực hành chủ quyền của mình và chỉ trao

quyền sử dụng ấy một cách rất hạn chế về thời gian và về cáidiện bao quát nội

dung của chủ quyền. Đồng thời nhân dân luôn luôn kiểm tra, giám sát Nhà nước

trong việc sử dụng phần quyền được trao ấy, nếu thấy cần thiết thì nhân dân thu

lại, không trao quyền sử dụng ấy nữa.

pdf5 trang | Chia sẻ: maiphuongzn | Lượt xem: 1388 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Giám sát và phản biện xã hội, lý do tồn tại của Mặt trận, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giám sát và phản biện xã hội, lý do tồn tại của Mặt trận Toàn bộ quyền lực thuộc về nhân dân, nói đã rõ như vậy mà vẫn chưa thấy đủ, Bác Hồ còn nhấn mạnh: Chỉ thuộc về nhân dân. Ngay sau khi Chính phủ cách mạng lâm thời được thành lập, Bác nêu rõ quan điểm: Dân là chủ, Chính phủ là đầy tớ của dân . Toàn bộ quyền lực chỉ thuộc về nhân dân là Tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước và để không lầm lẫn, vô tình hay cố ý, đã có lời giải thích rất cụ thể và chính xác như sau: Nhân dân không bao giờ trao chủ quyền của mình, quyền lực chính trị của mình cho bất kỳ ai. Nhân dân không trao cho Nhà nước quyền sở hữu của chủ quyền mà chỉ trao cho Nhà nước quyền sử dụng để thực hành chủ quyền của mình và chỉ trao quyền sử dụng ấy một cách rất hạn chế về thời gian và về cái diện bao quát nội dung của chủ quyền. Đồng thời nhân dân luôn luôn kiểm tra, giám sát Nhà nước trong việc sử dụng phần quyền được trao ấy, nếu thấy cần thiết thì nhân dân thu lại, không trao quyền sử dụng ấy nữa. Giám sát cơ quan Nhà nước, giám sát cán bộ là quyền của dân, quyền của những người chủ đất nước đối với những quan chức được dân trao quyền sử dụng để thực hành chủ quyền của mình. Chức năng quan trọng hàng đầu của Mặt trận là giám sát và phản biện, đó là trách nhiệm của Mặt trận với dân với Đảng và cũng là lý do tồn tại của Mặt trận. Sau Đại thắng mùa xuân 1975, đất nước lún sâu vào cơ chế tập trung quan liêu, bao cấp, dân chủ không còn nữa, giám sát trở nên xa lạ với rất nhiều người dân còn Mặt trận dần dần hành chính hoá, đảng hóa và cách bố trí cán bộ, những người sắp về hưu, điều về Mặt trận làm cho Mặt trận không có thực lực không thể hoạt động độc lập, trở thành một cơ quan của tỉnh, nhiều nơi cán bộ vẫn gọi là "đầu sai" của cấp uỷ. Thực đáng sợ khi nhìn lại hơn 30 năm qua vắng hẳn vai trò giám sát của dân, của Mặt trận và cái giá ta phải trả khi không có dân chủ đã quá đắt. Sau Đại hội Đảng lần thứ VI, Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh rất lo lắng trước đội ngũ lãnh đạo ở Trung ương xa dân, quan liêu rất trầm trọng, hàng chục năm đứng ngoài sự giám sát của dân, không tự phê bình và phê bình, kinh tế trì trệ bế tắc vì không chịu nghe dân, nhất là những ý kiến ngược. Ông nói với báo chí: Giải quyết nội bộ xuất hiện lần đầu chỉ ở cơ quan lãnh đạo bên trên rồi vì dột từ nóc nếu nhanh chóng trở thành phổ biến xuống đến các cơ quan lãnh đạo bên dưới, "vùng cấm" tràn lan đâu cũng có "vùng cấm" không được phê bình, đụng chạm, trong đảng đương nhiên xuất hiện những "siêu đảng viên" hàng chục năm chẳng phải tự phê bình, tự kiểm điểm nhưng khen ngợi, tâng bốc thì quá nhiều, quá đáng cùng với tuyên dương, đề bạt. Đây là thứ đặc quyền, đặc lợi tệ hại nhất làm cho nhiều cán bộ lãnh đạo chẳng cần học tập, nâng cao năng lực lãnh đạo, trau dồi đạo đức vẫn bình chân như vại, giữ hết chức vụ chủ chốt này đến chức vụ chủ chốt khác, chỉ thấy có lên không có xuống, có người năng lực lãnh đạo, quản lý và tư cách đạo đức rất hạn chế lại giữ những mấy chức vụ quan trọng. (trích trong bài "Cái nóc", báo Đại Đoàn Kết ngày 3-3-1990). Nhiệm kỳ Đại hội VI, báo chí đã đề nghị cần công khai, minh bạch, dân chủ trước hết trong đảng rồi thì ngoài dân mới có dân chủ, phải dân chủ hoá công tác cán bộ và loại bỏ quan niệm bảo thủ cho công tác cán bộ phải bí mật, mọi đảng viên dù giữ bất cứ chức vụ gì đều bình đẳng trước kỷ luật, pháp luật... Rất tiếc đến Đại hội VII, cái cũ lại trở về nguyên vẹn, lại khép kín tất cả. "Vùng cấm" và "siêu đảng viên" xuất hiện càng nhiều. Dựa vào các thứ đặc quyền đặc lợi, nhiều cán bộ cao cấp được nuông chiều quá đáng: không có trách nhiệm cá nhân, không có từ chức, cách chức, tại Quốc hội vẫn chưa có bãi miễn và bỏ phiếu tín nhiệm, rất thiếu vắng giám sát và phản biện xã hội của dân và Mặt trận, cấp uỷ Đảng được giới thiệu tham gia bộ máy Nhà nước không phải tranh cử và do Đảng chỉ định... Một số cán bộ cao cấp hàng chục năm để ngành mình xảy ra bao bê bối, không hoàn thành nhiệm vụ nhưng không những không bị kỷ luật mà còn được đề bạt. Một đảng duy nhất lãnh đạo, duy nhất cầm quyền dứt khoát phải có một mặt trận có đủ trình độ, năng lực, dũng khí giám sát và phản biện xã hội nếu không đảng sẽ đơn độc, dễ lâm vào cảnh "mẹ hát con khen hay" khi hệ thống chính trị đã bị Nhà nước hóa, đảng hóa. Chưa bao giờ bệnh thành tích lại lây lan khắp các bộ, ngành, các địa phương như 10 năm gần đây. Cùng với tham nhũng, lãng phí, sức tàn phá của bệnh thành tích ghê gớm nếu mới chỉ nhìn vào ngành giáo dục đào tạo, hậu quả vô cùng tai hại của bệnh thành tích còn phải nhiều năm mới khắc phục được. Ở đâu cũng có dối trá, lừa bịp, dân và cán bộ biết cả nhưng không nói được, nói ở đâu và nói có được an toàn không? Từ lâu dân và cán bộ vẫn mong mỏi khắc khoải bao giờ Mặt trận trở lại với chức năng đích thực được ghi trong hiến pháp: Mặt trận giám sát hoạt động của cơ quan Nhà nước, đại biểu dân cử và cán bộ công chức Nhà nước. Đây là vấn đề sống còn của đất nước, càng chậm càng khó xoay chuyển tình hình. Đại hội Đảng lần thứ X đã thấy cần phải tổ chức cho dân giám sát, và trong hai ngày 3 và 4-7, UBTƯMTTQ Việt Nam đã tổ chức hội nghị quan trọng để thực hiện Nghị quyết của Đại hội X, lấy ý kiến góp vào dự thảo đề án giám sát và phản biện xã hội của MTTQ Việt Nam. Các đại biểu phát biểu tại hội nghị đều hướng về mục tiêu: mở rộng dân chủ, thực hiện dân chủ tối đa mới có thể giám sát và phản biện xã hội, Đảng phải thấy xót xa nếu để dân thiếu dân chủ vì đã thiếu dân chủ thì dân bị oan khuất đành nín chịu. Nguyên Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu đã nhận xét: dân chủ bị vi phạm rất nặng nề, giám sát và phản biện xã hội là yêu cầu rất bức thiết. Giám sát và phản biện xã hội là quyền của dân, giám sát và phản biện xã hội là lý do tồn tại của Mặt trận, là trách nhiệm của Mặt trận với dân, với Đảng. Đảng là thành viên lãnh đạo của Mặt trận, Đảng cần tạo mọi điều kiện để Mặt trận hoàn thành nhiệm vụ lịch sử: đưa giám sát và phản biện xã hội vào cuộc sống, trở thành một nếp sinh hoạt thường xuyên ở mọi nơi trong cả nước. Chỉ có dân thông qua Mặt trận, thực hiện quyền giám sát và phản biện xã hội mới có thể giúp Đảng và Nhà nước chống tham nhũng, chống đói nghèo, chống tụt hậu có hiệu quả, mới có thể làm trong sạch bộ máy Nhà nước và đảm bảo trong Đảng không còn "vùng cấm" và "siêu đảng viên".

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf50_7409.pdf
Tài liệu liên quan