Hoạt động giám sát là một trong những chức năng quan trọng của QH và HĐND các cấp. Theo quy định của HP và Luật tổ chức QH thì QH có chức năng thực hiện quyền giám sát tối cao đối với toàn bộ hoạt động của Nhà nước, trong đó có nội dung giám sát hoạt động của các cơ quan tư pháp. Luật tổ chức QH cũng quy định ỦBPL có nhiệm vụ giám sát hoạt động điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án. Để cụ thể hóa quyền giám sát tối cao của QH, ngày 17-6-2003 QH đã ban hành Luật hoạt động giám sát của QH.
55 trang |
Chia sẻ: Mr Hưng | Lượt xem: 1080 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Giám sát tư pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n nghị của các cơ quan, tổ chức, UBPL đã chuyển đơn choTANDTC, VKSNDTC xem xét giải quyết và đã được các cơ quan đó trả lời là đã giải quyết đúng PL nhưng công dân vẫn khiếu nại gay gắt. Có ý kiến chất vấn của ĐBQH hoặc có yêu cầu của các đồng chí lãnh đạo cao cấp của Đảng, Nhà nước hoặc được UBTVQH giao);b. Phương pháp tiến hành giám sát phải bảo đảm quy trình chặt chẽ đúng chức năng, nhiệm vụ và thẩm quyền theo quy định của pháp luật;c. Xây dựng kế hoạch chi tiết, xác định mục đích yêu cầu, nội dung phương pháp và các bước cần thực hiện trong quá trình giám sát;d. Tổ chức việc nghiên cứu hồ sơ vụ án một cách toàn diện, khách quan và phải thực sự công tâm; đ. Xác định căn cứ pháp luật để giải quyết vụ án và những tài liệu, chứng cứ cần phải thu thập bổ sung;e. Tiến hành gặp gỡ trao đổi, làm việc trực tiếp với người khiếu nại, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan, người làm chứng, đại diện cơ quan tổ chức nơi xảy ra vụ án để xác minh, thu thập tài liệu, thông tin cần thiết để phục vụ hoạt động giám sát;g. Tiến hành làm việc với các CQTP trực tiếp giải quyết vụ án, lãnh đạo TANDTC, VKSNDTC và các CQ có liên quan đến việc giải quyết vụ án;h. Đoàn giám sát báo cáo kết quả giám sát vụ án tại phiên họp toàn thể của UBPL có sự tham gia của lãnh đạo TANDTC, VKSNDTC, các CQ, tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc giải quyết vụ án và các đối tượng khác tùy theo yêu cầu của việc giám sát; UBPL xem xét, thảo luận về báo cáo của Đoàn giám sát về những nội dung cụ thể, những thiếu xót, VPPL được phát hiện từ hoạt động g/sát;i. Xác định đúng, chính xác vi phạm pháp luật và bảo đảm tính khách quan, khả thi của những kiến nghị qua hoạt động giám sát;k. Theo dõi, đôn đốc thực hiện kiến nghị qua hoạt động giám sát đã được UBTVQH kết luận; l. Giám sát vụ án cụ thể phải được lập thành hồ sơ giám sát.5. Những điều không nên làm trong việc giám sát 1 vụ án cụ thể Tại Điều 1 Luật tổ chức TAND năm 2002 đã quy định: “TANDTC, các TAND địa phương, các TAQS và các Tòa án khác do luật định là các cơ quan xét xử của Nước Cộng hòa XHCNVN. Tòa án xét xử những vụ án hình sự, dân sự, hôn nhân và gia đình, lao động, kinh tế, hành chính và giải quyết những việc khác theo quy định của pháp luật”. Như vậy, chỉ có Tòa án mới có thẩm quyền xét xử các vụ án và trách nhiệm xem xét lại các bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật là thuộc thẩm quyền của TAND và VKSND theo quy định của pháp luật. Do đó, việc tiến hành giám sát một vụ án cụ thể chỉ giám sát đối với những bản án đã có hiệu lực pháp luật, không giám sát các vụ án cụ thể đang còn trong vòng tố tụng. Đối với việc giải quyết một vụ án cụ thể là một yêu cầu hết sức khó khăn và phức tạp, bởi vì những vụ án này UBPL đã tiến hành giám sát đều là những vụ việc đã qua nhiều lần xét xử ở các cấp Tòa án, thậm chí có vụ đã có quyết định giám đốc thẩm, tái thẩm nhưng có khiếu nại bức xúc, kéo dài và đã đượcTANDTC, VKSNDTC xem xét trong quá trình giải quyết khiếu nại, nhiều lần trả lời án xử đúng. Hậu quả của việc giám sát khi phát hiện có VPPL sẽ được giải quyết theo trình tự giám đốc thẩm, tái thẩm. Theo quy định của Luật tổ chức TAND và các pháp luật tố tụng thì Hội đồng Thẩm phán TANDTC có thẩm quyền giám đốc thẩm, tái thẩm những vụ án mà bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của tất cả các cấp bị kháng nghị theo quy định của pháp luật tố tụng. Tòa hình sự, Tòa dân sự, Tòa kinh tế, Tòa lao động và Tòa hành chính TANDTC giám đốc thẩm, tái thẩm những vụ án mà bản án, quyết định sơ thẩm của Tòa án cấp tỉnh và những bản án, quyết định phúc thẩm, giám đốc thẩm của TA này. Ủy ban Thẩm phán TAND cấp tỉnh giám đốc thẩm, tái thẩm những bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của TA cấp huyện. Trước hết cần phải xác định bản án, quyết định của Tòa án là văn bản cá biệt, không phải là văn bản quy phạm pháp luật và thường các vụ án được lựa chọn giám sát là các vụ án phức tạp, khó khăn nên chỉ do UBTVQH, UBPL của QH tiến hành giám sát mới đủ tầm và có hiệu quả còn Đoàn ĐBQH không nên tiến hành giám sát các vụ án cụ thể. Bởi lẽ, Luật hoạt động giám sát của QH cũng không quy định mà khi phát hiện có những bản án có hiệu lực pháp luật có VPPL cần kiến nghị TANDTC, VKSNDTC, UBPL của QH xem xét. Giám sát các vụ án cụ thể cần xác định rõ đúng, sai, xác định chính xác vi phạm, bảo đảm khách quan, đưa ra các kiến nghị cụ thể, rõ ràng, cơ quan giám sát không có chức năng giải quyết nên không nên đưa ra những kết luận mang tính giải quyết, áp đặt hoặc can thiệp để đình chỉ thi hành án. Không nên tiến hành giám sát khi chưa có sự chuẩn bị kỹ, chưa nắm rõ được các pháp luật có liên quan, chưa làm rõ mục đích, yêu cầu của cuộc giám sát vì thực tế nếu tiến hành giám sát không đúng không có hiệu quả, sẽ lãng phí trong việc chi phí cho giám sát đồng thời ảnh hưởng đến uy tín của cơ quan tư pháp.6. Kiến nghị 1 số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả giám sát đối với hoạt động của các CQTPa)Để tạo cơ sở pháp lý đầy đủ, thống nhất và đồng bộ cho hoạt động của các CQTP, đồng thời góp phần nâng cao chất lượng cho hoạt động giám sát của QH thì việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật có vai trò rất quan trọng. Trong thời gian tới, đáp ứng những yêu cầu của công cuộc cải cách tư pháp mà các NQ của Đảng và QH đã đề ra, cần nghiên cứu tiếp tục đổi mới quy trình lập pháp, hướng vào mục tiêu đẩy nhanh tiến độ công tác xây dựng pháp luật, bảo đảm về số lượng và chất lượng các VBQPPL. Đối với hoạt động giám sát cần sửa đổi, bổ sung các văn bản sau đây: Luật tổ chức QH, Luật hoạt động giám của QH, Luật tổ chức HHĐND và UBND, Luật ban hành VBQPPL, các NQ của QH về Quy chế hoạt động của UBTVQH, quy chế hoạt động của HĐDT, các UB của QH, Nội quy kỳ họp QH;b) Để hoạt động giám sát đạt kết quả tốt, UBTVQH cần chỉ đạo tăng cường công tác nghiên cứu tham mưu tổng hợp, tổ chức phục vụ hoạt động giám sát của các cơ quan của QH; thực hiện tốt việc điều hòa, phối hợp trong hoạt động giám sát, tránh trùng lắp về địa điểm, đơn vị chịu sự giám sát và thời gian tiến hành giám sát. UBTVQH cũng cần hướng dẫn để tăng cường phát huy vai trò của các Đoàn ĐBQH, các ĐBQH trong việc giám sát tại địa phương và thực hiện quyền chất vấn trong thời gian giữa hai kỳ họp theo quy định của Luật hoạt động giám sát của QH và Quy chế hoạt động của ĐBQH và Đoàn ĐBQH;c) Tăng cường hướng dẫn, nâng cao kỹ năng tổ chức hoạt động giám sát cho các Đoàn ĐBQH, cơ quan tiến hành giám sát cần thường xuyên đánh giá rút kinh nghiệm để cải tiến phương thức tổ chức giám sát, trong đó có việc chuẩn bị thật kỹ trước khi tiến hành giám sát để nắm được vấn đề và đưa ra kết luận chính xác;d) Cơ quan tiến hành giám sát cần đưa ra những kiến nghị khách quan, xác đáng, có giá trị và nội dung rõ ràng, đồng thời cần giám sát, đôn đốc việc xem xét giải quyết kiến nghị; cơ quan chịu sự giám sát cần chủ động, nghiêm túc và khẩn trương trong việc xem xét, giải quyết và trả lời những kiến nghị của cơ quan giám sát.đ) Cần thực hiện cách thức giám sát lại vấn đề đã giám sát có như vậy mới kiểm chứng được hiệu quả, hiệu lực của hoạt động giám sát trong việc thực hiện kiến nghị của cơ quan giám sát;e) Tăng cường công tác giám sát việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật của TANDTC, VKSNDTC và các CQTP ở trung ương;g) Tăng cường bộ máy giúp việc cho UBPL, Đoàn ĐBQH để bộ phận giúp việc không những phải nắm vững quy định của pháp luật mà còn phải có kinh nghiệm thực tiễn nhất định trong lĩnh vực giám sát tư pháp;h) Cần tăng cường hơn nữa sự phối hợp giữa các cơ quan của QH, các Đoàn ĐBQH, HĐND trong giám sát hoạt động của các CQTP.7. Kinh nghiệm giám sát của đại diện toàn quyền QH Ucraina Bà Nhina – Ivanovna Karpachopna đại diện toàn quyền về nhân quyền đã đưa ra những quan điểm riêng của mình về bảo vệ quyền con người như sau:Người bảo vệ quyền lợi cho nhân dân luôn phải Có quan điểm, lập trường rõ ràng với chính quyền;Người làm công tác giám sát mà yêu quý chính quyền là người giám sát tồi;Cơ quan đại diện toàn quyền luôn đối mặt với CP, bất luận CP đó thuộc Đảng phái nào;Bảo vệ quyền cho từng người cụ thể bao giờ cũng tốt hơn đi bảo vệ quyền cho nhà nước“Tôi” sẽ làm tất cả sức mình để chính quyền phải thực hiện đúng pháp luật;Ngoài pháp luật, người làm nhiệm vụ giám sát phải luôn công tâm.XIN TRÂN TRỌNG CÁM ƠN!
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- chu_de_4_duong_ngoc_nguu_0496.ppt