Khoảng 1/4 các công ty không trình bày bất cứ thông tin gì liên quan đến tỷ lệ
chiết khấu. Trong trường hợp này, các công ty đã cố tình không tuân thủ theo
yêu cầu của chuẩn mực mặc dù việc trình bày tỷ lệ chiết khấu có vai trò rất
quan trọng trong quy trình kiểm tra giảm giá trị của LTTM.
Vấn đề quan trọng nữa là việc các công ty trình bày tỷ lệ chiết khấu theo khoảng.
Có một vài trường hợp, tỷ lệ chiết khấu quá cao ví dụ 25,8% trong ngành Tài
chính, cao hơn nhiều so với tỷ lệ lãi suất rủi ro dài hạn 3,73%. Theo Carlin và
nhóm nghiên cứu (2008), sự biến động nhỏ về tỷ lệ chiết khấu cũng sẽ ảnh hưởng
đến giá trị có thể thu hồi của các CGU, qua đó làm ảnh hưởng đến quy mô của chi
phí giảm giá trị của LTTM và lợi nhuận trong kỳ
8 trang |
Chia sẻ: phuongt97 | Lượt xem: 440 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Giảm giá trị về Lợi thế thương mại: Đánh giá theo Chuẩn mực Kế toán HKAS 36 - Phần 2, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giảm giá trị về Lợi thế thương mại: Đánh
giá theo Chuẩn mực Kế toán HKAS 36 -
Phần 2
Khoảng 1/4 các công ty không trình bày bất cứ thông tin gì liên quan đến tỷ lệ
chiết khấu. Trong trường hợp này, các công ty đã cố tình không tuân thủ theo
yêu cầu của chuẩn mực mặc dù việc trình bày tỷ lệ chiết khấu có vai trò rất
quan trọng trong quy trình kiểm tra giảm giá trị của LTTM.
Vấn đề quan trọng nữa là việc các công ty trình bày tỷ lệ chiết khấu theo khoảng.
Có một vài trường hợp, tỷ lệ chiết khấu quá cao ví dụ 25,8% trong ngành Tài
chính, cao hơn nhiều so với tỷ lệ lãi suất rủi ro dài hạn 3,73%. Theo Carlin và
nhóm nghiên cứu (2008), sự biến động nhỏ về tỷ lệ chiết khấu cũng sẽ ảnh hưởng
đến giá trị có thể thu hồi của các CGU, qua đó làm ảnh hưởng đến quy mô của chi
phí giảm giá trị của LTTM và lợi nhuận trong kỳ.
Bảng 4: Trình bày tỷ lệ chiết khấu
(áp dụng cho phương pháp giá trị sử dụng và hỗn hợp)
Nhiều Tỷ lệ Tỷ lệ Không Tỷ lệ Tỷ lệ Tỷ lệ
giống theo trình
Ngành tỷ lệ nhỏ lớn nhất bình
nhau khoảng bày nhất (trước quân
thuế) (trước
(n) (n) (n) (n) (trước
thuế)
thuế) (%)
(%)
(%)
Hàng tiêu
dùng 5 9 3 5 5.00 25.00 9.33
Tài chính 3 7 1 3 6.14 25.80 10.71
Viễn thông
và dịch vụ 5 13 1 4 4.20 23.50 10.55
Nguyên vật
liệu - 8 - 2 5.58 12.10 9.26
Năng lượng
và XD 1 14 2 7 6.00 17.20 9.34
14 51 7 21 4.20 25.80 9.87
Tổng cộng
(n = 93)
Tương tự những sai phạm tồn tại trong việc trình bày đối với tỷ lệ chiết khấu. Việc
trình bày tỷ lệ tăng trưởng trong mô hình chiết khấu luồng tiền để tiến hành kiểm
tra giảm giá trị của LTTM cũng không mấy khả quan hơn. Cụ thể, theo dữ liệu
trong Bảng 5, mức độ không tuân thủ thể hiện rõ ràng hơn. Khoảng 66% các công
ty (61 trong 93 công ty) không trình bày thông tin gì liên quan đến tỷ lệ tăng trưởng
mặc dù chuẩn mực quy định rất rõ ràng về vấn đề này. Việc không trình bày tỷ lệ tăng
trưởng dẫn đến việc không thể xác định được giá trị còn lại của các CGU cuối thời kỳ
dự đoán, như vậy giá trị còn lại không thể xác định tin cậy được trong mô hình chiết
khấu luồng tiền.
Trong số các công ty trình bày tỷ lệ tăng trưởng, hầu hết các công ty trình bày tỷ lệ
tăng trưởng giống nhau cho tất cả các CGU (khoảng 22% trong tổng thể). Điều
này hoàn toàn không nhất quán với yêu cầu của chuẩn mực rằng tỷ lệ tăng trưởng
có thể thay đổi qua từng CGU và qua các thời kỳ khác nhau.
Bảng 5: Trình bày tỷ lệ tăng trưởng
(áp dụng cho phương pháp giá trị sử dụng và hỗn hợp)
Nhiều Tỷ lệ Tỷ lệ Không Tỷ lệ Tỷ lệ Tỷ lệ
giống theo trình
Ngành tỷ lệ nhỏ lớn bình
nhau khoảng bày
nhất nhất quân
(n) (n) (n)
(%) (%)
(n)
(%)
Hàng tiêu dùng 3 2 1 16 0 9.0 6.71
Tài chính 1 7 - 6 0 14.0 12.00
Viễn thông và
dịch vụ 5 7 1 10 0 20.0 4.63
Nguyên vật liệu - - 1 9 0 1.0 7.11
Năng lượng và
XD - 4 - 20 0 2.0 6.71
9 20 3 61 0 20.0 6.91
Tổng cộng (n =
93)
5. Kết luận
Quy định về ghi chép, đo lường và báo cáo LTTM trong HKAS 36 có nhiều
sự khác biệt so với chuẩn mực và quy định trước đây. Do tính phức tạp của
phương pháp kiểm tra giảm giá trị của LTTM, xét cả lý luận và thực tiễn,
thực sự là một thách thức đối với các công ty trong những năm đầu áp dụng
HKAS 36.
Với mục đích giá trị ghi sổ của tài sản không được ghi cao hơn giá trị có thể thu
hồi, các công ty sử dụng nhiều các giả định mang tính chủ quan và phụ thuộc quá
nhiều vào sự xét đoán của các nhà quản lý, trong đó có cả hành vi cơ hội, do vậy
việc đánh giá tính đúng đắn của phương pháp này thực sự không đơn giản cho
những người đọc BCTC.
Mặc dù không dễ ràng trong việc áp dụng vào thực tiễn về giảm giá trị của LTTM,
nhưng trình bày theo yêu cầu của chuẩn mực đã thể hiện tính ưu việt cao hơn
nhiều so với các phương pháp trước đây. Đối với người sử dụng BCTC, cơ hội có
nhiều thông tin hơn về quy trình kiểm tra giảm giá trị của LTTM giúp họ đánh giá
tính đúng đắn của phương pháp áp dụng và tính minh bạch của chỉ tiêu này trên
BCTC.
Nghiên cứu này được thực hiện để kiểm tra tính tuân thủ về giảm giá trị của
LTTM đối với các công ty trong năm 2006 tại Hồng Kông, năm thứ hai áp dụng
HKAS 36. Tuy nhiên, cũng giống như kết quả của các nghiên cứu của các nước
khác trên thế giới như Úc, Malaysia, Anh, Singapore, New Zealand, các nước
Châu Âu kết quả của nghiên cứu này chỉ ra rằng tính không tuân thủ theo yêu cầu
của chuẩn mực là rất cao và chất lượng trình bày tương đối kém liên quan đến
giảm giá trị của LTTM.
Tuy nhiên, hoàn toàn ngạc nhiên đó là BCTC của các công ty này đều nhận được ý
kiến chấp nhận toàn phần từ phía các công ty kiểm toán, mà chủ yếu là các công ty
kiểm toán lớn nhất trên thế giới (KPMG, Ernst & Young, Deloitte và PWC). Thật
không thể nào hình dung ra được rằng nhiều sai phạm trọng yếu như vậy lại được
cho rằng BCTC phản ánh trung thực và hợp lý tình hình tài chính, kết quả kinh
doanh cũng như luồng tiền trong kỳ kế toán. Đối với những người sử dụng BCTC,
thật không thể hiểu nổi những gì đang diễn ra cũng như tính đúng đắn trong các
quyết định kinh tế đưa ra.
6. Liên hệ tại Việt Nam
Trong khi hầu hết các nước trên thế giới đều đã áp dụng Chuẩn mực lập BCTC
Quốc tế (IFRS) trong công tác kế toán và lập BCTC, trong đó có Chuẩn mực kế
toán số 36 “Giảm giá trị của Tài sản”, thì chúng ta lại loay hoay với việc ban hành
chuẩn mực. Còn rất nhiều chuẩn mực kế toán mà Việt Nam có cần biên soạn mới
như Chuẩn mực về giảm giá trị của tài sản, các công cụ tài chính và còn nhiều
chuẩn mực kế toán cần sửa đổi bổ sung cho phù hợp với tình hình mới.
Hiện tại chưa có chuẩn mực quy định hướng dẫn việc kiểm tra giảm giá trị của tài
sản cũng như giảm giá trị của LTTM. Do vậy, tài sản được ghi nhận theo nguyên
giá, khấu hao lũy kế và giá trị còn lại. Mặc dù, có nhiều nhân tố bên trong và bên
ngoài đơn vị, đặc biệt trong thời kỳ khủng hoảng kinh tế, làm sụt giảm giá trị của
tài sản và giá trị có thể thu hồi của tài sản có thể thấp hơn nhiều so với giá trị ghi
sổ. Không ai dám bảo đảm rằng tài sản được ghi nhận trên BCTC không được ghi
cao hơn giá trị có thể thu hồi.
Giả sử rằng tài sản của các doanh nghiệp bị sụt giảm 1% giá trị, như vậy sẽ phát
sinh chi phí giảm giá trị của tài sản. Khi đó, tình hình tài chính và kết quả kinh
doanh sẽ hoàn toàn khác vàcâu chuyện của các nhà đầu tư đối với doanh nghiệp
cũng sẽ hoàn toàn khác. Do vậy, việc xác định giá trị thực của các tài sản trong các
doanh nghiệp tại Việt Nam chỉ là sự ảo tưởng hão huyền. Điều này thực sự gây lo
lắng không chỉ đối với các cơ quan Nhà nước, các nhà ban hành chính sách, người sử
dụng BCTC mà còn đối với các các kiểm toán viên khi đưa ra ý kiến kiểm toán.
Danh mục tài liệu tham khảo
Archel, P., (2000), On the nature of goodwill and its amortisation policy effects.
Iniversidad Publica de Navarra - Spain.
Carlin, T. M. & Finch, N., (2008a), Goodwill Impairment Testing Under IFRS-A
False Impossible Shore? , University of Sydney and MGSM Centre for
Managerial Finance, Working Paper.
Carlin, T. M., Finch, N. & Hidayah, (2008), The Impact of An Enforceable
Standard in Malaysia: Assessing the Compliant of Disclosures for Large
First-time Adopters under FRS 36. MGSM - Working Paper 10/2008.
Frc, (2008), Review of Goodwill Impairment Disclosure. Financial Reporting
Council -UK.
Moliterno, S. F., (1993), The Accounting Profession in Hong Kong, American
Institute of Certified Public Accountants,
Seetharaman, A., Balachandran, M. & Saravanan, A. S., (2004), "Accounting
treatment of goodwill: yesterday, today and tomorrow", Journal of
Intellectual Capital, vol. 5, iss. 1, pp. 131-152.
W.F.Hui & P.H.Ng, (2006), Accounting in Hong Kong: Regulatory Framework
and Advanced Accounting Practice, School of Continuing and Professional
Education.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- giam_gia_tri_ve_loi_the_thuong_mai_danh_gia_theo_chuan_muc_k.pdf