Giảm gánh nặng hành chính thuế bằng ứng dụng công nghệ thông tin trong kê khai, nộp thuế

Thực hiện chiến lược cải cách hiện đại hóa ngành thuế giai đoạn 2011-2020,

ngành thuế từng bước hoàn thành các chương trình cải cách, hiện đại hóa hệ thống

quản lý thuế theo kế hoạch đề ra. Để đáp ứng yêu cầu nghiệp vụ, ngành thuế đã triển

khai rất nhiều phần mềm ứng dụng và xây dựng hạ tầng mạng truyền thông thống nhất

trong toàn ngành phục vụ công tác quản lý thuế, đồng thời mở rộng cung cấp dịch vụ kê

khai thuế điện tử, nộp thuế qua ngân hàng, thực hiện minh bạch hóa thủ tục thuế, cung

cấp thông tin tra cứu hỗ trợ người nộp thuế thực hiện nghĩa vụ thuận tiện, hỗ trợ người

nộp thuế,. từ đó nâng cao hiệu quả và chất lượng công việc cũng như giảm chi phí

tuân thủ pháp luật cho người nộp thuế. Trong đó, công tác ứng dụng công nghệ thông

tin (CNTT) vào quản lý thuế của ngành đã có hiệu quả to lớn, thiết thực cho cả cơ quan

thuế và người nộp thuế (NNT).

pdf9 trang | Chia sẻ: Thục Anh | Ngày: 24/05/2022 | Lượt xem: 256 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Giảm gánh nặng hành chính thuế bằng ứng dụng công nghệ thông tin trong kê khai, nộp thuế, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
353 GIẢM GÁNH NẶNG HÀNH CHÍNH THUẾ BẰNG ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG KÊ KHAI, NỘP THUẾ ThS. Trần Anh Quyết Công ty TNHH đầu tư phát triển Hướng Nghiệp Tóm tắt Thực hiện chiến lược cải cách hiện đại hóa ngành thuế giai đoạn 2011-2020, ngành thuế từng bước hoàn thành các chương trình cải cách, hiện đại hóa hệ thống quản lý thuế theo kế hoạch đề ra. Để đáp ứng yêu cầu nghiệp vụ, ngành thuế đã triển khai rất nhiều phần mềm ứng dụng và xây dựng hạ tầng mạng truyền thông thống nhất trong toàn ngành phục vụ công tác quản lý thuế, đồng thời mở rộng cung cấp dịch vụ kê khai thuế điện tử, nộp thuế qua ngân hàng, thực hiện minh bạch hóa thủ tục thuế, cung cấp thông tin tra cứu hỗ trợ người nộp thuế thực hiện nghĩa vụ thuận tiện, hỗ trợ người nộp thuế,... từ đó nâng cao hiệu quả và chất lượng công việc cũng như giảm chi phí tuân thủ pháp luật cho người nộp thuế. Trong đó, công tác ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) vào quản lý thuế của ngành đã có hiệu quả to lớn, thiết thực cho cả cơ quan thuế và người nộp thuế (NNT). Từ khóa: Ngành thuế, thuế, công nghệ thông tin (CNTT), tài chính, người nộp thuế. 1. Vai trò của công nghệ thông tin ngành thuế Công nghệ thông tin (CNTT) là một trong những giải pháp nhằm đạt mục tiêu của cải cách hành chính hiệu quả, chất lượng trong cách thức hoạt động, điều hành của bộ máy hành chính Nhà nước; làm cho bộ máy chuyển từ chức năng “chèo thuyền” sang “lái thuyền”, chuyển từ cơ chế hành chính “xin cho” sang cơ chế hành chính “phục vụ” và làm cho nền hành chính có khả năng kiểm soát được lãng phí, thất thoát và tham nhũng. Do vậy, chương trình tổng thể cải cách hành chính Nhà nước theo Nghị quyết 30c/NQ-CP ngày 8/11/2011 của Chính phủ tập trung vào các mục tiêu: Cải cách thể chế; Cải cách thủ tục hành chính; Cải cách tổ chức bộ máy hành chính Nhà nước; Xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức; Cải cách tài chính công và hiện đại hóa hành chính. Trong đó, CNTT tham gia vào tất cả các nhiệm vụ của cải cách hành chính song được thể hiện rõ nhất trên hai phương diện: (i) Trong quy trình xử lý công việc của từng cơ quan hành chính Nhà nước, giữa các cơ quan hành 354 chính Nhà nước với nhau; (ii) Trong giao dịch với tổ chức, cá nhân, đặc biệt là trong hoạt động dịch vụ hành chính công, dịch vụ công của đơn vị sự nghiệp công. Chiến lược cải cách hệ thống thuế giai đoạn 2011-2020 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 732/QĐ-TTg ngày 17/5/2011, xác định: Bên cạnh việc xây dựng một thể chế chính sách thuế đồng bộ, thống nhất, công bằng, minh bạch, cần xây dựng: Quy trình thủ tục hành chính thuế đơn giản, khoa học phù hợp với thông lệ quốc tế; Nguồn nhân lực có chất lượng; Ứng dụng công nghệ thông tin trong các hoạt động quản lý thuế có tính liên kết, tự động hóa cao, gắn chặt với quá trình cải cách hành chính thuế. Trong đó, Ứng dụng CNTT và áp dụng thuế điện tử để nâng cao hiệu quả của công tác quản lý thuế được xem như là một mục tiêu trọng tâm. Điều này được thể hiện rõ qua từng giai đoạn với những con số cụ thể: Giai đoạn từ 2011-2015, tối thiểu 60% doanh nghiệp (DN) sử dụng các dịch vụ thuế điện tử; 50% DN thực hiện đăng ký thuế, khai thuế qua mạng internet; số tiền thuế được nộp qua hệ thống ngân hàng đạt tối thiểu 80% số thuế đã kê khai. Đến giai đoạn 2016-2020, tối thiểu 90% DN sử dụng các dịch vụ thuế điện tử; 65% DN thực hiện đăng ký thuế, khai thuế qua mạng internet; số tiền thuế được nộp qua hệ thống ngân hàng đạt tối thiểu 90% số thuế đã kê khai. 2. Tình hình ứng dụng công nghệ thông tin trong ngành thuế hiện nay Trước khi công nghệ thông tin được ứng dụng rộng rãi, ngành thuế tồn tại khá nhiều bất cập trong công tác xử lý hành chính thuế. Đặc biệt, trình độ về CNTT tại một số DN còn thấp, nên việc thực hiện khai thuế điện tử còn nhiều lúng túng; điều kiện áp dụng CNTT (máy tính, đường truyền,) cũng ảnh hưởng đến chất lượng khai thuế điện tử; tâm lý một số DN không muốn thay đổi phương thức kê khai thủ công sang điện tử vì phải chi phí cho việc mua chứng thư số và dịch vụ khai thuế qua mạng, gây ra nhiều trì hoãn, chậm trễ trong công tác đưa công nghệ thông tin vào sử dụng khi kê khai quản lý thuế. Thêm vào đó, số lượng đối tượng nộp thuế lớn, địa bàn rộng khắp trong khi nguồn nhân lực của cơ quan thuế còn hạn chế, dẫn đến nhiều bất cập khi thực hiện. Mặt khác, việc quản lý thuế được thực hiện chủ yếu thủ công, gây ra nhiều sai sót về mặt số liệu. 355 Sau đó, thực hiện theo Nghị quyết số 19/NQ-CP ngày 12/3/2015 và Nghị quyết số 36a/NQ-CP ngày 14/10/2015, ngành thuế đã tích cực triển khai mà mở rộng một số hệ thống như: khai thuế qua mạng, nộp thuế điện tử, hoàn thuế điện tử, nộp thuế đất đai, hộ cá nhân điện tử, nộp lệ phí trước bạ ô tô, xe máy điện tử, cấp hóa đơn điện tử có xác thực, xây dựng cơ sở dữ liệu chuyên ngành về thuế. Kết quả đạt được, đến nay hệ thống khai thuế qua mạng đã được triển khai cho 63 Cục Thuế và 100% các Chi cục Thuế trực thuộc. Cả nước đã có trên 535 nghìn doanh nghiệp kê khai qua mạng, đạt 99,59% trên tổng số doanh nghiệp đang hoạt động. Đồng thời, hệ thống đã tiếp nhận và xử lý hơn 31,6 triệu hồ sơ kê khai thuế điện tử. Hệ thống nộp thuế điện tử của cơ quan thuế hiện tại được triển khai theo mô hình xử lý tập trung tại Tổng cục Thuế. Đến tháng 6/2016, tổng số doanh nghiệp đã đăng ký nộp thuế điện tử qua cổng của Tổng cục Thuế là trên 513 nghìn doanh nghiệp, đạt tỷ lệ trên 95,5% số doanh nghiệp đang hoạt động. Tổng số doanh nghiệp đã đăng ký sử dụng dịch vụ với một trong số các Ngân hàng đã cung cấp dịch vụ là trên 492 nghìn doanh nghiệp đạt tỷ lệ 80,21%. Tổng số tiền đã nộp vào NSNN qua cổng nộp thuế điện tử của Tổng cục Thuế từ 1/1/2016 đến nay là trên 174 nghìn tỷ đồng. Ngay từ cuối năm 2015, trong 6 tháng đầu năm 2016, Cục CNTT đang phối hợp với Vụ Quản lý thuế thu nhập cá nhân (TNCN) hoàn thiện Quyết định triển khai thí điểm và Quy trình thí điểm quản lý, đăng ký sử dụng và khai thuế điện tử đối với hoạt động cho thuê nhà của cá nhân để trình Bộ Tài chính ban hành làm căn cứ để tổ chức triển khai ứng dụng. 356 Bảng 1: Dự toán kinh phí CNTT ngành thuế giai đoạn 2011 - 2020 từ nguồn NSNN Đơn vị tính: Tỷ đồng Nội dung Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 Tổng cộng 600 503 500 553 534 538 559 547 561 559 Phần mềm ứng dụng và triển khai 150 121 101 100 99 101 98 99 94 92 - Ứng dụng phục vụ quản lý Thuế 81 89 77 69 65 68 63 58 55 50 - Ứng dụng phục vụ NNT 15 15 12 12 12 12 12 12 12 12 - Xây dựng CSDL tập trung về người nộp thuế 3 5 8 12 15 16 18 22 22 26 - Ứng dụng phục vụ nội bộ 8 10 2 5 5 3 3 5 3 2 - Triển khai ứng dụng do Bộ Tài chính phát triển 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 Hạ tầng kỹ thuật 358 253 264 305 280 270 290 270 290 280 - Truyền thông 25 25 25 30 30 30 30 30 30 30 - Máy chủ 120 73 79 80 70 60 80 60 80 70 - Máy tính cá nhân (PC, Laptop) 180 100 100 100 100 100 100 100 100 100 - Máy in 21 30 30 30 25 25 25 25 25 25 - TB khác 12 25 30 65 55 55 55 55 55 55 Phần mềm hệ thống 60 88 90 94 98 100 102 104 104 107 - Cơ sở dữ liệu 15 18 16 16 16 18 20 22 22 25 - Hệ điều hành 12 30 32 33 34 34 34 34 34 34 - Phần mềm ứng dụng 25 17 19 20 20 20 20 20 20 20 - Phần mềm hệ thống khác 8 23 23 25 28 28 28 28 28 28 Duy trì, hỗ trợ 29 36 40 49 51 61 61 68 68 75 Kinh phí đào tạo 3 5 5 5 6 6 8 6 5 5 Nguồn: Nguyễn Minh Ngọc (2011) 357 Ngoài ra, Cục CNTT đã tổ chức làm việc trực tiếp và thống nhất với Cục Cảnh sát Giao thông - Bộ Công an về phương thức truyền nhận chứng từ nộp điện tử cho lệ phí trước bạ ô tô, xe máy, đồng thời phối hợp Vụ Quản lý Thuế TNCN trong việc xây dựng Quy chế trao đổi thông tin giữa hai cơ quan công an và cơ quan thuế. Cuối năm 2016 đến hết quý 2 năm 2017, ngành thuế sẽ tiếp tục hoàn thiện hệ thống các quy trình, quy định quản lý CNTT, tập trung vào một số quy định sau: Các quy định liên quan đến Xây dựng cơ sở dữ liệu ngành thuế; Quy trình vận hành ứng dụng CNTT ngành thuế; Quy định/quy trình về n ninh Thông tin; Quy trình/quy chế nội bộ của Cục CNTT. Ngoài ra, Tổng cục Thuế sẽ tiếp tục đôn đốc các cục thuế triển khai mở rộng hệ thống khai thuế điện tử cho 100% các doanh nghiệp trên địa bàn để đạt chỉ tiêu 95% số doanh nghiệp khai thuế điện tử đạt cấp độ 4; nâng cấp hệ thống nộp thuế điện tử và triển khai mở rộng dịch vụ nộp thuế điện tử với các Ngân hàng thương mại trong nước; ban hành Quyết định triển khai thí điểm, quy trình thí điểm quản lý, đăng ký sử dụng và khai thuế điện tử đối với hoạt động cho thuê nhà của cá nhân làm căn cứ để xây dựng ứng dụng và tổ chức triển khai thí điểm dịch vụ nộp thuế đất đai, hộ cá nhân điện tử tại 2 Cục Thuế TPHà Nội và TPHồ Chí Minh trong cuối năm 2017. Nhìn chung, việc triển khai các dịch vụ thuế điện tử đều vượt mục tiêu đặt ra trong kế hoạch 5 năm và các Nghị quyết của Chính phủ. Đó là: Hệ thống hạ tầng kỹ thuật được nâng cấp đáp ứng nhu cầu triển khai các ứng dụng CNTT; Đạt được mục tiêu ứng dụng CNTT trong công tác quản lý nội ngành; Đồng thời nguồn nhân lực được từng bước củng cố. Cả trên lý thuyết và thực tế, ứng dụng CNTT đóng vai trò quan trọng trong công tác quản lý thuế và đã đem lại những hiệu quả to lớn trong công cuộc hiện đại hóa công tác quản lý thuế, cải cách thủ tục hành chính thuế. Bên cạnh những thành tựu, việc ứng dụng công nghệ thông tin vẫn còn nhiều điểm yếu và hạn chế cần biện pháp khắc phục xử lý trong thời gian tới. Thứ nhất là mô hình tổ chức ứng dụng công nghệ thông tin vẫn chưa hoạt động thực sự hiệu quả, đôi khi còn mang tính lạc hậu lỗi thời. Ngành thuế vẫn còn bị 358 động trong việc áp dụng các thành tựu công nghệ mới. Thứ hai là lộ trình ứng dụng công nghệ thông tin tại ngành thuế vẫn mang tính cứng nhắc, chưa thực sự đi sâu vào từng hoạt động trong ngành. Ngoài ra, việc quản lý Nhà nước về ứng dụng công nghệ thông tin trong ngành thuế còn lỏng lẻo, chưa có quy định chính thức, chi tiết, và chặt chẽ trong lĩnh vực này. Thêm vào đó, việc tổ chức thực hiện áp dụng công nghệ thông tin trong ngành thuế còn mang tính tự phát, chưa tuân theo quy trình nghiêm ngặt và rõ ràng. Việc phối kết hợp với các đơn vị bên ngoài chưa được thực hiện, đôi khi gây ra nhiều khó khăn cho ngành thuế trong công tác thực hiện. 3. Các giải pháp đẩy mạnh phát triển công nghệ thông tin trong ngành thuế Phương án đề xuất trong bài là lựa chọn các ứng dụng CNTT có chức năng quản lý thuế cần thiết sửa đổi, nâng cấp để thực hiện trong giai đoạn chưa có hệ thống mới, đồng thời đầu tư xây dựng mới hệ thống ứng dụng CNTT có chức năng hệ thống lõi về quản lý thuế dạng sản phẩm có sẵn trên thị trường và đã được nhà cung cấp triển khai tại một số cơ quan thuế các nước (hoặc tiểu bang) trên thế giới. Khi đó ngành thuế có thể kiểm chứng về tính năng và chất lượng sản phẩm phù hợp yêu cầu nghiệp vụ và kiến trúc hệ thống mới. 3.1. Mô hình tổ chức hệ thống CNTT ngành thuế Dựa trên chiến lược phát triển ngành thuế và xu hướng ứng dụng CNTT, bài viết đưa ra mô hình tổ chức hệ thống CNTT ngành thuế phù hợp với mô hình nghiệp vụ quản lý thuế và đảm bảo thực hiện được yêu cầu xây dựng hệ thống thông tin tích hợp về thuế và bối cảnh nguồn nhân lực về CNTT của ngành thuế trong thời gian tới. Ngành thuế xem xét đề xuất Cục Công nghệ Thông tin tiếp tục là đơn vị quản lý Nhà nước về ứng dụng CNTT toàn ngành thuế trong năm 2017, có nhiệm vụ tổ chức xây dựng, phát triển hệ thống phần mềm ứng dụng quản lý thuế; xác định yêu cầu về cấu hình các thiết bị máy chủ, thiết bị kết nối mạng, thiết bị an ninh, an toàn hệ thống và các thông số cần thiết để kết nối toàn bộ hệ thống trong ngành thuế. Đồng thời ngành thuế xem xét thành lập 3 trung tâm xử lý dữ liệu thuế có chức năng tiếp nhận, xử lý dữ liệu kê khai, nộp thuế, hoàn thuế, đối chiếu chéo hóa đơn. Sở dĩ đề xuất 3 trung tâm xử lý dữ liệu thuế 359 là để đảm bảo khả năng phân tải nhằm tránh tình trạng quá tải của hệ thống tài nguyên CNTT do số lượng cơ quan thuế trên cả nước và số lượng cán bộ thuế khai thác ứng dụng là rất lớn, nếu chỉ để số Trung tâm xử lý dữ liệu Thuế ít hơn thì sẽ không đáp ứng được yêu cầu công việc. 3.2. Lộ trình ứng dụng CNTT ngành thuế Tác giả đề xuất một lộ trình dựa trên các hoạt động: (1) ứng dụng CNTT phục vụ quản lý thuế; (2) ứng dụng CNTT phục vụ người dân và doanh nghiệp; (3) xây dựng CSDL tập trung về người nộp thuế; (4) ứng dụng CNTT phục vụ nội bộ ngành thuế; (5) hệ thống an toàn, bảo mật; (6) phát triển nguồn lực CNTT. Kế hoạch cụ thể bao gồm nhưng không giới hạn những nội dung sau: - Ứng dụng CNTT phục vụ quản lý thuế. - Ứ ng dụng CNTT phục vụ người dân và doanh nghiệp. - Xây dựng hệ thống CSDL người nộp thuế tập trung. - Ứng dụng CNTT trong nội bộ ngành thuế. - Phần mềm hệ thống, thiết bị phần cứng, thuê đường truyền kết nối mạng diện rộng. - Phát triển nguồn nhân lực CNTT. - Nhu cầu về nguồn lực: vốn đầu tư, công nghệ, nhân lực + Nhu cầu về vốn đầu tư: Dựa trên thông tin khảo sát từ hệ thống quản lý thuế của một số nước trên thế giới để xác định khoản kinh phí đầu tư ban đầu ước khoảng 1.500 tỷ đồng. Ngoài ra, ngành thuế cần tính toán nguồn kinh phí duy trì, bổ sung, nâng cấp hàng năm. + Nhu cầu về công nghệ: ngành thuế Việt Nam có các nhu cầu cơ bản về công nghệ phần cứng, phần mềm hệ thống tương ứng có khả năng xử lý dữ liệu tập trung, hệ thống đường truyền phải được giám sát liên tục và có phương án dự phòng sự cố ở mức độ cao, phát triển các ứng dụng giao tiếp trực quan. + Nhu cầu về nhân lực: ngành thuế xác định biện pháp thu hút nhân tài trong lĩnh vực CNTT về công tác lâu dài trong ngành thuế hoặc thực hiện biện pháp thuê ngoài. 360 3.3. Các giải pháp cụ thể đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong ngành thuế Việt Nam a. Tăng cường quản lý Nhà nước về ứng dụng CNTT trong ngành thuế - Bổ sung các quy định và căn cứ để động viên người nộp thuế (NNT) tham gia, sử dụng các dịch vụ thuế điện tử. - Hoàn thiện chính sách và các quy định, quy trình nghiệp vụ quản lý thuế theo hướng rõ ràng, đầy đủ và chi tiết. - Quan tâm công tác quy hoạch đội ngũ cán bộ giỏi về chuyên môn và có khả năng sử dụng, vận hành hệ thống ứng dụng CNTT. - Đảm bảo sử dụng hiệu quả nguồn kinh phí được cấp từ NSNN. - Hình thành bộ phận kiểm tra, giám sát nhằm đảm bảo chất lượng hoạt động về chuyên môn, nghiệp vụ quản lý thuế và CNTT. b. Đổi mới mô hình hệ thống tổ chức CNTT ngành thuế c. Tổ chức thực hiện theo các chương trình + Chương trình 1: Củng cố và nâng cấp cơ sở hạ tầng kỹ thuật + Chương trình 2: Nâng cấp và phát triển mới các hệ thống phần mềm ứng dụng quản lý thuế + Chương trình 3: Ứng dụng CNTT cung cấp dịch vụ thuế điện tử phục vụ người dân và doanh nghiệp. Đây có thể xem là chương trình quan trọng nhất, có tính đột phá và rất mới mà tác giả nghiên cứu và đề xuất những nội dung như cung cấp qua mạng các thông tin tham khảo liên quan đến lĩnh vực thuế, đối thoại hỏi đáp trực tiếp, đăng ký thuế, nộp tờ khai, kê khai, nộp thuế, hoàn thuế, giải quyết khiếu nại tố cáo của NNT và cung cấp hóa đơn điện tử,... nhằm tạo thuận lợi cho NNT, giảm thiểu chi phí thực hiện nghĩa vụ thuế, cắt giảm thời gian và thủ tục giấy tờ nhằm thúc đẩy ứng dụng CNTT trong ngành thuế Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020. Đặc biệt, tác giả đề xuất ngành thuế xây dựng hệ thống ứng dụng cung cấp hóa đơn điện tử cải tiến công tác in ấn, quản lý, phát hành hóa đơn thuế, đồng thời góp phần xử lý tồn tại do việc lập bảng kê chiếm nhiều thời gian của NNT và khó thực hiện việc đối chiếu chéo hóa đơn đối với cơ quan thuế. 361 Trong bối cảnh hiện nay của Việt Nam, giải pháp này có giá trị kiểm soát, phòng ngừa, ngăn chặn các gian lận trong nền kinh tế một cách hiệu quả. d. Phối hợp, kết nối trao đổi thông tin với các đơn vị bên ngoài. e. Tăng cường công tác theo dõi, giám sát. f. Các yếu tố đảm bảo thành công cho ứng dụng CNTT ngành thuế và quản lý rủi ro - Các yếu tố đảm bảo thành công, bao gồm: quyết tâm và cam kết của lãnh đạo; tổ chức xây dựng, khai thác hệ thống tối ưu; chuẩn hóa nghiệp vụ; yếu tố về công nghệ kỹ thuật; yếu tố về tài chính; yếu tố về lựa chọn đối tác. - Vấn đề quản lý rủi ro Rủi ro là các vấn đề chưa xuất hiện nhưng có thể xảy ra trong quá trình thực hiện các hoạt động và khi vấn đề đó xảy ra có thể làm cho hoạt động không đi theo đúng kế hoạch và mục tiêu đề ra. Do đó cần phải xác định các vấn đề rủi ro và phải có biện pháp theo dõi các triệu chứng và phòng ngừa rủi ro. Khi các rủi ro vẫn xuất hiện thì cần xử lý khắc phục theo phương án đã định trước. Tài liệu tham khảo 1. Nguyễn Minh Ngọc (2011), Giải pháp đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong ngành thuế ở Việt Nam, luận án tiến sĩ kinh tế, trường đại học kinh tế quốc dân. 2. Nguyễn Quang Tiến (2014), Ứng dụng công nghệ thông tin trong kê khai, nộp thuế: Giải pháp cải cách hành chính thuế, bài đăng trên tạp chí tài chính. 3. Tạp chí tài chính (2015), Cục Công nghệ Thông tin: Nhân tố quan trọng trong hiện đại hóa và cải cách hành chính thuế. 4. Thùy Linh (2016), Những bước tiến trong ứng dụng công nghệ thông tin ngành thuế, báo hải quan.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfgiam_ganh_nang_hanh_chinh_thue_bang_ung_dung_cong_nghe_thong.pdf
Tài liệu liên quan