Giải quyết bài toán cung cầu giữa nhà trường và doanh nghiệp trong đào tạo nguồn nhân lực

Đẩy mạnh sự liên kết trong đào tạo giữa nhà trường và doanh nghiệp hiện nay là một

nhu cầu thiết thực và hiệu quả nhằm mục đích tạo nên một chuẩn đầu ra chất lượng, có đầy

đủ kiến thức chuyên môn và kỹ năng làm việc đáp ứng tốt yêu cầu công việc cho doanh

nghiệp, mặt khác tạo nên uy tín, nâng cao chất lượng giáo dục về phía nhà trường, đây là

nhu cầu tất yếu của xã hội, là sự vận dụng quy luật cung cầu nhằm đem lại lợi ích cho nhà

trường và doanh nghiệp. Trong bài viết này, tác giả chủ yếu nghiên cứu một số lý luận,

hiệu quả của liên kết đào tạo, sự vận dụng có hiệu quả quy luật cung cầu trong hợp tác nhà

trường và doanh nghiệp, đồng thời đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao sự hợp tác này

ngày càng hiệu quả, đảm bảo và chất lượng.

pdf9 trang | Chia sẻ: Thục Anh | Ngày: 16/05/2022 | Lượt xem: 323 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Giải quyết bài toán cung cầu giữa nhà trường và doanh nghiệp trong đào tạo nguồn nhân lực, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
công việc được giao sau khi ra trường. Đợt thực tập cũng là cuộc khảo sát, thử thách họ trong quá trình lập nghiệp. Cho dù đạt được kết quả nhiều hay ít, các đợt thực tập cũng mang lại cho sinh viên nhiều cơ hội khác nhau. Giúp cho sinh viên có cơ hội tìm kiếm học bổng và tiếp cận sớm với các tổ chức tuyển dụng, tạo cơ hội có việc làm sau khi tốt nghiệp đáp ứng đúng yêu cầu và nguyện vọng của mình trong tương lai. Thứ tư, có hiệu quả đối với xã hội và nền kinh tế. Một vai trò không thể không nhắc đến là giải quyết được bài toán việc làm cho xã hội. Khi vận dụng tốt quy luật cung cầu trong sự hợp tác giữa nhà trường và doanh nghiệp, xã hội sẽ tránh tình trạng thất nghiệp, thiếu việc làm, bên cạnh đó tình trạng nhân lực có nhưng doanh nghiệp vẫn loay hoay tìm cho mình một nguồn lao động đảm bảo chất lượng cũng được khắc phục tối đa. Về mặt kinh tế, các doanh nghiệp sẽ có một nguồn nhân lực chất lượng, đáp ứng được yêu cầu và công việc của họ. Vì vậy, chất lượng của công việc cũng như những sản phẩm mà nguồn nhân lực này tạo ra rất đảm bảo và đáp ứng ngay nhu cầu xã hội, đẩy mạnh nhanh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. 5. GIẢI PHÁP NÂNG CAO SỰ HỢP TÁC GIỮA NHÀ TRƯỜNG VÀ DOANH NGHIỆP Một là, đổi mới và tăng cường công tác quản lý của nhà nước trong việc xây dựng mối gắn kết bền vững giữa nhà trường và doanh nghiệp. Nhà nước cần có chính sách, cơ chế phối hợp chặt chẽ về nguồn nhân lực giữa nhà trường và doanh nghiệp. Tăng quyền tự chủ cho nhà trường, nhà trường cần được tự chủ và chủ động về quy mô đào tạo, hình thức tuyển sinh, xây dựng chương trình đào tạo, thu chi nguồn tài chính. Khuyến khích cạnh tranh giữa các cơ sở đào tạo để tăng động lực phát triển giữa các nhà trường với nhau về chất lượng sản phẩm đào tạo, uy tín cũng như hình ảnh, thương hiệu của nhà trường. Hơn nữa, cần có trung tâm dự báo nhu cầu đào tạo nhân lực có sự phối hợp với các ngành ở địa phương và tham gia của nhà trường và doanh nghiệp để đảm bảo gắn chặt giữa đào tạo với sử dụng. Cần có cơ chế, chính sách để thúc đẩy sự phối, kết hợp chặt chẽ giữa nhà trường và doanh nghiệp và quy định trách nhiệm của doanh nghiệp trong việc cung cấp thông tin về nhu cầu lao động và hỗ trợ trong quá trình đào tạo. Hai là đối với nhà trường. Gắn kết với doanh nghiệp trong việc xây dựng chương KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC 101 trình đào tạo, nhà trường cần phải tự mình nâng cao năng lực đào tạo, xây dựng chuẩn đầu ra cho người học cần có sự tham khảo nhu cầu thị trường và doanh nghiệp. Từ sự tham khảo nhu cầu thị trường và doanh nghiệp, nhà trường xây dựng khung chương trình giảng dạy, biên soạn và cải tiến giáo trình giảng dạy cho phù hợp với yêu cầu của thực tiễn và yêu cầu của từng giai đoạn phát triển. Nhà trường cần thực hiện tốt phương châm đào tạo những gì xã hội cần chứ không đào tạo những gì nhà trường có, đào tạo lấy người học làm trung tâm. Bên cạnh việc đào tạo theo nhu cầu của doanh nghiệp thì nhà trường cần phải đảm bảo tính tiên tiến, hiện đại của chương trình đào tạo, phải đào tạo ra những con người có khả năng học tập suốt đời. Ngoài ra, thông qua việc thường xuyên tranh thủ sự đóng góp ý kiến của các doanh nghiệp nhà trường có thể nghiên cứu xây dựng chương trình đào tạo và mở các ngành đào tạo phù hợp với nhu cầu của doanh nghiệp. Thực hiện tốt công tác xã hội hóa giáo dục bằng việc liên kết về tài chính và cơ sở vật chất, tạo điều kiện cho đội ngũ doanh nhân trực tiếp tham gia giảng dạy. Gắn kết việc điều hành nhân sự và tham gia quá trình đào tạo bằng cách ưu tiên tuyển dụng những giảng viên có kinh nghiệm làm việc trong các doanh nghiệp, xây dựng tiêu chuẩn đứng lớp đối với giảng viên như căn cứ vào trình độ chuyên môn, chuyên ngành, kinh nghiệm thực tế Tùy thuộc học phần mà nhà trường có sự phân công và lựa chọn giảng viên cho phù hợp. Đẩy mạnh hợp tác nghiên cứu khoa học và thương mại hóa các kết quả nghiên cứu. Đây là hình thức hợp tác cao nhất giữa nhà trường và doanh nghiệp. Tăng cường chặt chẽ hơn nữa về mối quan hệ giữa cựu sinh viên với nhà trường, tạo cơ chế để những cựu sinh viên đang làm việc tại doanh nghiệp liên hệ thường xuyên với nhà trường, có thể tổ chức những buổi hội thảo trao đổi kinh nghiệm giữa lý thuyết với thực tiễn. Đây là cầu nối vững chắc giữa nhà trường và doanh nghiệp, rất hiệu quả, rất thiết thực. Qua sự liên kết này, nhà trường sẽ cải tiến chương trình đào tạo theo từng thời điểm sao cho phù hợp với nhu cầu của doanh nghiệp. Ba là, đối với doanh nghiệp. Cách hữu hiệu nhất để việc gắn kết chặt chẽ giữa nhà trường và doanh nghiệp trong việc đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực là doanh nghiệp cùng tham gia đào tạo bằng cách góp ý kiến về xây dựng, đánh giá và cải tiến chương trình đào tạo. Thông qua việc cung cấp thông tin, phản biện nội dung chương trình đào tạo, nhà trường có thể chỉnh sửa cho phù hợp với thực tế. Ngoài ra, doanh nghiệp hỗ trợ tài chính cũng như cơ sở vật chất bằng các hình thức như hỗ trợ học bổng cho sinh viên, ký kết các hợp đồng tư vấn, nghiên cứu khoa học. Mặt khác, doanh nghiệp có thể hỗ trợ tài chính cho nhà trường bằng việc thành lập các công ty, khu công nghệ, khu thực hành, giảng đường, phòng thí nghiệm trang thiết bị cho giảng dạy và học tập. Hơn nữa, doanh nghiệp cần cử các chuyên viên, chuyên gia, kỹ sư, công nhân lành nghề tham gia trực tiếp giảng dạy hoặc hướng dẫn thực hành tại nhà trường hoặc tại doanh nghiệp. Ngoài ra, các doanh nghiệp cũng cần có thiện chí và tạo điều kiện tiếp nhận các giảng viên, cán bộ quản lý đến doanh nghiệp học tập, học hỏi kinh nghiệm hoặc trao đổi những vướng mắc giữa chương trình đào tạo và yêu cầu của thực tế. LIÊN KẾT GIỮA NHÀ TRƯỜNG VÀ DOANH NGHIỆP TRONG VIỆC GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO SINH VIÊN 102 Bốn là, đối với người học. Người học phải biết tích cực, chủ động và đặt vấn đề tự học lên làm trung tâm. Ngoài nội dung học trên lớp, người học cần học và tìm hiểu thêm kiến thức trên các phương tiện thông tin đại chúng tham gia các diễn đàn, thuyết trình, hội thảo về chuyên ngành giữa nhà trường và doanh nghiệp, tham gia vào các nhóm nghiên cứu khoa học tăng khả năng tư duy, phát hiện và xử lý vấn đề hoặc tham gia thực tập thực tế theo chuyên ngành đào tạo tại các doanh nghiệp nhằm vận dụng kiến thức đã tiếp nhận ở nhà trường vào thực tế doanh nghiệp, trau dồi kinh nghiệm, lòng tự tin, bản lĩnh tìm cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp. Mặt khác, người học phải tạo được tâm lý ổn định, vững vàng và phải có lòng yêu nghề, có mục tiêu, định hướng rõ ràng trong quá trình học tập, tạo nên một nền tảng kiến thức cũng như phần nền vững chắc để phục vụ tốt cho công việc sau này. 6. KẾT LUẬN Đẩy mạnh sự hợp tác giữa nhà trường và doanh nghiệp là giải pháp không thể thiếu ở bất cứ một nền giáo dục nào nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, chuẩn đầu ra ưu tú, mặt khác tạo cho doanh nghiệp một lực lượng lao động tiên tiến, đáp ứng nhu cầu công việc, tạo cho xã hội một thế hệ tri thức năng động, hiệu quả. Hiện nay, việc hợp tác giữa nhà trường và doanh nghiệp ở nước ta hiện nay còn chưa phát triển mạnh mẽ, nặng tính lý thuyết và chưa phát huy tối đa hiệu quả của hoạt động này. Vì vậy, cùng với việc tăng cường sự hợp tác, nâng cao hoạt động trao đổi kinh nghiệm, thúc đẩy việc tìm kiếm lẫn nhau giữa nhà trường và doanh nghiệp thì việc quan tâm hỗ trợ từ phía nhà nước thông qua các cơ chế chính sách thúc đẩy và khuyến khích sự hợp tác này cũng là một giải pháp rất quan trọng. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Lâm Thành Bửu Sơn (2013), Quan điểm của doanh nghiệp về vấn đề tuyển dụng sinh viên tốt nghiệp đại học, Dự án POHE, Bộ Giáo dục và Đào tạo. 2. Nghị Quyết số 14/2005/ NQ-CP về Đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục đại học Việt Nam giai đoạn 2006 – 2020. 3. Phạm Thị Ly (2013), Quan điểm quốc tế về giáo dục đại học định hướng nghề nghiệp, Dự án phát triển giáo dục đại học định hướng nghề nghiệp ứng dụng ở Việt Nam (Profession Orientate Higher Education – POHE), Bộ Giáo dục và Đào tạo. 4. Trần Đức Quý, Gắn “mối duyên” nhà trường - doanh nghiệp, Trường ĐH Công nghiệp Hà Nội. 5. Văn Đình Tấn, Nguồn nhân lực trong công cuộc CNH, HĐH ở nước ta, Trường Chính trị tỉnh Nghệ An. 6. Trang Web Bộ Giáo dục và Đào tạo,

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfgiai_quyet_bai_toan_cung_cau_giua_nha_truong_va_doanh_nghiep.pdf
Tài liệu liên quan