Giải pháp xử lý dự án thu hút đầu tư kém hiệu quả trên địa bàn (trại bò Chiềng sung) huyện Mai Sơn

Mai Sơn là một huyện của tỉnh Sơn La là huyện miền núi vùng cao Tây Bắc của tổ quốc, nằm cách xa các khu vực kinh tế năng động, các thành phố lớn của cả nước, với một nền kinh tế chủ yếu là tự cấp, tự túc sản xuất nông lâm nghiệp là chủ yếu, nền kinh tế của huyện Mai Sơn có xuất phát điểm thấp, chậm phát triển, gặp nhiều khó khăn và đang tiếp cận dần với nền kinh tế thị trường. Tuy nhiên trong những năm gần đây cùng với xu hướng hội nhập quốc tế chung của cả nước, của tỉnh, nhờ có đường lối đổi mới, sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh uỷ, HĐND, UBND tỉnh cùng các cấp các ngành của tỉnh, sự lãnh đạo của các cấp uỷ Đảng, chính quyền địa phương, nền kinh tế huyện Mai Sơn đã từng bước phát triển, đời sống của nhân dân các dân tộc trên địa bàn, huyện Mai Sơn từng bước được ổn định và nâng cao. Đảng bộ và nhân dân các dân tộc huyện Mai Sơn đang tập trung mọi nguồn lực để phát triển kinh tế – xã hội nhằm sớm đưa Mai Sơn trở thành một huyện khá của tỉnh.

Thực hiện chủ trương của Tỉnh uỷ, Nghị quyết của HĐND tỉnh, UBND tỉnh đã ban hành nhiều chính sách thu hút đầu tư, trong đó nêu rõ những ưu đãi mà tỉnh dành cho các nhà đầu tư như: Hỗ trợ kinh phí giải phóng mặt bằng, miễn giảm thuế sử dụng đất, vay vốn ưu đãi . nhằm đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế – xã hội của huyện trong những năm tới. Hưởng ứng chính sách đó nhiều nhà đầu tư là các doanh nghiệp, công ty trong và ngoài huyện, ngoài tỉnh đã đầu tư nguồn vốn, nhân lực vào các lĩnh vực Nông - lâm nghiệp, du lịch, xây dựng và nhiều ngành kinh tế khác, tạo nên một nền kinh tế thị trường sôi động, góp phần vào công cuộc xoá đói, giảm nghèo và sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn.

 

doc12 trang | Chia sẻ: hongha80 | Lượt xem: 771 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Giải pháp xử lý dự án thu hút đầu tư kém hiệu quả trên địa bàn (trại bò Chiềng sung) huyện Mai Sơn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIẢI PHÁP XỬ LÝ DỰ ÁN THU HÚT ĐẦU TƯ KÉM HIỆU QUẢ TRÊN ĐỊA BÀN (TRẠI BÒ CHIỀNG SUNG) HUYỆN MAI SƠN Phần thứ nhất LỜI NÓI ĐẦU Mai Sơn là một huyện của tỉnh Sơn La là huyện miền núi vùng cao Tây Bắc của tổ quốc, nằm cách xa các khu vực kinh tế năng động, các thành phố lớn của cả nước, với một nền kinh tế chủ yếu là tự cấp, tự túc sản xuất nông lâm nghiệp là chủ yếu, nền kinh tế của huyện Mai Sơn có xuất phát điểm thấp, chậm phát triển, gặp nhiều khó khăn và đang tiếp cận dần với nền kinh tế thị trường. Tuy nhiên trong những năm gần đây cùng với xu hướng hội nhập quốc tế chung của cả nước, của tỉnh, nhờ có đường lối đổi mới, sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh uỷ, HĐND, UBND tỉnh cùng các cấp các ngành của tỉnh, sự lãnh đạo của các cấp uỷ Đảng, chính quyền địa phương, nền kinh tế huyện Mai Sơn đã từng bước phát triển, đời sống của nhân dân các dân tộc trên địa bàn, huyện Mai Sơn từng bước được ổn định và nâng cao. Đảng bộ và nhân dân các dân tộc huyện Mai Sơn đang tập trung mọi nguồn lực để phát triển kinh tế – xã hội nhằm sớm đưa Mai Sơn trở thành một huyện khá của tỉnh. Thực hiện chủ trương của Tỉnh uỷ, Nghị quyết của HĐND tỉnh, UBND tỉnh đã ban hành nhiều chính sách thu hút đầu tư, trong đó nêu rõ những ưu đãi mà tỉnh dành cho các nhà đầu tư như: Hỗ trợ kinh phí giải phóng mặt bằng, miễn giảm thuế sử dụng đất, vay vốn ưu đãi. nhằm đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế – xã hội của huyện trong những năm tới. Hưởng ứng chính sách đó nhiều nhà đầu tư là các doanh nghiệp, công ty trong và ngoài huyện, ngoài tỉnh đã đầu tư nguồn vốn, nhân lực vào các lĩnh vực Nông - lâm nghiệp, du lịch, xây dựng và nhiều ngành kinh tế khác, tạo nên một nền kinh tế thị trường sôi động, góp phần vào công cuộc xoá đói, giảm nghèo và sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn. Trong quá trình thực hiện các dự án phát triển kinh tế - xã hội của huyện nói chung, dự án thu hút đầu tư luôn được sự quan tâm đặc biệt vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến tiến độ thi công, tiến độ hoàn thành, trong một số trường hợp nó quyết định đến sự thành công hay thất bại của dự án. Để tiếp cận mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội của huyện trong những năm tới, nhằm khai thác có hiệu quả tiềm năng điều kiện tự nhiên như: khí hậu, đất đai, nguồn nhân lực trong đó một lĩnh vực được tỉnh quan tâm hàng đầu đó là chương trình phát triển chăn nuôi bò sữa, bò thịt chất lượng cao, đây không chỉ đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nội huyện, nội tỉnh ngày càng tăng mà còn tăng khối lượng sản phẩm hàng hoá, tăng thu nhập cho người chăn nuôi, tạo việc làm góp phần vào công cuộc xoá đói, giảm nghèo. Việc triển khai tốt dự án thu hút đầu tư phục vụ cho chương trình phát triển bò sữa, bò thịt chất lượng cao đã trở nên cấp thiết, đây là vấn đề đầu tiên có tính chất quyết định đến sự thành công của dự án phát triển chăn nuôi bò sữa, bò thịt chất lượng cao đối với các công ty, doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực này. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai thực hiện dự án còn gặp một số khó khăn, vướng mắc thường gặp phải như: Chính sách đền bù đất đai, tài sản hoa màu, công tác quy hoạch, năng lực của công ty, doanh nghiệp dẫn đến việc triển khai các dự án mang lại hiệu quả không cao, để giải quyết kịp thời những vấn đề trên, đây là những nội dung công việc mà cán bộ công chức đang làm công việc này thường gặp phải. Là một trong những người từng tham gia công tác này tôi chọn viết tiểu luận tình huống: “Giải pháp xử lý dự án thu hút đầu kém hiệu quả trên địa bàn(trại bò Chiềng Sung) huyện Mai Sơn”. Nhằm phát huy tính độc lập, sáng tạo, rèn luyện kỹ năng nghiên cứu, phân tích, giải quyết tình huống từ đó rút kinh nghiệm để nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác của mình, đồng thời cũng mong muốn được trao đổi với những người quan tâm đến các dự an thu hút đầu tư ở Sơn La và một số vấn đề giải quyết khi triển khai dự án thu hút đầu tư kém hiệu quả nói chung, để cùng nhau nghiên cứu, tham mưu đề xuất, cho cấp có thẩm quyền đưa ra các quyết định giải quyết phù hợp, kịp thời, có hiệu quả. Phần thứ hai MÔ TẢ TÌNH HUỐNG Chương trình phát triển bò sữa, bò thịt chất lượng cao là một chương trình lớn của tỉnh, tổ chức thực hiện thắng lợi chương trình này tạo được một bước ngoặt trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn. Tăng thu nhập trên một đơn vị diện tích từ 8 triệu đồng/1ha hiện nay lên 15-20 triệu đồng/1ha vào những năm tới, góp phần vào sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn. Thực hiện quyết định số 66/QĐ-UB ngày 10/4/2003 UBND tỉnh về việc ban hành chính sách khuyến khích phát triển và quyết định số 1329, 1330/QĐ-UB ngày 09/5/2003 của UBND tỉnh Sơn La về việc ban hành chính sách khuyến khích phát phát triển chăn nuôi bò sữa, bò thịt chất lượng cao. Từ năm 2003 đến nay UBND huyện Mai Sơn đã tổ chức triển khai tốt chính sách thu hút đầu tư, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp đến địa bàn đầu tư và thực tế huyện Mai Sơn đã triển khai thực hiện được 6 trại bò sữa, bò thịt chất lượng cao, đến nay các trại đã đi vào hoạt động, đem lại hiệu quả, tăng thu nhập cho người chăn nuôi, tạo việc làm cho người lao động, đặc biệt là lao động sở tại. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai thực hiện có dự án trại bò Chiềng Sung do Công ty Tây Bắc- Bộ quốc phòng đầu tư triển khai thực hiện. Tại quyết định số 1677/QĐ ngày 10/6/2003 của UBND tỉnh về việc giao 43,2370 ha đất cho Công ty Tây Bắc – Bộ quốc phòng để xây dựng trại chăn nuôi bò thịt chất lượng cao nhập khẩu HF và bò lai sind tại xã Chiềng Sung – Huyện Mai Sơn. UBND huyện Mai Sơn đã tổ chức kiểm đếm áp giá đền bù tài, sản hoa mầu trên đất và giao đất cho Công ty Tây Bắc – Bộ quốc phòng triển khai xây dựng trại bò. Nhưng sau hơn 1 năm Công ty không triển khai thực hiện dự án, để đất trống, gây lãng phí quỹ đất. Mặc dù UBND huyện đã tạo mọi điều kiện tốt nhất và thường xuyên đôn đốc công ty tiến hành triển khai xây dựng trại bò. Các hộ dân bị thu hồi đất đã có đơn đề nghị với UBND huyện xin được trả lại tiền đền bù và xin nhận lại đất để sản xuất. Đứng trước tình hình đó để tránh lãnh phí tài nguyên, đảm bảo và sử dụng đất có hiệu quả, đồng thời căn cứ vào chức năng nhiệm vụ và thẩm quyền, UBND huyện Mai Sơn đã chủ động đề nghị UBND tỉnh tại tờ trình số 354/TT-UB ngày 8/7/2004; tờ trình số 712/TT-UB ngày ngày 15/11/2004; số 56/TT-UB ngày 27/01/2005; số 104/TT-UB ngày 02/3/2005 gửi UBND tỉnh Sơn La đề nghị thu hồi đất của Công ty Tây Bắc – Bộ quốc phòng giao cho đơn vị khác để sử dụng có hiệu quả. Có kiến nghị với HĐND tỉnh khoá XII tại kỳ họp thứ 4, thứ 5; UBND tỉnh đã có công văn số 2522/UB ngày 01/10/2004; công văn số 2758/UB giao cho Sở tài nguyên và Môi trường chủ trì phối hợp cùng với UBND huyện Mai Sơn đề xuất trình UBND tỉnh quyết định. Thực hiện công văn số 2522/UB ngày 01/10/2004; công văn số 2758/UB của UBND tỉnh Sơn La, ngày 02/11/2004 Sở Tài nguyên và Môi trường và UBND huyện Mai Sơn đã họp với Công ty Tây Bắc – Bộ quốc phòng, tại cuộc họp các bên đã thống nhất đơn vị, sau 3 tháng tính từ ngày 02/11/2004 đơn vị xem xét nếu không có khả năng tiếp tục đầu tư triển khai dự án thì liên ngành sẽ trình UBND tỉnh ra quyết định thu hồi đất. Để chuyển giao đất thu hồi của Công ty Tây Bắc – Bộ quốc phòng cho đơn vị khác thì đơn vị tiếp nhận phải lập dự án và được UBND tỉnh phê duyệt, chính vì vậy ngày 22/02/2005 Sở tài nguyên và Môi trường đã có công văn gửi UBND tỉnh xin ý kiến chỉ đạo thu hồi và giải quyết các vướng mắc khi thu hồi. Ngày 20/12/2005 UBND tỉnh đã có quyết định số 4146/QĐ-UBND thu hồi 42,327 ha đất của Công ty Tây Bắc – Bộ quốc phòng tại xã Chiềng Sung huyện Mai Sơn giao cho UBND huyện Mai Sơn quản lý. Do vậy, từ ngày 10/6/2003 đến ngày 20/12/2005 sau 2 năm Công ty Tây Bắc – Bộ quốc phòng không tiến hành triển khai dự án, đã để lãng phí đất đai, gây bức xúc trong nhân dân. Vấn đề hiện nay UBND huyện cần thực hiện quyết định số 4146/QĐ-UBND về việc thu hồi 42,327 ha đất của Công ty Tây Bắc – Bộ quốc phòng tại xã Chiềng Sung huyện Mai Sơn giao cho UBND huyện Mai Sơn quản lý là phải tiến hành thu hồi đất của Công ty Tây Bắc – Bộ quốc phòng giao cho đơn vị khác, kịp thời triển khai dự án nâng cao hiệu quả sử dụng đất, đồng thời giải quyết hài hoà giữa lợi ích của Nhà nước, của đơn vị và của người bị thu hồi đất trên cơ sở có lý, có tình, đúng luật. Phần ba MỤC TIÊU XỬ LÝ TÌNH HUỐNG Trường hợp trên đặt ra vấn đề là phải xử lý tình huống nhằm đạt được các mục tiêu sau: - Nhằm đảm bảo tính pháp chế, kỷ cương, Luật pháp của Nhà nước trong lĩnh vực quản lý đầu tư xây dựng cơ bản, đẩy nhanh tiến độ thi công công trình dự án, đặc biệt là các công trình trọng điểm, giải quyết kịp thời những vướng mắc, sai phạm của các nhà đầu tư. - Đảm bảo hiệu lực, hiệu quả quản lý của Nhà nước. - Đảm bảo thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước, tổ chức cơ quan Nhà nước trong quản lý Nhà nước đối với các lĩnh vực. - Đảm bảo cho người dân yên tâm, tin tưởng vào đường lối của Đảng và Nhà nước, tạo điều kiện cho người dân yên tâm sản xuất và đời sống. - Nâng cao hiệu quả sử dụng đất. Phần thứ tư PHÂN TÍCH NGUYÊN NHÂN VÀ HẬU QUẢ 1. Nguyên nhân. a. Nguyên nhân chủ quan. Công tác lựa chọn các nhà đầu tư còn nhiều bất cập, dẫn đến đơn vị triển khai thực hiện còn yếu kém, trình độ, năng lực của đơn vị chưa tương xứng với mục tiêu dự án như: Năng lực cán bộ, tài chính, kỹ thuật, xác định tiềm năng nhà đầu tư. Năng lực các đơn vị thẩm định năng lực nhà đầu tư vừa thiếu vừa yếu. Một số đội ngũ cán bộ quản lý trong lĩnh vực quản lý lựa chọn nhà đầu tư chất lượng tham mưu chưa đáp ứng được yêu cầu trong tình hình mới. b. Nguyên nhân khách quan. Do diễn biến phức tạp của giá cả thị trường, giá nguyên, nhiên vật liệu, con giống tăng mạnh; sự thay đổi về chính sách, nhân công đã ảnh hưởng đến quá trình triển khai xây dựng. 2. Hậu quả. Sự việc trên của dự án đã gây lãng phí 42,327 ha đất không sử dụng trong 2 năm. Làm ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện của cả chương trình phát triển chăn nuôi bò sữa, bò thịt chất lượng cao của tỉnh, mặt khác rất quan trọng là làm ảnh hưởng đến chính sách thu hút đầu tư của tỉnh, lòng tin của nhân dân đối với Nhà nước, ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế-xã hội của địa phương. Phần thứ năm XÂY DỰNG PHƯƠNG ÁN VÀ LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN Căn cứ vào Khoản 12 Điều 38 của Luật đất đai năm 2003 quy định trường hợp thu hồi đất “ Đất Nhà nước giao, cho thuê để thực hiện dự án đầu tư mà không sử dụng trong thời hạn mười hai tháng liền hoặc tiến độ sử dụng đất chậm hơn hai mươi bốn tháng so với tiến độ ghi trong dự án đầu tư, kể từ khi nhận bàn giao đất trên thực địa mà không được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quyết định giao đất, cho thê đất đó cho phép”; Thực hiện quyết định số 4146/QĐ-UBND ngày 20/12/2005 của UBND tỉnh Sơn La về việc thu hồi đất tại quyết định số 1677/QĐ-UB ngày 10/6/2003 của UBND tỉnh Sơn giao cho UBND huyện quản lý. Để sớm triển khai quản lý sử dụng có hiệu quả, căn cứ vào chức năng nhiệm vụ, thẩm quyền của địa phương. 1. Xây dựng phương án. Với thực trạng của sự việc đã xảy ra được nêu trên, với điều kiện thực tiễn hiện nay tôi xin được đưa ra 2 phương án giải quyết như sau: * Phương án 1. Giao cho xã Chiềng Sung quản lý để tiếp nhận dự án đón 20 hộ dân tái định cư thuỷ điện Sơn La. * Phương án 2. - Giao cho Công ty cổ phần nông nghiệp Chiềng Sung triển khai dự án nuôi bò thịt chất lượng cao để chuyển dịch cơ cấu kinh tế của xã, chuyển giao khoa học kỹ thuật cho nông dân thực hiện phát triển chăn nuôi bò thịt chất lượng cao trên địa bàn xã Chiềng Sung nói riêng và trên địa bàn huyện nói chung. - Với vai trò Công ty cổ phần nông nghiệp Chiềng Sung là bà đỡ cho nông dân, là trại hạt nhân trong khu vực, nhân dân nhận nuôi rẽ và trồng cỏ cho công ty. - Công ty phương án ưu tiên bố trí sản xuất, chăn nuôi đối với các hộ gia đình có đất đã thu hồi. 2. Phân tích các phương án. * Phương án 1. - Ưu điểm: Đáp ứng được nhu cầu tái định cư phục vụ cho công trình xây dựng thuỷ điện Sơn la. Thông qua dự án hệ thống cơ sở hạ tầng được xây dựng đầy đủ và đồng bộ từ hệ thống giao thông, thuỷ lợi, y tế, giáo dục và các công trình khác góp phần nâng cao giá trị sản xuất hành hoá, hiệu quả sản xuất, thu nhập của người dân nâng cao trình độ dân trí, thúc đẩy trao đổi hàng hoá, trao đổi văn hoá, trao đổi kinh nghiệm sản xuất, nâng đời sống vật chất cũng như tinh thần của người dân tái định cư cũng như dân sở tại trong khu vực tái định cư. - Nhược điểm: Thực hiện phương án này thì đón được ít hộ tái định cư, chi phí lớn vì diện tích đất chỉ có 42,327 ha nếu chia bình quân cho mỗi hộ 1,5 ha đất thì chỉ được 28 hộ tái định cư. Do vậy chi phí cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng là rất lớn vượt mức suất đầu tư theo quy định của Chính phủ vì do địa hình phức tạp, đi lại khó khăn, cách xa trục đường giao thông chính của xã Chiềng Sung. * Phương án 2. - Ưu điểm: Thực hiện phương án này Công ty cổ phần nông nghiệp Chiềng Sung là công ty có trụ sở đóng tại xã Chiềng Sung nên có lợi thế về địa điểm, Công ty đã có mối quan hệ mật thiết với chính quyền và nhân dân địa phương trong những năm qua. Cơ cấu cây trồng, vật nuôi chuyển dịch mạnh theo hướng từ sản xuất quảng canh sang thâm canh, luân canh. Từ sản xuất tự cấp, tự túc sang sản xuất hàng hoá. Từ cây, con giá trị sản phẩm và giá trị hàng hoá thấp sang cây, con có giá trị cao và năng xuất ổn định. Tăng giá trị sản phẩm và hiệu quả kinh tế/đơn vị diện tích. Tạo việc làm cho người lao động, nhân dân yên tâm sản xuất, có thu nhập cao. - Nhược điểm: Phương án này không có đầu tư các kết cấu hạ tầng cơ sở. 3. Lựa chọn phương án. Qua phân tích những ưu, nhược điểm của 2 phương án lựa chọn trên, để đảm bảo dự án được sớm triển khai có hiệu quả, phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương, góp phần phát triển kinh tế – xã hội, quốc phòng – an ninh được tăng cường. Do vậy, việc lựa chọn phương án 2 giải pháp mang lại hiệu quả hơn. Phần thứ sáu KẾ HOẠCH TỔ CHỨC THỰC HIỆN Công việc nay đòi hỏi phải có sự phối hợp chặt chẽ, thống nhất trên cơ sở có sự phân công, phân cấp trách nhiệm rõ ràng. 1. Giao cho Công ty cổ phần nông nghiệp Chiềng Sung lập dự án đầu tư xây dựng trang trại nuôi bò thịt chất lượng cao, với hình thức Công ty cổ phần nông nghiệp Chiềng Sung là bà đỡ cho nông dân, là trại hạt nhân trong khu vực, đào tạo con em trong khu vực vào làm công nhân trong công ty làm trực tiếp tại trang trại, giao bò cho nhân dân nhận nuôi rẽ và trồng cỏ vệ tinh cho công ty. Có biên bản thảo thuận giữa Công ty cổ phần nông nghiệp Chiềng Sung và Công ty Tây Bắc – Bộ quốc phòng về giá trị đền bù giá trị giải phóng mặt bằng. Phối hợp với UBND xã Chiềng Sung lập phương án sản xuất, kinh doanh theo đúng tinh thần quyết định số 4146/QĐ-UBND ngày 20/12/2005 UBND tỉnh. Ưu tiên bố trí sản xuất, chăn nuôi đối với các hộ gia đình có đất đã thu hồi. 2. Giao phòng Tài nguyên và Môi trường tham mưu cho UBND huyện sớm ra văn bản trình UBND tỉnh quyết định giao đất cho Công ty cổ phần nông nghiệp Chiềng Sung để thực triển khai thực hiện dự án hoàn thành trong tháng 3/2006. 3. Đảng uỷ phân công các đồng chí trong Ban thường vụ; HĐND, UBND xã phân công các thành viên phối hợp với các đồng chí bí thư chi bộ, trưởng các bản tiến hành triển khai thông báo tới mọi tầng lớp nhân dân, nội dung về luật đất đai và thực hiện nghiêm túc quyết định số 4146/QĐ-UBND ngày 20/12/2005 UBND tỉnh và những định hướng khai thác, quản lý sử dụng diện tích đất trên của huyện. Trong thời gian chờ UBND tỉnh phê duyệt quyết định giao đất, UBND huyện giao UBND xã quản lý diện tích đất trên, xây dựng kế hoạch bố trí cho nhân dân mượn đất để gieo trồng vụ xuân hè (có biên bản cam kết mượn đất giữa UBND xã với các hộ gia đình). Triển khai công tác dồn điền, đổi thửa, cân đối đất đai (đất ở và đất sản xuất) cho nhân dân theo hướng liền vùng, liền khoảnh, nâng cao giá trị thu nhập trên đơn vị diện tích theo đúng quy hoạch của huyện. Phần thứ bẩy KẾT LUẬN - KIẾN NGHỊ 1. Kết luận. Quản lý hành chính đối với các dự án thu hút đầu tư có ý nghĩa hết sức quan trọng trong quản lý chung của sự phát triển kinh tế – xã hội của đất nước, quản lý Nhà nước đối với các dự án đảm bảo đầu tư hiệu quả cao, phù hợp với mục tiêu, định hướng phát triển trong phạm vị cả nước nói chung và từng địa phương nói riêng, đặc biệt là tỉnh miền núi Sơn La chúng ta với địa hình chia cắt, đồi núi dẫn đến việc thực thi các dự án gặp rất nhiều khó khăn. Vì vậy việc tổ chức lựa chọn các nhà đầu tư đòi hỏi các cấp, các ngành, cán bộ công chức được làm tronh lĩnh vực này phải có trình độ, tinh thần trách nhiệm cao để lựa chọn những nhà đầu tư có năng lực, kinh nghiệm, phát huy được những lợi thế của địa phương mà lĩnh vực mình đầu tư. Dự án thu hút đầu tư (trại bò Chiềng Sung huyện Mai Sơn) là một trong những dự án triển khai thực hiện kém hiệu quả. Vì vậy Uỷ ban nhân dân tỉnh Sơn La và các sở ban ngành của Tỉnh có liên quan, trong quá trình lựa chọn những nhà đầu tư cần xem xét cụ thể những công ty, doanh nghiệp làm chủ đầu tư có năng lực, kinh nghiệm để tổ chức thực hiện các chương trình, dự án. 2. Kiến nghị. - Uỷ ban nhân dân tỉnh Sơn La cho phép chủ đầu tư (Uỷ ban nhân dân huyện Mai Sơn) được chỉ định nhà đầu tư, đơn vị có đủ năng lực về tài chính, kinh nghiệm để đảm bảo triển khai thực hiện dự án đảm bảo tiến độ theo kế hoạch. - Trong quá trình triển khai thực hiện việc thu hồi đất của Công ty Tây Bắc - Bộ quốc phòng vừa qua, công tác giải quyết của UBND tỉnh còn chậm chễ, kéo dài, chưa kịp thời (UBND huyện đã có 3 báo cáo, 4 tờ trình và sau 2 năm mới thu hồi được đất). - Tăng cường lực lượng cho các cấp, các ngành liên quan để có đội ngũ cán bộ có nhiệt huyết, được đào tạo chuyên ngành làm trong lĩnh vực quản lý đầu tư xây dựng (nhất là trong giai đoạn tổ chức đấu thầu, chọn nhà thầu). - Công tác tổ chức đấu thầu, lựa chọn nhà thầu phải tuân thủ các Nghị định của Chính phủ như: Nghị định số 88/CP; Nghị định số 14/CP; 66/Cp và 16/Cp. - Uỷ ban nhân dân tỉnh nên thành lập các tổ tư vấn chuyên trách cho công tác đấu thầu cho từng cấp. Các nhà thầu tham gia không có trụ sở trên địa bàn tỉnh Sơn La, tổ tư vấn cần tổ chức kiểm tra cụ thể về năng lực của đơn vị khi tham gia các chương trình, dự án và cương quyết không cho các đơn vị không đủ năng lực tham gia. Trên đây là một giải pháp giải quyết những tồn tại, yếu kém của đơn vị triển khai dự án thu hút đầu tư trên địa bàn huyện Mai Sơn nói chung và giải pháp xử lý tình huống dự án thu hút đầu tư kém hiệu quả trên địa bàn (trại bò Chiềng Sung) huyện Mai Sơn nói riêng. Với mong muốn giải pháp trên sẽ góp phần giải quyết kịp thời những sai phạm, yếu kém của các đơn vị thi công, nhằm đẩy nhanh tiến độ dự án để sớm đưa dự án vào hoạt động, khai thác sử dụng đạt hiệu quả đầu tư, tôi xin mạnh dạn trình bày ở trên, rất mong được sự quan tâm và đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo và bạn đọc để tìm ra những giải pháp tích cực nhất. Sơn La, tháng 6 năm 2006 Người thực hiện Cầm Bun Ly

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc06-tieu-luan-xu-ly-du-an-dau-tu-kem-hieu-qua-7828.doc