Trong nền kinh tế suy thoái thì tín dụng là điều kiện để cung vốn, thúc đẩy nền
kinh tế phát triển. Tuy nhiên trong hình các hình thức cho vay vốn thì cho vay thế
chấp bằng quyền sử dụng đất, mà đặc biệt là quyền sử dụng đất từ người thứ ba
là hình thức đem lại nhiều rủi ro. Ngành ngân hàng hiện đang nỗ lực giải quyết
“cục máu đông” nợ xấu nhưng tiến độ bán, xử lý các tài sản bảo đảm để thu hồi
vốn lại đang diễn ra rất chậm, thậm chí còn bị ngưng trệ. Điều khó khăn nhất là
khi đưa vào xử lý các đơn vị phát hiện hợp đồng đã ký kết bị vô hiệu nên đe doạ
lớn đến tình trạng xử lý tài sản bảo đảm của các đơn vị cho vay vốn. Vì vậy từ
việc phân tích và bình luận một số vụ tranh chấp và đưa ra một số đề xuất nhằm
phòng tránh rủi ro vô hiệu hợp đồng thế chấp ngay từ khi bắt đầu tiến hành ký
kết hợp đồng - trong bối cảnh hiện nay là điều kiện tiên quyết để phòng tránh áp
lực gia tăng nợ xấu cho nền kinh tế.
8 trang |
Chia sẻ: phuongt97 | Lượt xem: 615 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Giải pháp tránh vô hiệu hợp đồng thế chấp vay vốn bằng quyền sử dụng đất của người thứ ba – biện pháp phòng ngừa nợ xấu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hiện hoặc thực hiện
không đúng nghĩa vụ, thì bên bảo lãnh phải đưa
tài sản thuộc sở hữu của mình để thanh toán cho
bên nhận bảo lãnh (Điều 369). Chính vì vậy, bảo
lãnh bản chất luôn luôn là bằng tài sản. Bởi vì, để
bảo đảm cho một nghĩa vụ tài sản, thì đương
nhiên phải dùng một biện pháp bảo đảm có giá trị
bằng tài sản. Khi một bên chấp nhận biện pháp
bảo lãnh của bên thứ ba để bảo đảm cho nghĩa vụ
là họ đã nhìn vào túi tiền, nhìn vào tài sản của bên
nhận bảo lãnh với ước lượng chắc chắn về khả
năng bên bảo lãnh sẽ phải dùng một phần tài sản
để thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh nếu phát sinh. Do
vậy, việc dùng uy tín, chứ không phải tài sản để
bảo lãnh, thực chất chỉ là quan hệ dân sự, chứ
không phải quan hệ pháp luật. Nếu coi đây là
quan hệ pháp luật, thì sẽ tạo thành cạm bẫy pháp
lý cho những người liên quan trong giao dịch.
Vụ án 2:
Năm 2007, Ngân hàng Thương mại Cổ phần K.
ký hợp đồng cho cơ sở sản xuất gỗ B. vay 5 tỉ
đồng trong hai năm. Để bảo đảm cho khoản vay,
bên thứ ba là ông NVH đã đứng tên “thế chấp,
bảo lãnh” căn nhà của ông tại quận 3 (TP.HCM)
trong hợp đồng tín dụng. Sau đó, cơ sở B. không
trả nợ nên bị Ngân hàng K. kiện ra TAND
TP.HCM yêu cầu phải thanh toán cả nợ gốc lẫn
lãi, trường hợp không thanh toán được thì xử lý
căn nhà của ông H.
Cấp sơ thẩm cho rằng hợp đồng thế chấp giữa ông
H. với ngân hàng vô hiệu vì trường hợp này
không phải là thế chấp mà là bảo lãnh, do vậy
buộc cơ sở B phải trả nợ cho ngân hàng A. Trong
khi đó, theo tòa phúc thẩm, do hợp đồng này được
lập ra nhằm mục đích bảo đảm cho khoản vay của
cơ sở B. với ngân hàng nên nó là hợp đồng bảo
lãnh chứ không phải là hợp đồng thế chấp như cấp
sơ thẩm nhận định. Từ đó, tòa kết luận hợp đồng
này hợp pháp, có hiệu lực chứ không vô hiệu.
Bình luận:
Trong cùng một vụ án, tuy nhiên tùy vào quan
điểm của từng cấp xét xử thì một bản hợp đồng có
thể được hiểu là thế chấp hoặc bảo lãnh. Nếu cơ
sở B. dùng tài sản của mình để bảo đảm cho
khoản vay tại ngân hàng thì đó là giao dịch thế
chấp. Còn nếu cơ sở B. dùng tài sản của người
khác (như nhà đất của ông H.) để bảo đảm cho
khoản vay tại ngân hàng thì đó là giao dịch bảo
lãnh. Chính cái tên “hợp đồng thế chấp, bảo lãnh”
không rõ ràng giữa cơ sở B. với Ngân hàng K. là
nguyên nhân dẫn đến sự nhận định khác nhau
giữa các cấp tòa.
2.2.3 Về thẩm quyền công chứng, chứng thực các
hợp đồng thế chấp bằng quyền sử dụng đất
Điểm a khoản 1 Điều 130 Luật Đất đai năm 2003
quy định “Hợp đồng thế chấp, bảo lãnh bằng
QSDĐ phải có chứng nhận của công chứng nhà
nước; trường hợp hợp đồng thế chấp, bảo lãnh
bằng QSDĐ của hộ gia đình, cá nhân thì được lựa
chọn hình thức chứng nhận của công chứng nhà
nước hoặc chứng thực của Uỷ ban nhân dân xã,
phường, thị trấn nơi có đất”. Như vậy, quy định
nêu trên có sự thiếu thống nhất với Luật Nhà ở
năm 2005, vì Điều 93 Luật Nhà ở năm 2005 quy
Journal of Science – 2015, Vol. 6 (2), 87 – 94 Part B: Political Sciences, Economics and Law
93
định UBND cấp huyện chứng thực hợp đồng thế
chấp nhà ở tại đô thị, UBND xã chứng thực hợp
đồng thế chấp nhà ở tại nông thôn, do đó trong
trường hợp thế chấp đồng thời cả QSDĐ và nhà ở
thì có sự mâu thuẫn về thẩm quyền chứng thực
hợp đồng.
Theo Điều 146 Nghị định số 181/2004/NĐ-CP
quy định hợp đồng thế chấp bằng QSDĐ do các
bên liên quan lập nhưng không trái với quy định
của pháp luật về dân sự. Thực tế hiện nay, các Tổ
chức tín dụng thường sử dụng các mẫu hợp đồng
thế chấp bằng QSDĐ được ban hành kèm theo
Thông tư hướng dẫn của Bộ Tư pháp, Bộ Tài
nguyên và Môi trường. Tuy nhiên, khi thực hiện
công chứng hợp đồng thế chấp QSDĐ, một số tổ
chức hành nghề công chứng yêu cầu các tổ chức
tín dụng sử dụng theo mẫu hợp đồng thế chấp do
tổ chức hành nghề công chứng tự soạn thảo nên
đã gây khó khăn, phiền hà cho các bên tham gia
giao dịch.
3. KIẾN NGHỊ SỬA ĐỔI
Kiểm soát nợ xấu luôn là mục tiêu của các cơ
quan quản lý và các đơn vị kinh doanh. Để làm
được điều đó, cần thực hiện đồng bộ các giải pháp
về mặt kinh tế và pháp luật, không chỉ ở giai đoạn
xử lý tài sản bảo đảm mà ngay khi tiến hành ký
kết hợp đồng.
Từ phía các bên tham gia giao dịch, có thể thấy có
nhiều nguyên nhân để một bản hợp đồng, đặc biệt
là hợp đồng thế chấp bằng QSDĐ của người thứ
ba bị vô hiệu: Không đúng mục đích, không công
chứng, không đăng ký giao dịch bảo đảm, không
đủ chữ ký của các thành viên trong hộ gia đình
mà nếu các bên tham gia, đặc biệt là bên nhận bảo
đảm không nắm rõ thì sẽ phải nhận lấy rủi ro cực
lớn trong trường hợp phải đưa tài sản bảo đảm ra
xử lý. Vì vậy, bên cạnh các yếu tố quản trị, các
bên cần nắm được những yếu tố quan trọng cần
được đảm bảo trong một bản hợp đồng để tự bảo
vệ quyền lợi cho mình. Để hợp đồng hợp pháp là
điều kiện tiên quyết trước khi thực hiện bất kỳ
một giao dịch nào. Điều này đòi hỏi ngân hàng
cần xây dựng được bộ phận pháp chế chuyên sâu.
Cần đặc biệt quan tâm đến tính pháp lý của các
bản hợp đồng. Như đã phân tích ở trên, khi ký kết
hợp đồng cần kiểm tra tư cách chủ thể của các bên
tham gia, thời hạn thực hiện và các thủ tục pháp lý
cần thiết – điểm yếu của nhiều ngân hàng Việt
hiện nay. Từ góc độ quản trị rủi ro, các ngân hàng
cần phải hoàn thiện quy trình, hệ thống cơ chế
chính sách, công cụ quản lý tài sản bảo đảm trong
nội bộ ngân hàng. Vì vậy, ngân hàng nên xác định
các chính sách quản trị rủi ro tín dụng và tài sản
bảo đảm một cách cụ thể trong tiến trình giao dịch
với khách hàng, không nên chỉ hoàn toàn dựa vào
văn bản pháp luật hiện hành.
Từ phía các cơ quan lập pháp, cần hoàn thiện các
quy định về mặt pháp lý vì đây chính là nền tảng
để không chỉ các bên đương sự - các tổ chức cá
nhân liên quan có thể tìm hiểu và biết cách bảo vệ
mình mà còn giúp các cơ quan giải quyết tranh
chấp có thể thống nhất trong đường hướng xử lý
giữa các địa phương, đảm bảo hiệu quả của việc
giải quyết tranh chấp, tránh tình trạng các đối
tượng lợi dụng lỗ hổng của pháp luật để trục lợi.
Những bất cập nảy sinh từ sự chồng chéo giữa các
văn bản qui phạm pháp luật đặt ra yêu cầu về sự
thống nhất các qui định trong Luật Đất đai, Luật
Nhà ở, các Nghị định và các Thông tư hướng dẫn
liên quan đến công chứng, chứng thực và đăng ký
giao dịch bảo đảm mà trách nhiệm thuộc về
Quốc hội và các Bộ liên quan. Đây là vấn đề cần
được quan tâm trong giai đoạn thống nhất hoá văn
bản pháp luật của nước ta hiện nay.
Đối với các vấn đề về sở hữu bất động sản, thì cơ
quan quản lý cần có cơ chế giải quyết minh bạch
về thông tin trên giấy tờ sở hữu tài sản, tránh tình
trạng mập mờ về xác định sở hữu riêng, chung đối
với tài sản trên giấy tờ sở hữu. Vấn đề này hiện
đang được cụ thể hoá trong dự thảo Luật Đất đai
2013. Bộ Tư pháp cần xây dựng một cơ quan
đăng ký giao dịch bảo đảm thống nhất trên toàn
quốc và một trung tâm có đầy đủ dữ liệu về các
tài sản đã đăng ký nhằm giúp việc đăng ký dễ
dàng, chính xác; tạo điều kiện cho các ngân hàng,
cá nhân và tổ chức được tiếp cận để có thêm
thông tin về tài sản khi thực hiện các giao dịch
mua bán, chuyển nhượng, thế chấp.
Journal of Science – 2015, Vol. 6 (2), 87 – 94 Part B: Political Sciences, Economics and Law
94
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Chính phủ Việt Nam. (2006). Nghị định 163/2006/NÐ-
CP của Chính phủ về giao dịch bảo đảm.
Chính phủ Việt Nam. (2006). Nghị định 163/2006/NÐ-
CP ngày 29/12/2006 của Chính phủ về giao dịch
bảo đảm về giao dịch bảo đảm.
Chính phủ Việt Nam. (2007). Nghị định số
84/2007/NÐ-CP ngày 25/5/2007 quy định bổ sung
về việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
(QSDÐ), thu hồi đất, thực hiện QSDÐ, trình tự, thủ
tục bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu
hồi đất và giải quyết khiếu nại về đất đai.
Chính phủ Việt Nam. (2012). Nghị định 11/2012/NÐ-
CP của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số
điều của Nghị định 163/2006/NÐ-CP.
Chính phủ Việt Nam. (2912). Nghị định số
11/2012/NÐ-CP của Chính phủ sửa đổi bổ sung
một số điều của Nghị định 163/2006/NÐ-CP.
Quốc hội Nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.
(1995). Bộ Luật Dân sự năm (1995) và (2005).
Quốc hội Nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.
(2003). Luật Ðất đai (2003); Dự thảo Luật Đất đai
(2010).
Thông tư liên tịch số 03/2006/TTLT-BTP-BTNMT
ngày 13/6/2006 sửa đổi, bổ sung một số quy định
của Thông tư 05/2005/TTLT/BTP-BTNMT ngày
16/6/2005 hướng dẫn việc đăng ký thế chấp, bảo
lãnh bằng QSDÐ, tài sản gắn liền với đất.
Thông tư liên tịch số 04/2006/TTLT-BTP-BTNMT
ngày 13/6/2006 hướng dẫn việc công chứng, chứng
thực hợp đồng, văn bản thực hiện quyền của người
sử dụng đất.
Thông tư liên tịch số 16/2014/TTLT-BTP-BTNMT-
NHNN của Bộ Tư Pháp - Bộ Tài Nguyên Và Môi
Trường - Ngân Hàng Nhà nước.
Thông tư liên tịch số 20/2011/TTLT-BTP-BTNMT
ngày 18/11/2011 của Bộ Tư pháp, Bộ Tài nguyên
và Môi trường hướng dẫn việc đăng ký thế chấp
quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- giai_phap_tranh_vo_hieu_hop_dong_the_chap_vay_von_bang_quyen.pdf