GiảI pháp tăng lợi nhuận tại công ty xây dựng và vật tư Hùng Dũng

Hiệu quả là vấn đề cơ bản sản xuất kinh doanh của một hình thái kinh tế xã hội. Các chủ thể tham gia vào nền kinh tế tiến hành sản xuất kinh doanh phải đặc mục tiêu hiệu quả lên hàng đầu cùng với nâng cao năng suất và chất lượng. Doanh nghiệp sản xuất kinh doanh có hiệu quả là doanh nghiệp thoả mãn tối đa nhu cầu về hàng hoá - dịch vụ của xã hội trong giới hạn cho phép của nguồn lực hiện có và thu được nhiều lợi nhuận nhất, đem lại hiệu quả kinh tế xã hội cao nhất. Như vậy có thể nói mục đích chính của sản xuất kinh doanh là lợi nhuận. Mục đích lợi nhuận là mục tiêu trước mắt, lâu dài và thường xuyên của hoạt động sản xuất kinh doanh và nó cũng là nguồn động lực của sản xuất kinh doanh.

Trong nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung trước đây với chế độ hạch toán kinh tế mang nặng tính hình thức.hoạt động đã được kế hoạch trước trên cơ sở cân đối thu chi từ một trung tâm chỉ huy và giao kế hoạch chỉ tiêu cho từng đơn vị. Lãi nộp Nhà nước bù. Dẫn đến tình trạng lãi giả, lỗ thật triệt tiêu động lực sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, kìm hãm sử phát triển của các doanh nghiệp và tăng trưởng nền kinh tế.

Kể từ khi đối mới, nước ta chuyển sang nền kinh tế thị trường với chế độ hạch toán kinh doanh đúng thực chất thì các vấn đề sản xuất kinh doanh đều được giải quyết thông qua thị trường. Doanh nghiệp có điều kiện chủ động trong mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của mình, nhằm tìm kiếm lợi nhuận cao nhất trên cơ sở khai thác các khả năng hiện có. Trong điều kiện cạnh tranh gay gắt của nền kinh tế thị trường, doanh nghiệp muốn tồn tại vàphát triển được cần phải tạo ra lợi nhuận. Vì vậy yêu cầu đặt ra cho các doanh nghiệp trong hoạt động sản xuất kinh doanh và phải đảm bảo có lợi nhuận và lợi nhuận cao.

Xuất phát từ lý luận đó, trong thời gian thưc tập tại công ty XD và VT Hùng Dũng với sự giúp đỡ của các cán bộ phòng tài chính - kế toán tôi đã đi sâu nghiên cứu đề tài: "GiảI pháp tăng lợi nhuận tại công ty XD và VT Hùng Dũng.

Nội dung nghiên cứu gồm 3 chương:

Chương I – Tổng quan về lợi nhuận của doanh nghhiệp

Chương II - Tình hình thực hiện lợi ở công ty XD và VT Hùng Dũng

Chương III – GiảI pháp tăng lợinhuận ở công ty XD và VT Hùng Dũng

 

doc63 trang | Chia sẻ: zimbreakhd07 | Lượt xem: 1013 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu GiảI pháp tăng lợi nhuận tại công ty xây dựng và vật tư Hùng Dũng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời nói đầu Hiệu quả là vấn đề cơ bản sản xuất kinh doanh của một hình thái kinh tế xã hội. Các chủ thể tham gia vào nền kinh tế tiến hành sản xuất kinh doanh phải đặc mục tiêu hiệu quả lên hàng đầu cùng với nâng cao năng suất và chất lượng. Doanh nghiệp sản xuất kinh doanh có hiệu quả là doanh nghiệp thoả mãn tối đa nhu cầu về hàng hoá - dịch vụ của xã hội trong giới hạn cho phép của nguồn lực hiện có và thu được nhiều lợi nhuận nhất, đem lại hiệu quả kinh tế xã hội cao nhất. Như vậy có thể nói mục đích chính của sản xuất kinh doanh là lợi nhuận. Mục đích lợi nhuận là mục tiêu trước mắt, lâu dài và thường xuyên của hoạt động sản xuất kinh doanh và nó cũng là nguồn động lực của sản xuất kinh doanh. Trong nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung trước đây với chế độ hạch toán kinh tế mang nặng tính hình thức...hoạt động đã được kế hoạch trước trên cơ sở cân đối thu chi từ một trung tâm chỉ huy và giao kế hoạch chỉ tiêu cho từng đơn vị. Lãi nộp Nhà nước bù. Dẫn đến tình trạng lãi giả, lỗ thật triệt tiêu động lực sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, kìm hãm sử phát triển của các doanh nghiệp và tăng trưởng nền kinh tế. Kể từ khi đối mới, nước ta chuyển sang nền kinh tế thị trường với chế độ hạch toán kinh doanh đúng thực chất thì các vấn đề sản xuất kinh doanh đều được giải quyết thông qua thị trường. Doanh nghiệp có điều kiện chủ động trong mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của mình, nhằm tìm kiếm lợi nhuận cao nhất trên cơ sở khai thác các khả năng hiện có. Trong điều kiện cạnh tranh gay gắt của nền kinh tế thị trường, doanh nghiệp muốn tồn tại vàphát triển được cần phải tạo ra lợi nhuận. Vì vậy yêu cầu đặt ra cho các doanh nghiệp trong hoạt động sản xuất kinh doanh và phải đảm bảo có lợi nhuận và lợi nhuận cao. Xuất phát từ lý luận đó, trong thời gian thưc tập tại công ty XD và VT Hùng Dũng với sự giúp đỡ của các cán bộ phòng tài chính - kế toán tôi đã đi sâu nghiên cứu đề tài: "GiảI pháp tăng lợi nhuận tại công ty XD và VT Hùng Dũng. Nội dung nghiên cứu gồm 3 chương: Chương I – Tổng quan về lợi nhuận của doanh nghhiệp Chương II - Tình hình thực hiện lợi ở công ty XD và VT Hùng Dũng Chương III – GiảI pháp tăng lợinhuận ở công ty XD và VT Hùng Dũng Chương I Tổng quan về lợi nhuận của doanh nghiệp 1.1. vai trò của lợi nhuận trong kinh doanh của donh nghiệp 1.1.1. Khái niệm và bảh chất lợi nhuận doanh nghiệp Doanh nghiệp là một tổ chức kinh tế có tiền riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định, được thành lập nhằm mục đích thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh. Lợi nhuận là kết quả tài chính cuối cùng của hoạt động sản xuất kinh doanh. Từ góc độ doanh nghiệp thì lợi nhuận của doanh nghiệp là khoản chênh lệch giữa doanh thu và chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra để thực hiện các hoạt động sản xuất kinh doanh. Bản chất lợi nhuận là chỉ tiêu kinh tế tổng hợp, phản ánh toàn bộ hiệu quả của qúa trình kinh doanh kể từ khi bắt đầu tìmkiếm nhu cầu thị trường, chuẩn bị và tổ chức qúa trình kinh doanh, đến khâu tổ chức bán hàng và giao dịch cho thị trường. Nó phản ánh cả về mặt số lượng và mặt chất của quá trình kinh doanh. Lợi nhuận của doanh nghiệp chịu tác động của nhiều nhân tố: - Trước hết là quy mô sản xuất hàng hoá, dịch vụ. Quan hệ cung cầu về hàng hoá thay đổi sẽ làm cho giá cả thay đổi. Điều đó ảnh hưởng trực tiếp đên việc quyết định quy mô sản xuất và tác động trực tiếp đến lợi nhuận của doanh nghiệp. - Hai là giá cả và chất lượng của các yếu tố đầu vào (lao động, nguyên vật liệu, trang thiết bị công nghệ) và phương pháp kết hợp các đầu vào trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Những vấn đề này tác động trực tiếp đến chi phí sản xuất và đương nhiên sẽ tác động đến lợi nhuận của doanh nghiệp. - Giá bán hàng hoá, dịch vụ cùng toàn bộ hoạt động nhằm thúc đẩy nhanh quá trình tiêu thụ và thu hồi vốn, đặc biệt là hoạt động Marketing và công tác tài chính của doanh nghiệp. Do tính chất của lợi nhuận nên doanh nghiệp luôn phải có chiến lược và phương án kinh doanh tổng hợp, đồng bộ để không ngừng nâng cao lợi nhuận. 1.1.2 vai trò của lợi nhuân Lợi nhuận là chỉ tiêu quan trọng trong phân tích hoạt động kinh tế. Lợi nhuận giữ vị trí trọng yếu trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Trong điều kiện hạch toán kinh doanh theo cơ chế thị trường, lấy thu bù chi và có lãi, doanh nghiệp có tồn tại và phát triển được hay không đều dựa vào điều kiện doanh nghiệp có tạo ra lợi nhuận hay không. Do vậy lợi nhuận được coi là chỉ tiêu cơ bản đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh của mỗi doanh nghiệp. Lợi nhuận là đòn bẩy kinh tế thúc đẩy sản xuất phát triển. Lợi nhuận tác động đến tất cả các mặt hoạt động của doanh nghiệp. Tất cả mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đều nhằm tăng doanh thu giảm chi phí tăng lợi nhuận. Ngược lại lợi nhuận cũng thúc đẩy các hoạt động sản xuất kinh doanh phát triển, tạo ra động lực phát triển trên cơ sở tận dụng khả năng và tiềm lực hiện có. Lợi nhuận góp phần tăng đầu tư tích luỹ tái mở rộng sản xuất cho doanh nghiệp. Trong cơ chế phân phối lợi nhuận hiện nay có tới 80% lợi nhuận còn lại được đầu tư vào quỹ đầu tư phát triển. Từ quỹ này doanh nghiệp có điều kiện bổ sung vốn cho qúa trình tái sản xuất kinh doanh, đầu tư máy móc thiết bị mở rộng quy mô phát triển chiều sâu trong sản xuất kinh doanh. Lợi nhuận góp phần tăng thu cho ngân sách nhà nước. ở tầm vĩ mô trong nền kinh tế quốc dân, tăng lợi nhuận tạo điều kiện cho nền sản xuất xã hội phát triển ngày càng mạnh mẽ, đồng thời tạo thêm nguồn thu cho ngân sách nhà nước, thể hiện ở các khoản nộp thuế cho nhà nước, cũng như các nghĩa vụ khác của doanh nghiệp. Trên cơ sở các khoản thu này, ngân sách có điều kiện tập trung vốn mở rộng đầu tư, thành lập đơn vị sản xuất kinh doanh mới cũng như đầu tư phát triển các công trình phúc lợi xã hội. 1.2. Phương pháp xác định lợi nhuận 1.2.1. Phương pháp tính lợi nhuận Hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đa dạng, mỗi hoạt động đều tạo ra lợi nhuận cho nó. Do đó lợi nhuận của doanh nghiệp bao gồm các phần khác nhau ứng với từng hoạt động sản xuất kinh doanh, gồm có: - Lợi nhuận thu được từ hoạt động sản xuất kinh doanh chính và phụ Khoản chênh lệch giữa doanh thu tiêu thụ và chi phí của khối lượng hàng hoá - dịch vụ và lao vụ thuộc các bộ phận. Lợi nhuận này là phần cơ bản nhất, chủ yếu nhất trong tổng lợi nhuận của doanh nghiệp sản xuất, vì nó thường chiếm tỷ trọng lớn nhất và có ý nghĩa quyết định đến kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. - Lợi nhuận thu được từ các hoạt động liên doanh liên kết . Đây là phần thu được do phân chia từ kết quả của hoạt động liên doanh với chi phí của đơn vị đã bỏ ra để tham gia liên doanh. Trước đây hoạt động này chưa phổ biến nên lợi nhuận này chưa đáng kể. Nhưng trong giai đoạn hiện nay, với cơ chế kinh tế mới sản xuất gắn với thị trường, các doanh nghiệp có quyền tự chủ trong kinh doanh, hoạt động này có xu hướng ngày càng phát triển. Do đó nguồn này càng góp phần đáng kể trong tổng lợi nhuận của doanh nghiệp. - Lợi nhuận thu được do các nghiệp vụ tài chính. Chênh lệch giữa các khoản thu và chi có tính chất nghiệp vụ tài chính trong qúa trình hoạt động sản xuất kinh doanh như: Lãi tiền gửi ngân hàng, lãi tiền cho vay... khoản thu này chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng lợi nhuận. - Lợi nhuận do các hoạt động khác mang lại như: Thanh lý, nhượng bán tài sản cố định... Theo chế độ hạch toán doanh nghiệp ban hành tại nghị quyết 1141/QĐ/CĐKT ngày 01/11/1995 của Bộ Tài chính trong cả nước kể từ ngày 01/01/1996 thì lợi nhuận của doanh nghiệp bao gồm 3 bộ phận chính sau: - Lợi nhuận hoạt động sản xuất kinh doanh: Là khoản chênh lệch giữa doanh thu thuần với giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp. Trong đó: + Doanh thu thuần hoạt động sản xuất kinh doanh là chênh lệch giữa doanh thu bán hàng với các khoản giảm trừ( chiết khấu, giảm giá, giá trị hàng hoá bị trả lại, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu phải nộp). + Chi phí bán hàng là những chi phí thực tế phát sinh trong quá trình tiêu thụ sản phẩm hàng hoá, lao vụ, dịch vụ như: Chi phí vận chuyển, bốc dỡ, bao gói, quảng cáo... + Chi phí quản lý là các chi phí liên quan đến quản lý chung của doanh nghiệp bao gồm các khoản như: Chi phí kinh doanh, chi phí hành chính. - Lợi nhuận hoạt động tài chính: Là khoản chênh lệch giữa thu nhập của hoạt động tài chính với chi phí hoạt động tài chính. + Thu nhập hoạt động tài chính là khoản thu hoạt động đầu tư tài chính hoặc kinh doanh về vốn mang lại, bao gồm thu về hoạt động góp vốn liên doanh, hoạt động đầu tư mua bán chứng khoán ngắn hạn, dài hạn, thu từ tài sản cố định... + Chi phí hoạt động tài chính là những chi phí có liên quan đến các hoạt động tài chính như: chi phí liên doanh, lỗ liên doanh, giảm giá đầu tư chứng khoán và các khoản khác. - Lợi nhuận bất thường: Là khoản chênh lệch giữa các khoản thu nhập bất thường và chi phí bất thường. + Thu nhập bất thường là khoản thu mà doanh nghiệp không dự tính được không mang tính thường xuyên như: Thu và thanh lý tài sản cố định, thu về vi phạm hợp đồng kinh tế, các khoản nợ khó đòi đã được sử lý... + Chi phí bất thường là những chi phí liên quan đến hoạt động bất thường bao gồm chi phí thanh lá nhượng bán tài sản cố định, tiến bán do vi phạm hợp đồng kinh tế, bị phạt thuế, các khoản chi do kế toán bị nhầm hay bỏ sót khi vào sổ, truy nộp thuế... Tổng cộng ba khoản lợi nhuận trên cho ta tổng lợi nhuận trước thuế của doanh nghiệp. Qua kết cấu mà nguồn hình thành lợi nhuận của doanh nghiệp, ta thấy lợi nhuận là một chỉ tiêu kinh tế tổng hợp nói nên kết quả của toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh, nó phản ánh một cách tổng hợp các mặt: cung cấp, sản xuất và tiêu thụ của doanh nghiệp. Tuy nhiên lợi nhuận không phải là chỉ tiêu duy nhất để đánh giá chất lượng hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như để so sánh chất lượng hoạt động sản xuất kinh doanh giữa các doanh nghiệp khác nhau hay trong cùng doanh nghiệp giữa các thời kỳ khác nhau. Bởi chỉ tiêu này chưa cho ta thấy được mối quan hệ giữa lợi nhuận thu được với số vốn doanh nghiệp đã sử dụng, cũng như giá thành sản phẩm như thế nào và mối quan hệ với doanh nghiệp ra sao. Mặt khác lợi nhuận là kết quả tài chính cuối cùng do đó chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố, có nhân tố chủ quan, có nhân tố khách quan và đôi khi có bù trừ lẫn nhau. 1.2.2. Phương pháp xác định tỷ suất lợi nhuận Để đánh giá, so sánh chất lượng hoạt động của các doanh nghiệp, ngoài việc sử dụng chỉ tiêu lợi nhuận tuyệt đối còn dùng chỉ tiêu tương đối, đó là các tỉ suất lợi nhuận hay hệ số sinh lời. Tỉ suất lợi nhuận là chỉ tiêu tương đối cho phép so sánh hiệu quả sản xuất kinh doanh giữa các thời kỳ khác nhau trong một doanh nghiệp hay giữa các doanh nghiệp. Mức tỷ xuất lợi nhuận (doanh lợi) càng cao thì sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp càng có hiệu quả. 1.2.2.1. Tỉ suất lợi nhuận vốn Phương pháp tính: Là quan hệ tỉ lệ giữa lợi nhuận đạt được với số vốn sử dụng bảo quản trong kỳ (vốn cố định và vốn lưu động). TSV = 100 TSV: Tỷ suất lợi nhuận vốn P: Lợi nhuân vốn trong kỳ Vbq: tổng vốn sản xuất sử dụng bình quân trong kỳ ý nghĩa chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận Chỉ tiêu này phản ánh cứ 100đ vốn kinh doanh trong kỳ thì tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận. Việc sử dụng chỉ tiêu sử dụng lợi nhuận vốn nói lên trình độ tài sản vật tư, tiền tệ của doanh nghiệp, thông qua đó kích thích doanh nghiệp tìm ra khả năng tiềm tàng quản lý và dùng vốn đạt hiệu quả cao. 1.2.2.2. Tỷ suất lợi nhuận giá thành. Phương pháp tính Là quan hệ tỷ lệ giữa lợi nhuận tiêu thụ so với giá thành của toàn bộ sản phẩm tiêu thụ. Ts2 = 100 Ts2: Tỷ suất lợi nhuận giá thành P: Lợi nhuận tiêu thụ trong kỳ Zt: giá thành toàn bộ sản phẩm hàng hoá tiêu thụ trong kỳ. ý nghĩa chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận giá thành Chỉ tiêu này phản ánh hiệu quả của việc quản lý giá thành cụ thể: cứ 100đ chỉ phải bỏ ra được sử dụng để sản xuất và tiêu thụ một đơn vị sản phẩm đem lại được bao nhiêu đồng lợi nhuận. Khi xác định chỉ tiêu này cần tính tỷ suất lợi nhuận giá thành riêng cho từng loại sản phẩm và tính chung cho toàn bộ sản phẩm tiêu thụ của doanh nghiệp. 1.2.2.3. Tỷ suất lợi nhuận doanh thu Phương pháp tính Là quan hệ tỉ lệ giữa lợi nhuận tiêu thụ và doanh thu bán hàng trong kỳ. Tst = 100 Tst: Tỉ suất lợi nhuận doanh thu bán hàng Pt: Lợi nhuận tiêu thụ trong kỳ T: Doanh thu tiêu thụ trong kỳ ý nghĩa chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận Chỉ tiêu này phản ánh kêt quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Qua chỉ tiêu này cho thấy trong 100đ doanh thu có bao nhiêu đồng lợi nhuận. Nếu tỉ suất này thấp hơn tỉ suất của ngành chứng tỏ doanh nghiệp bán hàng với giá thấp hoặc do gía thành của doanh nghiệp cao hơn so với các doanh nghiệp cùng ngành. Ngươc lại tỷ suất nâng cao hơn tỷ suất của ngành chứng tỏ doanh nghiệp bán hàng với giá thấp hoặc do giá thành của doanh nghiệp thấp hơn so với giá thành của doanh nghiệp cùng ngành. Tóm lại thông qua các chỉ tiêu về tỉ suất lợi nhuận có thể đánh giá một cách tương đối đầy đủvà chính xác tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Từ đó có thể so sánh, đánh giá một cách hoàn chỉnh hơn giữa các doanh nghiệp. Để thực hiện tốt và có hiệu quả cao đòi hỏi các doanh nghiệp phải biết kết hợp chặt chẽ hai chỉ tiêu lợi nhuận tuyệt đối và lợi nhuận tương đối. 1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận doanh nghiệp. 1.3.1. Nhân tố khách quan Do yêu cầu của nguyên tắc hạch toán kinh doanh. Trước đây, trong thời kỳ bao cấp các vấn đề sản xuất của doanh nghiệp đều do nhà nước quyết định, bao cấp về vốn. Doanh nghiệp không phải tính đến hiệu quả kinh tế, lãi nộp nhà nước, lỗ nhà nước bù. Do đó lợi nhuận chưa trở thành thiết thực đối với doanh nghiệp. Song hiện nay khi nền kinh tế chuyển sang nền kinh tế thị trường thì các doanh nghiệp thực sự trở thành chủ thể trong kinh doanh tự chịu trách nhiệm về hiệu quả sản xuất kinh doanh. Doanh nghiệp phải giải quyết các vấn đề sản xuất kinh doanh qua thị trường và tự cấp phát tài chính cho mọi nhu cầu sản xuất kinh doanh của mình. Doanh nghiệp sản xuất kinh doanh những thứ mà thị trường cần thiết chứ không phải những thứ doanh nghiệp có, sao cho đạt doanh thu cao nhất, giảm chi phí, nhằm thu lợi nhuận cao nhất. Vì vậy lợi nhuận của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường vừa là mục tiêu, vừa là động lực trực tiếp của mỗi doanh nghiệp. Do yêu cầu của việc bảo toàn và phát triển vốn. Để tiến hành sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp phải đầu tư tiền vốn và các yếu tố đầu vào khác. Để thực hiện quá trình tái sản xuất mở rộng doanh nghiệp phải thu hồi vốn đầu tư có lợi nhuận bổ sung vốn đầu tư cho phép tăng nguồn vốn và sản xuất kinh doanh. Xuất phát từ những lý do trên mà trong thời kỳ hiện nay việc phấn đấu tăng lợi nhuận là một tất yêú khách quan đối với doanh nghiệp 1.3.1. nhân tố chủ quan Trong tổng số lợi nhuận của doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm là bộ phận chủ yếu chiếm tỉ trọng lớn nhất do đó việc nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận về cơ bản là nghiên cứu các nhân tố đến lợi nhuận tiêu thụ sản phẩm. Xuất phát từ công thức xác định lợi nhuận: Pt = D - Zt - Th Pt: Lợi nhuận tiêu thụ trong kỳ D: doanh thu tiêu thụ trong kỳ Zt: Là giá thành toàn bộ sản phẩm tiêu thụ trong kỳ Th: Thuế gián thu trong kỳ Từ công thức ta thấy lợi nhuận của doanh nghiệp chịu ảnh hưởng bởi doanh thu tiêu thụ, giá thành sản phẩm hàng hoá, dịch vụ và các khoản thuế gián thu phải nộp trong kỳ. Doanh thu tiêu thụ là nhân tố ảnh hưởng tỉ lệ thuận với lợi nhuận. Doanh thu càng lớn thì lợi nhuận càng lớn và ngược lại doanh thu càng nhỏ thì lợi nhuận càng ít. Giá thành và thuế là nhân tố ảnh hưởng tỷ lệ nghịch với lợi nhuận. Giá thành và thuế cành cao thì lợi nhuận càng thấp và ngược lại. Doanh thu tiêu thụ và giá thành sản phẩm là các nhân tố có cấu thành phức tạp do đó biến động cuả các nhân tố này phụ thuộc vào các bộ phận cấu thành nên chúng. Nhóm nhân tố ảnh hưởng đến giá thành Giá thành toàn bộ sản phẩm hàng hoá được cấu thành theo công thức: Zt = Zcx + QL + B Zt: giá thành toàn bộ sản phẩm hàng hoá, dịch vụ tiêu thụ trong kỳ QL: Chi phí quan hệ doanh nghiệp B: Chi phí tiêu thụ sản phẩm Zcx: Giá thành công xưởng sản phẩm tiêu thụ. Công thức này cho thấy ảnh hưởng để giá thành toàn bộ sản phẩm hàng hoá tiêu thụ gồm có ba nhân tố: - Giá thành công xưởng sản phẩm tiêu thụ: Là biểu hiện bằng tiền của những khoản chi phí sản xuất được tính vào giá thành của từng mặt hàng bao gồm: + Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Là các chi phí về nguyên vật liệu, nhiên liệu và động lực dùng trực tiếp cho sản phẩm dịch vụ của doanh nghiệp. + Chi phí nhân công trực tiếp: Là tiền lương thù lao phải trả cho số lao động trực tiếp chế tạo sản phẩm cùng các khoản trích cho các quỹ BHXH, BHYT, chi phí công đoàn theo tỷ lệ quy định phân tích vào chi phí kinh doanh. + Chi phí sản xuất chung: Là các chi phí phát sinh trong phạm vi phân xưởng, bộ phận sản xuất trừ chi phí vật liệu và chi phí nhân công trực tiếp. Bao gồm: điện cho phân xưởng, khấu hao máy móc... - Chi phí tiêu thụ sản phẩm: Là các khoản chi phí phát sinh liên quan đến việc tiêu thụ sản phẩm hàng hoá bao gồm: tiền lương nhân viên bán hàng, chi phí vật liệu bao gói, dụng cụ bán hàng. - Chi phí quản lý doanh nghiệp: Là các chi phí quản lý kinh doanh, quản lý hành chính và các chi phí chung khác có liên quan đến hoạt động của toàn doanh nghiệp như: tiền lương và phụ cấp cho nhân viên quản lý các phòng ban, lãi vay vốn kinh doanh, chi phí tiếp tân... Nhóm nhân tố ảnh hưởng đến doanh thu tiêu thụ. r Doanh thu tiêu thụ sản phẩm hàng hoá trong kỳ được xác định theo công thức: D = ồ (Stigi) i = 1 D: Là doanh thu tiêu thụ sản phẩm hàng hoá trong kỳ Sti: Khối lượng hàng hoá tiêu thụ trong kỳ gi: Giá bán đơn vị sản phẩm hàng hoá i: Loại sản phẩm hàng hoá tiêu thụ thứ i Công thức trên cho thấy nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến doanh thu tiêu thụ sản phẩm hàng hoá do đó ảnh hưởng đến lợi nhuận của doanh nghiệp bao gồm: - Khối lượng sản phẩm và tiêu thụ. Trong điều kiện nhân tố khác không thay đổi, nếu khối lượng sản phẩm và tiêu thụ tăng lên và sẽ làm tăng doanh thu tiêu thụ dẫn tới trực tiếp làm tăng lợi nhuận tiêu thụ và ngược lại nếu khối lượng sản phẩm sản xuất và tiêu thụ giảm xuống sẽ làm giảm doanh thu tiêu thụ dẫn đến giảm lợi nhuận tiêu thụ. Khối lượng sản phẩm sản xuất và tiêu thụ phụ thuộc vào các yếu tố: quy mô sản xuất, dây truyền công nghệ, thị trường tiêu thụ... đây được coi là nhân tố ảnh hưởng chủ quan phản ánh sự cố gắng của doanh nghiệp trong công tác quản lý kinh doanh nói chung và quản lý lợi nhuận nói riêng. - Chất lượng sản phẩm và tiêu thụ. Đây là yếu tốt rất quan trọng ảnh hưởng tới doanh thu nên tiêu thụ thể hiện ở chỗ có thể thúc đẩy hay kìm hãm công tác tiêu thụ chất lượng sản phẩm tốt không chỉ làm tăng khả năng tiêu thụ mà còn có thể nâng cao giá bán, ngược lại chất lượng sản phẩm sấu thì chất lượng tiêu thụ thấp thì giá bán không cao. Ngoài việc là phương tiện hỗ trợ bán hàng thì chất lượng sản phẩm còn là một vũ khí cạnh tranh sắc bén giữa các đối thủ trong nền kinh tế thị trường. Việc đảm bảo chất lượng sản phẩm ở mức cao sẽ tạo uy tín cho doanh nghiệp đối với khách hàng, đây là điều kiện cơ bản bảm đảm cho sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. + Giá tiêu thụ sản phẩm: Trong điều kiện các nhân tố khác thay đổi, giá bán đơn vị sản phẩm tăng lên làm doanh thu và do đó tăng lợi nhuận, ngược lại giá bán đơn vị sản phẩm làm giảm doanh thu và dẫn đến lợi nhuận giảm. Tuy nhiên trong cơ chế thị trường giá bán của sản phẩm thường được hình thành khách quan do quan hệ cung cầu trên thị trường quy định. Điều này có nghĩa là doanh nghiệp không thể tự tăng giá cao hơn các mặt hàng cùng loại trên trị trường, cũng như giảm giá hơn các đối thủ. Đối với các doanh nghiệp Nhà nước được Nhà nước ra chỉ tiêu sản xuất tiêu thụ một số mặt hàng nào đó thì giá bán này do Nhà nước quy định. Trong trường hợp này thì giá bán biến đổi dẫn đến lợi nhuận tiêu thụ biến đổi, nó được đánh giá là tác động khách quan đối với doanh nghiệp. + Kết cấu sản phẩm tiêu thụ: Đối với các doanh nghiệp sản xuất nhiều loại sản phẩm, chi phí để sản xuất ra mỗi loại sản phẩm là khác nhau, mỗi loại sản phẩm tiêu thụ trong kỳ có mức lãi, lỗ khác nhau. Do đó trong điều kiện nhân tố khác không đổi việc biến đổi cơ cấu mặt hàng có thể làm tăng tỷ trọng của hàng hoá có mức lãi cao và làm giảm tỷ trọng hàng hoá có mức lãi thấp làm tổng lợi nhuận tiêu thụ tăng hoặc có thểlàm giảm tỉ trọng hàng hoá có mức lợi nhuận cao và làm tăng tỷ trọng có mức lợi nhuận thấp kết quả là làm giảm tổng lợi nhuận tiêu thụ. Sự biến đổi kết cấu mặt hàng có thể do yếu tố chủ quan của doanh nghiệp tạo ra, song cũng có dựa vào sự biến động nhu cầu của thị trường. Trong trường hợp này doanh nghiệp phải điều chỉnh cho phù hợp với nhu cầu đó. Chương II Tình hình thực hiện lợi nhuận ở công ty cổ phần xây dựng và vận tảI Hùng Dũng. 2.1.Giới thiệu về công ty cổ phần xây dựng và vận tảI hùng Dũng: 2.1.1.Quá trình hình thành và phát triển Công ty cổ phần xây dựng và vận tải Hùng Dũng là một doanh nghiệp tư nhân tự chủ trong nền kinh tế , hoạt động theo định hướng của nhà nước, thực hiện hạch toán độc lập. Là một pháp nhân kinh tế, công ty được sử dụng con dấu riêng và được mở tài khoản tại ngân hàng theo quy định hiện hành cuả nhà nước. Công ty cổ phần xây dựng và vận tải Hùng Dũng đã tham gia đấu thầu và xây dựng nhiều công trình trong cả nước như xây dựng các công trình xây dựng dân dụng, giao thông, thuỷ lợi và các công trình quốc phòng đảm bảo chất lượng đảm bảo, mỹ thuật tốt được các chủ đầu tư đánh giá cao là lực lượng xây dựng chuyên nghành. Công ty có nhiệm vụ phải bảo toàn và phát triển vốn được giao, khai thác và ẳ dụng các nguồn vốn có hiệu quả theo đúng chế độ tài chính của doanh nghiệp . Thực hiện hân phối theo lao động, bảo vệ sản xuất kinh doanh, bảo vệ môi trường không ngừng nâng cao chất lượng láo động, tăng chất lượng, hạ giá thành sản phẩm , hoàn thành các nhiệm vụ và nghĩa vụ của nhà nước giao. Hiện nay, công ty chủ yếu là đấu thầu các công trình xây dựng cơ bản. Dâng từng bước huy động vốn để đầu tư tài sản, máy móc thiết bị, đấu thầu đến ngoài năm 2005 đưa tổng tài sản cố định lên trên 10 tỷ đồng. Mặc dù là một doanh nghiệp còn non trẻ hoạt động trong nền kinh tế còn nhiều khó khăn và không ổn định, với sự cạnh tranh gay gắt giữa các doanh nghiệp trong nghành xây dựng, song với nỗ lực của mình, công ty đã từng bước tìm kiếm và mở rông thị trường ngày càng khẳng định được vị trí của mình, ta có thể xét một số chỉ tiêu chung qua ba năm Biểu1: Tình hình sản xuất kinh doanh từ năm 2003 - 2005 TT Chỉ tiêu Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 1 Vốn sản xuất kinh doanh - Vốn cố định - Vốn lưu động 21.623.397.891 6.059.467.169 15.563.930.722 28.867.564.652 4.930.664.033 22.393.900.614 30.126.367.032 7.695.028.856 22.431.346.176 2 Doanh thu 37.546.652.763 35.192.901.395 38.070.536.948 3 Lợi nhuận 1.051.333.055 1.393.614.316 1.239.612.948 4 Nộp ngân sách nhà nước 1.717.309.501 1.510.063.046 167.750.709 5 Thu nhập bình quân 1cn/ tháng 478.464 765.600 875.000 Qua các chỉ tiêu trên ta thấy tình hình sản xuất kinh doanh của công ty đã đi vào thế ổn định, ngày càng lớn mạnh về quy mô, không ngừng tăng trưởng về vốn đảm bvảo việc làm và không ngừng cải thiện đời sống cho cán bộ công nhân viên. 2.1.2.Tổ chức bộ máy quản lí sản xuất kinh doanh của công ty 2.1.2.1.Cơ cấu bộ máy quản lí. Với đặc trưng riêng biệt của nghành xây dựng cơ bản, căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ và quy mô của doanh nghiệp , công ty xây dựng và vận tải áp dụng mô hình quản lý, mỗi bộ phận có chức năng tham mưu cho các quyết định của giám đốc. Đứng đầu là ban giám đốc, hỗ trợ ban giám dốc là các phòng ban chức năng và nhiệm vụ. Ban giám đốc gồm 3 người. - Giám đốc công ty: là người điều hành toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Theo đúng chế đọ của nhà nước, nghị quyết của đại hội công nhân viên chức, giám đốc chịu trách nhiêm về mọi hoạt động, kết quả sản xuất kinh doanh , giao nộp Nhà nước, bảo toàn và phát triển vốn cũng như đảm bảo đời sống cho toàn bộ cán bộ công nhân viên của công ty. Giúp việc trực tiếp cho giám đốc công ty trong công tác quản lý gồm có: Các phó giám đóc và kế toán trưởng. - Phó giám đốc kỹ thuật phụ trách các khâu kĩ thhuật ở côn g trường. - Phó giám đốc bí thư đảng uỷ: Phụ trách công tác đảng, công tác chính trị, tổ chức vận động cán bộ. - Phó giám đốc kế hoạch: phụ trách đấu thầu, chỉ đạo thực hiện kế hoạch toàn công ty. -Kế toán trưởng: giúp cho giám đốc thực hiện pháp luạt kinh tế- tài chính, đông thời làm nhiện vụ kiểm soát viên kinh tế - tài chính của nhà nước, của đơn vị. Các bộ phận chuyên môn nghiệp vụ khác bao gồm: - Phòng kế toán tài chính: thu thập tài liệu và sử lí các thông tin ở đơn vị cơ sở theo đúng chính sách và chếd đọ hịn hành của nhà nước nhằm giúp giám đốc theo dõi tình hình thực hoiện kế hoạch về xây dựng cơ bản, lập hồ sơ dự toán cho các công trình. -Phòng hậu cần hàh chính:phụ trách công việc hành chính và một số công tác khác. -Phòng kế hoạch dự thầu: xây dựng cá

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc1687.doc
Tài liệu liên quan