Giải pháp tăng chất lượng học tập kết hợp với tăng năng lực cạnh tranh của sinh viên sau tốt nghiệp

Đánh giá chất lượng học tập của sinh viên là khâu quan trọng trong chuỗi mắc xích về

quản lý giáo dục (chương trình đào tạo – giải dạy và đánh giá chất lượng). Vì thế việc đánh

giá phải chính xác, phản ánh đúng trình độ học tập của người học đồng thời là thước đo hiệu

quả công tác quản lý giáo dục. Thông qua việc xây dựng ma trận SWOT và phân tích các cặp

phối hợp, chúng tôi sẽ đề xuất một số giải pháp ở cấp độ vĩ mô và vi mô. Các giải pháp này sẽ

góp phần nâng cao chất lượng học tập, tạo sự ham thích và sáng tạo cho sinh viên trong các

hoạt động học tập – nghiên cứu khoa học đồng thời tăng cường năng lực cạnh tranh cho sinh

viên trước các đối thủ cạnh tranh hiện tại trong khu vực ASEAN.

pdf6 trang | Chia sẻ: Thục Anh | Ngày: 13/05/2022 | Lượt xem: 577 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Giải pháp tăng chất lượng học tập kết hợp với tăng năng lực cạnh tranh của sinh viên sau tốt nghiệp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
57 GIẢI PHÁP TĂNG CHẤT LƯỢNG HỌC TẬP KẾT HỢP VỚI TĂNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA SINH VIÊN SAU TỐT NGHIỆP Nguyễn Thúc Bội Huyên*, Tán Văn Hậu Khoa Công nghệ Hoá học, Trường ĐH Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM *Email: huyenntb@cntp.edu.vn TÓM TẮT Đánh giá chất lượng học tập của sinh viên là khâu quan trọng trong chuỗi mắc xích về quản lý giáo dục (chương trình đào tạo – giải dạy và đánh giá chất lượng). Vì thế việc đánh giá phải chính xác, phản ánh đúng trình độ học tập của người học đồng thời là thước đo hiệu quả công tác quản lý giáo dục. Thông qua việc xây dựng ma trận SWOT và phân tích các cặp phối hợp, chúng tôi sẽ đề xuất một số giải pháp ở cấp độ vĩ mô và vi mô. Các giải pháp này sẽ góp phần nâng cao chất lượng học tập, tạo sự ham thích và sáng tạo cho sinh viên trong các hoạt động học tập – nghiên cứu khoa học đồng thời tăng cường năng lực cạnh tranh cho sinh viên trước các đối thủ cạnh tranh hiện tại trong khu vực ASEAN. Từ khoá: Chất lượng, đào tạo, học tập, giải pháp, SWOT. 1. MỞ ĐẦU Nhu cầu của người học tăng lên không ngừng theo đà phát triển của xã hội và sự hội nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới. Để đáp ứng những nhu cầu tất yếu đó, trong những năm qua Trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM đã không ngừng cải tiến các chương trình đào tạo đồng thời phát triển mạnh mẽ đội ngữ cán bộ giảng dạy. Cụ thể sau một chu kỳ 4 năm học, dưới sự chỉ đạo của nhà trường, các Khoa đã tiến hành thảo luận, chỉnh sửa và bổ sung để đưa ra chương trình đào tạo mới để phù hợp với các hệ đào tạo và nhu cầu của xã hội. Hoà quyện với xu thế chung của nhà trường, Khoa Công nghệ Hoá học (CNHH) đã có một số chuyển biến tích cực về chương trình đào tạo như sau: - Xây dựng thêm một số chuyên ngành mới phù hợp với nhu cầu xã hội và người học: Hoá mỹ phẩm, Kỹ thuật Phân tích và Quản lý chất lượng...; - Bổ sung thêm học phần tham quan và kiến tập; - Tăng cường một số học phần thực hành, thí nghiệm; - Phân bổ hợp lý giữa các học phần lý thuyết và thực hành; - Đưa vào một số môn mới có tính dương đại. Sau một năm đưa vào triển khai áp dụng, thông qua những câu hỏi thăm dò sơ bộ, cho thấy sinh viên đã bước đầu khá thích thú về học phần tham quan kiến tập, tạo điều kiện cho sinh viên học hỏi và tiếp xúc với thực tế sản xuất và ứng dụng trong công nghiệp. Một số sinh viên cảm thấy lo lắng do có thêm nhiều đồ án trong khi một số sinh viên khác lại cảm thấy tự tin hơn về khả năng tìm tài liệu, cách trình bày một đồ án; từ đó sẽ yên tâm hơn khi chuẩn bị làm đồ án/khoá luận tốt nghiệp. Một số chuyên ngành mới xây dựng của nhà trường đã làm cho sinh viên phấn khởi thích thú chọn lựa khi đi vào những học kỳ chuyên ngành. Không những thế mà ngay cả những em học sinh phổ thông cũng rất tâm đắc khi lựa chọn các chuyên ngành mới này. Về đội ngũ giảng dạy, Khoa CNHH hiện có nhiều giảng viên có chuyên môn sâu, có uy tín trong giáo dục và sản xuất. Nhiều giảng viên đã tu nghiệp và đào tạo sau đại học ở nước ngoài. Với đội ngũ cán bộ giảng dạy nêu trên, Khoa CNHH có thể đảm nhận giảng dạy sinh viên ngành CNHH và đảm nhận giảng dạy thêm các học phần về Hoá cho khối ngành Hoá Sinh và Thực phẩm. 58 Theo quan điểm truyền thống, việc cải tiến chương trình đào tạo kết hợp với việc tăng cường đội ngũ giảng viên cũng như đầu tư các thiết bị sẽ giúp nâng cao chất lượng học tập của sinh viên, được mô tả vắn tắt theo Hình 1 dưới đây: Hình 1. Sơ đồ quy trình nâng cao chất lượng học tập cho sinh vên Thực tế cho thấy trong năm học 2014-2015 tại Trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm Tp.HCM thì kết quả học tập của sinh viên được cải thiện, số lượng sinh viên hạng khá tăng và giảm số sinh viên hạng trung bình. Trong học kỳ 2 của năm học 2015-2016, số sinh viên của Khoa CNHH đủ điều kiện làm khoá luận tốt nghiệp tăng lên so với năm học trước. Tuy nhiên, khi xem xét thực trạng về nguồn nhân lực trên phạm vi quốc gia, cho thấy cả nước Việt Nam hiện có khoảng 150.000 người thất nghiệp (tính đến tháng 04/2016), trong đó chiếm tỷ lệ cao nhất là sinh viên tốt nghiệp đại học và sau đại học. Báo cáo tổng kết năm 2015 của Hiệp hội Nhựa thì năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam vẫn còn yếu so với các nước trong khu vực về mức đầu tư công nghệ và cả năng lực người lao động [1]. Theo Oxford Economics thì Việt Nam cùng Philipin và Indonesia có tăng trưởng cao trong năm 2016 do ổn định vĩ mô và chi phí nhân công rẻ [2]. Một số nghiên cứu trước đây cho thấy trình độ của người lao động còn thấp trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ [3-5]. Từ thực tiễn nêu trên, chúng tôi sẽ nghiên cứu đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường chất lượng học của sinh viên trong suốt quá trình học cũng như tăng cường năng lực làm việc sau khi tốt nghiệp. 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Chúng tôi sẽ tiến hành xây dựng ma trận SWOT để đánh giá những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội cũng như thách thức của các sinh viên trong bối cảnh Việt Nam hội nhập vào nền kinh tế thế giới và khu vực. Từ ma trận SWOT, chúng tôi sẽ phân tích các cặp phối hợp có nhiều ưu thế nhất (SO) và những cặp phối hợp có nguy cơ lớn nhất (WT). So sánh với năng lực Cải tiến chương trình Nâng cao chất lượng giảng Nâng cao chất lượng học tập Rà soát Chỉnh sửa Bổ sung Thiết bị Đội ngũ giảng dạy Giáo trình 59 của sinh viên các nước trong khu vực từ đó đề ra những giải pháp cụ thể nhất, trên 2 cấp độ vĩ mô và vi mô. 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1. Xây dựng ma trận SWOT Chúng tôi tiến hành nhận xét những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội cũng như thách thức của sinh viên Việt Nam: a) Điểm mạnh (Strengths) - S1: Khả năng nhận xét, phân tích vấn đề khá tốt - S2: Kỹ năng thực hành tốt, cẩn thận, tính kỹ luật và an toàn - S3: Được hướng dẫn, học tập những học phần mà xã hội đang có nhu cầu - S4: Được doanh nghiệp đánh giá tốt về tính chịu khó, ham tìm tòi học hỏi. b) Điểm yếu (Weakness) - W1: Ngoại ngữ yếu hoặc biết ít ngoại ngữ - W2: Kỹ năng làm việc nhóm chưa hiệu quả - W3: Chưa tiếp cận kỹ thuật hiện đại - W4: Tay nghề, khả năng vận hành thiết bị còn hạn chế - W5: Kỹ năng giao tiếp vẫn chưa đạt - W6: Chưa được huấn luyện bài bản để làm việc trong môi trường nhiều áp lực, cạnh tranh. c) Cơ hội (Opportunities) - O1: Việt Nam hội nhập vào thị trường thế giới và khu vực ASEAN - O2: Nhiều nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam - O3: Nhiều nhà máy và nhiều dịch vụ sẽ tạo nhiều việc làm - O4: Tiếp cận những thành tựu về khoa học kỹ thuật và khoa học quản lý - O5: Học tập, tu nghiệp hoặc làm việc ở nước ngoài d) Thách thức (Threats) - T1: Lao động nước ngoài có tay nghề tràn vào Việt Nam - T2: Có việc làm nhưng chủ yếu là lao động phổ thông - T3: Cơ hội việc làm ít do doanh nghiệp Việt Nam giải thể nhiều - T4: Các chi phí về điện, nước, lương tăng - T5: Các tổ chức nước ngoài sẽ ưu tiên việc làm cho người dân của họ. 3.2. Phân tích các cặp phối hợp Kết quả phân tích ma trận SWOT cho thấy: - Với những cặp phối hợp WT (những nguy cơ lớn nhất cần phòng ngừa) Điều đáng lo ngại nhất của sinh viên Việt Nam hiện nay là: trong bối cảnh nguồn lao động nước ngoài có trình độ cao, cụ thể là các nước ASEAN đang có khuynh hướng đổ xô vào thị trường Việt Nam. Trong khi đó, nguồn chất xám của Việt Nam vẫn còn yếu trên nhiều lĩnh vực: ngoại ngữ, kỹ năng và cả chuyên môn sâu. Ngoài ra, sinh viên Việt Nam vẫn còn bị động trước những diễn biến về kinh tế thế giới, chưa được đầu tư, trang bị đúng mức những kiến thức cần thiết để hội nhập. Hệ luỵ kéo theo là sinh viên Việt Nam sẽ khó kiếm việc làm ngay trên đất nước của mình. - Với những cặp phối hợp SO (dùng thế mạnh để khai thác cơ hội) Những cặp SO có ưu thế như: sinh viên Việt Nam có tính cẩn thận, chăm chỉ, ham học hỏi. Công việc sẽ thuận lợi hơn trong bối cảnh nhiều nhà máy, nhiều dự án nước ngoài đầu tư 60 vào Việt Nam. Tuy nhiên, dù ở điều kiện thuận lợi nhất thì những ưu điểm của sinh viên Việt Nam nói chung vẫn còn thấp, chưa bắt kịp sinh viên các nước trong khu vực. 3.3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP CỤ THỂ Vì vậy chúng tôi đề xuất một số giải pháp ở 2 cấp vĩ mô và vi mô. 2.2.1. Các giải pháp cấp vĩ mô - Mở rộng hợp tác quốc tế: trên cơ sở hợp tác song phương hoặc đa phương để tiếp nhận sự tài trợ của các Tổ chức trên thế giới về tài chính cũng như học bổng cho sinh viên. - Tăng cường hoạt động hợp tác với doanh nghiệp để tạo điều kiện cho sinh viên học tập, thực hành cũng như trau giồi thêm một số kỹ năng mềm và tuyển dụng. - Hợp tác với các Tỉnh thành, địa phương có nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực, có nhu cầu giải quyết những vấn đề cấp bách và cần thiết của tỉnh. Ví dụ:  Nghiên cứu tìm đầu ra cho cây thanh long ở các tỉnh Bình Thuận, Long An, Tiền Giang.  Giải quyết ô nhiễm môi trường do các cơ sở nấu chế biến tinh bột sắn ở tỉnh Tây Ninh.  Nâng cao chất lượng dầu dừa và xử lý xơ dừa cho tỉnh Bến Tre.  An toàn thực phẩm và vấn đề quản lý hoá chất trong chăn nuôi, chế biến thực phẩm và trồng trọt.  Nghiên cứu sử dụng hiệu quả các phế phẩm nông nghiệp như: rơm rạ ở An Giang, thân cây chuối ở Long Khánh, bã mía ở các nhà máy đường. 2.2.2. Các giải pháp vi mô Hiện nay, việc nâng cao chất lượng bao gồm việc nâng cao chất lượng của chương trình đào tạo và tăng cường chất lượng đội ngũ giảng dạy (Hình 1). Cho nên công tác quản lý chất lượng học tập lại quá chú trọng đến việc nâng cao chất lượng của người thầy và các phương tiện phục vụ (chương trình, tài liệu, máy móc...), mà lại xem nhẹ hoạt động của người sinh viên. Theo quan điểm của chúng tôi: - Sinh viên phải có vai trò chủ đạo trong quá trình học tập. Phải nổ lực và chuyên cần trong học tập. Thấm nhuần phương châm “Học tập là một quá trình xuyên suốt và lâu dài, kể từ khi vào học đến khi tốt nghiệp, đi làm và mãi về sau”. - Người thầy đóng vai trò rất quan trọng, sẽ cung cấp tri thức, hướng dẫn, hỗ trợ và dìu dắt sinh viên trong suốt thời gian học và chuẩn bị cho nghề nghiệp sau này. Bằng tất cả tấm lòng, người thầy là “thần tượng” là mẫu mực mà các thế hệ sinh viên tin tưởng, noi theo, yêu thương và kính trọng. Một vài giải pháp ở cấp độ vi mô được đề xuất như sau: - Người thầy cần rèn luyện cho sinh viên tính kỹ luật, tự giác trong học tập kết hợp với rèn luyện tính kỹ luật trong lao động và sản xuất. Trong quá trình hướng dẫn sinh viên tham quan kiến tập và thực tập nghề nghiệp, người thầy cần xây dựng mối quan hệ hợp tác tốt giữa Nhà trường, Viện nghiên cứu và các doanh nghiệp sản xuất, nhằm tạo điều kiện tốt cho sinh viên học hỏi và mở rộng kiến thức thực tế. - Người thầy phải chú trọng, thúc đẩy tính chủ động học tập của sinh viên. Cùng người thầy, sinh viên tham gia xây dựng buổi học, cụ thể qua bài giảng lý thuyết; bài thực hành trong phòng thí nghiệm; các đồ án. Có như vậy người sinh viên sẽ rèn luyện tính độc lập chủ động trong việc học và trong việc làm sau này. - Người thầy cần nghiên cứu, mở rộng các khoá luận hoặc đề tài nghiên cứu khoa học ở dạng liên khoa, liên trường trong đó có sinh viên của nhiều khoa cùng làm việc dưới sự hỗ trợ của nhiều giảng viên có chuyên môn sâu ở nhiều Khoa khác nhau. 61 Ví dụ:  Đề tài “Sử dụng thực phẩm an toàn” sẽ liên quan đến 3 khoa Sinh, Hoá và Thực phẩm.  Đề tài “Sản xuất giấy từ các loại cây phi gỗ” sẽ liên quan đến các khoa Sinh, Hoá, Cơ khí và Tự động... Ở môi trường nghiên cứu này, các sinh viên sẽ chủ động hoạch định lịch trình làm việc; phân chia công việc một cách khoa học; có khả năng thảo luận và kỹ năng làm việc nhóm; tự chịu trách nhiệm cho kết quả công việc đã được phân công. - Tăng cường phong trào học tập và giao tiếp bằng nhiều ngoại ngữ: Các tổ chức Đoàn, Khoa và Trung tâm ngoại ngữ kết hợp nhau để tổ chức các câu lạc bộ ngoại ngữ, hội thảo, buổi thi hùng biện bằng ngoại ngữ. Đây là mấu chốt nhằm giúp sinh viên yêu thích học ngoại ngữ, cải thiện khả năng tra cứu tài liệu đồng thời phát triển kỹ năng giao tiếp bằng ngoại ngữ. - Mô hình thực tập tốt nghiệp kết hợp làm việc thử nghiệm từ 3 đến 6 tháng ở doanh nghiệp: Là mô hình mới mà doanh nghiệp đang quan tâm. Sinh viên thay vì thực tập tốt nghiệp trong 2 tháng sẽ được kéo dài đến 6 tháng. Thông qua mối quan hệ giữa người thầy hướng dẫn và doanh nghiệp, doanh nghiệp sẽ chịu trách nhiệm đào tạo liên tục tại chỗ để phù hợp với hoạt động của doanh nghiêp mà vẫn trả lương cho sinh viên (một phần hoặc toàn phần) như những lao động khác của doanh nghiệp. Sau 6 tháng những sinh viên có tiềm năng sẽ được nhà máy tuyển dụng vào làm việc. Nói tóm lại, một số giải pháp ở cấp độ vĩ mô và vi mô được trình bày tóm tắt theo hình 2 dưới đây: Hình 2. Giải pháp cụ thể nâng cao chất lượng học tập Tăng chất lượng học tập Tăng năng lực cạnh tranh Chương trình đào tạo Thiết bị Người thầy Sinh viên Doanh nghiệp Tỉnh, TP Hiệp hội Nhà trường Tổ chức nước ngoài 62 Nếu những giải pháp cụ thể nêu trên được thực thi một cách rốt ráo và quyết liệt thì hy vọng chất lượng học tập của sinh viên sẽ có những kết qủa khả quan đặc biệt. Nhà trường và xã hội không còn lo lắng về giảm cấp chất lượng so với các nước trong khu vực và thế giới 4. KẾT LUẬN Từ thực trạng học tập của sinh viên, thông qua phân tích ma trận SWOT, chúng tôi đã đề xuất một số giải pháp cụ thể ở hai cấp độ: vĩ mô và vi mô. Trong đó thể hiện mối quan hệ gắn bó giữa người thầy và sinh viên. Nếu thực hiện tốt một số giải pháp trên, người sinh viên Việt nam sẽ có động lực học tập tốt đồng thời có khả năng cạnh tranh cao trước đối thủ hiện tại là nguồn nhân lực ở các nước ASEAN. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. Báo cáo Tổng kết năm (2016), Hiệp hội Nhựa Việt Nam. [2]. Quỳnh Trâm, Kinh tế Việt Nam sẽ nằm trong top đầu tăng trưởng của Đông Nam Á? (2016), Thế Giới Nhựa, tr. 9. [3]. Nguyễn Thúc Bội Huyên (2015), Phát triển nguồn nhân lực cho doanh nghiệp trong bối cảnh Việt Nam gia nhập các hiệp định thương mại quốc tế, Kỷ yếu hội thảo Thực trạng và giải pháp phát triển giáo dục đại học năm 2016 – 2017 và định hướng của Trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm Tp.HCM, Tp.HCM, tr. 175-180. [4]. Nguyễn Thúc Bội Huyên, Lê Thị Kim Yến (2015), Quản lý rủi ro cho các doanh nghiệp cở vừa, nhỏ và siêu nhỏ, Tạp chí Kinh tế - Công nghiệp, Số 6, tr. 76–81. [5]. Nguyễn Thúc Bội Huyên (2015), Phát triển bền vững - Hợp lý hoá hệ thống sản xuất cho doanh nghiệp Việt Nam, Kỷ yếu hội thảo Khoa học “Hoá học vì sự phát triển bền vững”, Trường Đại học Thủ Dầu Một, tr. 10-14.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfgiai_phap_tang_chat_luong_hoc_tap_ket_hop_voi_tang_nang_luc.pdf
Tài liệu liên quan