Giải pháp quản lý chi tiêu hiệu quả cho sinh viên

Với tình trạng sinh viên chưa biết cách quản lý chi tiêu một cách hợp lý, bài báo cáo trình

bày về kết quả nghiên cứu quan tâm đến chất lượng cuộc sống của sinh viên và giới trẻ hiện

nay. Việc sinh viên chưa biết quản lý chi tiêu là vấn đề khá quan trọng ảnh hưởng đến việc

học tập, sinh hoạt và làm việc của sinh viên. Qua báo cáo đưa ra được giải pháp khắc phục

tình trạng sinh viên chưa biết cách quản lý chi tiêu. Thêm vào đó điều tra số liệu, khảo sát

thực tế, phân tích nguyên nhân, thực trạng của vấn đề rút ra được giải pháp giải quyết vấn

đề trên đó là Ứng dụng Quản lý Chi tiêu.

pdf5 trang | Chia sẻ: Thục Anh | Lượt xem: 1317 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Giải pháp quản lý chi tiêu hiệu quả cho sinh viên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1148 GIẢI PHÁP QUẢN LÝ CHI TIÊU HIỆU QUẢ CHO SINH VIÊN Vũ Thị Bích Tú, Lê Thị Hương, Trần Thị Vấn, Phạm Ngọc Hà, Đặng Trung Nhơn Viện Công nghệ Việt - Nhật, Trường Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh GVHD: ThS. Nguyễn Thuỳ Dung TÓM TẮT Với tình trạng sinh viên chưa biết cách quản lý chi tiêu một cách hợp lý, bài báo cáo trình bày về kết quả nghiên cứu quan tâm đến chất lượng cuộc sống của sinh viên và giới trẻ hiện nay. Việc sinh viên chưa biết quản lý chi tiêu là vấn đề khá quan trọng ảnh hưởng đến việc học tập, sinh hoạt và làm việc của sinh viên. Qua báo cáo đưa ra được giải pháp khắc phục tình trạng sinh viên chưa biết cách quản lý chi tiêu. Thêm vào đó điều tra số liệu, khảo sát thực tế, phân tích nguyên nhân, thực trạng của vấn đề rút ra được giải pháp giải quyết vấn đề trên đó là Ứng dụng Quản lý Chi tiêu. Từ khoá: chất lượng cuộc sống, làm việc, quản lý chi tiêu, sinh viên, sinh hoạt, 1 GIỚI THIỆU CHUNG Cứ mỗi năm lại có một lượng sinh viên mới, bắt đầu một hành trình mới, không còn được gia đình bao bọc chở che hằng ngày, chính điều này khiến cho các bạn khó thích nghi được với một cuộc sống tự lập. Với việc trước đây chưa từng chủ động trong việc mua sắm, ăn uống v.v. thì bây giờ với một môi trường năng động, đa phần sinh viên bị cuốn vào những cuộc vui chơi quá đà. Khiến cho sinh viên luôn bị thiếu tiền chi tiêu dẫn đến bỏ bê chuyện học hành để đi làm thêm, để phục vụ cho những nhu cầu không cần thiết. Vì thế nhóm quyết định đưa ra giải pháp giúp cho sinh viên có thể quản lý chi tiêu một cách hợp lý. 2 THỰC TRẠNG Sự tồn tại của vấn đề: (Khảo sát 61 bạn sinh viên từ nhiều trường đại học khác nhau). Hình 1. Tỷ lệ sinh viên chia từng quỷ cho từng loại chi tiêu 1149 Mục đích của câu hỏi: nhằm khảo sát sinh viên có chia từng quỷ cho mỗi loại chi tiêu hay không? (Không cần tỉ mỉ, chi tiết) để nhằm xem có bao nhiêu bạn bước đầu tiếp cận việc quản lý chi tiêu. 3 KẾT LUẬN Dựa theo kết quả khảo sát (Hình 1) cho thấy tỷ lệ hơn 1 nửa (54,1%) các bạn đã có ý định ban đầu về việc quản lý chi tiêu của mình. Đây rõ ràng chưa phải là con số đáng mong đợi, cho thấy cũng có 1 tỷ lệ rất lớn các bạn sinh viên hoàn toàn không có khái niệm, ý định về việc quản lý chi tiêu. Hình 2. Tỷ lệ sinh viên từng rơi vào tình trạng cháy túi Mục đích của câu hỏi: nhằm khảo sát để xem có khi nào sinh viên rơi vào tình trạng cháy túi. Việc này có thể xảy ra do việc không tính toán hợp lý trong chi tiêu, hoặc một số nguyên nhân chủ quan khác như (mất cắp, thẻ ngân hàng bị khóa không rút được tiền v.v.). Tuy nhiên cũng có thể nói lên nghi vấn: phần lớn sinh viên rất thiếu kỹ năng quản lý chi tiêu 1 cách hợp lý. Kết hợp với các câu khảo sát khác sẽ cho thấy rõ hơn điều này. Hình 3. Biểu đồ thể hiện cách sinh viên phân bố sử dụng tiền 1150 Mục đích câu hỏi: nhằm khảo sát để biết sinh viên phân bổ chi tiêu của mình như thế nào, phần nào họ chi tiêu nhiều hơn. Kết quả khảo sát cho thấy: 36 câu trả lời là nhà trọ, 42 câu trả lời là ăn uống, 25 câu trả lời là đi chơi, 23 câu trả lời là shopping, 19 câu trả lời là tiền học tập, 10 câu trả lời là tiền tiết kiệm. Kết luận: dựa vào kết quả khảo sát (Hình 3) cho thấy số tiền chi tiêu mà sinh viên chi ra nhiều nhất là ăn uống, sau đó là nhà trọ đi chơi và shopping, tiếp đến là học tập và cuối cùng là tiền tiết kiệm. 3 NGUYÊN NHÂN Rất nhiều các bạn sinh viên gặp phải vấn đề chia quỹ cho phù hợp và thường không sắp xếp các vấn đề chi tiêu một cách hợp lý, sinh viên ngày nay chi tiêu rất lộn xộn, thường không suy nghĩ đến việc nên chi tiêu vào vấn đề gì cần thiết để có thể giảm thiếu việc chi tiêu quá đà, nên thường gặp rất nhiều rắc rối về vấn đề chi tiêu. Sinh viên rất hay quên ghi chép chi tiêu hàng ngày và thậm chí là không ghi chép lại, do vậy mà sinh viên đã không thể quản lý được những vấn đề đáng để chi ga ra tình trạng thiếu hụt hàng tháng. Sinh viên ngày nay luôn phải cố gắng để có thể chi tiêu một cách hợp lý theo từng tháng. Tuy nhiên họ lại chưa tìm ra được giải pháp cụ thể cho bản thân để có thể quản lý được số chi tiêu của chính bản thân mình. 4 GIẢI PHÁP Các chức năng có trong ứng dụng: - Hiển thị các khoản thu chi như ăn uống, tiền trọ, đi lại... bên cạnh đó thì ứng dụng cho phép bạn tự đặt tên các khoản thu chi theo sở thích. Có 03 cách để bạn nhập giá tiền vào các khoản mục thu chi: nhập bằng tay, ghi âm giọng nói hoặc scan hóa đơn. - Đặt lịch/giờ nhắc nhở mỗi ngày cho việc cập nhật thu- chi. 1151 - Mục 6 chiếc lọ quản lý chi tiêu gồm: chi tiêu cần thiết (55%), tiết kiệm dài hạn (10%), quỹ giáo dục (10%), hưởng thụ (10%), quỹ tự do tài chính (10%), quỹ từ thiện (5%). Với các mục các bạn tự đặt tên thì bạn sẽ tự chọn cho vào 1 chiếc lọ Ứng dụng sẽ tự động cập nhật và thống kê cho bạn biết theo dạng biểu đồ. Nếu số CHI lớn hơn so với THU thì ứng dụng sữ báo động đó nhắc nhở bạn. Hình 4. Mô tả giải pháp của nhóm Lợi thế cạnh tranh của giải pháp cho dự án thiết kế nhóm là gì? Hiện tại ứng dụng điện thoại giúp quản lý thu chi vẫn còn khá xa lạ đối với tầng lớp học sinh, sinh viên. Bởi sự phổ biến cũng như tính cấp thiết vẫn chưa được đề cao trong việc tạo ra ứng dụng. Đặc biệt đối với học sinh, sinh viên ngày nay, thời gian và chi tiêu là 02 vấn đề song song ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống cũng như chất lượng học tập sinh hoạt của các bạn. Các app điển hình có thể nói đến như: HomeBudget, PocketGuard, Misa thu chi,.... Hình 5. Hình ảnh các ứng dụng chi tiêu hiện có trên thị trường Nguồn: elleman.vn, 2021 Điều khiến các app trên không được phổ biến bởi lý do điển hình nhất là khá phức tạp, ngôn ngữ tiếng nước ngoài khiến trở thành rào cản không nhỏ đối với việc tiếp cận để sử dụng. Một lý do khác cũng không kém phần ảnh hưởng chính vì lợi nhuận khiến các app bị chèn quá nhiều quảng cáo từ nhà sản xuất khiến người sử dụng dần trở nên khó khăn dẫn đến việc nhàm chán. Chính vì lý do đó, app quản lý tài chính của nhóm được tạo ra và đề cao cảm nhận của người sử dụng. Bởi chính yếu tố con người mới là gốc và tiền đề để tạo nên các sản phẩm mang tính ứng dụng cao, tạo lợi ích để khai thác triệt để mang lại lợi nhuận cũng như sự hài lòng của người sử dụng. App quản lý chi tiêu của nhóm sẽ xoáy sâu vào trọng tâm vấn đề, giải quyết những khó khăn cũng như vấn đề nhỏ nhất: ngôn ngữ, giao diện, tính logic, và mang lại nhiều sự thuận lợi nhất cho người sử dụng. Chính vì vậy ứng 1152 dụng sẽ trở nên phổ biến và tiện lợi nhất là trong thời đại số hóa, học sinh sinh viên gặp rất nhiều áp lực trong cuộc sống, đặc biệt là vấn đề chi tiêu chính là vấn đề len lỏi vô cùng nhất nhối, đáng báo động. Chỉ khi giải quyết căn bản được những gốc rễ của vấn đề ta mới có thể giải quyết được mục tiêu to lớn và hướng đến tạo cho sinh viên có một cuộc sống thoải mái hơn bao giờ hết. 5 KẾT LUẬN Hiện nay việc quản lý chi tiêu rất quan trọng đối với mỗi sinh viên, ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt, học tập, làm việc đối với mỗi cá nhân. Vì vậy với giải pháp tạo ra ứng dụng quản sẽ giúp sinh viên quản lý chi têu của bản thân một cách hợp lý và hiệu quả, khoa học hơn. Với các tính năng được tích hợp của app sẽ cải thiện được tình trạng thâm hụt chi tiêu, quên ghi chép chi tiêu hằng ngày. Bên cạnh đó với việc tạo ứng dụng quản lý chi tiêu này sẽ giúp sinh viên cải thiện được thói quen sống tốt, tính kỉ luật cao, biết cách sử dụng và điều tiết tài chính một cách hợp lý, khoa học. Không mất quá nhiều thời gian, thao tác đơn giản khi sử dụng ứng dụng, kiểm tra dữ liệu dễ dàng giúp cải thiện những khó khăn hay mắc phải của sinh viên, nâng cao chất lượng học tập và làm việc trong cuộc sống. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Nguyễn Tùng Linh. “Khảo sát tình hình chi tiêu của sinh viên”. tailieuxanh.com [2] Nhân viên ban truyền thông ITPlus Academy. “ 5 tips giúp sinh viên quản lý chi tiêu hiệu quả” – itplus-academy.edu.vn [3] Hoàng Thanh Vân. “Cách chi tiêu hợp lý cho sinh viên tiết kiệm hàng tháng”. timviec365.com.vn [4] Trần Thị Trúc Quỳnh, “ Những yếu tố ảnh hưởng đến chi tiêu hàng tháng của sinh viên Đại học Ngoại Thương cơ sở 2” – academia.edu.vn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfgiai_phap_quan_ly_chi_tieu_hieu_qua_cho_sinh_vien.pdf
Tài liệu liên quan