Mặt khác, phù hợp với trình độ của nền kinh tế với cơ cấu nhiều
thành phần, trong lĩnh vực thu hút công nghệ, nước ta có thể tranh thủ những
công nghệ không phải hiện đại nhất nhưng còn phát huy tác dụng, có hiệu
quả, giá cả hợp lý, thích hợp với trình độ tay nghề của lao động Việt
Nam Đối với chúng ta, không chỉ công nghệ nguồn tư các nước công
nghiệp phát triển(các nước G7), mà công nghệ Hàn Quốc, Đài Loan, Nga,
Đông Âu cũng có thểthích hợp và có hiệu quả nếu biết lựa chọn kỹ,không
chỉ công nghệ của các công ty xuyên quốc gia, các tập đoàn lớn, mà công
nghệ của một số doanh nghiệp vừa và nhỏ của các nước phát triển cũng thích
hợp và đem lại hiệu quả cho các doanh nghiệp Việt Nam.
33 trang |
Chia sẻ: thienmai908 | Lượt xem: 1121 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Giải pháp nhằm thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài ởViệt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ong nội bộ khu vực, đang diễn
rà quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu đầu tư mạnh mẽ giữa các
nước. Yếu tố này cho phép chúng ta tận dụng được khả năng thu hút các
dòng đầu tư và buôn bán quốc tế để bước kịp vào “khoảng trống” cơ cấu mà
các nước trong khu vực đang tạo ra nhưng thiếu khả năng “lấp đầy’ một cách
hiệu quả
Nước ta cũng có những ưu thế để mở rộng hợp tác và phát triển đầu tư
trực tiếp nước ngoài, đó là:
Có vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên và nguồn tài nguyên tương đối
phong phù, thuận lợi cho đầu tư phát triển, thúc đẩy giao lưu kinh tế quốc tế
với các nước trên thế giới và khu vực
Là thị trường tiềm năng tương đối lớn với gần 80 triệu dân, có sức
thu hút sự chú ý của nhà đầu tư.
Giải pháp nhằm thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam
SV: Trần Thu Thuỷ
Có lực lượng lao động dồi dào, trẻ, khéo léo, biết tiếp thu kiến
thức và kỹ năng mới tương đối nhanh, giá nhân công tương đối rẻ, là nguồn
nhân lực hấp dẫn các nhà đầu tư quốc tế.
Có lợi thế của nước đi sau nên có thể dễ dàng tiếp thu những kinh
nghiệm của các nước đi trước và tiếp cận những thành tựu mới của khoa
học-công nghệ hiện đại.
Việt Nam tuy còn là quốc gia có thu nhập trên đầu người thấp,
nhưng là thị trường tiềm năng với sức mua của 80 triệu dân, thu nhập đang
tăng.Nước ta lại có lực lượng lao động dồi dào, trẻ, có trình độ văn hóa và
khả năng nắm bắt, thích ứng nhanh với điều kiện mới, giá nhân công vẫn vào
loại rẻ. Đây là một lợi thế , do đó các nhà đầu tư vẫn có thể chuyển hoạt
động đầu tư từ những nước có giá nhân công cao sang Việt Nam để giảm chi
phí.
Hiện nay, Việt nam có hơn hai triệu rưỡi Việt kiều đang sinh sống và
hàng vạn lao động đang làm việc ở nước ngoài. Lực lượng này sẽ tạo điều
kiện thuận lợi hơn cho việc thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài.
Như vậy, Việt nam có tiềm năng lớn để thu hút được nhiều vốn đầu tư
trực tiếp nước ngoài. Dự báo mỗi năm có thể thu hút khoảng 9-10 tỷ USD
đầu tư trực tiếp nước ngoài.
3. 2. Những khó khăn, trở ngại
Hệ thống kết cấu hạ tầng của nước ta hiện nay so với nhiều nước trong
khu vực thuộc loại thấp kém, chưa thuận lợi: thu nhập và sức mua của người
dân(GDP bình quân đầu người mới chỉ đạt trên 400 USD/năm) còn quá thấp,
cũng là yếu tố hạn chế sự chú ý của các nhà đầu tư.
Môi trường đầu tư của chúng ta còn nhiều hạn chế mặc dù khung khổ
pháp luật, chính sách của Việt Nam đã được cải thiện nhiều nhưng còn thiếu
ổn định và thực hiện chưa tốt,do vậy chưa hoàn toàn thuận lợi, hấp dẫn trong
thu hút đầu tư nước ngoài vào Việt Nam. Bên cạnh đó, các thủ tục hành
Giải pháp nhằm thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam
SV: Trần Thu Thuỷ
chính liên quan đến hoạt động đầu tư còn rườm rà, chưa linh hoat…Đây là
những cản trở lớn ảnh hưởng đến việc thu hút vốn FDI của nước ta
Các ngành công nghiệp phụ trợ, các cơ sở cung cấp nguyên liệu, linh
kiện, phụ tùng thay thế, lắp ráp còn kém phát triển. Đội ngũ lao động mới
đông về số lượng, nhưng phần nhiều lao động chưa có đủ sức khỏe, trình độ
chuyên môn, tay nghề và kỷ luật cao. Việc bảo hộ sở hữu trí tuệ còn hạn chế,
nạn hàng nhái, hàng giả gây ảnh hưởng xấu tới môi trường đầu tư.
Nước ta đứng trước những biến động phức tạp của tình hình quốc tế
và khu vực:Sau khủng hoảng tài chính- tiền tệ 1997, nhiều nước trong khu
vực đã có những giải pháp mạnh mẽ, tích cực để phục hồi nền kinh tế của
mình, trong đó có những giải pháp đột phá trong việc thu hút vốn đầu tư trực
tiếp nước ngoài. Việt Nam nằm trong khu vực có nhiều thị trường thu hút
vốn đầu tư nước ngoài lớn như Trung quốc, ấn độ, Hàn quốc, các nước
ASEAN…Các nước này đều ráo riết cải thiện môi trường đầu tư nhằm thu
hút mạnh vốn FDI, tạo sự cạnh tranh mạnh mẽ trong khu vực. Trong khi đó,
tổng lượng vốn FDI toàn cầu đang có xu hướng giảm đi do trì trệ và suy
thoái kinh tế ở một số trung tâm kinh tế chủ yêú trên thế giới( Mỹ, Nhật
,EU…) làm cho cuộc cạnh tranh thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
ngày càng trở nên gay gắt hơn.
Trên thế giới cũng như trong khu vực , xu thế toàn cầu hóa kinh tế
đang diễn ra với tốc độ nhanh.Việt nam bắt đầu bước vào tiến trình hội nhập
AFTA, thực hiện các cam kết quốc tế trong hiệp định thương mại Việt Nam-
Hoa kỳ, diễn đàn kinh tế châu á-Thái bình dương(APEC)… và chuẩn bị gia
nhập WTO. Với yêu cầu đó , tính tự do hóa trong thương mại và đầu tư sẽ
dần xoá nhòa “biên giới” kinh tế giữa các nước, mặt khác tính cạnh tranh và
hợp tác giữa các nước trong khu vực như Trung Quốc và ASEAN sẽ ngày
càng tăng lên. Điều này sẽ có những tác động to lớn đối với nền kinh tế nước
ta nói chung và việc thu hút FDI nói riêng cả trước mắt và lâu dài.
Giải pháp nhằm thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam
SV: Trần Thu Thuỷ
Năm 2000, nước ta thu hút FDI đã có dấu hiệu phục hồi, song 4 năm
trở lại đây lực lượng vốn đăng ký mới có chiều hướng giảm sút, trong khi
yêu cầu về nguồn vốn cho đầu tư phát triển, tiếp thu công nghệ tiên tiến để
thúc đẩy công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước còn lớn, khả năng nguồn
vốn trong nước tuy đã khá lớn nhưng còn nhiều hạn chế, chưa đáp ứng được
nhu cầu đầu tư phát triển.
Do vậy, đẩy mạnh việc thu hút và nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn
vốn FDI vẫn là một nhiệm vụ quan trọng, cấp thiết cả trước mắt và lâu dài
đối với sự phát triển của nền kinh tế nước ta.
Giải pháp nhằm thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam
SV: Trần Thu Thuỷ
Phần 3: GIẢI PHÁP NHẰM THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP
NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM
Đứng trước những khó khăn và trở ngại như trên, để có thể thu hút
nhiều và hiệu quả hơn nữa nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, chúng ta
cần có những giải pháp phù hợp.
1. Các giải pháp chủ yếu
- Trong bối cảnh nền kinh tế diễn biến phức tạp, sự cạnh tranh giữa
Việt Nam và các nước trong khu vực về thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài
ngày càng gay gắt, nhiều vấn đề mới được đặt ra, chúng ta cần xây dựng
chiến lược, qui hoạch, kế hoạch chi tiết nguồn vốn FDI trong tương lai.
. Trong kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội 5 năm(2001-2005) dự
kiến vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài được thực hiện khoảng 9-10 tỷ USD,
chiếm khoảng 16-17% tổng vốn đầu tư toàn xã hội
- Tiếp tục hoàn thiện nhanh môi trường đầu tư
. Hoàn thiện hệ thống pháp luật về đầu tư trực tiếp nước ngoài
. Xây dựng và cải thiện kết cấu hạ tầng để tạo ra những cơ sở
vật chất kĩ thuật tốt , có sức hấp dẫn hơn đối với đầu tư.
. Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính có liên quan đến hoạt
động đầu tư trực tiếp nước ngoài như đơn giản hóa các hình thức và thủ tục
cấp phép đầu tư…
Việc hoàn thiện nhanh môi trường đầu tư là giải pháp trọng điểm để
tạo ra sự chuyển biến mạnh mẽ trong thu hút FDI
- Đẩy mạnh hoạt động vận động, xúc tiến đầu tư
. Thường xuyên đổi mới về nội dung và phương thức vận động
xúc tiến đầu tư. Các chương trình vận động xúc tiến cần thực hiện theo
ngành, lĩnh vưc, địa bàn, dự án cụ thể.
Giải pháp nhằm thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam
SV: Trần Thu Thuỷ
. Cần mở rộng, đa phương hóa quan hệ hợp tác với các nhà đầu
tư thông qua các hoạt động đối ngoại, các diễn đàn quốc tế…Và cần xác định
các đối tác chiến lược của hoạt động xúc tiến đầu tư .
. Tăng cường công tác nghiên cứu, dự báo tình hình kinh tế, thị
trường, tuyên truyền , quảng cáo về môi trường đầu tư nước ta.
- Để nâng cao chất lượng, hiệu quả trong hoạt động đầu tư trực tiếp
nước ngoài cần chú trọng công tác cán bộ, đào tạo phát triển nguồn nhân lực
.
2. Một số kiến nghị
Để tạo ra những chuyển biến mới trong thu hút đầu tư trực tiếp nước
ngoài, bên cạnh những giải pháp chủ yếu, chúng ta cần:
- Xác định rõ tầm quan trọng lâu dài của FDI đối với sự phát triển của
nền kinh tế nước ta trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Từ đó có
quyết tâm cao, nhất quán, kiên trì trong chủ trương thu hút, sử dụng nguồn
vốn FDI và phát triển khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài. Trước mắt,
chúng ta phải hành động tập trung, hiệu quả để thúc đẩy mạnh mẽ việc tận
dụng nguồn ngoại lực quan trọng này cho phát triển và nâng cao chất lượng
phát triển:
. Khuyến khích mạnh mẽ việc thu hút và sử dụng FDI vào tất cả
những lĩnh vực mà pháp luật không cấm
. Tiếp tục thu hút và mở rộng cho các dự án FDI vào những địa
bàn có nhiều lợi thế để phát huy vai trò của các vùng
. Ưu đãi tối đa cho FDI vào những vùng và địa bàn kinh tế xã
hội có nhiều khó khăn
. Đa dạng hóa các hình thức doanh nghiệp đầu tư nước ngoài
- Việt Nam có thể tận dụng được ưu thế ổn định về chính trị, xã hội và
sự tăng trưởng tương đối cao của nền kinh tế để thu hút và sử dụng nguồn
vốn FDI cho sự phát triển trong giai đoạn này.
Giải pháp nhằm thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam
SV: Trần Thu Thuỷ
- Mặt khác, phù hợp với trình độ của nền kinh tế với cơ cấu nhiều
thành phần, trong lĩnh vực thu hút công nghệ, nước ta có thể tranh thủ những
công nghệ không phải hiện đại nhất nhưng còn phát huy tác dụng, có hiệu
quả, giá cả hợp lý, thích hợp với trình độ tay nghề của lao động Việt
Nam…Đối với chúng ta, không chỉ công nghệ nguồn tư các nước công
nghiệp phát triển(các nước G7), mà công nghệ Hàn Quốc, Đài Loan, Nga,
Đông Âu…cũng có thể thích hợp và có hiệu quả nếu biết lựa chọn kỹ,không
chỉ công nghệ của các công ty xuyên quốc gia, các tập đoàn lớn, mà công
nghệ của một số doanh nghiệp vừa và nhỏ của các nước phát triển cũng thích
hợp và đem lại hiệu quả cho các doanh nghiệp Việt Nam.
Giải pháp nhằm thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam
SV: Trần Thu Thuỷ
KẾT LUẬN
Trong những năm qua, sự gia tăng nguồn vốn FDI đã góp phần thúc
đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế, đóng góp vào GDP, giá trị sản lượng
công nghiệp, xuất khẩu, tạo việc làm và thu nhập cho người lao động… Đầu
tư trực tiếp nước ngoài cũng có tác động tích cực thúc đẩy chuyển dịch cơ
cấu kinh tế, chuyển giao công nghệ, thúc đẩy ngành nghề khác phát triển,
nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho tiến
trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam. Như vậy, nguồn vốn FDI có vị
trí vô cùng quan trọng trong sự phát triển của nền kinh tế nước ta. Chúng ta
cần có những mục tiêu, phương hướng , biện pháp , chiến lược cụ thể để có
thể thu hút nhiều hơn nữa nguồn vốn này.
Với đề án này em đã trình bày được những thực trạng thu hút nguồn
vốn FDI trong giai đoạn hiện nay và nêu ra một số biện pháp nhằn thu hút có
hiệu quả hơn nữa nguồn vốn FDI trong tương lai.
Mặc dù đã cố gắng nhiều nhưng không tránh khỏi những thiếu sót, em
mong các thầy cô có những ý kiến đóng góp giúp em có thể hoàn thiện hơn
nữa đề án này.
Giải pháp nhằm thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam
SV: Trần Thu Thuỷ
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Sách:
- GT Kinh tế đầu tư – PGS.TS Nguyễn Thị Bạch Nguyệt –NXB Thống Kê
- GT Kinh Tế quốc tế – PGS.TS Nguyễn Đức Bình – NXB Lao Động
- Đầu tư trực tiếp nước ngoài với công cuộc CNH- HĐH ở Việt Nam –
Nguyễn Trọng Xuân – NXB Khoa Học Xã Hội
- Đầu tư trực tiếp nước ngoài với tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam – Vũ
Trường Sơn – NXB Thống Kê
- Những giải pháp chính trị, kinh tế nhằm thu hút có hiệu quả đầu tư trực
tiếp nước ngoài vào Việt Nam – Nguyễn Khắc Thân – NXB Chính Trị Quốc
Gia.
- Kỹ thuật đầu tư trực tiếp nước ngoài – PGS.TS Võ Thanh Thu – NXB
Thống Kê.
Báo, Tạp chí:
- Báo Đầu Tư (nhiều số)
- Tạp chí Kinh tế và phát triển ( Số 87 ;89 /04 ; số 93 ;94 /05 )
- Tạp chí Nghiên cứu kinh tế (Số 322 / 05 )
- Tạp chí Kinh tế và dự báo (Số 7/04 và nhiều số khác)
- Báo cáo phát triển kinh tế năm 2005- môi trường đầu tư tốt hơn cho mọi
người
- Kỷ yếu đầu tư nước ngoài tại Việt Nam
Trang web :
- Bộ kế hoạch và đầu tư : www.vcci.com.vn
www.mpi.gov.vn
- Doanh nghiệp vừa và nhỏ : www.smenet.com.vn
- Trang thông tin nhanh Việt Nam : vnexpress.net
- Báo điện tử- Thời báo kinh tế ViệtNamwww.vneconomy.com.vn/statistic
Giải pháp nhằm thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam
SV: Trần Thu Thuỷ
-
MỤC LỤC
Lời nói đầu ....................................................................................................... 1
Phần 1: Một số ván đề về vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) .............. 2
1. Thực chất của vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài............................................. 2
1.1. Thực chất.................................................................................................... 2
1.2. Đặc điểm .................................................................................................... 3
1.2.1. Những mặt tích cực ................................................................................. 3
1.2.2. Một số hạn chế ........................................................................................ 5
2. Các hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài.................................................... 6
3. Các nhân tố ảnh hưởng đến đầu tư trực tiếp nước ngoài .............................. 8
4. Sự cần thiết phải thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài ................................... 9
Phần 2: Tình hình thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài..................... 12
1. Kết quả thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ............................. 12
1.1. Giai đoạn 1988-2002................................................................................ 13
1.2. Giai đoạn 2003-2005................................................................................ 14
1.2.1. Năm 2003 .............................................................................................. 14
1.2.2. Năm 2004 .............................................................................................. 15
1.2.5. Năm 2005 .............................................................................................. 15
2. Cơ cấu đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam ...................................... 16
2.1. Cơ cấu ngành, sản phẩm ......................................................................... 16
2.2. Cơ cấu vùng, lãnh thổ .............................................................................. 19
2.3. Đầu tư trực tiếp nước ngoài theo quốc gia............................................... 20
3. Thuận lợi và khó khăn trong việc thu hút vốn FDI tại Việt Nam .............. 21
3.1. Về thuận lợi .............................................................................................. 21
3.2. Những khó khăn, trở ngại ........................................................................ 23
Phần 3: Giải pháp nhằm thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại
Việt Nam ........................................................................................................ 26
1. Các giải pháp chủ yếu ................................................................................. 26
2. Một số kiến nghị.......................................................................................... 27
Kết luận .......................................................................................................... 29
Tài liệu tham khảo ........................................................................................ 30
Giải pháp nhằm thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam
SV: Trần Thu Thuỷ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- FDI da254_0381.pdf