Hiện nay giáo dục được coi là quốc sách hàng đầu, chính vì thế việc bàn về ý thức học tập của sinh viên
là điều quan trọng và hết sức cần thiết. Tuy nhiên không phải sinh viên nào cũng nhận thức về mục đích
học tập và có ý thức học tập đúng đắn của mình. Hiện tượng sinh viên lười học, ý thức không tốt trong
học tập, học đối phó chỉ để ra trường có bằng cấp nhưng lại thiếu năng lực và kinh nghiệm làm việc.
Điều này gây ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nhân lực. Đây là vấn đề nan giải trong nền kinh tế nước
ta hiện nay. Hướng tới sự toàn diện cả về văn hóa lẫn nhận thức và tầm nhìn về khả năng cải thiện nền
kinh tế thì ý thức học tập là tầm quan trọng trong việc nhận thức, rõ ràng và đầy đủ, đúng đắn về vai trò
và lợi ích của việc học đối với mỗi bạn sinh viên. Bên cạnh đó, nhóm đã đưa ra những phương pháp rõ
ràng, mạch lạc có chọn lọc để giúp việc học có hiệu quả, hơn nữa còn phát huy được hết tiềm năng của
mình.
5 trang |
Chia sẻ: Thục Anh | Ngày: 13/05/2022 | Lượt xem: 528 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Giải pháp nâng cao ý thức học tập của sinh viên khoa Kế toán - Tài chính - Ngân hàng trường Đại học Công nghệ thành phố Hồ Chí Minh (Hutech), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
311
GIẢI PHÁP NÂNG CAO Ý THỨC HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN
KHOA KẾ TOÁN-TÀI CHÍNH-NGÂN HÀNG TRƢỜNG ĐẠI HỌC
CÔNG NGHỆ TP.HCM (HUTECH)
Trần Thị Thu Thảo, Nguyễn Thị Nguyệt Nga, Huỳnh Thị Kim Tuyến
Khoa Kế toán - Tài chính - Ngân hàng, Đại học Công nghệ TP.Hồ Chí Minh, Việt Nam
TÓM TẮT
Hiện nay giáo dục được coi là quốc sách hàng đầu, chính vì thế việc bàn về ý thức học tập của sinh viên
là điều quan trọng và hết sức cần thiết. Tuy nhiên không phải sinh viên nào cũng nhận thức về mục đích
học tập và có ý thức học tập đúng đắn của mình. Hiện tượng sinh viên lười học, ý thức không tốt trong
học tập, học đối phó chỉ để ra trường có bằng cấp nhưng lại thiếu năng lực và kinh nghiệm làm việc.
Điều này gây ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nhân lực. Đây là vấn đề nan giải trong nền kinh tế nước
ta hiện nay. Hướng tới sự toàn diện cả về văn hóa lẫn nhận thức và tầm nhìn về khả năng cải thiện nền
kinh tế thì ý thức học tập là tầm quan trọng trong việc nhận thức, rõ ràng và đầy đủ, đúng đắn về vai trò
và lợi ích của việc học đối với mỗi bạn sinh viên. Bên cạnh đó, nhóm đã đưa ra những phương pháp rõ
ràng, mạch lạc có chọn lọc để giúp việc học có hiệu quả, hơn nữa còn phát huy được hết tiềm năng của
mình.
Từ khóa: Chất lượng, giáo dục, kinh nghiệm, nhận thức, ý thức học tập.
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
“Giáo dục là vũ khí mạnh nhất mà người ta có thể sử dụng để làm thay đổi thế giới”- Nelson Mandela.
Sinh viên nói chung và sinh viên HUTECH nói riêng, tức nói đến thế hệ trẻ đầy sức sống và sáng tạo
đang nắm trong tay tri thức cùng những hiểu biết về tiến bộ xã hội nói chung và sự phát triển đất nước nói
riêng. Họ là người đang được đào tạo toàn diện và đầy đủ nhất, bao gồm các chuyên nghành đa lĩnh vực.
Bên cạnh đó ý thức học tập của sinh viên có tầm quan trọng to lớn trong việc giáo dục và học tập, đó
cũng là niềm hy vọng để phát triển đất nước. Trong thời đại ngày nay, xã hội đang đổi thay từng ngày với
một tốc độ chóng mặt. Xu thế hội nhập của thế giới đã và đang là mục tiêu quan trọng của từng quốc gia.
Cùng với xu hướng đó, các nguồn xu hướng mới từ khắp nơi ngày càng xâm nhập, chi phối cách nhìn
nhận lối sống của đại đa số người dân Việt Nam. Đặc biệt, đông đảo là tầng lớp sinh viên hiện nay, thế hệ
được coi là nắm trong tay tri thức, sự hiểu biết về tiến độ xã hội nói chung và sự nghiệp phát triển của đất
nước nói riêng. Nói đến sinh viên việt nam, là nói tới một thế hệ trẻ năng động, đầy sức sống và sáng tạo,
những người đang nắm giữ chìa khóa mở ra cánh cửa cho những tiến bộ khoa học công nghệ đầy triển
vọng và đột phá. Nói cách khác, họ là lớp thanh niên trí thức đại diện và quyết định cho tương lai của đất
nước. Vì vậy, ý thức học tập của sinh viên nói chung và sinh viên HUTECH nói riêng là điều quan trọng
và hết sức cần thiết. Để làm rõ vấn đề này, nhóm đã thực hiện đề tài: “GIẢI PHÁP NÂNG CAO Ý THỨC
HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN KHOA KẾ TOÁN-TÀI CHÍNH-NGÂN HÀNG, TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG
NGHỆ TP.HCM (HUTECH)”. Nhằm giúp sinh viên có cái nhìn tổng quan và hiểu rõ về thực trạng học tập
hiện nay của sinh viên HUTECH từ đó, sinh viên có thể lựa chọn cho mình một định hướng, một phương
pháp học tập hiệu quả.
312
2. THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN ĐỐI VỚI SINH VIÊN
2.1 Thuận lợi
2.1.1 Về môi trường học tập
Hình thức học nhóm: Môi trường học tập, làm việc theo nhóm tạo điều kiện cho các sinh viên trao đổi
những thông tin với nhau để từ đó đưa ra những nhận xét mang tính khách quan và khoa học hơn, có
khả năng tự ý thức phát triển, có những thái độ hiểu biết về môi trường, có khả năng tự đánh giá bản
thân để chủ động điều chỉnh bản thân theo hướng phù hợp. Sinh viên là những trí thức tương lai, ở các
bạn sớm nảy sinh nhu cầu, khát vọng thành đạt. Họ là những người giàu nghị lực, giàu ước mơ và hoài
bão. Khả năng hội nhập tốt: Với sự năng động, nhiệt tình và ham học hỏi nên sinh viên có khả năng hội
nhập tốt. Hầu hết các bạn sinh viên của Khoa Kế toán – Tài chính – Ngân hàng đều tích cực tham gia các
phong trào của trường, của lớp. Họ nhanh chóng hòa nhập với những người xung quanh để từ đó dễ
dàng trao đổi trong học tập cũng như các vấn đề trong cuộc sống đời thường.
2.1.2 Về cơ hội vươn xa với tầm nhìn thế giới
Thời kỳ hội nhập sẽ mở ra nhiều cơ hội việc làm với nhiều yêu cầu cao hơn đối với người lao động, đặc
biệt là những lao động trong khối ngành kinh tế với tiêu chí tuyển dụng cao hơn. Như vậy, muốn thành
công trong môi trường cạnh tranh, chúng ta phải có ý thức mở rộng kiến thức nghề nghiệp, nâng cao
năng lực tư duy khoa học, độc lập, lao động sáng tạo, phát huy sáng kiến, áp dụng công nghệ mới để
hình thành tri thức, bản lĩnh, vững vàng hội nhập. Hơn nữa kinh tế hiện đại có những bước chuyển mình
gắn liền với sự phát triển của công nghệ số. Sinh viên HUTECH nên chớp lấy thời cơ, trau dồi ngoại ngữ
và công nghệ, sẽ làm cho mình khác biệt để có sức cạnh tranh và mở rộng thêm cánh cửa nghề nghiệp
cho mình.
2.2 Khó khăn
2.2.1 Về môi trường học tập
Quản lý thời gian của hầu như các sinh viên chưa thật sự khoa học và hợp lý. Các bạn sinh viên chưa
cân bằng được giữa thời gian để xây dựng và vun đắp cho các mối quan hệ xã hội với khoảng thời gian
dành cho hoạt động học tập.
Những bạn sinh viên thường chỉ thích học những môn chuyên ngành mình theo học mà ít quan tâm đến
các bộ môn khác. Trong khi các môn học trong chương trình đào tạo đều có những vị trí, vai trò và tầm
quan trọng như nhau bởi sự đóng góp của nó trong quá trình đào tạo nên một chuyên gia trong tương lai
giỏi về chuyên môn và nghiệp vụ cũng như hình thành nhân cách của bản thân.
Vì học phí trường HUTECH khá cao so với các trường đại học khác và học phí tăng qua các năm khiến
cho gia đình của các bạn sinh viên khó vất vả để lo tiền học. Thậm chí một số bạn gia đình không lo nổi
tiền học, bạn phải tự làm thêm để đóng tiền học, điều đó cũng là một phần giảm bớt thời gian học tập của
các bạn.
2.2.2 Khó khăn trong việc vươn xa trong tương lai
Tuy nhiên, sinh viên khối ngành kinh tế cũng gặp phải thách thức lớn khi tỉ lệ hồ sơ đăng ký vào ngành
kinh tế của các trường đại học rất cao, do đó tỉ lệ cạnh tranh khi vào trường và ra trường cũng lớn hơn.
Cũng chính bởi lượng cung quá lớn như vậy, nếu không có trình độ chuyên môn tốt và không đáp ứng
được các yêu cầu của nhà tuyển dụng, các bạn sẽ bị đào thải, thất nghiệp hoặc làm trái ngành trái nghề.
Hàng năm trường HUTECH đều tổ chức các hội nghị, hội thảo khoa học, tọa đàm dưới nhiều hình thức
khác nhau nhưng đều có ý nghĩa bổ ích đối với sinh viên. Hoạt động hợp tác quốc tế được tăng cường,
các hoạt động ngoại khóa thường xuyên tổ chức với quy mô lớn giúp sinh viên đoàn kết, nâng cao ý thức
trách nhiệm với cộng đồng xã hội.
313
3. THỰC TRẠNG Ý THỨC HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN HUTECH
Hiện nay, ý thức học tập của sinh viên ngày càng kém ở đại đa số các trường Đại Học. Sự yếu kém này
không phải là lượng tri thức tiếp thụ ít mà là mức độ quan tâm đến vấn đề học tập. Phần lớn, thái độ ý
thức sinh viên đi xuống trong việc xem thường việc học tập và rèn luyện bản thân, thường thiếu nghiêm
túc, hay nói chuyện và gây mất trật tự, ngủ gật, sử dụng điện thoại không nhằm mục đích học tập, đã
trở thành quen thuộc, thậm chí còn bỏ học, trốn tiết diễn ra khá phổ biến ở tất cả các trường học. Điều tồi
tệ hơn khi khảo sát một số sinh viên, họ thấy việc học rất nhàm chán đến lớp là một việc làm miễn cưỡng,
không có niềm vui, bị gia đình ép buộc. Nhiều sinh viên còn mơ hồ trong việc xác định mục đích của việc
học và tương lai của mình. “Học để làm gì?”, đây là một câu nói của một bạn sinh viên nhà có điều kiện,
câu nói gây bức xúc với tập thế, đặc biệt là với người phỏng vấn. Nhiều sinh viên không tìm thấy động
lực, mục tiêu và định hướng trong học tập. Phần lớn sinh viên thụ động trong học tập, học để lấy điểm,
học để lên lớp, học để lấy bằng cấp chứ không phải là chiếm lĩnh và làm chủ tri thức của họ. Hơn nữa, tất
cả những trường hợp trên đã giảm đi không ít đến hiệu quả giảng dạy của giảng viên. Từ đó sẽ ảnh
hưởng tới việc học gây giảm sút, mất cân bằng trong nền giáo dục. Ngoài ra, văn hóa học đường không
chỉ thể hiện ở việc giữ gìn vệ sinh trường học, không xả rác trong trường và lớp học, xếp hàng khi vào
thang máy mà còn ở việc thực hiện đúng quy định của Nhà trường như đeo thẻ sinh viên khi đến trường,
nó giúp phát huy nét đẹp văn hóa học đường của sinh viên. Nhưng bên cạnh số những bạn có ý thức thì
hầu hết những sinh viên còn lại không tuân thủ. Trải qua một quá trình đào tạo theo hình thức tín chỉ,
những kết quả đạt được là tích cực và đang tiếp tục được phát huy. Trong đó, sự chuyển biến rõ nhất là
tính chủ động, sáng tạo hơn của cả thầy và trò trong quá trình giảng dạy và học tập. Tuy nhiên, quá trình
đó cũng bộc lộ một số hạn chế, mà hạn chế lớn nhất chính là khả năng tự học, tự nghiên cứu của sinh
viên còn chưa đáp ứng yêu cầu của việc đổi mới phương pháp.
Để tìm hiểu thực trạng hoạt động tự học của sinh viên khoa Kế Toán Tài Chính Ngân Hàng, nhóm đã tiến
hành khảo sát mức độ ảnh hưởng của tất cả các tiêu chí lên kết quả học tập, với cỡ mẫu khảo sát là 100
bạn sinh viên của HK1 2018-2019 đối với các lớp 17DKTA1, A2, A3, B1, B2, B3 thuộc khoa Kế Toán-Tài
Chính-Ngân Hàng.
Gồm các tiêu chí như: Số sinh viên đi học đều, tập trung học; số sinh viên đi học đều, không tập trung
học; số sinh viên đi học không đều, tập trung học; số sinh viên đi học không đều, không tập trung học.
Và kết quả khảo sát như sau:
Bảng 3.1: Khảo sát mức độ ảnh hưởng của tất cả các tiêu chí lên kết quả học tập HK1 của 2018-2019
Kết quả học tập
(thang điểm 10)
Mức độ ảnh hưởng các tiêu chí nguyên nhân
-Đi học đều
-Tập trung học
(SV)
-Đi học đều
-Không tập
trung học
(SV)
-Đi học không
đều
-Tập trung học
(SV)
-Đi học không
đều
-Không tập
trung học
(SV)
Cộng
(SV)
3-4 3 7 5 8 23
5-6 6 8 8 6 28
7-8 12 7 8 3 30
9-10 7 5 5 2 19
Cộng 28 27 26 19 100
Như vậy bảng số liệu trên cho ta thấy phần lớn sinh viên chưa thực sự tự giác tiến hành chủ động trong
nhận thức của mình về việc học làm sao cho đúng, cho hợp lí, để có kết quả tốt. Phần lớn sinh viên đã
thấy được tầm quan trọng của việc tự học nhưng chỉ có khoảng 75% là sinh viên hứng thú trong học tập
muốn mình tiếp thu kiến thức để phục vụ cho công việc sau này chứ không phải tự học nhằm mục đích
314
đạt kết quả cao trong các kỳ thi. Đây chính là điều đáng mừng trong nhận thức của sinh viên. Trong khi
đó có 25% còn lại là sinh viên thụ động trong việc học. Tỷ lệ sinh viên chuẩn bị bài tập ở nhà, học trước
khi lên lớp chiếm rất ít, chỉ tới 49,9%. Điều này cho thấy sinh viên vẫn học theo kiểu “nước đến chân mới
nhảy”, vẫn chưa chú trọng đến việc tích lũy dần kiến thức mà học dồn đặc biệt là vào giai đoạn thi cử.
Chính vì lý do đó mà các kiến thức này sau khi thi xong cũng từ từ bị mai một dần, không còn tồn đọng
nhiều trong đầu. Trong quá trình tự học sinh viên cũng gặp phải rất nhiều khó khăn nhưng phần lớn xác
định khó khăn lớn nhất là chưa có phương pháp và kỹ năng tự học đúng đắn (chiếm 78%). Môi trường
xung quanh cũng gây khó khăn cho sinh viên như chật chội, nóng bức, ồn ào, kèm theo làm việc ngoài
giờ( sinh viên làm thêm), chiếm tới 65%. Yếu tố gây khó khăn không ít cho sinh viên là thiếu tài liệu và
phương tiện phục vụ cho việc tự học, chiếm 80% ý kiến đồng tình của sinh viên, cho rằng trình độ ngoại
ngữ hạn chế là yếu tố khó khăn ảnh hưởng đến việc tự học, tự nghiên cứu của bản thân. Chỉ có một số ít
(khoảng 20%), sinh viên cho rằng không gặp khó khăn về vấn đề ngoại ngữ. Song điều đó phản ánh sự
xuống cấp trầm trọng của nền tảng đạo đức, thái độ, lối sống và ý thức học tập yếu kém của học sinh.
4. GIẢI PHÁP NÂNG CAO Ý THỨC HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN
Hiện nay hầu hết các trường đại học giảng dạy theo tín chỉ, trường Đại học Công nghệ Tp.HCM cũng
giảng dạy theo tín chỉ. Cách đào tạo này đòi hỏi sinh viên phải tự học và tự tìm hiểu tài liệu là chính, giảng
viên chỉ định hướng cách học và cung cấp một số tài liệu mà thầy cô có. Để đạt được hiệu quả cao chúng
ta phải tự đặt vấn đề: Nên học như thế nào? Các giải pháp đưa ra dưới đây nhằm giúp các bạn sinh viên
cải thiện tình hình học và nâng cao ý thức học tập của mỗi cá nhân:
Xác định năng lực học tập của bản thân: Để biết năng lực học tập của bản thân mình, các bạn có thể so
sánh kết quả học tập của mình với các bạn trong lớp hoặc trong cùng một môn. Để xem kết quả học tập
của mình trước đây và bây giờ đang đi lên hay đi xuống? Yếu kém ở những khía cạnh nào và những khía
cạnh nào đang thực hiện tốt. Từ đó đưa ra kế hoạch học tập phù hợp với bản thân.
Lập kế hoạch: Xác định mục tiêu học tập cần chú ý: tính vừa sức, tính rõ ràng, tính cụ thể của mục tiêu.
Tính vừa sức: mục tiêu ấy không nên đề ra yêu cầu quá cao hoặc quá thấp so với khả năng của bản
thân, nếu quá cao sẽ khó thực hiện và mất niềm tin vào bản thân ngược lại quá thấp thì bản thân sẽ
không có ý thức cố gắng vươn lên và không cải thiện được tình hình học và ý thức của mình. Tính rõ
ràng: có thể kiểm tra, đối chiếu để thấy được bản thân đang tiến bộ và cần bổ sung những khía cạnh nào.
Tính cụ thể: mục tiêu phải nêu lên được cách thức thực hiện. Ví dụ: muốn qua môn với thành tích khá thì
phải cụ thể hóa các việc cần thực hiện.
Sắp xếp thời gian học hợp lí: Để sắp xếp thời gian không chỉ chú ý mổi thời gian học mà còn phải để ý tới
thời gian nghỉ ngơi và phải cân đói giữa việc học trên lớp và học ngoại khóa. Dựa vào hoàn cảnh của bản
thân để xác định thời gián phù hợp nhất để dể thuộc bài, tập trung cao để đạt được hiệu quả tốt. Việc
gấp, khó khăn làm trước, xen giữa việc khó và việc dể để giảm bớt căng thẳng. Cần có những thời gian
trống để đề phòng những việc đột xuất.
Tham gia học nhóm: Làm việc nhóm là một phần bổ sung cho các bài giảng. Các môn học bây giờ càng
ngày càng có xu hướng thảo luận nhóm. Đây là một hoạt động cần thiết vá bổ ích cho việc học tập. Khi
học nhóm cần lưu ý: cái gì mình tốt thì chia sẽ cái mình yếu kém thì học hỏi từ các thành viên trong nhóm,
sinh viên cần tự nâng cao ý thức của bản thân, các nhóm phải hoạt động nghiêm túc, sôi nổi, dân chủ,
giảng viên cần có các biện pháp quản lí và hướng dẫn thích hợp.
Đa số sinh viên có rất nhiều thời gian rảnh rỗi, các bạn có thể tham gia các câu lạc bộ, các lớp kỹ năng
mềm, học thêm trên báo chí tivi hay các phong trào trong nhà trường,rất hiệu quả và bổ ích.
5. KẾT LUẬN
Trong thời đại cách mạng công nghệ, đại học đóng vai trò quan trọng trong hệ thống giáo dục nước nhà.
Phát triển con người là vấn đề trọng tâm của mỗi quốc gia. Một nền giáo dục được xem là thành công khi
đào tạo được những cá nhân giúp ích cho xã hội thúc đẩy sự phát triển của đất nước. Trường Đại học
Công nghệ Tp.HCM (HUTECH) có môi trường học tập văn minh, năng động, hiện đại, nhiều truyền thống
315
văn hóa giúp cho sinh viên phát triển toàn diện. Vì vậy mỗi sinh viên học tập tại trường hãy tiếp nối và
phát huy những truyền thống văn hóa tốt đẹp. Bên cạnh đó, có ý thức học tập tốt để có một không gian
học tập “An toàn, năng động và thân thiện”.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Ronald Gross (06-2012). Người thông minh học tập như thế nào?. NXB Lao Động Xã Hội
[2] Kevin Paul (09-2008). Học khôn ngoan mà không gian nan. NXB Lao Động Xã Hội
[3] Thomas Armstrong (10-2012). Bảy loại hình thông minh. NXB Lao Động Xã Hội
[4] https://text.123doc.org/document/4515831-dieu-tra-danh-gia-ve-y-thuc-hoc-tap-hien-nay-cua-sinh-
vien-hoc-vien-nong-nghiep-viet-nam-va-de-xuat-cac-giai-phap-nang-cao-y-thuc-hoc-tap-de-dat-ket-
qua-hoc-tap-tot-hon.htm
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- giai_phap_nang_cao_y_thuc_hoc_tap_cua_sinh_vien_khoa_ke_toan.pdf