Trong xu thế hội nhập và toàn cầu hóa cuối thế kỷ XX, khoa học giáo dục đã chuyển từ quan điểm
dạy học “lấy người dạy làm trung tâm”, sang quan điểm “lấy người học làm trung tâm” và nó làm
cho phương pháp học tập trở nên có vai trò đặc biệt quan trọng. Đối với sinh viên Trường Đại học
Công nghệ TP.HCM đòi hỏi đặc thù môn học chuyên ngành cần phải trang bị khối lượng kiến thức
rất lớn. Tuy nhiên, hiện nay khá nhiều sinh viên còn chưa nhận thức được động cơ học tập sao cho
đúng đắn và sự cần thiết của hoạt động nghiên cứu khoa học. Vậy nhận thức về động cơ học tập,
nghiên cứu khoa học của sinh viên của trường hiện nay như thế nào? Để trả lời cho câu hỏi đó,
nhóm tác giả đã quyết định lựa chọn đề tài này. Qua đó, nhóm tác giả hy vọng đề tài này sẽ giúp
sinh viên tìm được phương pháp học tập phù hợp, nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của
nghiên cứu khoa học đối với sinh viên.
6 trang |
Chia sẻ: Thục Anh | Ngày: 18/05/2022 | Lượt xem: 346 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Giải pháp nâng cao nhận thức về động cơ học tập, nghiên cứu khoa học của sinh viên trường Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1342
GIẢI PHÁP NÂNG CAO NHẬN THỨC VỀ ĐỘNG CƠ
HỌC TẬP, NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA SINH VIÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM
Bùi Quang Huy, Mai Thiện Hoài Nam, Trần Thị Kiều Tiên,
Lê Mỹ Duyên, Đoàn Thị Hương Ly
Khoa Tài chính – Thương mại, Trường Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh
GVHD: PGS.TS. Tr n Văn Tùng, Ngô Ngọc Nguyên Thảo
TÓM TẮT
Trong xu thế hội nhập và toàn cầu hóa cuối thế kỷ XX, khoa học giáo dục đã chuyển từ quan điểm
dạy học “lấy người dạy làm trung tâm”, sang quan điểm “lấy người học làm trung tâm” và nó làm
cho phương pháp học tập trở nên có vai trò đặc biệt quan trọng. Đối với sinh viên Trường Đại học
Công nghệ TP.HCM đòi hỏi đặc thù môn học chuyên ngành cần phải trang bị khối lượng kiến thức
rất lớn. Tuy nhiên, hiện nay khá nhiều sinh viên còn chưa nhận thức được động cơ học tập sao cho
đúng đắn và sự cần thiết của hoạt động nghiên cứu khoa học. Vậy nhận thức về động cơ học tập,
nghiên cứu khoa học của sinh viên của trường hiện nay như thế nào? Để trả lời cho câu hỏi đó,
nhóm tác giả đã quyết định lựa chọn đề tài này. Qua đó, nhóm tác giả hy vọng đề tài này sẽ giúp
sinh viên tìm được phương pháp học tập phù hợp, nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của
nghiên cứu khoa học đối với sinh viên.
Từ khóa: Động cơ học tập, nghiên cứu khoa học, sinh viên.
1 ĐẶT VẤN ĐỀ
Bạn nghĩ gì về các cụm từ “động cơ học tập”, “nghiên cứu khoa học”? Bạn đã hiểu rõ tầm quan
trọng và ý nghĩa của động cơ học tập và nghiên cứu khoa học đối với sinh viên hay chưa?
Động cơ học tập là những suy nghĩ được biểu hiện ra bên ngoài bằng các hoạt động đối với các
môn học. Có thể đưa ra một số tiêu chí đánh giá chung về động cơ học tập của sinh viên dựa trên
những biểu hiện hành vi của họ:
Động cơ học trên lớp: Chăm chú nghe giảng, ghi chép bài, tham gia phát biểu,
Động cơ học ở nhà: Chuẩn bị bài, hệ thống hóa nội dung đã học, bổ sung thêm kiến thức,
Từ lâu, các nhà tâm lý học Việt Nam đã có rất nhiều nghiên cứu xoay quanh vấn đề động cơ học
tập nhằm đạt mục tiêu của công tác giáo dục. Theo nghiên cứu của tác giả Đào Lan Hương: “Động
cơ học tập là một bộ phận cấu thành đồng thời là một thuộc tính cơ bản toàn vẹn của ý thức học
tập của chủ thể, là yếu tố quy định tính tự giác, tích cực học tập và được thể hiện bằng cảm xúc,
hành động tương ứng”.
1343
Bên cạnh đó, động cơ học tập của sinh viên còn nhận được sự quan tâm của các nhà nghiên cứu
của nhiều nước khác. Điển hình đó là công trình nghiên cứu về kỹ năng học tập của cô Joanna Jast
– tác giả người New Zealand: “Động lực học hỏi của chúng tôi là một trong những yếu tố mạnh
nhất ảnh hưởng đến động cơ của chúng tôi đối với học tập, vì vậy hãy bắt đầu với nó”. Như vậy,
động cơ học tập còn là một trong những biểu hiện của động cơ học tập.
Có thể nói quá trình nghiên cứu của sinh viên là một quá trình tự nỗ lực, quyết tâm, tích cực để đạt
được mục tiêu học tập.
2 VAI TRÒ CỦA NHẬN THỨC VỀ ĐỘNG CƠ HỌC TẬP VÀ NGHIÊN CỨU KHOA
HỌC CỦA SINH VIÊN
Trong hệ đào tạo tín chỉ, sinh viên nên có động cơ học tập tốt từ đó nghiên cứu, tự tìm hiểu tài liệu
để có kiến thức vững vàng hơn và phát hiện những lỗ hổng kiến thức đã bỏ qua.
Và khi nói đến nghiên cứu khoa học người ta thường nghĩ đến một khái niệm “cao siêu” ghê gớm,
một công trình mang tính quy mô vĩ đại, mất nhiều thời gian công sức của con người. Là thế hệ trẻ
sinh viên chúng ta cần nhận thức rõ những mặt tích cực mà nghiên cứu khoa học mang lại.
Giúp sinh viên bổ sung những kiến thức không được học trong chương trình chính khóa, đào sâu
hơn những kiến thức được học để làm giàu vốn sống cho bản thân.
Phát huy khả năng phân tích, đánh giá, kết hợp với những điều mới để giải quyết những vấn đề
đang quan tâm, thắc mắc để làm phong phú kiến thức của chúng ta.
Vậy nên, sinh viên cần phải có động cơ học tập đúng đắn từ đó mới nhận thức được vai trò thiết
thực của hoạt động nghiên cứu khoa học.
3 THỰC TRẠNG VỀ NHẬN THỨC ĐỘNG CƠ HỌC TẬP VÀ NGHIÊN CỨU KHOA
HỌC CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM
3.1 Kết quả đánh giá động cơ học tập trong các giờ lên lớp của sinh viên
Nội dung đánh giá Mức độ thực hiện (%) Thường xuyên Thỉnh thoảng Không bao giờ
Nghe giảng và ghi chép toàn bộ bài 42 54 4
Trả lời câu hỏi của giáo viên 22 34 44
Chủ động nêu ý kiến, vấn đề 60 38 2
Nhìn trên bảng thông kê, ta có thể thấy, thói quen học tập cũ – tức chỉ ngồi nghe giảng và ghi chép
toàn bộ kiến thức mà không cần chọn lọc vẫn còn tồn tại ở sinh viên. Rất nhiều sinh viên chăm chú
chép bài nhưng không tiếp thu được kiến thức, chỉ để có tài liệu cho bài thi cuối kỳ. Có đến hơn 44%
sinh viên không bao giờ tham gia. Trong khi đó 60% sinh viên không bao giờ chủ động đưa ý kiến
cá nhân. Từ các số liệu trên cho thấy sinh viên vẫn còn tâm lý ỷ lại vào giáo viên, chưa thật sự có
động cơ học tập đúng đắn.
1344
3.2 Kết quả đánh giá động cơ học tập ngoài giờ lên lớp của sinh viên
Nội dung đánh giá Mức độ thực hiện (%) Thường xuyên Thỉnh thoảng Không bao giờ
Đọc tài liệu trước khi đến lớp 10 46 44
Chủ động lấp lỗ hổng kiến thức của mình 6 58 36
Sử dụng thư viện, phương tiện truyền
thông khác để bổ sung thêm kiến thức 18 72 10
Hệ thống hóa, tóm tắt nội dung đã học 24 38 38
Kết quả khảo sát ở trên cho thấy đa số sinh viên không có thói quen chuẩn bị bài trước khi đến lớp.
Có đến 36% sinh viên không bao giờ xem lại những kiến thức chưa nắm được, họ thường bỏ qua
những kiến thức mà họ cho rằng quá khó. Có đến 38% sinh viên nói rằng họ không bao giờ hệ
thống hóa, tóm tắt các nội dung đã học trên lớp vì thế mà họ phải tốn khá nhiều thời gian để có thể
nhớ hết những gì đã học.
3.3 Nhận thức của sinh viên về hoạt động nghiên cứu khoa học
Mức độ Tần số Tỷ lệ (%)
Rất quan trọng 112 16
Quan trọng 374 53,43
Ít quan trọng 117 16,71
Không rõ 97 13,86
Tổng 700 100
Muốn biết hoạt động nghiên cứu khoa học có chất lượng hay không phụ thuộc rất nhiều vào nhận
thức về hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên. Theo kết quả được khảo sát chỉ có 374 sinh
viên nhận thấy việc nghiên cứu khoa học là rất quan trọng và quan trọng chiếm tỷ lệ cao nhất là
53.43% tương ứng với 374 sinh viên. Bên cạnh đó, sinh viên thừa nhận hoạt động nghiên cứu khoa
học ít quan trọng chỉ chiếm 16.71% và một số ít sinh viên chưa xác định được tầm quan trọng của
nghiên cứu khoa học là như thế nào. Hầu hết sinh viên coi nghiên cứu khá là xa vời, chỉ dành cho
những sinh viên xuất sắc, ưu tú.
3.4 Kết quả đánh giá tham gia các hoạt động liên quan đến nghiên cứu khoa học của
sinh viên
Nội dung đánh giá Tần số Tỷ lệ (%)
Chưa bao giờ tham gia 126 18
Tham gia hội thảo khoa học 294 42
Tham gia làm tiểu luận cho môn học chuyên ngành 168 24
Tham gia những khóa luận, chuyên đề 112 16
Tổng 700 100
1345
Theo bảng kết quả ta thấy, Nhà trường đã tạo điều kiện tổ chức những hoạt động đưa sinh viên
đến gần với nghiên cứu khoa học, đẩy mạnh tinh thần tham gia hoạt động nghiên cứu khoa học
của sinh viên.
4 GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO NHẬN THỨC VỀ ĐỘNG CƠ HỌC TẬP VÀ
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA SINH VIÊN HIỆN NAY
Hiện nay, cơn bão "Cách mạng Công nghiệp 4.0” đang đặt ra nhiều cơ hội cũng như thách thức
cho toàn thế giới, mọi ngành nghề. Để đáp ứng được sự chuyển đổi lớn đó đòi hỏi mỗi sinh viên
phải chủ động trang bị kiến thức, kỹ năng để tự tín bước vào “sân chơi quốc tế”.
Đối với sinh viên trong giai đoạn hiện nay, vấn đề thay đổi nhận thức về động cơ học tập, nghiên
cứu khoa học hết sức cần thiết và quan trọng. Các bạn sinh viên cần xây dựng cho bản thân một lộ
trình phù hợp:
4.1 Đối với động cơ học tập
4.1.1 Xây dựng động cơ học tập
Người học tự xây dựng cho mình động cơ học tập đúng đắn là việc cần làm đầu tiên. Có động cơ
học tập sẽ khiến cho người ta luôn tự giác say mê.
4.1.2 Xây dựng kế hoạch học tập
Đối với bất kì ai muốn việc học thật sự có hiệu quả thì mục đích, nhiệm vụ và kế hoạch học tập phải
được xây dựng cụ thể, rõ ràng. Phải biết sắp xếp các phần việc một cách hợp lý logic về cả nội
dung lẫn thời gian trong kế hoạch.
4.1.3 Tự kiểm tra đánh giá kết quả học tập
Tiến hành rút kinh nghiệm sau khi kết thúc môn học từ đó bổ sung, điều chỉnh, thay đổi phương
thức học tập để nâng cao hiệu quả.
4.2 Đối với nghiên cứu khoa học
4.2.1 Xác định vai trò nghiên cứu khoa học
Mục tiêu chính của nghiên cứu khoa học ở bậc đại học, cao đẳng là trang bị cho sinh viên các kiến
thức, kỹ năng nghiên cứu khoa học độc lập để hỗ trợ cho quá trình học tập và chuẩn bị cho chuyên
đề tốt nghiệp, luận văn tốt nghiệp sau này.
4.2.2 Tiếp cận đối với hoạt động nghiên cứu khoa học
Hãy bắt đầu tham dự một buổi hội thảo hay một loạt chuyên đề liên quan lĩnh vực yêu thích.
Nghiên cứu các bài báo khoa học đăng trên các tạp chí hay các nguồn dữ liệu trực tuyến từ đó sẽ
tích lũy được một lượng kiến thức đủ để bắt đầu bài nghiên cứu cho bản thân.
1346
4.2.3 Xây dựng đề tài nghiên cứu khoa học
Không có nghiên cứu nào là hoàn thiện. Những lỗ hổng trong những nghiên cứu này sẽ giúp mở ra
hướng đi mới trong nghiên cứu.
Từ những vấn đề liên quan đến các môn đã được học trên trường.
Dựa vào vấn đề thực tế đang diễn ra ở xã hội. Bạn có thể bắt đầu đi tìm thực trạng, nguyên nhân và
giải pháp cho vấn đề này.
Nếu vẫn chưa tìm được đề tài cho mình, đừng ngại thảo luận với GVHD của bạn.
4.3 Tự hoàn thiện bản thân
Trở nên chủ động hơn trong việc học, trau dồi vốn ngoại ngữ cũng như kiến thức vững chắc.
Sinh viên cần trang bị các kỹ năng cần thiết khi làm một bài nghiên cứu khoa học:
– Tính kiên nhẫn: Trong quá trình nghiên cứu khoa học, sinh viên phải đối mặt với nhiều trở
ngại, thách thức: lựa chọn đề tài, phương pháp nghiên cứu,... Chính vì vậy, kiên nhẫn trong
nghiên cứu khoa học là không thể thiếu.
– Kỹ năng về tư duy phản biện: Khi chúng ta gặp bất kì một vấn đề hay một kết luận nào đó
được đưa ra, chúng ta cần đặt câu hỏi “tại sao?”, “tại sao đưa ra kết luận đó”, “có thể đưa ra
kết luận khác hay không?”,...
– Kỹ năng làm việc nhóm: Quá trình hoạt động nhóm có hiệu quả hay không đòi hỏi thành viên
phải có kỹ năng làm việc nhóm và ý thức trách nhiệm trong công việc.
– Kỹ năng quản lý thời gian: Kỹ năng quản lý thời gian sẽ giúp các bạn sinh viên không sa đà
vào mạng xã hội, giải trí mà làm việc thiếu hiệu quả, giảm năng suất.
– Kỹ năng xử lý dữ liệu hay tìm tài liệu: “Kho tàng tài liệu” là vô tận, sinh viên cần có kỹ năng tìm
tòi tài liệu, chọn lọc rồi từ đó tổng hợp. Điều này tưởng chừng đơn giản nhưng trên thực tế,
không phải sinh viên nào cũng làm được.
5 KẾT LUẬN
Hiện nay, khi các hình thức đào tạo tại bậc đại học, cao đẳng đang được xây dựng theo chiều
hướng ngày càng cải tiến để sinh viên có thể tiếp cận kiến thức lý luận và kiến thức thực tiễn nên
hoạt động nghiên cứu khoa học tại các trường được chú trọng đầu tư nhiều hơn. Việc áp dụng
phương pháp học tập hợp lý tạo nền tảng vững chắc cho bản thân là một điều cần thiết để có thể
làm việc giữa môi trường ngày càng đòi hỏi những yêu cầu khắt khe hiện nay.
Trong đào tạo theo phương pháp tín chỉ, động cơ học tập và nghiên cứu khoa học lại càng quan
trọng hơn. Đó là con đường duy nhất đúng đắn để người học hoàn thiện bản thân trên con đường
chiếm lĩnh tri thức cũng như nhà trường hoàn thành sứ mệnh của mình.
1347
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Nghiên cứu “Tự đánh giá động cơ học tập môn Toán của sinh viên”, Tạp chí Nghiên cứu giáo
dục, số 3-1998
[2]
[3]
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- giai_phap_nang_cao_nhan_thuc_ve_dong_co_hoc_tap_nghien_cuu_k.pdf