Sự tiến bộ của khoa học – kỹ thuật, đặc biệt là công nghệ thông tin luôn thúc đẩy mọi ngành
nghề hướng tới công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Bên cạnh sự tiến bộ này, con người phải câp
nhật và trang bị kiến thức và kỹ năng thực hành nghiệp vụ như thế nào cho phù hợp với tốc
độ phát triển của internet, dữ liệu lớn và trí tuệ nhân tạo trong thời đại phát triển Công
nghiệp 4.0. Đây là xu hướng phát triển tất yếu của toàn xã hội, đặc biệt ngành kế toán, công
cụ quản lý kinh tế - tài chính nhà nước và doanh nghiệp (DN), người làm kế toán theo trào
lưu phát triển toàn xã hội mới có thể hội nhập với quốc tế. Bài nghiên cứu này trình bày thực
trạng tình hình nhân lực kế toán ở Việt Nam và qua đó đưa ra một số khuyến nghị nhằm
nâng cao chất lượng nguồn nhân lực kế toán có đủ tri thức, kỹ năng nghề nghiệp kế toán,
đáp ứng yêu cầu của xã hội hiện đại, hội nhập quốc tế.
6 trang |
Chia sẻ: Thục Anh | Ngày: 23/05/2022 | Lượt xem: 293 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Giải pháp nâng cao nguồn nhân lực kế toán Việt Nam thời kỳ hội nhập quốc tế, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1414
GIẢI PHÁP NÂNG CAO NGUỒN NHÂN LỰC KẾ TOÁN
VIỆT NAM THỜI KỲ HỘI NHẬP QUỐC TẾ
Nguyễn Trung Kiên, Trần Gia Linh, Huỳnh Thị Tuyết Trinh,
Nguyễn Thị Quỳnh Anh, Nguyễn Lý Đăng Khoa
Khoa Tài chính - Thương mại, Trường Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh
GVHD: ThS. Trịnh Ngọc Anh
TÓM TẮT
Sự tiến bộ của khoa học – kỹ thuật, đặc biệt là công nghệ thông tin luôn thúc đẩy mọi ngành
nghề hướng tới công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Bên cạnh sự tiến bộ này, con người phải câp
nhật và trang bị kiến thức và kỹ năng thực hành nghiệp vụ như thế nào cho phù hợp với tốc
độ phát triển của internet, dữ liệu lớn và trí tuệ nhân tạo trong thời đại phát triển Công
nghiệp 4.0. Đây là xu hướng phát triển tất yếu của toàn xã hội, đặc biệt ngành kế toán, công
cụ quản lý kinh tế - tài chính nhà nước và doanh nghiệp (DN), người làm kế toán theo trào
lưu phát triển toàn xã hội mới có thể hội nhập với quốc tế. Bài nghiên cứu này trình bày thực
trạng tình hình nhân lực kế toán ở Việt Nam và qua đó đưa ra một số khuyến nghị nhằm
nâng cao chất lượng nguồn nhân lực kế toán có đủ tri thức, kỹ năng nghề nghiệp kế toán,
đáp ứng yêu cầu của xã hội hiện đại, hội nhập quốc tế.
Từ khóa: giải pháp, hội nhập quốc tế, nguồn nhân lực, kế toán, Việt Nam.
1 GIỚI THIỆU
Nhân lực là sức lực nằm trong mỗi con người, để con người có thể hoạt động. Nhân lực là
nhân tố quan trọng quyết định sự tồn tại và phát triển của một DN, một đất nước. Đặc biệt
trong điều kiện xã hội đang chuyển sang nền kinh tế tri thức, thì các nhân tố công nghệ, vốn,
nguyên vật liệu đang giảm dần vai trò của nó, nhân tố tri thức của con người ngày càng
chiếm vị trí quan trọng. Bởi vì, nguồn nhân lực có tính năng động, sáng tạo và hoạt động trí
óc của con người sẽ tạo nên được những giá trị hữu ích trong chiến lược phát triển của một
DN. Vấn đề lao động luôn là vấn đề nóng của nhiều quốc gia trên thế giới. Tại Việt Nam
cũng vậy, nền kinh tế thị trường hội nhập với kinh tế quốc tế, Nhà nước và DN luôn bị áp lực
nhân lực với lao động thừa mà lại thiếu. Thiếu những lao động được đào tạo phù hợp với
nhu cầu của DN, thừa những lao động có tay nghề thấp so với nhu cầu hiện tại hoặc không
phù hợp trong môi trường kinh tế, môi trường làm việc mới. Trong thời đại Cách mạng Công
nghiệp lần thứ 4 đang diễn ra mạnh mẽ, xu hướng biến đổi sâu sắc thị trường lao động theo
hướng tăng các công việc trí tuệ và sáng tạo nhưng sẽ giảm đáng kể đối với công việc chân
tay và các công việc thường nhật, lặp đi lặp lại. Điều này, tác động mạnh mẽ đến cơ cấu và
sự phát triển kinh tế, mở ra triển vọng mới cho mỗi nền kinh tế tham gia phân công lao động
1415
toàn cầu. Nhiều ngành nghề mới xuất hiện, yêu cầu kỹ năng tổng hợp thay cho kỹ năng h p.
Tất cả những điều đó, đòi hỏi trình độ và kỹ năng của nhân lực, của lao động, nhất là người
kế toán phải không ngừng nâng lên, để phù hợp và bắt nhịp với những nội dung mới, yêu
cầu mới của kinh tế - xã hội.
2 THỰC TRẠNG
Nguồn nhân lực được hiểu là toàn bộ trình độ chuyên môn mà con người tích luỹ được, có
khả năng đem lại thu nhập trong tương lai (Beng, Fischer & Dorn husch, 1995). Theo quan
điểm trên, để đánh giá nguồn nhân lực kế toán Việt Nam một cách toàn diện, chúng ta cần
xem xét trên hai phương diện: chất lượng và số lượng.
Việt Nam là một nước kém phát triển, vấn đề phát triển kinh tế - xã hội theo kịp các nước
trên thế giới là điều thách thức lớn nhất, đặc biệt là phát triển nhân lực tất cả các ngành
nghề, trong đó có nghề kế toán. Theo PGS.TS. Đặng Văn Thanh, đội ngũ kế toán viên, kiểm
toán viên có chứng chỉ theo quy chuẩn quốc tế còn quá mỏng về số lượng và hạn chế về
chất lượng. Chương trình đào tạo kế toán viên và kiểm toán viên chưa được chuẩn hóa.
Việc tổ chức thi và cấp chứng chỉ diễn ra rất thưa thớt (mỗi năm 1 lần); và suốt 20 năm qua
đều do Bộ Tài chính đảm nhiệm thay vì các tổ chức nghề nghiệp như thông lệ các nước.
Chức danh nghề nghiệp, chứng chỉ nghề nghiệp chưa được xác lập và thừa nhận theo các
tiêu chuẩn quốc tế. Do đó, Việt Nam có hơn 90 triệu dân, chiếm 1/6 dân số của các nước
ASEAN, nhưng số kế toán viên, kiểm toán viên có chứng chỉ hành nghề chỉ chiếm khoảng
2% tổng số kế toán viên, kiểm toán viên hiện có của các nước ASEAN (4.000/196.000). Rõ
ràng đây là điểm yếu về nguồn nhân lực kế toán, kiểm toán. Xét tổng thể, nhân lực ngành kế
toán - kiểm toán của Việt Nam có khả năng cạnh tranh kém, mặc dù số lượng lao động dồi
dào, giá rẻ nhưng không đáp ứng được nhu cầu nhà tuyển dụng. Hiện chỉ có gần 5.000
người có chứng chỉ kế toán, kiểm toán quốc tế - thấp hơn nhiều so với những quốc gia trong
khu vực. Thị trường dịch vụ kiểm toán có sự tham gia của khoảng 150 doanh nghiệp, phục
vụ khoảng 40.000 doanh nghiệp trong và ngoài nước 68 và hơn 100 tổ chức làm dịch vụ kế
toán với trên 10.000 lao động. Do đó, Việt Nam cần gấp rút bổ sung nguồn nhân lực kế toán,
kiểm toán đạt chuẩn quốc tế.
Bên cạnh đó, hoạt động đào tạo không có quy hoạch tổng thể gắn với nhu cầu của xã hội,
các DN dẫn đến việc dư thừa lao động, sinh viên học kế toán ra trường bị thất nghiệp hoặc
làm trái ngành nghề đã được đào tạo trong khi nhu cầu xã hội lại thiếu nhân lực. Theo các
chuyên gia, chất lượng nguồn nhân lực lĩnh vực kế toán ở Việt Nam hiện nay vẫn còn nhiều
hạn chế. Thực tế cho thấy, mỗi năm ở Việt Nam có hàng chục nghìn sinh viên được đào tạo
về kế toán, kiểm toán sau khi tốt nghiệp nhưng chưa thể đáp ứng ngay yêu cầu của doanh
nghiệp. hảo sát về “sinh viên được đào tạo về kế toán và kiểm toán đang làm việc tại một
số doanh nghiệp”, đại diện Ban lãnh đạo của Công ty TNHH Xây dựng và Du lịch Minh
Hương cho biết, 80% người học cho rằng chương trình đào tạo ngành ế toán còn nặng về
tính hàn lâm, 50% cho rằng kiến thức chuyên ngành mà họ tiếp thu được ít, 70% trả lời chưa
thể nắm bắt được công việc kế toán, kiểm toán ngay mà phải hướng dẫn lại. Những số liệu
trên cũng tương đồng với kết uả khảo sát của Trần ạnh Tường, Khoa ế toán - iểm
toán, trường Đại học Thương mại đã công bố. Cụ thể, kết uả khảo sát sinh viên tốt nghiệp
1416
từ các cơ sở, trường đại học đào tạo ngành nghề kế toán, kiểm toán có uy tín của Việt Nam
cho thấy, có tới 2/3 sinh viên trả lời chưa thể nắm bắt được công việc ngay khi được giao
mà phải được hướng dẫn lại; gần như 100% sinh viên tốt nghiệp tự nhận thấy chưa thể
cung ứng ngay dịch vụ kế toán, kiểm toán cho doanh nghiệp trong nước cũng như doanh
nghiệp nước ngoài. Theo thông tin phản hồi từ các doanh nghiệp tuyển dụng nhân sự cho
bộ phận kế toán, có từ 80% đến 90% sinh viên được tuyển dụng chưa có khả năng tiếp cận
ngay với công việc kế toán. Nguyên nhân do nhiều trường đại học, cao đẳng có xu hướng
đưa vào chương trình giảng dạy quá nhiều lý thuyết kế toán, trong khi sinh viên rất cần nền
tảng kế toán, tài chính vững chắc và những kỹ năng thực hành hiệu quả. Do vậy, sinh viên
tốt nghiệp được trang bị tương đối đầy đủ về lý thuyết chuyên ngành kế toán nhưng thiếu
thực hành bài bản, dẫn đến kỹ năng làm việc bị hạn chế. Họ chỉ đơn thuần nắm lý thuyết kế
toán chưa xác định rõ các quy trình nghiệp vụ để giải uyết như thế nào. Bên cạnh đó, một
số trường đào tạo thực hành như ghi sổ kế toán bằng tay, hướng dẫn sinh viên thực hành
ghi sổ trên máy vi tính bằng một phần mềm kế toán nhưng thời lượng lên lớp ít, sinh viên
chưa nắm vững được các bước ghi chép kế toán. Ngay bản thân họ cũng không mường
tượng thực tế nên họ khó thẩm thấu công việc. Thực tế, đòi hỏi họ phải biết tất cả quy định
hiện hành về DN như luật thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế môn bài,
thì những sinh viên mới ra trường lại chưa nắm và đặc biệt là chưa có kinh nghiệm để xử lý
sao cho có lợi nhất cho phía DN. Ngoài ra, các kỹ năng mềm như kỹ năng giao tiếp để làm
việc với khách hàng, nhà cung cấp, kỹ năng làm việc nhóm xử lý công việc nội bộ, kỹ năng
giải uyết vấn đề và đặc biệt là khả năng ngoại ngữ của sinh viên học chuyên ngành kế toán
còn thiếu và yếu. Chính vì vậy, sinh viên sau khi tốt nghiệp, đi làm thường thiếu tự tin, thiếu
sự sáng tạo và không thể thích nghi ngay được với công việc. Họ không thể cạnh tranh với
giới trẻ các nước khác cũng không thể hoà nhập với thế giới.
Còn những người làm kế toán đa số họ làm trong các DN nhỏ, công việc kế toán ít, nghiệp
vụ phát sinh đơn giản, sinh ra tính chủ quan, an phận không tiếp tục học hỏi trường lớp,
đồng nghiệp. Họ không linh hoạt trong hành động hay không thích thay đổi môi trường làm
việc rộng hơn. Do vậy, khả năng tiếp cận của kế toán đến những công nghệ mới rất khó.
Trong khi các doanh nghiệp phải chuẩn bị đầy đủ các điều kiện để đầu tư vào công nghệ
mới và đào tạo nhân viên kế toán. Muốn thực hiện điều này DN tốn nhiều chi phí và người
kế toán phải nỗ lực học hỏi theo kịp sự phát triển công nghệ.
3 NGUYÊN NHÂN
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến thực trạng nhân lực kế toán kém chất lượng. Trong nghiên
cứu này, nhóm tác giả nêu lên một số nguyên nhân chủ yếu như sau:
3.1 Chất ượng đ tạo thấp so với chu n quốc tế
Chất lượng đào tạo kế toán thấp do chương trình đào tạo lạc hậu, trình độ của giảng viên,
phương pháp truyền đạt, công cụ giảng dạy. Việc xây dựng mục tiêu đào tạo, chương trình
đào tạo và chuẩn đầu ra cho sinh viên ngành Kế toán còn mang tính hình thức, chưa thực
sự gắn với năng lực đào tạo cũng như yêu cầu về chất lượng đào tạo của nền kinh tế thị
trường đang trong giai đoạn hội nhập quốc tế. Xây dựng mục tiêu và chuẩn đầu ra chưa sát
1417
với thực tế, dẫn đến chương trình đào tạo được thiết lập chưa phù hợp với nhu cầu của xã
hội, chưa tiếp cận với thực tế. Bên cạnh đó, khi xây dựng chương trình còn nhiều tư tưởng
hoặc chậm đổi mới hoặc đổi mới quá nhanh vượt qua những điều kiện cần thiết làm ảnh
hưởng tiêu cực đến chất lượng đào tạo, không phù hợp với đối tượng đào tạo là sinh viên
Việt Nam. Khối kiến thức chung mang nặng tính lý thuyết giáo điều, trong khi khối kiến thức
chuyên ngành lại bị xé lẻ, chưa chú ý đào tạo kỹ năng mềm cho sinh viên rất cần thiết khi
làm việc, xử lý tình huống thực tế như làm việc theo nhóm, sử dụng máy tính, hiểu về văn
hóa của các nước,... Các doanh nghiệp lại muốn tuyển những người có thể làm công việc
chuyên môn được ngay để giảm bớt chi phí và thời gian đào tạo.
Đội ngũ giảng viên của các môn học chuyên ngành kế toán, kiểm toán, còn mỏng cả về số
lượng lẫn chất lượng. Dù thực tế hiện nay, các cơ sở đào tạo đã quan tâm nhiều hơn đến
chất lượng và số lượng đội ngũ giảng viên nhưng một bộ phận không nhỏ các giảng viên,
người truyền đạt kiến thức vẫn bộc lộ sự đơn điệu và khô cứng trong giảng dạy. Đội ngũ
giảng viên đảm nhận giảng dạy các học phần về kế toán, kiểm toán phần lớn còn khá trẻ,
thiếu kinh nghiệm thực tiễn và kỹ năng công việc thực tế. Phương pháp giảng dạy mặc dù
đã có sự cải tiến song về cơ bản vẫn tuân thủ theo phương pháp truyền thống thầy đọc,
trò chép.
Việc sử dụng các phương tiện phục vụ cho giảng dạy chưa đa dạng, do vậy chưa thể truyền
tải hết lượng thông tin cần cung cấp cho người học, số thời gian của giảng viên lên lớp tại
các trường quá dày đặc, làm hạn chế thời gian nghiên cứu khoa học và nghiên cứu thực tế.
Việc ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động giảng dạy dù đã được quan tâm nhưng
vẫn chưa đạt hiệu quả như kỳ vọng, mô hình giảng dạy thực tế ảo vẫn chưa được áp dụng
nhiều
3.2 Bản thân người kế toán
Người học và người làm kế toán còn thiếu tính chủ động, sáng tạo trong học tập, nghiên
cứu, làm việc, thiếu tư duy khoa học. Khả năng hướng nghiệp và khởi nghiệp của sinh viên
trong quá trình học và sau khi học còn thấp. Trong khi đó, nhiều DN yêu cầu người được
tuyển dụng phải có thời gian kinh nghiệm nhất định khiến cho sinh viên trong ngành Kế toán
– kiểm toán khó tiếp cận cơ hội làm việc thực tế trong quá trình học. Với kiến thức chủ yếu là
lý thuyết hàn lâm, đội ngũ nhân lực kế toán - kiểm toán mới tốt nghiệp đại học chưa đáp ứng
được ngay yêu cầu thực tế của các đơn vị kinh tế trong nước và nước ngoài, chủ yếu là do
họ rất yếu về ngoại ngữ, chỉ mới biết đọc tài liệu, còn các kỹ năng nghe, nói thực hành đều
rất yếu. Như vậy, đội ngũ này cũng chưa đáp ứng được nhu cầu của thị trường việc làm
trong nước, chưa kể đến việc ra nước ngoài.
4 GIẢI PHÁP
4.1 Nâng cao chất ượng đ tạo theo chu n quốc tế
Kiến thức được đào tạo thông qua chương trình đào tạo theo chuẩn quốc tế. Chương trình
đào tạo phải đảm bảo tính linh hoạt, thuận tiện, phù hợp với nội dung chương trình đào tạo
1418
các chứng chỉ nghề nghiệp kế toán, kiểm toán để việc công nhận bằng cấp, chuyển đổi môn
học hay tiếp tục học ở bậc cao hơn được thuận lợi. Đặc biệt, Chương trình đào tạo về lĩnh
vực kế toán cần được đổi mới theo hướng trang bị những kiến thức và kỹ năng cho học viên
phù hợp với thực tiễn, có thể hòa nhập với quốc tế. Chương trình đào tạo nên đổi mới theo
hướng tiệm cận với chuẩn mực kế toán quốc tế ISA, IFRS, hệ thống một cách tổng thể,
xuyên suốt nội dung đào tạo các học phần kế toán nhằm giúp sinh viên nhận thức được vai
trò và nhiệm vụ của kế toán cũng như hiểu rõ một cách tổng thể và chi tiết các công việc
phải làm của người kế toán. Đồng thời, nên có học phần hợp tác với DN, giúp người học
được cọ xát bên ngoài từ lúc còn ngồi ghế nhà trường. Kết hợp thêm các học phần mô
phỏng kế toán tạo cơ hội cho các sinh viên tiếp cận thực tế để tìm hiểu sâu hơn về ngành
nghề kế toán. Đồng thời, tăng cường giảng dạy ngoại ngữ và ngoại ngữ chuyên ngành để
sinh viên có thể chuyển đổi sang bằng cấp quốc tế (ACCA, CPA Australia, CIMA...) dễ dàng
hơn. Đặc biệt, dạy thêm các chứng chỉ ngoại khóa về các kỹ năng mềm cho sinh viên như:
kỹ năng tư duy, kỹ năng sáng tạo và quản lý thời gian, kỹ năng xin việc Qua chương trình
đào tạo cung cấp sinh viên kiến thức chuyên môn và kỹ năng đầy đủ.
Kế tiếp, đội ngũ giảng viên phải có trình độ cao về chuyên môn, công nghệ thông tin, hệ
thống mạng Giảng viên phải liên tục cập nhật kiến thức chuyên môn, công nghệ bằng
cách thường xuyên tham gia các lớp huấn luyện, hội thảo, hội nghị. Ngoài ra, mở rộng đối
thoại, hợp tác với doanh nghiệp trong các hoạt động nghiên cứu, tập huấn và tư vấn, qua đó
giảng viên có cơ hội tiếp cận điều kiện sản xuất, kinh doanh thực tế, nắm bắt được những
thay đổi của thị trường để thực hiện điều chỉnh trong giảng dạy.
Đồng thời, nâng cấp phương tiện giảng dạy, giúp cho người học tiếp cận với các thiết bị hiện
đại, đáp ứng được nhu cầu học tập và trao đổi kiến thức của người học. Cùng với đó việc sử
dụng các phương tiện phục vụ cho giảng dạy đa dạng có thể truyền tải hết lượng thông tin
cần cung cấp cho người học. Trong mùa covid nhiều nơi đã áp dụng phương pháp dạy
online, ứng dụng công nghệ thông tin vào mô hình giảng dạy thực tế.
4.2 Người kế toán tự nâng cấp tri thức
Xã hội ngày càng phát triển, con người cũng luôn cập nhật kiến thức để theo kịp thời đại,
nhất là trong cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0 hiện nay. Để đáp ứng được nhu cầu nguồn
nhân lực kế toán trong thời kỳ hội nhập (đặc biệt trong bối cảnh Việt Nam tham gia ngày
càng nhiều các hiệp định thương mại tự do), đòi hỏi người làm kế toán tích cực tìm hiểu,
trang bị và cập nhật các chính sách nhà nước, chuẩn mực kế toán, có kỹ năng thực hành kế
toán, khả năng sử dụng ngoại ngữ trong giao tiếp, thái độ tích cực và chuyên nghiệp trong
công việc, các kỹ năng mềm cần thiết như: Kỹ năng giao tiếp, kỹ năng trình bày, kỹ năng làm
việc nhóm, kỹ năng quản lý thời gian Đặc biệt, chúng ta trau dồi các kỹ năng chuyên môn
và công nghệ thông tin. Ngoài ra, phẩm chất đạo đức của người làm kế toán và kiểm toán là
yếu tố cốt lõi đảm bảo sự tin cậy của thông tin kế toán, là yếu tố quyết định đảm bảo giá trị
nghề nghiệp của kế toán, kiểm toán.
1419
5 KẾT LUẬN
Tóm lại, khả năng hội nhập của nguồn nhân lực kế toán Việt Nam trong quốc tế sẽ được
đảm bảo và phát huy khi và chỉ khi có cơ chế, chính sách để kế toán Việt Nam thực hiện quá
trình hài hòa hóa với chuẩn mực kế toán, kiểm toán quốc tế. Theo đó, các cơ sở đào tạo kế
toán theo nội dung phù hợp với yêu cầu hội nhập quốc tế. Bên cạnh đào tạo chuyên môn
nghiệp vụ, tăng cường đào tạo thực hành, đào tạo gắn với thực tiễn, trang bị các kỹ năng
mềm và khả năng sử dụng ngoại ngữ để nguồn nhân lực kế toán khi ra trường có thể làm
việc được ngay mà doanh nghiệp không phải đào tạo lại.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Trần Thị Hằng, 2018. Nâng cao chất lượng đào tạo nhân lực kế toán việt nam trong
bối cảnh Cách mạng Công nghiệp 4.0, Tạp chí Khoa học và Công nghệ, số 46.2018.
[2] Trần Thị Hằng, 2017. Phát triển nguồn nhân lực kế toán Việt Nam trong bối cảnh cuộc
Cách mạng Công nghiệp 4.0. Hội thảo Khoa học Quốc gia, trường Đại học Quy Nhơn,
tháng 10/2017. Công ty TNHH In & Bao bì Hưng Phú, 121-126.
[3] Trương Bá Thanh - Trần Đ nh Khôi Nguyên (2007). Đổi mới công tác đào tạo kế toán -
kiểm toán trong điều kiện hội nhập kinh tế thế giới, Tạp chí Khoa học và Công nghệ,
Đại học Đà Nẵng.
[4] Trần Ngọc Thúy (2017). Thực trạng nguồn nhân lực ngành kế toán nước ta hiện nay
và đề xuất một số giải pháp cho thời gian tới, Tạp chí Công Thương.
[5] Võ Văn Nhị (2016). Một số ý kiến về vấn đề đào tạo kế toán, kiểm toán bậc đại học
đáp ứng xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, Trang tin điện tử Hiệp hội Kiểm toán viên
hành nghề Việt Nam.
[6] Vũ Hữu Đức (2011). Đào tạo kế toán Việt Nam - Tiềm năng và thách thức, Tạp chí
Kiểm toán.
[7] https://tapchitaichinh.vn/ke-toan-kiem-toan/nang-cao-chat-luong-dao-tao-ke-toan-dap-
ung-nhu-cau-hoi-nhap-hien-nay-310843.html
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- giai_phap_nang_cao_nguon_nhan_luc_ke_toan_viet_nam_thoi_ky_h.pdf