Kỹ năng "mềm" (soft skills) là thuật ngữ dùng để chỉ các kỹ năng quan trọng trong cuộc sống con
người như: kỹ năng sống, giao tiếp, lãnh đạo, làm việc theo nhóm, kỹ năng quản lý thời gian, thư
giãn, vượt qua khủng hoảng, sáng tạo và đổi mới. là những thứ thường không được học trong nhà
trường, không liên quan đến kiến thức chuyên môn, không thể sờ nắm, không phải là kỹ năng cá
tính đặc biệt mà phụ thuộc chủ yếu vào cá tính của từng người. Chúng quyết định bạn là ai, làm
việc thế nào, là thước đo hiệu quả cao trong công việc.
Đất nước ta đang trong quá trình quá độ lên chủ nghĩa xã hội, nền kinh tế mở cửa và đang trên đà
phát triển. Tầng lớp trẻ, tầng lớp sinh viên chính là những người quyết định đến vận mệnh, tương lại
của đất nước. Đặc biệt là khối sinh viên kinh tế, họ là những cử nhân kinh tế tương lai, những người
tiếp theo thế hệ cha anh đưa đất nước sánh ngang với các cường quốc năm châu, đưa đất nước
Việt Nam trở thành một con rồng của châu á. Nhưng tiếc thay phần lớn sinh viên lại không coi việc
học là quan trọng, họ sa đà vào những trò hưởng thụ, sống buông thả mà không quan tâm việc
học và chuẩn bị các kỹ năng mềm cần có cho mình và sinh viên kinh tế cũng không là ngoại lệ.
5 trang |
Chia sẻ: Thục Anh | Ngày: 18/05/2022 | Lượt xem: 579 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Giải pháp nâng cao kỹ năng mềm cho sinh viên khối ngành Kinh tế, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1324
GIẢI PHÁP NÂNG CAO KỸ NĂNG MỀM CHO SINH VIÊN
KHỐI NGÀNH KINH TẾ
Bùi Quang Huy, Nguyễn Quỳnh Như, Nguyễn Chiệu Vỉ,
Nguyễn Thị Cẩm Thơ, Cao Thị Thúy Nga
Khoa Tài chính – Thương mại, Trường Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh
GVHD: ThS. Võ Tường Oanh, Ngô Ngọc Nguyên Thảo
TÓM TẮT
Kỹ năng "mềm" (soft skills) là thuật ngữ dùng để chỉ các kỹ năng quan trọng trong cuộc sống con
người như: kỹ năng sống, giao tiếp, lãnh đạo, làm việc theo nhóm, kỹ năng quản lý thời gian, thư
giãn, vượt qua khủng hoảng, sáng tạo và đổi mới... là những thứ thường không được học trong nhà
trường, không liên quan đến kiến thức chuyên môn, không thể sờ nắm, không phải là kỹ năng cá
tính đặc biệt mà phụ thuộc chủ yếu vào cá tính của từng người. Chúng quyết định bạn là ai, làm
việc thế nào, là thước đo hiệu quả cao trong công việc.
Đất nước ta đang trong quá trình quá độ lên chủ nghĩa xã hội, nền kinh tế mở cửa và đang trên đà
phát triển. Tầng lớp trẻ, tầng lớp sinh viên chính là những người quyết định đến vận mệnh, tương lại
của đất nước. Đặc biệt là khối sinh viên kinh tế, họ là những cử nhân kinh tế tương lai, những người
tiếp theo thế hệ cha anh đưa đất nước sánh ngang với các cường quốc năm châu, đưa đất nước
Việt Nam trở thành một con rồng của châu á. Nhưng tiếc thay phần lớn sinh viên lại không coi việc
học là quan trọng, họ sa đà vào những trò hưởng thụ, sống buông thả mà không quan tâm việc
học và chuẩn bị các kỹ năng mềm cần có cho mình và sinh viên kinh tế cũng không là ngoại lệ.
Từ khóa: Kỹ năng, sinh viên, kinh tế.
1 ĐẶT VẤN ĐỀ
Có một thực tế đáng buồn là sau bao năm học phổ thông vất vả, nặng nhọc để giành được một
chiếc ghế lên giảng đường đại học thì không ít sinh viên đã vội vàng tự mãn, xem đại học chỉ là nơi
xả hơi để tụ tập gặp gỡ, ăn chơi đua đòi cùng chúng bạn thay vì biết trân trọng thành quả của
mình họ sẽ không ngừng học hỏi, nâng cao trình độ chuyên môn cho bản thân. Tại sao lại như
vậy? Một trong những lý do là khả năng tiếp cận thông tin của sinh Viên ta còn kém. Khi còn học
phổ thông, đặc biệt là cấp III, các bạn học sinh đã phải mang trên vai gánh nặng tâm lý từ gia đình,
người thân là phải vào đại học. Nhưng bản thân những cô, cậu ấy chưa hoặc không nhận thức
được vào Đại học để làm gì? Và chuyên ngành mình chọn có phù hợp với mục tiêu, sở thích, tính
cách năng lực của bản thân hay không? Chính vì thế mà khi đã đậu vào đại học rồi thì cũng đồng
nghĩa với việc đã làm xong nghĩa vụ với bố mẹ và người thân chứ không phải đạt được ước mơ của
chính bản thân thì làm gì có được sự trân trọng thành quả cố gắng học tập.
Ngoài ra, phần lớn các bạn sinh viên lại chưa quan tâm đến kỹ năng mềm cho mình. Trong thời đại
hội nhập, sự thành đạt của mỗi cá nhân không chỉ được đánh giá bởi “Kỹ năng Cứng” như hàng
1325
loạt các bằng cấp, hay số lượng lớn các kinh nghiệm có giá trị và những mỗi quan hệ tốt; mà sự
thành đạt còn được đánh giá qua “Kỹ năng Mềm” của mỗi người.
Trên thực tế, người thành đạt chỉ có 25% do những kiến thức chuyên môn, 75% còn lại được quyết
định bởi các kỹ năng mềm họ được trang bị. Vậy kỹ năng mềm là gì? Kỹ năng "mềm" (soft skills) đối
lập với kỹ năng kỹ thuật (technical skills) là những thứ SV thường không được học trong nhà trường,
không liên quan đến kiến thức chuyên môn mà phụ thuộc chủ yếu vào cá tính của từng người,
thuộc về cách sống, cách tích lũy kinh nghiệm từ cuộc sống.
Kỹ năng mềm ngày càng được các nhà tuyển dụng coi trọng bởi nó là nhân tố quan trọng ảnh
hướng tới mức độ thành công của công việc. Có những sinh viên học rất tốt các môn trong Trường
Đại học nhưng khi làm việc lại gặp rất nhiều khó khăn. Trong hàng trăm sinh viên chỉ có số ít người
đáp ứng được yêu cầu của các nhà tuyển dụng. Kỹ năng mềm quyết định khả năng bạn có thể trở
thành nhà lãnh đạo, thính giả, nhà thương thuyết hay người hòa giải xung đột Kỹ năng mềm còn
được hiểu là khả năng thích ứng với môi trường làm việc, giải quyết khủng hoảng, xây dựng niềm
tin, làm việc nhóm, tinh thần sáng tạo, học hỏi, tiếp cận cái mới, thiết lập quan hệ...
Qua đây chúng ta có thể thấy được sự nghiêm trọng trong việc học tập của sinh viên hiện nay.
Thiếu lẫn cả kiến thức nền tảng và cả kỹ năngmềm cộng thêm một phương pháp học kém hiệu
quả. Nó đã làm cho chất lượng giáo dục đại học của Việt Nam đi xuống trầm trọng. Đây chính là
đèn cảnh báo cho giáo dục Việt Nam. Liệu đất nước có phát triển được khi tầng lớp trẻ lại như vậy?
Thực trạng về ý thức học tập của sinh viên bây giờ ra sao? Chúng ta cần có những biện pháp như
thế nào để khắc phục lối sống, phương pháp học tập đó? Và sinh viên kinh tế cần chuẩn bị những
tư trang gì khi ra trường để có thể dễ dàng tìm được công việc đúng ngành nghề mà mình lựa
chọn? Đó chính là sự cấp thiết của xã hội, nhà trường và của mỗi sinh viên.
Từ những cấp bách trên, tôi nhận thấy ý thức học tập và rèn luyện kỹ năng mềm của sinh viên kinh
tế hiện nay là một vấn đề cấp bách và đáng được quan tâm. Sinh viên không quan tâm đến việc
nắm kiến thức và rèn luyện kỹ năng mềm mà chạy đua theo bằng cấp. Từng khóa sinh viên ra
trường đều thiếu kỹ năng và không đáp ứng được yêu cầu của doanh nghiệp.
2 THỰC TRẠNG
Thế hệ trẻ chính là nguồn sinh lực của đất nước. Và sinh viên khối kinh tế cũng là một nguồn sinh
lực rất quan trọng cho đất nước, bởi lẽ kinh tế chính là mũi nhọn để đánh giá trình độ phát triển của
một đất nước. Để có thể đưa đất nước phát triển được thì giới trẻ hay giới sinh viên cần có những kỹ
năng lớn để phục vụ cho nhu cầu của môi trường làm việc cũng như sự thay đổi của thị trường và
nền kinh tế (kiến thức và kỹ năng mềm). Nhưng thực trạng của sinh viên hiện nay về các kỹ năng là
một chiếc còi báo động cho ngành giáo dục và đất nước với những con số đáng sợ.
Hơn 50% sinh viên thực sự không tin tưởng vào khả năng hay năng lực của mình, hơn 40% cho
rằng mình không có năng lực tự học, gần 70% sinh viên cho rằng không có khả năng nghiên cứu,
gần 55% sinh viên cho rằng không có hứng thú học tập và gần 90% sinh viên ra trường thiếu kỹ
năng mềm trầm trọng.
1326
Nhìn trên bảng thống kê, ta có thể thấy có 54% số sinh viên tham gia khảo sát không có thói quen
chuẩn bị bài và làm bài tập về nhà trước khi đến lớp. Có đến 63% sinh viên không có kế hoạch sớm
cho kỳ thi cuối kỳ điều này dẫn đến hệ quả là sinh viên dễ bỏ quên những kiến thức trọng tâm vì thế
mà họ phải tốn khá nhiều thời gian để có thể ôn tập lại và ghi nhớ mỗi khi kỳ thi cận kề. Và cũng có
đến hơn một nữa sinh viên không có kế hoạch ôn luyện cụ thể cho kỳ thi lấy bằng tiếng Anh B1. Đây
là một trong những tiêu chí cực kỳ quan trọng và là tiêu chí “phải có” khi xét SV5T các cấp. Nhưng
cũng có một số điểm khả quan mà chúng ta có thể nhận thấy là hầu hết sinh viên được khảo sát
đều tham gia rất tốt các tiêu chí còn lại. Điều này chứng tỏ phần lớn các bạn đã nhận thức được
mình cần tham gia những hoạt động, phong trào nào để đạt được danh hiệu “Sinh viên 5 tốt” các
cấp và đang cố gắng để rèn luyện, hoàn thiện bản thân.
Biểu đồ 2.1: Biểu đồ khảo sát tầm quan trọng của kỹ năng mềm
Chúng ta thấy rằng cơ hội việc làm ở lĩnh vực kinh tế thực sự rất lớn. Nhưng tại sao vẫn có rất
nhiều sinh viên kinh tế tốt nghiệp ra trường vẫn không có việc làm hay phải làm trái nghề? Vấn
đề ở đây chính là ở chỗ các bạn sinh viên chưa thực sự đáp ứng được nhu cầu của nhà tuyển
dụng. Mỗi nhà tuyển dụng có một số đòi hỏi nhất định mà các ứng viên phải đáp ứng được mới
có cơ hội được nhận vào làm. Họ không chỉ đòi hỏi ở sinh viên những kiến thức đã tích lũy được
khi ngồi trên giảng đường đại học mà còn đòi hỏi những kỹ năng và các tố chất khác cần có. Nhà
tuyển dụng đánh giá cao nhất ở một ứng viên đó là thái độ, tiếp đến là kỹ năng và cuối cùng là
kiến thức. Thái độ ở đây là ý thức cầu tiến, ham học hỏi, tích cực, chịu khó, không chê ngại việc...
Kỹ năng ở đây là các kỹ năng về chuyên môn: kỹ năng hạch toán sổ sách theo thông lệ Việt Nam
và quốc tế, kỹ năng lập báo cáo tài chính, đọc hiểu báo cáo tài chính, viết báo cáo kiểm toán, lập
báo cáo thuế..., kỹ năng mềm bổ trợ: kỹ năng giao tiếp, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng quản lý
thời gian, kỹ năng thuyết trình...
Cuối cùng kiến thức mà bài viết ở đây muốn đề cập đến là kiến thức về chuyên ngành kế toán, tài
chính và kiểm toán, hiểu biết về tình hình chính trị trong và ngoài nước. Để đi từ kiến thức (cái có
trong đầu) đến kỹ năng, kỹ xảo thì đó là một quá trình. Nhà tuyển dụng cho rằng, thái độ và kỹ
năng không chỉ đơn giản học tập trong một thời gian ngắn mà nó là một quá trình lâu dài rèn
luyện, phấn đấu. Họ có thể chi ra những khoản tài chính để đào tạo chuyên môn nghiệp vụ cho các
ứng viên định kỳ nhưng để thay đổi thái độ và kỹ năng thì không thể một sớm một chiều. Bằng cấp
là quan trọng nhưng năng lực thật sự và kinh nghiệm của các bạn mới là yếu tố quyết định.
1327
Biểu đồ 2.2: Khảo sát những kỹ năng tích lũy được của 1020 sinh viên sau khi tốt nghiệp
3 GIẢI PHÁP
Đối với xã hội
Cần có sự quan tâm, can thiệp của cơ quan Nhà nước. Việc xây dựng chỉ tiêu đào tạo sinh viên cần
phải dựa trên thực tế nhu cầu của các doanh nghiệp trong tương lai. Do đó cần phải có sự phối
hợp giữa các cơ quan chức năng để đề ra các chỉ tiêu tuyển sinh cho các trương đại học thực sự
hợp lý, tránh tình trạng thừa thầy thiếu thợ, gây lãng phí nguồn nhân lực và các chi phí đào tạo.
Đối với nhà trường
Nhà trường và doanh nghiệp cần liên kết chặt chẽ hơn trong quá trình đào tạo. Nhà trường sẽ dựa
trên nhu cầu thực tế của doanh nghiệp về các kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ để xây dựng mô
hình học tập, thiết kế chương trình giảng dạy cho hợp lý. Doanh nghiệp có trách nhiệm phối hợp
trong việc tạo điều kiện để sinh viên thực hành công việc thực tế. Ngoài ra, các cán bộ từ doanh
nghiệp cần tham gia trao đổi kinh nghiệm trong các chương trình chính khóa, ngoại khóa và định
hướng nghề nghiệp cho sinh viên. Có như vậy thì việc đào tạo mới nâng cao chất lượng và cũng
tránh tình trạng phải đào tạo lại sau khi sinh viên tốt nghiệp đi làm.
Tạo ra các club nâng cao kỹ năng làm việc nhóm, giúp sinh viên năng động hơn.
Mở các lớp dạy kỹ năng mềm cho sinh viên.
Tổ chức, liên kết với các công ti, các doanh nghiệp nhằm nâng cao ý thức cho sinh viên,
Đối với sinh viên
Về phía bản thân sinh viên, cần phải có cái nhìn tổng quát hơn về định hướng nghề nghiệp cho
bản thân, không ngừng trau dồi kiến thức, rèn luyện thái độ học tập cũng như làm việc, kỹ năng
nghề nghiệp cần thiết để có thể tìm kiếm được cơ hội việc làm. Sinh viên chúng ta đứng trước
1328
ngưỡng cửa của thời đại mới không những giỏi về chuyên môn mà cần phải năng động và tự chủ
hơn nữa trên con đường mà mình phấn đấu và lựa chọn.
Cố gắng tìm hiểu học tập những khóa học kỹ năng mềm.
Tận dụng những cơ hội ở trên giảng đường để phát triển kỹ năng mềm cho bản thân,
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Lê Thị Loan, Nguyễn Thị Phi Yến, Dương Thị Liễu. Vai trò của giáo dục đạo đức cho sinh viên
đối với việc phát huy nguồn lực con người trong các doanh nghiệp thương mại ở Việt Nam
hiện nay. Trường Đại học Thương mại 2011.
[2]
[3]
[4]
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- giai_phap_nang_cao_ky_nang_mem_cho_sinh_vien_khoi_nganh_kinh.pdf