Kiến thức và kỹ năng của mỗi người là khác nhau và cần phải phát triển không ngừng, nó
tác động mạnh đến mọi mặt của đời sống xã hội, ảnh hưởng lớn đến phần lớn sinh viên đại
học nói chung. Bởi vì khi ra trường sinh viên cần phải có vốn kiến thức rộng và những kỹ
năng cần thiết để có được sự chú ý của nhà tuyển dụng. Bài viết tập trung vào nghiên cứu
các giải pháp nâng cao kiến thức, kỹ năng của sinh viên Việt Nam trong thời đại 4.0. Kết quả
nghiên cứu cho thấy phần lớn sinh viên do thụ động và ít tìm hiểu những cách thức bên
ngoài để nâng cao kiến thức của mình mà chỉ dựa vào lượng kiến thức có đuợc từ trường
đại học song song đó sinh viên lười học hỏi thêm các kỹ năng cũng như việc tham gia các
khoá học hay các hoạt động tập thể để nâng cao kỹ năng cho riêng mình. Do đó, bài viết này
sẽ trình bày rõ hơn về các giải pháp nhằm nâng cao vốn kiến thức và kỹ năng cho sinh viên.
5 trang |
Chia sẻ: Thục Anh | Ngày: 13/05/2022 | Lượt xem: 610 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Giải pháp nâng cao kiến thức và kỹ năng của sinh viên Việt Nam trong thời đại 4.0, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1394
GIẢI PHÁP NÂNG CAO KIẾN THỨC VÀ KỸ NĂNG
CỦA SINH VIÊN VIỆT NAM TRONG THỜI ĐẠI 4.0
Trần Hoàng Thu Thủy, Nguyễn Như Tuyết
Viện Công nghệ Việt - Nhật (VJIT), Trường Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh
GVHD: ThS. Trịnh Ngọc Anh
TÓM TẮT
Kiến thức và kỹ năng của mỗi người là khác nhau và cần phải phát triển không ngừng, nó
tác động mạnh đến mọi mặt của đời sống xã hội, ảnh hưởng lớn đến phần lớn sinh viên đại
học nói chung. Bởi vì khi ra trường sinh viên cần phải có vốn kiến thức rộng và những kỹ
năng cần thiết để có được sự chú ý của nhà tuyển dụng. Bài viết tập trung vào nghiên cứu
các giải pháp nâng cao kiến thức, kỹ năng của sinh viên Việt Nam trong thời đại 4.0. Kết quả
nghiên cứu cho thấy phần lớn sinh viên do thụ động và ít tìm hiểu những cách thức bên
ngoài để nâng cao kiến thức của mình mà chỉ dựa vào lượng kiến thức có đuợc từ trường
đại học song song đó sinh viên lười học hỏi thêm các kỹ năng cũng như việc tham gia các
khoá học hay các hoạt động tập thể để nâng cao kỹ năng cho riêng mình. Do đó, bài viết này
sẽ trình bày rõ hơn về các giải pháp nhằm nâng cao vốn kiến thức và kỹ năng cho sinh viên.
Từ khóa: giải pháp, sinh viên, Việt Nam, kiến thức, kỹ năng, nâng cao.
1 ĐẶT VẤN ĐỀ
Hiện nay, thế giới đang tiến vào cuộc cách mạng công nghiệp (CMCN) lần thứ tư đang ảnh
hưởng trực tiếp ảnh hưởng đến các lĩnh vực kinh tế - xã hội, đặc biệt là môi trường giáo dục
– nơi trực tiếp đào tạo ra nguồn nhân lực tri thức. Môi trường giáo dục cần sớm thích nghi
và thay đổi tích cực bắt nhịp hòa cùng với những thay đổi chung của đất nước và thế giới.
Những thay đổi của sản phẩm trong giáo dục đào tạo là những người lao động vừa có khả
năng sâu về chuyên môn nghiệp vụ để làm việc, vừa có kỹ năng nghề nghiệp và phát triển
các kỹ năng, năng lực cho người học để họ dễ dàng thích nghi với môi trường làm việc mới,
thường xuyên thay đổi và phát triển không ngừng. Hiện nay, tại các trường đại học trong cả
nước đều chú trọng việc đào tạo cho sinh viên kiến thức nghiệp vụ chuyên môn, họ chưa
quan tâm trang bị những kỹ năng giải quyết vấn đề, tư duy sáng tạo và tiếp cận thông tin
mới, có đầu óc mở, phê phán độc lập, hợp tác và cộng tác tích cực. Từ đó cho thấy việc
trang bị cần tổng hòa những kiến thức và kỹ năng cho sinh viên là điều vô cùng cần thiết và
quan trọng nhằm đáp ứng được nguồn nhân lực chất lượng cao trong thời đại kỷ nguyên số.
1395
2 NỘI DUNG
2.1 Nhu cầu nguồn nhân lực trong thời đại 4.0
2.1.1 Kiến thức
Tri thức hay kiến thức bao gồm những kiến thức, thông tin, sự hiểu biết, hay kỹ năng có
được nhờ trải nghiệm, thông qua giáo dục hay tự học hỏi. Kiến thức trong thời đại CMCN
4.0 các có tính liên ngành, xuyên ngành (một ngành được nhúng sâu vào ngành khác) và
ngày càng có xu hướng xóa nhòa ranh giới giữa các ngành. Trong khi đào tạo lại có tính cá
thể hóa ngày càng cao. Xu hướng “ ber hóa” trong giáo dục là tất yếu và ngày càng trở nên
phổ biến. Kiến thức và thông tin, cơ sở dữ liệu, cơ hội cho mọi người, mọi cơ sở giáo dục ở
mọi nơi, mọi chỗ, không còn cứng nhắc và bó h p trong không gian và thời gian, biên giới,
vùng lãnh thổ. Sinh viên được cung cấp nền giáo dục STEM (khoa học, công nghệ, kỹ thuật
và toán học) và giáo dục khai phóng. Có như vậy thi sinh viên tốt nghiệp ra trường đạt năng
lực, tinh thần đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp.
2.1.2 Kỹ năng
Bên cạnh kiến thức chuyên môn, sinh viên được trang bị các kỹ năng cần thiết. Kỹ năng là
khả năng thực hiện một hành động với kết quả được xác định thường trong một khoảng thời
gian cùng năng lượng nhất định hoặc cả hai. Những kỹ năng cần thiết cho nguồn nhân lực
để sẵn sàng tham gia cuộc CMCN 4.0 là kỹ năng giải quyết vấn đề phức tạp, tư duy phản
biện, sáng tạo, quản lý nguồn lực con người, phối hợp với đồng nghiệp, trí tuệ cảm xúc,
đánh giá và đưa ra quyết định, định hướng dịch vụ, đàm phán, linh hoạt trong nhận thức.
Trong kỷ nguyên kỹ thuật số, các nhóm lao động đều bị tác động, đặc biệt là các nhóm lao
động yếu thế như tuổi cao, trình độ kỹ năng thấp Điều này dẫn tới việc làm có thể mất đi
nhưng cũng có thể mở ra cơ hội khi nhiều lĩnh vực mới được mở ra. Vì vậy, ngay từ bây giờ,
lực lượng trẻ, sinh viên chuẩn bị tham gia thị trường lao động, ngoài kiến thức chuyên môn,
cần trang bị những kỹ năng cần thiết để đón đầu xu thế và cơ hội việc làm tốt nhất trong
tương lai.
2.2 Thực trạng kiến thức và kỹ năng của sinh viên hiện nay
Năng lực của sinh viên Việt Nam qua đào tạo phù hợp với nhu cầu kinh tế - xã hội vào việc
họ có tiếp cận với các doanh nghiệp hay không? Kết quả điều tra mới đây của Trường Đại
học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh, có khoảng 60% sinh viên của trường không tìm được việc làm
trong thời gian 6 tháng đầu sau khi tốt nghiệp và sau một năm thì còn khoảng gần 30%. Số
liệu điều tra khác cũng chỉ ra rằng, đối tượng cử nhân trong vòng 3 năm kể từ sau khi tốt
nghiệp thì trên 20% cử nhân vẫn thất nghiệp hoặc chưa có việc làm ổn định. 60% sinh viên
trên cả nước khi ra trường không làm đúng ngành được đào tạo, thậm chí rất nhiều đối
tượng học xong chuyển sang đi làm công nhân hoặc phổ biến hơn là chạy xe ôm công nghệ.
Trên tờ Bloomberg, 2018 (Mỹ) cũng vừa đưa ra những con số đáng suy ngẫm về tình trạng
thất nghiệp của người trẻ Việt Nam dựa trên trình độ học vấn. Sinh viên tốt nghiệp đại học
có tỷ lệ thất nghiệp lên tới 17%, là đối tượng thất nghiệp cao nhất trong số người trẻ từ 15 -
24 tuổi ở Việt Nam. Đây là thực tế, một thực trạng bất cập là số lượng sinh viên tốt nghiệp
nhưng chất lượng chưa thật sự tương xứng. Do vậy, sinh viên khó có khả năng tiếp cận thị
trường lao động do kỹ năng nghề nghiệp còn nhiều hạn chế, không đủ năng lực, trình độ
đảm nhận các vị trí trong doanh nghiệp, không đáp ứng được yêu cầu mà các nhà tuyển
dụng đưa ra.
1396
Lý do đáng kể là:
Thứ nhất, thất nghiệp do không được thực hành, thiếu trải nghiệm thực tế. Phần lớn sinh
viên Việt Nam chỉ chú trọng nhiều vào lý thuyết, vào sách vở mà không hề có các trải
nghiệm, các kỹ năng, kỹ xảo để bắt tay vào một công việc. Điển hình, không ít sinh viên ra
trường nhưng đến việc trình bày một văn bản cũng không thể soạn, photo hồ sơ cũng loay
hoay cả tiếng, hỏi đến đọc số liệu hay tài khoản kế toán cũng không lần ra, không chịu được
áp lực, sợ vất vả, sợ bị mắng, kêu ca phàn nàn, đụng đâu hư đó, gần như các doanh nghiệp
lại phải đào tạo lại để thích nghi công việc dần.
Thứ hai, thiếu kỹ năng: sinh viên không chỉ thiếu kỹ năng nghề, mà thậm chí còn rất hạn chế
trong các kỹ năng mềm. Bất kỳ một doanh nghiệp, dù có thiếu nhân lực thế nào đi nữa, họ
cũng không sẵn sàng để tuyển một người ù lì, không có kỹ năng thuyết trình, sáng tạo,
không có kỹ năng trong giao tiếp, không có kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng hợp tác k m
Thực tế cho thấy, hiện nay nhiều trường đại học đã đưa những kỹ năng này vào chương
trình chuẩn đầu ra, tuy nhiên, xét trên nhiều khía cạnh ta thấy: kỹ năng mềm là cả một quá
trình không chỉ ngày một ngày hai có thể có được. Ở nhiều nước trên thế giới, họ đã chú ý
rèn kỹ năng này từ khi còn là một đứa trẻ và đưa vào tất cả các cấp học thông qua các hoạt
động trải nghiệm, thực tế linh hoạt; không ít trường đưa vào chương trình nhưng là đào tạo
cho có, cho đủ hoặc là theo đúng quy định của bộ, ngành, vẫn thiên về lý thuyết, vẫn không
có chỗ cho sinh viên được áp dụng, trải nghiệm thực tế mà chỉ là trên bàn giấy. Đó là chưa
kể, chính giáo viên đ i khi cũng là đối tượng chưa thuần thục về kỹ năng.
Thứ ba, khả năng giao tiếp ngoại ngữ đang là một rào cản lớn của không ít sinh viên Việt
Nam hiện nay. Xu hướng mở cửa cùng với ngày càng có nhiều hơn các công ty đa quốc gia
thâm nhập vào thị trường Việt Nam. Vì vậy, mỗi sinh viên không chỉ sử dụng tiếng Anh mà
còn phải biết và sử dụng các ngôn ngữ khác như: tiếng Pháp, tiếng Nga, tiếng Hàn, tiếng
Nhật, tiếng Trung nó trở thành một điều kiện bắt buộc nếu sinh viên muốn hưởng lương
cao và vào được những công ty này. Thực tế, trong hồ sơ xin việc, nhiều sinh viên để thông
tin tiếng Anh thành thạo, nhưng khi đối tác nước ngoài đến thì những câu xã giao đơn giản
cũng không nói nên lời.
Thứ tư, tin học yếu kém cũng là một thách thức đối với sinh viên Việt Nam hiện nay. Các
trào lưu công nghệ trên thế giới đã tác động rất lớn đến thị trường IT Việt Nam như: điện
toán đám mây, dữ liệu lớn (Big data), an ninh mạng, kết nối vạn vật (Internet of Things). Tuy
nhiên, sinh viên Việt Nam dường như không mấy quan tâm và còn có thái độ thờ ơ với kỹ
năng này, chưa chú ý rèn luyện các kỹ năng IT, chưa bắt kịp các kiến thức về những công
nghệ mới nhất, chưa kịp thích ứng với mọi thay đổi về công nghệ.
Thứ ăm, học tập một cách thụ động (cố hữu, đổ lỗi và thái độ lười biếng, ỷ lại, không tự
giác tự chuẩn bị bài vở, chỉ chờ người dạy cung cấp kiến thức). Thái độ này bắt đầu từ
nhiều lý do như: thiếu định hướng nghề nghiệp hoặc định hướng nghề nghiệp sai lầm cũng
như không có mục tiêu rõ ràng, mang suy nghĩ hôm nay chỉ làm việc của hôm nay, còn
tương lai thì để tương lai tính hoặc sẽ có người lo; chơi nhiều hơn học nên kiến thức chuyên
môn thầy cô dạy đến khi ra trường cũng không có hoặc có nhưng nắm không chắc, cái gì
cũng chỉ nhớ lơ mơ; khoảng 20 - 30% sinh viên tham gia vào các hoạt động xã hội như công
tác Đoàn - Hội, thiện nguyện, khi còn học tập tại các trường đại học.
Thực trạng kiến thức và kỹ năng trên của sinh viên là một tình trạng rất đáng báo động và
cũng là thách thức không nhỏ đặt ra không chỉ với các trường đại học mà còn với thị trường
1397
lao động ở Việt Nam. Điều quan trọng nhất là làm sao để cải thiện và thay đổi những yếu
kém trên của sinh viên hiện nay và trong thời gian tới.
3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP
Một vài giải pháp đặt ra nhằm nâng cao kiến thức và sinh viên Việt Nam, như sau:
Thứ nhất, bắt đầu sinh viên thực hiện định hướng nghề nghiệp tương lai của mình: không ít
sinh viên hiện nay vẫn chạy theo trào lưu học đại học mà không có định hướng, ước mơ rõ
ràng và không có kế hoạch cũng như thiếu nỗ lực để thực hiện chúng, vì vậy, nảy sinh tâm
lý học thụ động, ỷ lại, buông xuôi hoặc là đến đâu hay đến đó, được đâu hay chớ. Do đó, có
thể nói, đây là bước đầu quan trọng và ảnh hưởng rất lớn đến cả quá trình học sau này của
sinh viên. Sinh viên cần xác định cho mình muốn học cái gì? Học phục vụ cho điều gì? Xã
hội hiện thiếu cái gì? Mình nên học ở đâu? Môi trường nào phù hợp Họ nhanh chóng thích
nghi với môi trường doanh nghiệp khi còn ở đại học qua hoạt động mô phỏng tại trường lớp
hay hoạt động thí nghiệm, tham quan, trải nghiệm thực tế tại các doanh nghiệp cũng như
các kỳ thực tập. Đây cũng là một lợi thế rất lớn giúp sinh viên vượt qua các kỳ tuyển dụng
gắt gao cũng như không bị ngỡ ngàng khi bắt tay vào việc. Bởi thông qua những hoạt động
thực tiễn như vậy, sinh viên có thể học hỏi kinh nghiệm trong lĩnh vực mà mình quan tâm và
nó cũng có thể xem như là một quá trình đào tạo cho một nhân viên mới trong công ty.
Ngoài ra, nếu muốn có thêm kinh nghiệm làm việc ngay trong khóa học, một công việc làm
thêm phù hợp với ngành nghề đang học hoặc phù hợp với sở thích sẽ giúp sinh viên học hỏi
được rất nhiều điều bởi trong quá trình làm việc không tránh được những “va chạm”, những
thách thức, hay những mâu thuẫn xảy ra... điều đó, sẽ giúp mỗi một sinh viên tích lũy thêm
nhiều kinh nghiệm, có thêm nhiều những kỹ năng để xử lý những tình huống tương tự, bởi
thực tế cho thấy “trăm hay không bằng tay uen”.
Thứ hai, sinh viên học các kỹ năng mềm: rất nhiều những nghiên cứu đã chỉ ra rằng, kỹ
năng mềm quyết định tới 75% thành công của con người, trong khi đó, kỹ năng cứng (như
kiến thức, trình độ chuyên môn) chỉ chiếm có 25%. Như vậy, chìa khóa dẫn đến thành
công thực sự của một người là sự biết kết hợp cả hai kỹ năng này một cách khéo léo,
trong đó chính kỹ năng mềm mới quyết định bạn là ai? bạn là người như thế nào? và nó
cũng chính là thước đo hiệu quả cao trong công việc. Do vậy, sinh viên có thể tập hợp các
kỹ năng cứng chỉ là điều kiện cần, còn việc rèn luyện, củng cố kỹ năng mềm mới chính là
điều kiện đủ để bước vào thế giới nghề nghiệp. Trong quá trình học tập ở các trường đại
học, sinh viên tham gia các chương trình ngoại khóa, các câu lạc bộ, các lớp học... để sinh
viên có thể rèn luyện kỹ năng mềm. Bản thân sinh viên cũng phải có đủ nhận thức về tầm
quan trọng của kỹ năng mềm cũng như tích lũy nó, mỗi một sinh viên cần tự trang bị cho
mình thông qua nhiều hoạt động thực tiễn như: tham gia công tác xã hội, các hoạt động
tình nguyện, hoạt động đoàn, hội.
Thứ ba, trau dồi ngoại ngữ, công nghệ thông tin: cuộc Cách mạng 4.0 sẽ làm biến đổi cách
sống, cách làm việc và cách giao tiếp của toàn nhân loại theo những cách hoàn toàn mới.
Để có thể thích ứng và bước vào sân chơi này, mỗi một sinh viên cần tự trang bị cho mình
vốn ngoại ngữ phong phú và khả năng sử dụng thành thục công nghệ thông tin. Tuy nhiên,
đây cũng là hai vấn đề nổi cộm lên đối với sinh viên Việt Nam và cũng là những điểm yếu
thế của sinh viên Việt Nam so với sinh viên thế giới.
1398
4 KẾT LUẬN
Mục tiêu trọng tâm của nghiên cứu là nhằm tìm ra những giải pháp nâng cao kiến thức và kỹ
năng của sinh viên Việt Nam trong thời đại 4.0. Kết quả cho thấy có rất nhiều phương pháp
để sinh viên có thể nâng cao kiến thức và kỹ năng của mình thông qua những điều đơn giản
trong cuộc sống hay những hoạt động tập thể. Tóm lại, sinh viên sau khi tốt nghiệp cần phải
được trang bị những kiến thức, kỹ năng bậc cao, thái độ nghề nghiệp thích hợp và định
hướng ứng dụng nghề nghiệp là một lựa chọn tốt góp phần cho sinh viên đáp ứng được
những thách thức mới của thế giới việc làm và của xu hướng hội nhập quốc tế.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]
[2] https://elearning.tdmu.edu.vn/elearning-
ebook/T%E1%BA%A1p%20Ch%C3%AD%20S%E1%BB%91%20Ho%C3%A1/05.Nghi
en%20cuu%20ve%20day%20hoc%20theo%20tiep%20can%20phat%20trien%20nang
%20luc%20nguoi%20hoc.pdf
[3] https://vjst.vn/vn/Pages/chitiettin.aspx?IDNews=1413&tieude=doi-moi-giao-duc-dai-
hoc-trong-thoi-dai-cmcn-4-0.aspx
[4] https://khcncongthuong.vn/tin-tuc/t3145/doi-moi-giao-duc-dai-hoc-trong-thoi-dai-cmcn-
4-0.html
[5] https://uhl.edu.vn/phong-htqt-qlkh/hoat-dong-khoa-hoc-cong-nghe/nang-cao-ky-nang-
mem-cho-sinh-vien-truong-dai-hoc-ha-long-trong-giai-doan-hien-nay/
[6] https://www.ute.udn.vn/TinTuc/951/1/Nhan-dien-sinh-vien-40-%E2%80%93-Nha-
truong-40.aspx
[7] https://tcnn.vn/news/detail/48506/Nhan-luc-cho-tuong-lai-can-nhung-co-che-moi.html
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- giai_phap_nang_cao_kien_thuc_va_ky_nang_cua_sinh_vien_viet_n.pdf