Giải pháp nâng cao hiệu quả học tập môn Giáo dục thể chất cho sinh viên trường Đại học Quản lý và Công nghệ Hải Phòng

Thông qua các phương pháp nghiên cứu thường quy, đề tài đã lựa chọn được 4 giải

pháp ứng dụng trong công tác giảng dạy Giáo dục thể chất tại Trường Đại học Quản lý và

Công nghệ Hải Phòng, sau 1 học kỳ ứng dụng các giải pháp đã cho thấy, kết quả bước đầu

giữa 2 nhóm thực nghiệm và đối chứng bằng các kết quả được thể hiện trong đề tài về thể lực,

về thành tích môn học.

pdf6 trang | Chia sẻ: Thục Anh | Ngày: 17/05/2022 | Lượt xem: 320 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả học tập môn Giáo dục thể chất cho sinh viên trường Đại học Quản lý và Công nghệ Hải Phòng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1 GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HỌC TẬP MÔN GIÁO DỤC THỂ CHẤT CHO SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUẢN LÝ VÀ CÔNG NGHỆ HẢI PHÒNG Solution to improve learning efficiency of financial education for studens of Haiphong University of Management and Technology ThS. PHẠM THỊ HƯỜNG Trường Đại học Quản lý và Công nghệ Hải Phòng Tóm tắt Thông qua các phương pháp nghiên cứu thường quy, đề tài đã lựa chọn được 4 giải pháp ứng dụng trong công tác giảng dạy Giáo dục thể chất tại Trường Đại học Quản lý và Công nghệ Hải Phòng, sau 1 học kỳ ứng dụng các giải pháp đã cho thấy, kết quả bước đầu giữa 2 nhóm thực nghiệm và đối chứng bằng các kết quả được thể hiện trong đề tài về thể lực, về thành tích môn học. Từ khóa: Giải pháp, nâng cao hiệu quả, giáo dục thể chất, SV Trường Đại học Quản lý và Công nghệ Hải Phòng. Abstract Through routine research methods, the topic has selected four application solutions in the teaching of financial education at Hai Phong University of Management and Technology, after one semester of application of given solutions. see initial results between 2 experimental and control groups by the results shown in the topic of fitness and subject achievement. Keywords: Solutions, improving efficiency, Physical education, students of Hai Phong University of Management and Technology. Ngày nhận bài 16/04/2021, Ngày phản biện,biên tập và sửa chữa 27/04/2021, Ngày duyệt đăng 06/05/2021 I. ĐẶT VẤN ĐỀ Giáo dục thể chất (GDTC) trong các trường đại học, cao đẳng và trung học chuyên nghiệp (ĐH, CĐ&THCN) có ý nghĩa quan trọng về nhiều mặt đối với việc đào tạo đội ngũ khoa học trẻ, hình thành các năng lực làm việc chung và chuyên môn, góp phần thích nghi với điều kiện học tập và nâng cao trình độ đối với sinh viên (SV) lúc còn ở trong nhà trường và sau khi ra trường. Thực tế hiện nay cho thấy, công tác GDTC ở các trường ĐH, CĐ&THCN còn bộc lộ nhiều hạn chế và chưa thực sự đáp ứng được yêu cầu phát triển đất nước đang trong bối cảnh mới. Đúng như Bộ GD&ĐT đánh giá: “Chất lượng giáo dục còn thấp, giờ dạy thể dục còn đơn điệu và máy móc, thiếu sinh động”. Những tồn tại trên do nhiều nguyên nhân. Tham khảo một số tài liệu liên quan đến vấn đề này cho thấy: Có nhiều tác giả trong và ngoài nước rất quan tâm nghiên cứu hoạt động GDTC trong trường học như: GS Lê Văn Lẫm và các cộng sự; Nguyễn Kỳ Anh và Vũ Đức Thu;. tuy nhiên, nghiên cứu chung về nâng cao chất lượng GDTC ở các trường ĐH, CĐ đã có nhiều công trình nghiên cứu nhưng chưa có công trình nghiên cứu nào đi sâu vào các giải pháp nâng cao hiệu quả học tập môn GDTC cho SV Trường Đại học Quản lý và Công nghệ Hải Phòng (ĐHQL&CNHP). Xuất phát từ lý do trên chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Giải pháp nâng cao hiệu quả học tập môn GDTC cho SV Trường Đại học Quản lý và Công nghệ Hải Phòng”. II. NỘI DUNG NGHÊN CỨU 2 Để giải quyết vấn đề nghiên cứu, đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau: Phương pháp tổng hợp và phân tích tài liệu, phương pháp phỏng vấn toạ đàm, phương pháp quan sát sư phạm, phương pháp kiểm tra sư phạm, phương pháp thực nghiệm sư phạm và phương pháp toán học thống kê. 1. Về tổ chức quản lý công tác GDTC và chỉ đạo điều hành Công tác chỉ đạo điều hành về công tác GDTC và phong trào thể dục thể thao (TDTT) của nhà trường những năm qua luôn nhận được sự quan tâm, chỉ đạo rất chặt chẽ, sát sao của Đảng ủy nhà trường. Đảng ủy đánh giá công tác GDTC và phong trào TDTT rèn luyện thân thể là một mặt quan trọng trong quá trình giáo dục và đào tạo của nhà trường, là một nhiệm vụ quan trọng nhằm nâng cao sức khỏe và phát triền thể lực cho cán bộ, giảng viên (GV) và SV để có thể hoàn thành tốt các nhiệm vụ chuyên môn, giảng dạy - học tập. Tuy nhiên, trên thực tế vẫn còn nhiều vấn đề còn tồn tại chưa đáp ứng được yêu cầu đổi mới như: Nhận thức của một số cán bộ quản lý, lãnh đạo, GV và SV còn chưa đầy đủ, đôi khi có biểu hiện xem nhẹ vị trí, vai trò, tác dụng của môn GDTC và phong trào TDTT rèn luyện thân thể. Phong trào có lúc lên có lúc xuống, chưa tạo thành phong trào sôi nổi rộng khắp và thường xuyên liên tục, chưa có tác dụng thiết thực trong công tác học tập và cuộc sống hàng ngày. 2. Thực trạng giảng dạy môn GDTC của Trường Đại học Quản lý và Công nghệ Hải Phòng 2.1. Chương trình giảng dạy môn GDTC chính khóa Từ năm 2010 đến nay, Trường ĐHQL&CNHP thực hiện đào tạo theo tín chỉ. Chương trình GDTC được cấu trúc với 5 tín chỉ, tổng thời lượng chương trình là 130 tiết phân bổ thành 5 học phần, 3 học phần bắt buộc, 2 học phần tự chọn. Khung chương trình được trình bày tại bảng 1 [1, tr. 2]. TT Học phần Tín chỉ Loại học phần Phân loại tiết Lý thuyết Thực hành Tự học Kiểm tra 1 GDTC 1: chạy cự ly TB: 800m (nữ), 1500m (nam) 1 Bắt buộc 2 22 1 1 2 GDTC 2: Thể dục: 6 bài thể dục phát triển chung 1 Bắt buộc 2 22 1 1 3 GDTC 3: Chạy ngắn 1 Bắt buộc 2 22 1 1 4 GDTC 4: Chọn 1 trong 3 nội dung: Cầu lông, Bóng đá, Bóng chuyền 1 Tự chọn 2 22 1 1 5 GDTC 5: Chọn 1 trong 3 nội dung: Cầu lông, Bóng đá, Bóng chuyền 1 Tự chọn 2 22 1 1 Bảng 1: Khung chương trình GDTC của Trường ĐH QL&CNHP(giai đoạn 2010-2020) 2.2. Đội ngũ GV giảng dạy GDTC Trong giáo dục hiện đại lấy người học làm trung tâm của quá trình giáo dục. Mặc dù vậy yếu tố người thầy cũng vô cùng quan trọng. Để đánh giá thực trạng đội ngũ GV giảng dạy GDTC của nhà trường, chúng tôi tiến hành khảo sát về trình độ, tuổi đời, thâm niên công tác. Kết quả được trình bày tại bảng 2 [2, tr. 2 - 3]. TT Chỉ số Giai đoạn 2010-2014 2015-2020 n % n % 1 Tổng số GV 8 100% 8 100% 2 Số GV nữ 4 50.0% 4 50.0% 3 3 Tỷ lệ GV/SV 150/1GV 100/1GV 4 Tốt nghiệp đại học chính qui 8 100% 8 100% 5 Thạc sĩ 8 100% 8 100% 6 Tiến sĩ 0 0.0 0 0.0 7 Số GV có thâm niên > 10 năm 4 50.0% 4 50.0% 8 Khối lượng lao động (giờ/năm) 420 100% 420 100% Bảng 2: Đội ngũ GV GDTC của Trường ĐHQL & CNHP Qua kết quả bảng 2 cho thấy, số lượng cán bộ, GV giảng dạy môn GDTC có trình độ chuyên môn được nâng cao, giai đoạn 2010- 2020 có 100% là thạc sĩ được đào tạo chính qui, 2 GV được đào tạo ở nước ngoài. GV đạt chuẩn là 100%. Về khối lượng lao động, trung bình mỗi GV thực hiện 420 giờ/1 năm học đạt 100% khối lượng theo qui định. 2.3. Lựa chọn giải pháp nâng cao hiệu quả học tập môn GDTC cho SV Trường Đại học Quản lý và Công nghệ Hải Phòng Từ những căn cứ trên và các yêu cầu cần phải đảm bảo để xây dựng các giải pháp nhằm nâng cao kết quả học tập môn GDTC cho SV. Đồng thời thông qua quan sát sư phạm và trao đổi với các GV TDTT có kinh nghiệm giảng dạy lâu năm ở các trường đại học trên địa bàn thành phố Hải Phòng, tham khảo các công trình nghiên cứu khoa học về các giải pháp nâng cao chất lượng GDTC và TDTT, từ đó đề tài lựa chọn và đề xuất 4 giải pháp (cụ thể trong bảng 3). Sau khi lựa chọn và xây dựng nội dung 4 giải pháp, để tăng tính khách quan và độ tin cậy trong việc lựa chọn các giải pháp trước khi đưa vào ứng dụng. Đề tài đã tiến hành phỏng vấn các chuyên gia, GV TDTT, cán bộ quản lý có kinh nghiệm về mức độ ưu tiên sử dụng các giải pháp: rất quan trọng (5 điểm), quan trọng (3 điểm), ít quan trọng (1 điểm). Kết quả phỏng vấn được trình bày ở bảng 3 [3, tr. 3]. Tên các giải pháp Kết quả phỏng vấn Rất quan trọng Quan trọng Ít quan trọng Tổng điểm đạt được Tỷ lệ % so với điểm tối đa Giải pháp 1: Nhóm giải pháp tuyên truyền, giáo dục nhằm nâng cao nhận thức và tri thức cho SV về vị trí, vai trò và tác dụng của TDTT 15 4 1 88 88 Giải pháp 2: Cải tiến nội dung giảng dạy GDTC nội khóa cho phù hợp, đưa nội dung tiêu chuẩn rèn luyện thân thể và bài tập phát triển thể lực vào nội dung buổi tập 20 0 0 100 100 Giải pháp 3: Nhóm giải pháp nhằm tăng cường các hoạt động ngoại khóa, xây dựng các câu lạc bộ thể thao và tăng cường tổ chức các giải thể thao trong nhà trường 16 4 0 92 92 Giải pháp 4: Nhóm giải pháp nâng cao trình độ chuyên môn cho cán bộ, GV TDTT và nâng cao hiệu quả công tác tổ chức quản lý TDTT 14 6 0 88 88 Bảng 3: Kết quả phỏng vấn chuyên gia để lựa chọn các giải pháp nâng cao kết quả học tập môn GDTC cho SV (n=20) Qua kết quả bảng 3 chúng tôi nhận thấy, cả 4 giải pháp được lựa chọn đều phù hợp và cần thiết trong việc nâng cao hiệu quả học tập môn GDTC cho SV 4 nhà trường với tỷ lệ đạt từ 88% đến 100%. Do đó, chúng tôi sẽ ứng dụng 4 giải pháp này nhằm đạt được kết quả nâng cao chất lượng môn học GDTC. Ứng dụng và đánh giá hiệu quả các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng học tập môn GDTC cho SV - Tổ chức thực nghiệm: Đối tượng thực nghiệm được chia làm 2 nhóm: + Nhóm đối chứng (ĐC): gồm 45 SV (25 nam và 20 nữ), học tập theo chương trình môn học GDTC cũ. +Nhóm thực nghiệm (TN): gồm 44 SV (31 nam và 13 nữ). Áp dụng 4 giải pháp mà đề tài đã đề xuất. -Kết quả và phân tích kết quả thực nghiệm:Trước khi tiến hành TN, chúng tôi đã kiểm tra thể lực của hai nhóm ĐC và TN, kết quả kiểm tra dựa vào tiêu chuẩn rèn luyện thân thể đối với HS, SV của Bộ GD&ĐT với hai nhóm trước TN, kết quả trình bày tại bảng 4 [4, tr. 4]. TT Nội dung Nhóm ĐC Nhóm TN Độ tin cậy __ X  __ X  t P Nam n = 25 n = 31 1 Chạy 30m xuất phát cao (s) 5.63 ± 0.23 5.68 ± 0.27 0.85 >0,05 2 Chạy tùy sức 5 phút (m) 922.4 ± 28.5 927.2 ± 28.8 0.73 >0,05 3 Bật xa tại chỗ (cm) 210.3 ± 10.3 212.7 ± 10.8 0.97 >0,05 4 Chạy con thoi 4x10m (s) 12.38 ±0.47 12.46 ±0.35 0.82 >0,05 Nữ n = 20 n = 13 1 Chạy 30m xuất phát cao (s) 6.82 ± 0.34 6.89 ± 0.38 0.74 >0,05 2 Chạy tùy sức 5 phút (m) 842.5 ± 28.9 848.1 ± 29.3 0.73 >0,05 3 Bật xa tại chỗ (cm) 149.7 ± 10.7 147.6 ± 10.9 0.74 >0,05 4 Chạy con thoi 4x10m (s) 13.75 ± 0.78 13.55 ± 0.64 1.07 >0,05 Bảng 4: Kết quả kiểm tra thể lực của 2 nhóm ĐC và TN (trước thực nghiệm) Từ kết quả bảng 4 chúng tôi nhận thấy, kết quả kiểm tra thể lực ban đầu theo tiêu chuẩn rèn luyện thân thể của SV cả nam và nữ của hai nhóm ĐC và TN, trước TN cho thấy sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê ở ngưỡng xác suất p > 0,05. Hay nói cách khác là trình độ thể lực của hai nhóm trước TN là tương đương nhau. TT Nội dung Nhóm ĐC Nhóm TN Độ tin cậy __ X  __ X  t P Nam n = 25 n = 31 1 Chạy 30m xuất phát cao (s) 5.53 ± 0.25 5.38 ± 0.21 2.75 <0,05 2 Chạy tùy sức 5 phút (m) 928.5 ± 18.5 939.6 ± 16.8 2.66 <0,05 3 Bật xa tại chỗ (cm) 212.6 ± 8.8 218.7 ± 7.5 3.16 <0,05 4 Chạy con thoi 4x10m (s) 12.30 ±0.38 12.10 ±0.14 2.93 <0,05 Nữ n = 20 n = 13 1 Chạy 30m xuất phát cao (s) 6.70 ± 0.36 6.46 ± 0.30 2.76 <0,05 2 Chạy tùy sức 5 phút (m) 848.6 ± 16.5 861.7 ± 17.6 2.92 <0,05 3 Bật xa tại chỗ (cm) 153.2 ± 8.9 159.4 ± 7.7 2.84 <0,05 4 Chạy con thoi 4x10m (s) 13.48 ± 0.52 13.10 ± 0.43 3.04 <0,05 Bảng 5: Kết quả kiểm tra thể lực của 2 nhóm ĐC và TN (sau thực nghiệm) Từ kết quả bảng 5 cho thấy, kết quả kiểm tra thể lực của hai nhóm sau TN cho biết tất cả các nội dung kiểm tra đều có sự khác biệt có ý nghĩa ở ngưỡng xác suất P < 0,05. Điều này khẳng định thể lực của nhóm TN cao hơn hẳn so với nhóm ĐC. 5 Nội dung kiểm tra Chạy 30m xuất phát cao (s) Chạy tùy sức 5 phút (m) Bật xa tại chỗ (cm) Chạy con thoi 4x10m (s) Tham số Nam Nữ Nam Nữ Nam Nữ Nam Nữ x a 5.63 6.82 922.4 842.5 210.3 149.7 12.38 13.75 x a1 5.53 6.70 928.5 848.6 212.6 153.2 12.30 13.48 x b 5.68 6.89 927.2 848.1 212.7 147.6 12.46 13.55 x b1 5.38 6.46 939.6 861.7 218.7 159.4 12.10 13.10 Ga 0.1 0.12 6.1 6.1 2.3 3.5 0.08 0.27 Gb 0.3 0.43 12.4 13.6 6 11.8 0.36 0.45 Wa (%) 1.78 1.76 0.66 0.72 1.09 2.34 0.65 1.96 Wb (%) 5.28 6.24 1.34 1.60 2.82 8.0 2.89 3.32 Bảng 6: So sánh mức tăng trưởng thể lực của hai nhóm ĐC và TN Từ kết quả ở bảng 6 cho thấy, trong cả hai nhóm các tố chất thể lực đều tăng cao hơn so với giai đoạn trước TN. Tuy nhiên, sự gia tăng ở các tố chất trong hai nhóm là không đồng nhất. Trị số và mức tăng trưởng của nhóm TN cao hơn hẳn so với nhóm ĐC. Đối tượng Nội dung Nhóm ĐC Nhóm TN Độ tin cậy __ X  __ X  t P Nam n = 25 n = 31 Lý thuyết 5.55 ± 0.49 6.15 ± 0.53 4.99 <0,05 Thực hành 5.90 ± 0.55 6.70 ± 0.63 5.75 <0,05 Nữ n = 20 n = 13 Lý thuyết 5.68 ± 0.45 6.35 ± 0.54 5.12 <0,05 Thực hành 5.74 ± 0.56 6.52 ± 0.58 5.2 <0,05 Bảng 7: So sánh kết quả học tập của hai nhóm ĐC và nhóm TN (sau thực nghiệm) Từ số liệu trên cho thấy, kết quả kiểm tra lý thuyết và thực hành ở hai nhóm TN và ĐC đều thể hiện sự khác biệt có ý nghĩa ở ngưỡng xác xuất p <0,05 (ttính > tbảng) và kết quả học tập của nhóm TN là cao hơn hẳn so với nhóm ĐC. III. KẾT LUẬN Từ kết quả nghiên cứu trên chúng tôi đi đến 3 kết luận sau: 1. Thông qua quá trình nghiên cứu cũng như kết quả đánh giá chất lượng công tác GDTC hàng năm cho thấy, thái độ học tập của SV chưa tích cực cũng như yêu thích môn học, điều này được thể hiện qua vấn đề thể lực của các em, kết quả đánh giá cuối kỳ. 2. Thông qua các phương pháp nghiên cứu, đề tài đã lựa chọn được 4 giải pháp nâng cao hiệu quả học tập môn GDTC cho SV ứng dụng vào công tác giảng dạy trong 1 học kỳ. 3. Từ những kết quả thu được như trên chỉ ra, việc ứng dụng các giải pháp mà chúng tôi đề xuất đã có tác động tốt đến ý thức học tập môn GDTC của đối tượng nghiên cứu, mức độ phát triển thể lực, nâng cao chất lượng và kết quả học tập môn học và sự phát triển tốt của các câu lạc bộ thể thao, nhận thức của SV, phong trào và các giải thể thao trong nhà trường. Đó là những cơ sở khoa học quan trọng để đánh giá hiệu quả công tác GDTC cho SV. Vì vậy, chúng tôi đề nghị Ban Giám hiệu Trường Đại học Quản lý và Công nghệ Hải Phòng tạo điều kiện tốt nhất để việc áp dụng các “Giải pháp nâng cao 6 hiệu quả học tập môn GDTC cho SV Trường Đại học Quản lý và Công nghệ Hải Phòng” đạt được kết quả tốt nhất. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2005), Công văn 2884/BGDĐT-CTHSSV “Báo cáo công tác thực hiện thông tư liên bộ 34/2005-TTLT-BGDĐT-UBTDTT về hướng dẫn phối hợp quản lý chỉ đạo công tác thể dục thể thao trường học giai đoạn 2006-2010” 2. Lê Văn Lẫm (2000), Thực trạng phát triển thể chất của học sinh, sinh viên trước thềm thế kỷ 21, Nxb Thể dục Thể thao, Hà Nội. 3. Nguyễn Xuân Sinh, Lê Văn Lẫm, Phạm Ngọc Viễn, Lưu Quang Hiệp (1999), Giáo trình Phương pháp nghiên cứu khoa học thể dục thể thao, Nxb Thể dục Thể thao, Hà Nội. 4. Trường Đại học Dân lập Hải Phòng (2019), “Báo cáo tổng kết công tác thể dục thể thao, phương hướng phát triển phong trào thể dục thể thao cho sinh viên Trường Đại học Dân lập Hải Phòng giai đoạn 2015-2020”. 5. Đồng Văn Triệu (2000), Thể thao trường học, Nxb Thể dục Thể thao, Hà Nội. 6. Nguyễn Đức Văn (2000), Phương pháp thống kê trong thể dục thể thao, Nxb Thể dục Thể thao, Hà Nội.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfgiai_phap_nang_cao_hieu_qua_hoc_tap_mon_giao_duc_the_chat_ch.pdf
Tài liệu liên quan