Giải pháp nâng cao hiệu quả giờ học thực hành môn Giáo dục thể chất ở trường Đại học Thủ Dầu Một hiện nay

Giáo dục thể chất (GDTC) tron c c trườn Đại học, Cao đẳn (ĐH,

CĐ) đón va trò rất quan trọng trong việc giáo dục con n ười phát triển toàn diện về

các mặt: Đức, trí, thể, mỹ. Mặc khác, GDTC còn góp phần tích cực cho việc chuẩn bị

nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp xây dựng và b o vệ tổ quốc, là mô trường thuận

l i và giàu tiềm năn để phát hiện và bồ dưỡng nhân tài thể t ao c o đất nước. Thế

n ưn tron thực tế việc g ng dạy các môn học GDTC hiện nay vẫn c ưa ệu qu ,

còn có gi ng viên (GV) vẫn còn sử dụng nhữn p ươn p p ng dạy truyền thống,

một chiều “t ầy làm mẫu, trò thực hiện” oặc sử dụng những bài tập với tần suất lặp

lại quá nhiều. Do đó, ây c o n ười học c m thấy n àm c n đối với môn học. Vì thế,

làm thế nào để nâng cao chất lư ng gi ng dạy và gây hứng thú cho sinh viên với môn

học GDTC hiện nay là vấn đề cấp bách của c c trườn ĐH, CĐ nó c un , trường

Đại học Thủ Dầu Một nói riêng hiện nay. Qua bài viết này chúng tôi muốn trao đổi và

đề xuất một số gi i pháp nh m nâng cao hiệu qu gi ng dạy thực hành môn GDTC

học ở trườn Đại học Thủ dầu Một.

pdf6 trang | Chia sẻ: Thục Anh | Ngày: 14/05/2022 | Lượt xem: 385 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả giờ học thực hành môn Giáo dục thể chất ở trường Đại học Thủ Dầu Một hiện nay, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
15 GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ GIỜ HỌC THỰC HÀNH MÔN GIÁO DỤC THỂ CHẤT Ở TRƢỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT HIỆN NAY ThS. Trịnh Phước Thành Tóm Tắt: Giáo dục thể chất (GDTC) tron c c trườn Đại học, Cao đẳn (ĐH, CĐ) đón va trò rất quan trọng trong việc giáo dục con n ười phát triển toàn diện về các mặt: Đức, trí, thể, mỹ. Mặc khác, GDTC còn góp phần tích cực cho việc chuẩn bị nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp xây dựng và b o vệ tổ quốc, là mô trường thuận l i và giàu tiềm năn để phát hiện và bồ dưỡng nhân tài thể t ao c o đất nước. Thế n ưn tron thực tế việc g ng dạy các môn học GDTC hiện nay vẫn c ưa ệu qu , còn có gi ng viên (GV) vẫn còn sử dụng nhữn p ươn p p ng dạy truyền thống, một chiều “t ầy làm mẫu, trò thực hiện” oặc sử dụng những bài tập với tần suất lặp lại quá nhiều. Do đó, ây c o n ười học c m thấy n àm c n đối với môn học. Vì thế, làm thế nào để nâng cao chất lư ng gi ng dạy và gây hứng thú cho sinh viên với môn học GDTC hiện nay là vấn đề cấp bách của c c trườn ĐH, CĐ nó c un , trường Đại học Thủ Dầu Một nói riêng hiện nay. Qua bài viết này chúng tôi muốn trao đổi và đề xuất một số gi i pháp nh m nâng cao hiệu qu gi ng dạy thực hành môn GDTC học ở trườn Đại học Thủ dầu Một. Từ khóa: Thực trạng; giáo dục thể chất;gi i pháp; giờ thực hành 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Mục đích của GDTC trong các trường ĐH, CĐ là góp phần thực hiện mục tiêu đào tạo đội ngủ cán bộ khoa học kỹ thuật, quản lý kinh tế và văn hóa xã hội, phát triển hài hòa, có thể chất cường tráng, đáp ứng yêu cầu chuyên môn, nghề nghiệp và có khả năng tiếp cận với cuộc sống lao động, sản xuấtcủa nền kinh tế thị trường. Chương trình GDTC trong các trường Đại học, Cao đẳng nhằm giải quyết các nhiệm vụ + Giáo dục đạo đức xã hội chủ nghĩa, rèn luyện tinh thần tập thể, ý thức kỷ luật, xây dựng niềm tin, lối sống tích cực lành mạnh, tinh thần tự giác học tập và rèn luyện thân thể, chuẩn bị sẵn sàng phục vụ sản xuất và bảo vệ tổ quốc. + Cung cấp cho sinh viên (SV) những lý luận cơ bản về nội dung và phương pháp tập luyện thể dục thể thao (TDTT), kỹ năng vận động và kỹ thuật cơ bản một số môn thể thao thích hợp, trên cơ sở đó, bồi dưỡng khả năng sử dụng các phương tiện để tự rèn luyên thân thể, tham gia tích cực vào tuyên truyền và tổ chức các hoạt động TDTT của nhà trường và xã hội. + Góp phần củng cố và duy trì sức khỏe của sinh viên, phát triền cơ thể cân đối, xây dựng thói quen lành mạnh và khắc phục những thói quen xấu nghiện rượu, hút thuốc, tệ nạn khác) rèn luyên thân thể đạt những tiêu chuẩn thể lực quy định cho từng đối tượng và năm học trên cơ sở tiêu chuẩn rèn luyện thân thể theo lứa tuổi. Theo điều 2 Nghị định số 11/2015/NĐ-CP ngày 31/01/2015 của Chính phủ “Quy định về GDTC và hoạt động thể thao trong nhà trường” môn GDTC là môn học bắt buộc, thuộc chương trình giáo dục của các cấp và chương trình đào tạo, nhằm trang bị cho học sinh, sinh viên các kiến thức kỹ năng vận động cơ bản, hình thành thói quen tập luyện TDTT để nâng cao sức khỏe, phát triển thể lực, tầm vóc, góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện. 16 Nhưng thực tế hiện nay môn học GDTC vẫn không ít trường coi là môn phụ. Chính vì vậy, sự quan tâm và đầu tư cơ sở vật chất cho môn học này chưa thật sự đầy đủ. Để đáp ứng cho các mục tiêu hiện nay, công tác GDTC trong các trường ĐH, CĐ còn gặp không ít rào cản, thể lực của nhiều sinh viên còn kém, trong khi ý thức rèn luyện TDTT chưa cao, nội dung môn học chưa hấp dẫn nên sinh viên không hứng thú, say mê môn học GDTC là điều khó tránh khỏi. Điều này phần nào lý giải thực trạng học “đối phó” của không ít sinh viên mỗi khi đến giờ học GDTC. 2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 2.1. Thực trạng công tác GDTC ở trƣờn Đại học Thủ Dầu M t hiện nay Hiên nay, việc cần thay đổi phương pháp giảng dạy môn học GDTC nhằm thu hút (SV) đối với môn học này đang là vấn đề lớn đặt ra cho các trường ĐH, CĐ không chuyên. Khi nghe đến học môn GDTC thì các SV đều tỏ ra thái độ không thích thú gì mấy nếu không muốn nói là thái độ thờ ơ, Thái độ đó có lỗi do một bộ phận không nhỏ giáo viên còn chậm đổi mới, chưa tích cực trong việc trao dồi chuyên môn. Thứ nhất, hiện nay GV dạy nhiều tiết trong buổi nên rất mệt mỏi nên thường để SV tự tập luyện với nhau hay giao bài tập cho SV tự tập. Thứ hai, các trường ĐH, CĐ xây dựng chương trình môn học GDTC theo các học phần tự chọn, xây dựng theo sở thích của SV. Cho nên có một số GV không chuyên về một học phần nào đó nhưng vẫn phải tham gia giảng dạy cho đủ giờ chuẩn, nên khi đứng lớp không biết khai thác hết các bài tập dẫn dắt, bài tập bổ trợ, bài tập thể lực hay chuyên môn chưa hợp lý và khoa học; sắp xếp nội dung và thời gian cho từng bài tập chưa phù hợp với tiến độ; chưa có kinh nghiệm giảng dạy về môn học đó; một số giảng viên còn cho SV tập lặp lại một giáo án nhiều lần dẫn đến buổi học thiếu hấp dẫn, thiếu sức thuyết phục, và không tạo ra được hứng thú cho SV. Hệ quả tất yếu kéo theo là chất lượng, hiệu quả công tác đào tạo, giảng dạy môn học yếu kém, thậm chí đôi khi còn phản tác dụng, tạo ra tâm lý ức chế, miễn cưỡng, gò ép cho người học. Thứ ba, công tác đánh giá môn học chưa là động cơ học tập, rèn luyện cho sinh viên vì thời gian ngắn không đủ để phát triển thể lực hay hình thành kỹ năng động tác. Nên mức độ yêu cầu không cao và nếu SV hoàn thiện tốt cũng không được đánh giá cao. Từ đó, nhiều người cho rằng môn GDTC là môn phụ, học cho có, học cho vui, GV cũng chẳng dạy gì nhiều, SV muốn học sao thì học. Xuất phát từ những quan điểm sai lầm này mà trong thực tế nhiều SV đã đến với môn học GDTC bằng một tâm lý “đối phó”, học cho qua, thậm chí đi học cho đầy đủ, không cần tập nhiều chắc GV cũng cho qua. Còn về bản chất vấn đề thì hầu như không hiểu hoăc không cần hiểu, niềm đam mê, hứng thú thì hầu như không có. Với những quan điểm và tâm lý xuất phát như vậy thì rõ ràng chất lượng, hiệu quả có lẽ là vấn đề đáng được báo động và cũng là một trong những nguyên nhân khiến nhiều SV có tâm lý chán nản môn học. Vậy đâu là nguyên nhân cơ bản dẫn đến những hạn chế trên. Trong bài viết này, chúng tôi xin đề cập đến những nguyên nhân được xem là cơ bản nhất, đó là: Thứ nhất, do đăc thù môn học GDTC vốn dĩ nó được coi là môn học phụ. Thứ hai, GV phải dạy các môn tự chọn không phải là môn chuyên sâu nên khiến cho buổi học khô khan và nhàm chán, nhiều bài tập được lặp lại nhiều lần, nhưng hiệu quả kỹ thuật động tác chưa cao, là nguyên nhân giảm hứng thú học tập. Thứ ba, cơ sở vật chất chưa tương ứng với quy mô của trường cho số môn TDTT và các môn được SV đam mê. Hiện tại ngoài đường chạy bê tông và các sân cầu lông thì 17 không có sân nào Như: bóng chuyền, bóng đá, bóng rổcho SV học tập và hoạt động ngoại khóa. Thứ tư, chương trình môn học gồm ba tín chỉ theo yêu cầu tối thiểu của chương trình đào tạo. Tuy nhiên, tỉ lệ số tín chỉ lý thuyết gấp hai tín chỉ thực hành (30;45) như vậy là quá ít cho sinh viên học 4 năm đại học. Thứ măm, tổ chức giảng dạy giờ học thực hành là 5 tiết liên tục gây khó khăn cho cả SV lẫn GV làm ảnh hưởng đến sức khỏe của SV và chất lượng giờ học nhất là môn điền kinh. Thứ sáu, việc đăng ký môn học thực hành GDTC tự chọn có không ít sinh viên (16/78 SV chiếm 20,5%) không đăng ký được buổi học có môn mình đam mê hay sở trường do bị trùng lịch học các môn khác nên đăng ký học thực hành tự chọn môn khác cho xong. Thứ b y, đánh giá môn học chỉ có hai mức đạt và không đạt dẫn đến yêu cầu môn học đưa ra không cao, nếu đạt thành tích tốt cũng không được đánh giá cao hơn được. Là một trong những nguyên nhân làm giảm đi hướng phấn đấu, thi đua và rèn luyện của SV. Thứ tám, Lãnh đạo trường rất quan tâm đến bộ môn GDTC, tuy nhiên chưa tham khảo nguyện vọng từ phía GV hay SV mà còn xuất phát từ cảm tính chủ quan. Nên chưa thật sự thiết thực đến nhu cầu và hiệu quả của môn học GDTC kể cả không cần học trong chương trình của bộ môn vẫn được công nhận. Thứ chín, đội ngũ GV GDTC của trường có trình độ năng lực cao (đạt trên chuẩn yêu cầu) và nhiều môn sở trường, có tuổi đời trung bình trẻ, nhiệt huyết. Tuy nhiên, chưa có môi trường, điều kiện phát huy năng lực của mình để cống hiến cho trường được tốt hơn. 2.2. M t số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác giảng dạy thực hành môn tự chọn GDTC ở trƣờn ĐH T ủ Dầu M t hiện nay. Để nâng cao hiệu quả giảng dạy học phần GDTC ở trường ĐH Thủ Dầu Một hiện nay hiện nay chúng tôi thường xét đến các yếu tố sau: Một là, đối vơi người dạy phải tạo được động cơ tự học và hứng thú cho người học. Động cơ tự học được hiểu là tự giác, chủ động trong học tập nhằm vươn lên nắm bắt tri thức. Tự học không chỉ đơn thuần là tiếp nhận kiến thức của thầy mà là còn học hỏi từ bạn bè, tìm tòi nghiên cứu sách vở hay học hỏi, quan sát thực tế. Nguồn gốc học tập bên trong của động cơ như: hứng thú, ý chí, chú ý, nhu cầu trong đó quan trong nhất là nhu cầu của con người. Nhu cầu gặp được đối tượng có điều kiện thực hiện sẽ trở thành động cơ. Đối tượng của hoạt động học là những tri thức, kỹ năng, kỹ xảo. Đối tượng này tồn tại bên ngoài chủ thể, nó có ý nghĩa đối với chủ thể, làm nãy sinh chủ thể nhu cầu chiếm lĩnh nó. Khi nhu cầu chiếm lĩnh đối tượng được chủ thể ý thức sẽ trở thành động cơ thúc đẩy, định hướng, duy trì hoạt động học tập. Như vậy, động cơ gắn liền với nhu cầu, mong muốn cá nhân. Nói cách khác, nhu cầu mong muốn chính là yếu tố bên trong quan trọng hình thành nên động cơ của chủ thể. Cho nên, cần tổ chức các môn học thực hành GDTC theo năng lực, sở trường của giảng viên. Nhờ vậy chất lượng giờ học sẽ được nâng cao. GV tiếp tục học tập, tự nghiên cứu để nâng cao trình độ chuyên môn. Cải tiến phương pháp giảng dạy, đổi 18 mới cách đánh giá hướng đến khuyến khích tinh thần tự học, chăm chỉ và sự tiến bộ về thể chất hay kỹ năng vận động của SV. Hai là, đối với người học - Tham gia tích cực trong học tập và tập luyện để đạt mục tiêu đề ra ban đầu. - Tự giác tập luyện để nâng cao sức khỏe, thể lực và thỏa mãn nhu cầu vận động. - Tích cực tham gia các hoạt động, các câu lạc bộ TDTT trong và ngoài nhà trường (nếu có). Ba là, công tác quản lý và cơ sở vật chất - Có kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ hàng năm cho GV. - Bộ môn tổ chức các lớp tập huấn chuyên đề thường xuyên để GV cập nhật, trao đổi và hoàn thiện bản thân. - Tham mưu với lãnh đạo và đề xuất tăng giờ học thực hành giảm giờ lý thuyết để SV có cơ hội rèn luyện thân thể, tránh xa tệ nạn xã hội. Vì môi trường tập luyện thể thao là cơ hội tốt nhất để giáo dục và hình thành nhân cách cho SV. - Đảm bảo cơ sở vật chất đầy đủ cho việc dạy và học môn GDTC. Đây là yếu tố quan trọng đóng vai trò mang lại hiệu quả môn học. Cơ sở vật chất không đầy đủ, vừa gây chán trong việc dạy và học đồng thời dễ gây ra những chấn thương cho người học. Nhà trường cần phải xây dựng sân tập đúng theo tiêu chuẩn tối thiểu của Bộ GDĐT quy định. Ngoài ra, phải đảm bảo việc mua sắm trang thiết bị dụng cụ phục vụ cho giảng dạy và tập luyện đủ về lượng và chất. Nhà trường cũng cần quan tâm đến kế hoạch, kinh phí dùng để phát triền phong trào TDTT trong nhà trường. Xây dựng thêm các sân như bóng chuyền, bóng rỗ, hồ bơi để phục vụ học tập và sân chơi cho SV yêu thích tập luyện TDTT ngoại khóa. Bốn là, nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền về các hoạt động TDTT. Nâng cao chất lượng giờ học lý thuyết, nhằm nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò, ý nghĩa, tác dụng của việc học GDTC và tham gia các hoạt động TDTT trong việc đào tạo, phát triển con người toàn diện. Từ đó hình thành lối sống lành mạnh, tham gia tập luyện thường xuyên nâng cao sức khỏe. Phối hợp với các phòng, ban, các tổ chức như: Phòng Đào tạo, Đoàn Thanh niên, Công tác SVtổ chức các phong trào TDTT và tuyên truyền nâng cao nhận thức cho SV về vai trò, ý nghĩa, tác dụng của hoạt động TDTT đối với sức khỏe con người. Tuyên truyền về trách nhiệm của thế hệ trẻ phải tăng cường thể chất, phát triển kỹ năng vận động cơ bản, góp phần hình thành nhân cách, phẩm chất đạo đức, ý chí và xây dựng được nếp sống văn minh, lành mạnh. Tổ chức, phát động các cuộc thi “ Học tập và rèn luyện thân thể theo tấm gương Hồ Chí Minh” Khuyến khích điểm rèn luyện khi tham gia các phong trào TDTT do trường phát động. Năm là, nâng cao hơn nữa vai trò lãnh đạo của Nhà trường và các đơn vị. Sự quan tâm, giúp đỡ của Đảng ủy, Ban Giám hiệu nhà trường tạo điều kiện cho Đoàn Thanh niên , Hội SV, Phòng Công tác SV, tổ chức các sân chơi TDTT cho SV ; đầu tư trang thiết bị, dụng cụ, mở rộng, sửa chữa, xây dựng thêm các sân thể thao theo sở thích của SV. Đây là yếu tố quan trọng đóng vai trò mang lại hiệu quả môn học. Ngoài ra, Nhà trường cũng cần quan tâm đến kế hoạch kinh phí dùng để phát triển phong trào TDTT trong nhà trường. Sáu là, Xã hội hóa các hoạt động TDTT Thành lập các Câu lạc bộ (CLB) TDTT phong phú theo sở thích và phù hợp với điều kiện cơ sở vật chất của Nhà trường. Các hoạt động này hoạt động dưới sự hướng dẫn của GV GDTC phối hợp với Đoàn Thanh niên theo định kỳ và theo quy chế của 19 CLB. Qua đó lôi cuốn SV vào hoạt động các môn TDTT yêu thích. Thúc đẩy phong trào TDTT nhà trường ngày càng phát triển lớn mạnh. Thông qua các hoạt động TDTT thu hút được đông đảo các SV tham gia tập luyện và thi đấu các giải thể thao, đồng thời tuyển chọn được những vận động viên có năng khiếu làm nồng cốt cho các đội tuyển thể thao của trường. Cần có chính sách khen thưởng kịp thời các cá nhân, tập thể có thành tích đóng góp cho phong trào TDTT của Nhà trường. Tăng cường tổ chức giao lưu với các đơn vị khác ngoài trường. B y là, Khảo sát số lượng SV đăng ký môn tự chọn làm cơ sở mở số lượng lớp tương ứng. Khi tổ chức học lý thuyết nên khảo sát, thống kê số lượng SV đăng ký môn thực hành tự chọn, là cơ sở để mở số lớp phù hợp (tránh trường hơp SV chọn được môn yêu thích nhưng số lượng đã đủ nên lớp đóng không đăng ký được). Môn nào được đăng ký số lượng lớn sẽ ưu tiên sắp xếp số lớp, số buổi nhiều hơn để SV có thuận lợi hơn khi đăng ký. Nhờ vậy SV có được cơ hội chọn đúng môn mình chọn, khi đó SV sẽ cảm thấy hứng thú với việc học và tự tập ngoại khóa. Tám là, Tham mưu với lãnh đạo xây dựng lại chương trình hiện tại nên giảm một tín chỉ lý thuyết và tăng một tín chỉ thực hành thành 3(1; 2) nhăm giúp cho SV được tập luyện nhiều hơn, đáp ứng được mục tiêu môn học GDTC là tăng cường thể chất, hình thành kỹ năng vận động và rèn luyện nhân cách con người mới đáp ứng với yêu cầu xã hội. Chín là, Tổ chức giảng dạy các môn tự chọn Hiện nay việc giảng dạy các môn tự chọn là học 5 tiết liên tục trong buổi là chưa hợp lý và phản khoa học (nếu không nói đến nguyên tắc và quy định môn học của ngành). Với số tiết được xếp như vậy sẽ dẫn đến tình trạng GV không giảng dạy hết nội dung (vì nếu thực hiện đủ thì sức khỏe của SV không đảm bảo dẫn đến xảy ra chấn thương), về SV không có khả năng để tiếp thu bài học do mệt mỏi, giảm hứng thú học tập, học để đối phó (nhất là ở môn điền kinh). Mười là, đánh giá môn học Ở trường ĐH Thủ Dầu Một việc đánh giá môn học GDTC nên đánh giá theo 5 loại để đánh giá, phân loại thích hợp nhằm ghi nhận, khuyến khích sự nổ lực cố gắng của SV. Qua đó kích thích tinh thần thi đua, phấn đấu để hoàn thiện thể lực, nâng cao sức khỏe, đạt được mục tiêu môn học, cách đánh giá này dẫn đến: - Đối với GV không đưa cao yêu cầu môn học để đa số SV có điều kiện đạt môn học. Vì trong thời gian ngắn phần lớn SV yếu hay không chọn được môn sở trường thì dù cố gắng cũng không thể tăng cường thể lực cũng như hình thành kỹ năng vận động trong thời gian ngắn là 9 tuần. - Đối với SV chọn đúng môn yêu thích có năng lực tốt cũng không có nhu cầu tập luyện với yêu cầu cao hơn, vì có kết quả rất tốt cũng không được đánh giá cao hơn. Nếu công nhận cho SV học từ các CLB TDTT ngoài trường thì Bộ môn Tham mưu xây dựng cách kiểm tra, đánh giá, công nhận kết quả học tại các CLB ngoài trường. Tránh trường hợp gian lận “mua” giấy chứng nhận. Gây tâm lý không tốt trong sinh viên và ảnh hưởng đến uy tín chung của toàn trường. 3. KẾT LUẬN Như vậy, vấn đề là làm thế nào để công tác GDTC ở trường ĐH Thủ Dầu Một hiện nay đạt được kết quả cao hơn vẫn đang là vấn đề nhức nhói, trăn trở của đội ngủ GV Bộ môn GDTC. Thông qua tham luận này, nhằm trao đổi thông tin về các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác giảng dạy và học tập môn học GDTC ở trường ĐH Thủ Dầu Một cần có nhiều giải pháp và phải có sự phối hơp hài hòa giữa các giải pháp thì 20 các công tác giảng dạy và chất lượng môn học GDTC mới được tốt hơn. Đây cũng là một trong những nhiệm vụ xã hội hóa giáo dục mà Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm, tạo ra sân chơi lành mạnh cho SV, làm giảm đi các tệ nạn xã hội. Từ đó nâng cao được vì thế của các Nhà trường trong hệ thống Giáo dục đào tạo. Với hy vọng thông qua bài tham luận này, chúng tôi sẽ đóng góp được một phần kinh nghiệm nhỏ bé vào việc nâng cao chất lượng giảng dạy môn học này. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ Giáo dục và đào tạo, Thông tư số 25/2015 ngày 14/10/2015, Quy định về c ươn trìn môn ọc Giáo dục thể chất thuộc c c c ươn trìn đào tạo trìn độ đại học. 2. Nguyễn Ngọc Bích (1998), Tâm lý học nhân cách, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 3. Nguyễn Đăng Chiêu (2007), Thực trang và gi i pháp nâng cao chất lư ng giáo dục thể chất cho sinh viên ở một số trườn đại học ở TP. Hồ Chí Minh, đề tài khoa học công nghệ cấp Bộ. 4. Nguyễn Thị Duyên (2015), Độn cơ ọc tập một số môn học thực hành của học v ên trường Trung cấp C n s t vũ tran , Nxb ĐHQG, Hà Nội. 5. Nguyễn Gắng (2000), Nghiên cứu xây dựng mô hình câu lạc bộ TDTT hoàn thiện c c trườn đại học và chuyên nghiệp TP Huế. Luận văn thạc sỹ giáo dục học, trường ĐH TDTT Bắc Ninh. 6. Nguyễn Hữu Vũ (2016), Ứng dụng một số gi i pháp nâng cao chất lư ng giáo dục thể chất c o s n v ên Trườn Đại học tư t ục Hoa Sen Thành phố Hồ Chí Minh, Luận án tiến sỹ khoa học giáo dục.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfgiai_phap_nang_cao_hieu_qua_gio_hoc_thuc_hanh_mon_giao_duc_t.pdf
Tài liệu liên quan