Giải pháp nâng cao hiệu quả dạy tiếng M’nông tại Trung tâm Giáo dục Thường xuyên - Ngoại ngữ, Tin học tỉnh Đắk Nông

Dạy tiếng M’nông là một nhiệm vụ quan trọng của Trung tâm

Giáo dục thường xuyên - Ngoại ngữ, Tin học tỉnh Đắk Nông.

Thông qua bài viết, nhóm tác giả trình bày thực trạng dạy tiếng

M’nông tại Trung tâm Giáo dục thường xuyên - Ngoại ngữ, Tin

học tỉnh Đắk Nông. Đồng thời, đề xuất một số giải pháp nâng

cao hiệu quả dạy tiếng M’nông cho cán bộ công chức, viên chức

của tỉnh, góp phần quan trọng trong nâng cao chất lượng đội

ngũ, giúp họ thực hiện thành công nhiệm vụ được giao.

pdf6 trang | Chia sẻ: Thục Anh | Ngày: 16/05/2022 | Lượt xem: 352 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả dạy tiếng M’nông tại Trung tâm Giáo dục Thường xuyên - Ngoại ngữ, Tin học tỉnh Đắk Nông, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TẠP CHÍ KHOA HỌC QUẢN LÝ GIÁO DỤC SỐ 03(27), THÁNG 9 – 2020 92 GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ DẠY TIẾNG M’NÔNG TẠI TRUNG TÂM GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN - NGOẠI NGỮ, TIN HỌC TỈNH ĐẮK NÔNG SOLUTIONS TO IMPROVE M’NONG LANGUAGE EFFICIENCY AT CONTINUING EDUCATION CENTER - FOREIGN LANGUAGE AND INFORMATION TECHNOLOGY IN DAK NONG PROVINCE LÊ ĐỨC ÁNH(*), NGUYỄN THỊ THU, PHAN THỊ THÚY (*)Trung tâm GDTX - Ngoại ngữ, Tin học tỉnh Đăk Nông, leducanh90@gmail.com THÔNG TIN TÓM TẮT Ngày nhận: 17/9/2020 Ngày nhận lại: 21/9/2020 Duyệt đăng: 25/9/2020 Mã số: TCKH-S03T9-B33-2020 ISSN: 2354 – 0788 Dạy tiếng M’nông là một nhiệm vụ quan trọng của Trung tâm Giáo dục thường xuyên - Ngoại ngữ, Tin học tỉnh Đắk Nông. Thông qua bài viết, nhóm tác giả trình bày thực trạng dạy tiếng M’nông tại Trung tâm Giáo dục thường xuyên - Ngoại ngữ, Tin học tỉnh Đắk Nông. Đồng thời, đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả dạy tiếng M’nông cho cán bộ công chức, viên chức của tỉnh, góp phần quan trọng trong nâng cao chất lượng đội ngũ, giúp họ thực hiện thành công nhiệm vụ được giao. Từ khóa: Dạy tiếng M’nông; Trung tâm Giáo dục thường xuyên - Ngoại ngữ, Tin học tỉnh Đăk Nông; phát triển ngôn ngữ M’nông. Key words: Solution; M’nong language; continuing education center - foreign language and information technology in Dak Nong province. ABSTRACTS Teaching M’nong language is an important activity at the continuing education center - foreign language and information technology in Dak Nong province. Through the article, the author presents a number of solutions to improve the effectiveness of teaching M’nong language for civil servants and officials to overcome the language barrier in communication, study and work; used to propagate and mobilize M’nong people to implement the guidelines and legal policies of the Party and the State; at the same time, raising the awareness of preserving and promoting the good traditional cultural values of the M’nong people contributes to building the spirit of great national unity. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Tiếng nói, chữ viết là một trong những đặc trưng văn hóa vô cùng quan trọng của mỗi dân tộc. Nó là phương tiện giao tiếp, giao lưu, ghi lại lịch sử quá trình hình thành, phát triển của dân tộc đó, từ thế hệ này sang thế hệ khác. Tiếng nói và chữ viết là phương tiện để bảo tồn, phát huy, phát triển vốn văn hóa truyền thống của dân tộc. Nó là yếu tố văn hóa đặc trưng để phân biệt dân tộc này với dân tộc khác. Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm và thực hiện chính sách nhất quán về xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên LÊ ĐỨC ÁNH – NGUYỄN THỊ THU – PHAN THỊ THÚY 93 tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, đặc biệt là đồng bào các dân tộc Tây Nguyên. Quyết định số 124/QĐ- TTg, ngày 16/01/2014 của Thủ tướng chính phủ về việc phê duyệt đề án tiếp tục củng cố, kiện toàn chính quyền cơ sở vùng Tây Nguyên 2014-2020 đã khẳng định nhiệm vụ bảo tồn tiếng nói chữ viết các dân tộc thiểu số là một nhiệm vụ thường xuyên và quan trọng của các cấp, các ngành ở mỗi địa phương (Chính phủ, 2014). Đắk Nông là tỉnh thuộc vùng Tây Nguyên, được thành lập vào ngày 01/01/2004 theo Nghị quyết số 22/2003/QH11 ban hành ngày 26/11/2003 của Quốc hội trên cơ sở chia tách tỉnh Đắk Lắk thành hai tỉnh Đắk Lắk và Đắk Nông. Theo thống kê của Tổng cục thống kê Việt Nam, tính đến ngày 01/4/2009, toàn tỉnh Đắk Nông có 40 dân tộc. Trong đó, đông nhất là người Kinh với 332.431 người, xếp thứ 2 là người M’nông với 39.964 người, vị trí thứ 3 là người Nùng với 27.333 người, người Mông ở vị trí thứ 4 với 21.952 người, cùng với các dân tộc khác như người Tày với 20.475 người, người Dao có 13.932 người, người Thái có 10.311 người, người Mạ có 6.456 người, Ê Đê có 5.271 người, người Hoa có 4.686 người, người Mường có 4.070 người,... cùng một số dân tộc ít người khác. Điều đó cho thấy số lượng người M’nông chiếm số dân đông nhất trong số các dân tộc thiểu số đồng thời là người bản địa tại Đắk Nông (wikipedia.com/daknong). Chính vì vậy, việc tổ chức, nghiên cứu và dạy tiếng nói, chữ viết M’nông được các cấp, các ngành quan tâm từ nhiều năm nay, nhằm khắc phục tình trạng bất đồng ngôn ngữ trong giao tiếp, học tập công tác và nghiên cứu; Sử dụng để tuyên truyền và vận động người M’nông thực hiện chủ trương, chính sách pháp luật của Đảng, Nhà nước và phát truyển kinh tế vùng theo xu hướng hội nhập; Đồng thời, nâng cao ý thức bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của đồng bào M’nông góp phần xây dựng tinh thần đại đoàn kết dân tộc. Một trong những giải pháp đó là tổ chức dạy học tại Trung tâm Giáo dục thường xuyên - Ngoại ngữ, Tin học tỉnh và Trung tâm học tập cộng đồng. Tuy nhiên, đội ngũ giáo viên dạy tiếng M’nông còn hạn chế, nhận thức của người học về việc học tiếng dân tộc chưa cao, còn học đối phó để hoàn thiện bằng cấp, Tài liệu học tập, sách giáo khoa còn khó khăn. Những vấn đề trên dẫn đến việc tổ chức dạy tiếng M’nông tại Trung tâm Giáo dục thường xuyên - Ngoại ngữ, Tin học tỉnh Đắk Nông còn nhiều hạn chế. Việc đưa ra các giải pháp khoa học nhằm nâng cao hiệu quả dạy học tiếng M’nông cho cán bộ, công chức, viên chức là một việc làm hết sức cần thiết. 2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC GIẢNG DẠY TIẾNG M’NÔNG TẠI TRUNG TÂM GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN - NGOẠI NGỮ, TIN HỌC TỈNH ĐẮK NÔNG Thực hiện Quyết định số 01/2007, ngày 02/01/2007 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về Quy chế tổ chức và hoạt động của Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh, Trung tâm đã tổ chức dạy tiếng dân tộc thiểu số tại địa phương, các lớp dạy tiếng M’nông tại đơn vị, đã thu hút đông đảo các cán bộ công chức, viên chức ở các cơ quan, ban ngành, đặc biệt cán bộ, công chức và những người hoạt động không chuyên trách cấp xã theo đề án 124 của Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Nông; Các chiến sĩ công an; cán bộ quản lý giáo dục, giáo viên các trường Phổ thông dân tộc nội trú, trường Mầm non, tiểu học có nhiều người M’nông theo học. Tuy nhiên, số lượng giáo viên dạy tiếng M’nông còn thiếu về số lượng và chất lượng, đến năm 2018, Trung tâm có 01 biên chế giáo viên. Trước đó, Trung tâm hợp đồng giáo viên ngoài để giảng dạy và mời giáo viên người dân tộc M’nông thỉnh giảng. Trình độ chuyên môn nghiệp vụ sư phạm còn hạn chế do phần lớn giáo viên không được đào tạo chính quy. Phương pháp dạy học chủ yếu là phương pháp dạy học truyền thống: thầy giảng, trò nghe, học trong giáo trình; chưa cung cấp cho học viên phương pháp tự học, tự đánh giá kết quả học tập, rèn TẠP CHÍ KHOA HỌC QUẢN LÝ GIÁO DỤC SỐ 03(27), THÁNG 9 – 2020 94 luyện các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết. Việc rèn luyện kỹ năng giao tiếp qua các hoạt động tham quan, nghiên cứu thực tế không được tổ chức ở tất cả các khóa học do kinh phí hạn chế, chỉ tổ chức được một số lớp theo đề án 124. Cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho việc đào tạo tiếng M’nông như sách giáo khoa, tài liệu, tư liệu, báo khoa học hỗ trợ chưa đáp ứng được so với nhu cầu việc dạy và học. Bên cạnh đó, học viên theo học chủ yếu là vừa làm vừa học, công việc chuyên môn nhiều, nên không thể tham gia đầy đủ các buổi học. Một bộ phận cán bộ công chức học xong tiếng M’nông nhưng không có điều kiện áp dụng thường xuyên nên không phát huy được tác dụng. Một số bộ phận học viên có động cơ học tiếng M’nông chưa đúng đắn như nhằm mục tiêu chuẩn hóa, miễn giảm trong thi nâng ngạch công chức, bổ nhiệm nên thường chú trọng bằng cấp, ít quan tâm đến chất lượng và quy chế học tập. Từ năm 2017 đến nay, Trung tâm đã tổ chức được 10 khóa bồi dưỡng tiếng M’nông, cấp chứng chỉ cho 1.568 lượt người. Cụ thể, năm 2017, Trung tâm tổ chức bồi dưỡng 4 khóa, cấp chứng chỉ cho 671 học viên; Năm 2018, tổ chức bồi dưỡng 1 khóa, cấp chứng chỉ cho 39 học viên; Năm 2019, tổ chức bồi dưỡng 3 khóa, cấp chứng chỉ cho 542 học viên; Năm 2020, tổ chức bồi dưỡng 2 khóa, cấp chứng chỉ cho 316 học viên. Hiện tại, còn số lượng gần 200 học viên đăng ký khóa bồi dưỡng này, tuy nhiên, do thực hiện giãn cách để phòng chống dịch Covid-19 nên việc học tập đang bị gián đoạn (Trung tâm Giáo dục thường xuyên - Ngoại ngữ, Tin học tỉnh Đăk Nông, 2020). Nhu cầu học tiếng M’nông của cán bộ, công chức, viên chức đang có xu hướng tăng lên. Tuy nhiên, trong tình hình khó khăn về thời tiết, đường xá đi lại khó khăn, cùng những diễn biến phức tạp của dịch Covid- 19 và dịch bạch hầu, việc đưa ra các giải pháp để cán bộ công chức, viên chức vẫn có thể hoàn thành nhiệm vụ chuyên môn, vừa tham gia học tiếng M’nông để phục vụ công tác là việc hết sức quan trọng và cần thiết. 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ DẠY TIẾNG M’NÔNG TẠI TRUNG TÂM GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN - NGOẠI NGỮ, TIN HỌC TỈNH ĐẮK NÔNG 3.1. Tăng cường công tác tuyên truyền, đổi mới nhận thức của người học Mục đích của giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của toàn xã hội về công tác bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa của người M’nông. Đặc biệt là tiếng nói và chữ viết. Đổi mới, nâng cao nhận thức về phát triển giáo dục tiếng M’nông cho cán bộ và người dân, đồng thời thấy rõ mục đích của việc dạy học tiếng M’nông là nâng cao dân trí, bảo tồn phát triển văn hóa dân tộc và phát triển kinh tế vùng để hội nhập, chứ không phải là để biết. Tuyên truyền, mở rộng và đa dạng hóa loại hình dạy tiếng M’nông tại đơn vị. Trung tâm cần xây dựng kế hoạch tăng cường các nội dung giáo dục, tuyên truyền thông tin làm chuyển biến mạnh mẽ nhận thức của người học; Phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống Đảng, đoàn thể, các phòng, tổ chuyên môn trong công tác tuyên truyền và lan tỏa thông tin đến người học. Thực hiện đồng bộ và hiệu quả các biện pháp như tổ chức hội thảo, tuyên truyền trong các dịp lễ khai giảng, bế giảng khóa học, các buổi làm việc giữa lãnh đạo Trung tâm, giáo viên phụ trách lớp với học viên. Đăng tải các văn bản, thông tư, quyết định của Chính phủ, Ủy ban nhân dân tỉnh và Sở Nội vụ tỉnh trên website, facebook, zalo, vnptioffice.vn, gmail,... cùng thông báo tuyển sinh để người học nắm được và tin tưởng vào việc học tiếng M’nông. Bên cạnh đó, cần thường xuyên khai thác các phương tiện thông tin đại chúng từ tỉnh đến cơ sở để tuyên truyền sâu rộng trong nhân dân. Để thực hiện được điều này, cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các Trung tâm Giáo dục thường xuyên - Ngoại ngữ, Tin học tỉnh với các Sở/Ban ngành, đặc biệt là Sở Nội vụ trong việc LÊ ĐỨC ÁNH – NGUYỄN THỊ THU – PHAN THỊ THÚY 95 thực hiện đề án 124, các trường nội trú và các đơn vị giáo dục có sử dụng tiếng M’nông trên địa bàn tỉnh Đắk Nông. 3.2. Đổi mới nội dung, chương trình, phương pháp và đa dạng hình thức tổ chức lớp học Mục đích của giải pháp này nhằm tạo tâm thế học tập cho người học, giúp học viên ý thức được nhiệm vụ học tập, hứng thú với học bài mới. Chủ động học tập và lĩnh hội kiến thức, ứng dụng trong thực tế công việc tại đơn vị, có thể giao tiếp và trao đổi công việc với người bản địa. Đồng thời tạo điều kiện thuận lợi nhất cho người học trong quá trình tham gia đào tạo, bồi dưỡng. Giáo viên cần vận dụng tốt các phương pháp dạy học phát huy tính tích cực, chủ động của người học, tập trung vận dụng những phương pháp đặc trưng của môn học như thực hành giao tiếp, đóng vai, rèn luyện theo mẫu, phân tích ngôn ngữ, thảo luận, đặt câu hỏi và giải quyết các vấn đề trong dạy học, Phối hợp linh hoạt những phương pháp trên sẽ phát huy được hết khả năng của người học trong mỗi bài học từ đó tạo cho người học niềm hứng thú trong học tập. Đa dạng hình thức học tập: Với tổng số 435 tiết, thời lượng học trong 6 tháng, học viên có thể lựa chọn các hình thức học như sau: Thứ nhất, học tập trung trên lớp (có thể học buổi tối từ thứ 2 đến thứ 6 hoặc các buổi sáng, chiều, tối thứ 7 và chủ nhật), đây là hình thức phổ biến nhất. Học viên có thể giao tiếp trực tiếp với giáo viên về các vấn đề học tập. Tuy nhiên, thời lượng học tập có hạn nên giáo viên cần tạo không khí sinh động, hiệu quả và để người học làm quen với việc tự học, phát huy tốt khả năng của mỗi cá nhân. Trong khi giảng dạy, cần giúp học viên nắm chắc phương ngữ từng bài. Thứ hai, tổ chức hình thức học trực tuyến qua các phần mềm miễn phí như: TranS; TeamLink; Google Classroom; Microsoft Teams; Facebook Workplace; Skype; Zoom. Hình thức này thu hút được đông đảo học viên. Đặc biệt là những học viên ở xa, việc đi lại gặp nhiều khó khăn và tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp như hiện nay thì hình thức này là lựa chọn của nhiều học viên. Các học viên có thể tham gia học theo đúng tiến độ, không bị gián đoạn việc học tập do giãn cách xã hội để phòng dịch. Hơn nữa, cả giáo viên và học viên có thể rèn luyện việc ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác giảng dạy, học tập. Trong quá trình học, giáo viên hướng dẫn học viên tự học bằng cách trang bị cho học viên các tài liệu cần thiết như: Tài liệu học tiếng M’nông do Y Thịnh chủ biên; Tài liệu ôn tập tiếng M’nông trên tap-tieng-mnong.htm; Tra từ điển tiếng Việt - M’nông trên vi_vi.html; Đồng thời tra cứu "Từ điển Việt - M'nông, M’nông - Việt trên điện thoại Android bằng cách vào mục Google Play chọn tìm kiếm Từ điển Việt-M'nông, M'nông-Việt rồi bấm cài đặt. Người học có thể tra cứu khoảng 13.000 từ. Ngoài ra, tùy theo điều kiện cụ thể, Trung tâm có thể phối hợp với Sở Nội vụ, Trường Dân tộc nội trú của tỉnh, và các bon, xã tại địa phương tổ chức cho học viên tham quan, đi thực tế gặp gỡ, giao lưu với người dân M’nông để nâng cao khả năng nghe, nói và phát âm. Trung tâm cần xây dựng kế hoạch dạy tiếng M’nông và phổ biến rộng rãi trên phương tiện thông tin đại chúng, đồng thời, trang bị tài liệu học tập cho học viên. Giáo viên giảng dạy cần căn cứ vào chương trình, nội dung bài học xây dựng kế hoạch giảng dạy và giáo án chi tiết cho từng bài học. Học viên học tập trung cần sắp xếp tham gia học đầy đủ, nghiên cứu tài liệu tự học, tự bồi dưỡng thêm. Học viên học trực tuyến cần có phương tiện học tập như máy tính, điện thoại, có cài đặt mạng internet. 3.3. Trang bị thêm cơ sở vật chất, thiết bị và tài liệu học tập Hàng năm, Trung tâm Giáo dục thường xuyên - Ngoại ngữ, Tin học tỉnh cần xây dựng kế hoạch đầu tư thêm cơ sở vật chất, trang thiết TẠP CHÍ KHOA HỌC QUẢN LÝ GIÁO DỤC SỐ 03(27), THÁNG 9 – 2020 96 bị trong các phòng học dạy tiếng M’nông. Phân công giáo viên giảng dạy tiếng M’nông biên soạn lại tài liệu giảng dạy phù hợp với tình hình thực tế và đối tượng người học tại địa phương. Lãnh đạo Trung tâm trình các cấp có thẩm quyền phê duyệt và triển khai thực hiện. Đây là một trong những nội dung cần được quan tâm và được xem là nhiệm vụ hàng năm tại đơn vị. Trung tâm cần chủ động xây dựng kế hoạch, huy động nguồn tài chính và nguồn lực vật chất một cách chủ động theo hướng dẫn của các văn bản pháp luật. 3.4. Thực hiện chế độ, chính sách tạo động lực làm việc cho giáo viên dạy tiếng M’nông Việc thực hiện chế độ chính sách nhằm tạo động lực sẽ làm đội ngũ giáo viên phấn khởi, tự giác học tập, bồi dưỡng, nâng cao chất lượng giảng dạy đáp ứng nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực cho địa phương. Trung tâm cần nghiên cứu chế độ lương, thực hiện đúng, đầy đủ và kịp thời chế độ chính sách cho giáo viên dạy tiếng M’nông. Xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng giáo viên nói chung và giáo viên dạy tiếng M’nông nói riêng. Tổ chức các hoạt động nghiên cứu khoa học, hội thảo, ngoại khóa về dạy học tiếng M’nông. Phân công cán bộ, giáo viên phụ trách tiếng M’nông nghiên cứu thực tế địa phương để thu thập tiếp thu những ý kiến góp ý, bổ sung đổi mới chương trình, tài liệu, phương pháp dạy học tại đơn vị. Tranh thủ các nguồn lực đào tạo, bồi dưỡng giáo viên. Đảm bảo tốt các quyền lợi vật chất của giáo viên để họ an tâm công tác, tham gia học tập, bồi dưỡng; Thực hiện cân đối hợp lý thu chi, học phí, chi phí liên kết đào tạo và các nguồn thu khác, lập quỹ phát triển sự nghiệp, trong đó có chi phí cho hoạt động đào tạo, bồi dưỡng giáo viên. Tạo bầu không khí phấn khởi, hưng phấn, đoàn kết, thân ái và ý thức trách nhiệm trong công tác. Trung tâm cần chủ động xây dựng kế hoạch, huy động nguồn tài chính và nguồn lực vật chất một cách chủ động theo hướng dẫn của các văn bản pháp luật. Đồng thời, đưa vào quy chế chi tiêu nội bộ và phổ biến công khai tới toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên tại đơn vị. 3.5. Tăng cường kiểm tra, đánh giá Việc tăng cường kiểm tra, đánh giá sẽ giúp cơ quan quản lý các cấp quản lý tốt việc tổ chức dạy và cấp chứng chỉ tiếng M’nông cho cán bộ công chức, viên chức. Tránh trường hợp cấp phát chứng chỉ tràn lan, người học không đảm bảo kiến thức để thực hiện công việc. Trung tâm cần xây dựng quy chế kiểm tra, đánh giá giáo viên định kỳ theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo phù hợp với thực tiễn giáo viên về trình độ chuyên môn, năng lực sư phạm, phẩm chất chính trị đạo đức, khả năng ứng dụng công nghệ thông tin trong đổi mới phương pháp giảng dạy, khả năng tự học, tự bồi dưỡng và nghiên cứu khoa học. Tổ chức kiểm tra, đánh giá thông qua phiếu điều tra, phiếu thăm dò hoặc trao đổi trực tiếp. Thu thập thông tin bằng nhiều hình thức, lập thống kê theo biểu mẫu để có đánh giá khách quan. Có hình thức khen thưởng, động viên khích lệ kịp thời nếu đánh giá là tốt và kiểm điểm, xử lý nếu việc thực hiện có sai phạm nhằm thúc đẩy hoạt động dạy học tiếng M’nông phát triển theo hướng tích cực, nề nếp, kỷ cương. Thể hiện trách nhiệm của các cấp quản lý đối với công tác dạy tiếng dân tộc thiểu số tại đơn vị. Quá trình kiểm tra, đánh giá phải đảm bảo tính công khai, khách quan, dân chủ, công bằng. Đảm bảo khơi dậy được ý thức trách nhiệm của tập thể và từng cá nhân, phát huy được nhiệt huyết và ý thức trách nhiệm của từng giáo viên. 4. KẾT LUẬN Việc tổ chức dạy tiếng M’nông tại Trung tâm Giáo dục thường xuyên - Ngoại ngữ, Tin học tỉnh Đắk Nông đã thực hiện đúng tinh thần chỉ đạo của Đảng, Chính phủ, các cấp, các ngành ở địa phương; đáp ứng nguyện vọng thiết tha của người M’nông, góp phần bảo tồn, phát huy những giá trị văn hóa tốt đẹp của tỉnh nhà và phát truyển kinh tế vùng theo xu hướng hội nhập. Trong chặng đường 10 năm qua, trên 2.000 cán bộ công chức, viên chức đã được cấp chứng chỉ LÊ ĐỨC ÁNH – NGUYỄN THỊ THU – PHAN THỊ THÚY 97 tiếng M’nông. Đa số các học viên được cấp chứng chỉ đạt được các yêu cầu cơ bản về kỹ năng nghe hiểu, đọc hiểu, nói đúng, viết đúng và có thể giao tiếp thông thường. Ngoài ra, học viên còn hiểu được văn hóa truyền thống và phong tục, tập quán của người M’nông. Tuy nhiên, còn một bộ phận học viên chưa nghe, nói thành thạo và còn một số khó khăn, hạn chế bất cập. Trong công tác đào tạo bồi dưỡng cần thực hiện đồng bộ các giải pháp trên kết hợp với việc thường xuyên sơ kết, tổng kết, xem xét, đánh giá, rút kinh nghiệm và phát huy những mặt đã làm được, hạn chế những khuyết điểm và vận dụng sáng tạo tại địa phương. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2007), Quyết định số 01/2007, ngày 02/01/2007 về Quy chế tổ chức và hoạt động của Trung tâm giáo dục thường xuyên. 2. Chính phủ (2014), Quyết định số 124/QĐ-TTg, ngày 16/01/2014 về việc Phê duyệt đề án tiếp tục củng cố, kiện toàn chính quyền cơ sở vùng Tây Nguyên 2014-2020. 3. Trung tâm Giáo dục thường xuyên - Ngoại ngữ, Tin học tỉnh Đăk Nông (2020), Báo cáo tổng kết giai đoạn 2015-2020, phương hướng nhiệm vụ giai đoạn 2020 - 2025, Gia Nghĩa, Đăk Nông. 4. te_chinh tri.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfgiai_phap_nang_cao_hieu_qua_day_tieng_mnong_tai_trung_tam_gi.pdf