Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam - Chi nhánh Thái Nguyên (gọi tắt là VIB Thái Nguyên) được
thành lập năm 2007 với hoạt động tín dụng là chủ yếu, khẳng định vai trò của hệ thống ngân hàng
là trung gian tài chính quan trọng nhất của nền kinh tế. Với mục tiêu phát triển bền vững nhất là
trong giai đoạn nền kinh tế hội nhập và đang trong tình trạng ảm đạm hiện nay. Việc tìm ra các
giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng thông qua nghiên cứu và đánh giá hoạt động kinh doanh và
phân tích chất lượng tín dụng của VIB Thái Nguyên sẽ đóng vai trò quan trọng trong hoạt động tín
dụng của ngân hàng nói riêng và hoạt động kinh doanh nói chung của ngân hàng thương mại.
7 trang |
Chia sẻ: Thục Anh | Ngày: 10/05/2022 | Lượt xem: 374 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại chi nhánh Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quốc tế Thái Nguyên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nguyễn Thu Nga và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 121(07): 191 - 197
191
GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TẠI CHI NHÁNH
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN QUỐC TẾ THÁI NGUYÊN
Nguyễn Thu Nga*, Trần Thị Thùy Linh, Đặng Trung Kiên
Trường Đại học Kinh tế & Quản trị kinh doanh - ĐH Thái Nguyên
TÓM TẮT
Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam - Chi nhánh Thái Nguyên (gọi tắt là VIB Thái Nguyên) được
thành lập năm 2007 với hoạt động tín dụng là chủ yếu, khẳng định vai trò của hệ thống ngân hàng
là trung gian tài chính quan trọng nhất của nền kinh tế. Với mục tiêu phát triển bền vững nhất là
trong giai đoạn nền kinh tế hội nhập và đang trong tình trạng ảm đạm hiện nay. Việc tìm ra các
giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng thông qua nghiên cứu và đánh giá hoạt động kinh doanh và
phân tích chất lượng tín dụng của VIB Thái Nguyên sẽ đóng vai trò quan trọng trong hoạt động tín
dụng của ngân hàng nói riêng và hoạt động kinh doanh nói chung của ngân hàng thương mại.
Từ khóa: chất lượng tín dụng, VIB Bank
ĐẶT VẤN ĐỀ
Hoạt động tín dụng của hệ thống Ngân hàng
thương mại Việt Nam nói chung và Ngân
hàng thương mại cổ phần quốc tế Việt Nam
nói riêng đang đứng trước những thời cơ cũng
như thách thức rất lớn trong quá trình hội
nhập quốc tế. Bên cạnh việc có một hệ thống
ngân hàng khá vững chắc từ Trung ương đến
cơ sở được xây dựng hàng chục năm nay, các
ngân hàng thương mại từng bước được tiếp
cận với các cộng nghệ hiện đại, kinh nghiệm
quản lý và kinh doanh tiên tiến, hệ thống luật
pháp và cơ chế chính sách ngày càng hoàn
thiện góp phần nâng cao hiệu quả tín dụng.
Tuy nhiên, trong hoạt động tín dụng, các ngân
hàng thương mại cũng đứng trước nhiều khó
khăn thách thức: chất lượng tín dụng còn
thấp, hệ quả là hiệu quả kinh doanh thấp, tình
trạng nợ xấu chiếm tỷ lệ cao và luôn là nguy
cơ tiềm ẩn của khủng hoảng và Chi nhánh
Ngân hàng TMCP Quốc tế Thái Nguyên cũng
không phải là trường hợp ngoại lệ. Trong bối
cảnh đó, vấn đề “Nâng cao chất lượng tín
dụng tại chi nhánh Ngân hàng Thương mại
cổ phần Quốc tế Thái Nguyên” có ý nghĩa
lý luận và thực tiễn cấp bách
THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG
TẠI NGÂN HÀNG TMCP QUỐC TẾ VIỆT
NAM - CHI NHÁNH THÁI NGUYÊN GIAI
ĐOẠN 2010 – 2012
Chỉ tiêu phản ánh quy mô cung cấp vốn tín
dụng của VIB chi nhánh Thái Nguyên
Qua bảng 1, có thể thấy: Cho vay trung, dài
hạn luôn chiếm tỷ trọng lớn, thường gấp
khoảng từ 1,5 tới xấp xỉ 2 lần so với cho vay
ngắn hạn. Mặc dù cho vay trung, dài hạn đem
lại lợi nhuận cao hơn, nhưng cũng tiềm ẩn
nhiều rủi ro hơn so với cho vay ngắn hạn.
Ngoài ra các khoản cho vay trung, dài thường
tạo ra dư nợ lớn, nên khi rủi ro xảy ra càng
gây tổn thất lớn hơn, đồng thời một lượng lớn
vốn của ngân hàng phải nằm quá lâu trong tay
của khách hàng vay vốn.
Bảng 1: Cơ cấu tín dụng theo thời gian tại VIB Thái Nguyên*
Đơn vị: Tỷ đồng
Chỉ tiêu
Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
Số tiền % Số tiền % Số tiền %
Tổng dư nợ bình quân 884,203 100 957,713 100 1.030,867 100
1.Cho vay ngắn hạn: 354,565 40,10 335,295 35,01 384,926 37,34
2.Cho vay trung, dài hạn: 529,638 59,9 622,418 64,99 645,941 62,66
(Nguồn: Báo cáo hoạt động tín dụng tại VIB Thái Nguyên giai đoạn 2010-2012)
* Tel: 0915 505626
Nguyễn Thu Nga và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 121(07): 191 - 197
192
Bảng 2: Tình hình dư nợ giai đoạn 2010 - 2012 phân theo nhóm khách hàng
Chỉ tiêu
ĐVT
Năm
2010
Năm
2011
Năm
2012
So sánh
2011/2010 2012/2011
+/- (%) +/- +/- (%) +/-
Tổng dư nợ Tỷ đồng 884,203 957,713 1.030,867 73,510 8 73,154 7
Doanh số cho vay DN Tỷ đồng 491,227 536,335 581,357 45,108 9,18 45,022 8,39
Tỷ trọng % 55,55 56,0 56,39
Doanh số cho vay CN Tỷ đồng 392,976 401,378 449,510 8,402 2,13 48,132 12
Tỷ trọng (%) % 44,45 44 43,61
(Nguồn: Báo cáo hoạt động tín dụng tại VIB Thái Nguyên giai đoạn 2010-2012)
Từ năm 2010 tới năm 2012, tỷ trọng cho vay
trung và dài hạn của VIB Thái Nguyên đã có
sự thay đổi, nhưng vẫn giữ tỷ trọng cao. Hoạt
động tín dụng của VIB Thái Nguyên được
đánh giá là phát triển cân đối hài hòa trong cơ
cấu danh mục theo kỳ hạn, khách hàng, theo
ngành và chú trọng quản trị rủi ro. VIB Thái
Nguyên đã sử dụng nguồn vốn ngắn hạn tài
trợ cho vay trung dài hạn. Từ đó cho thấy
VIB Thái Nguyên huy động nguồn vốn trung
dài hạn từ cá nhân và tổ chức kinh tế còn hạn
chế. VIB Thái Nguyên cần có chính sách huy
động phù hợp với tốc độ tăng trưởng tín dụng
và phù hợp với tốc độ tăng trưởng và phát
triển kinh tế của đất nước và thế giới.
Chỉ tiêu phản ánh quy mô cung cấp vốn tín
dụng của VIB Thái Nguyên cho nhóm
khách hàng, ngành và thành phần kinh tế
Từ bảng 2 cho ta thấy doanh số cho vay của
chi nhánh không ngừng tăng lên. Cụ thể vào
năm 2010 mức cho vay đối với các doanh
nghiệp trong tổng doanh số cho vay là
55,55% nhưng sang tới năm 2011 tăng lên
56,0% và tiếp tục cho tới năm 2012 là
56,39%. Nhận thấy tỷ trọng này không chênh
lệch nhiều so với Doanh số cho vay cá nhân.
Nếu nhìn vào con số tuyệt đối ta thấy sự tăng
trưởng tín dụng mạnh mẽ nhất vào năm 2011
với sự tăng lên của tổng doanh số cho vay là
73,510 tỷ đồng so với mức 73,154 tỷ đồng
năm 2012. Năm 2012 mức tăng này hạ do
chính sách thắt chặt tiền tệ và hạn chế tăng
trưởng tín dụng của NHNN mà con số cho
vay của chi nhánh ở mức 1.030,867 tỷ đồng
so với mức tăng của năm 2011 thì tốc độ tăng
trưởng giảm đi 1%. Tuy nhiên, nếu xét về
doanh số cho vay doanh nghiệp (DN) thì mức
tăng trưởng có vẻ đều đặn hơn năm 2010 là
491,227 tỷ đồng tăng lên 556,335 triệu đồng
vào năm 2011 và đến năm 2012 là 632,357
triệu đồng. Sự khác biệt này cho thấy VIB đã
thực hiện theo chỉ đạo của NHNN về việc mở
rộng cho vay doanh nghiệp sản xuất, thu hẹp
cho vay tiêu dùng bởi vậy mà tổng doanh số
cho vay có tốc độ tăng ít hơn trong khi doanh số
cho vay DN lại tăng nhiều hơn và ổn định hơn.
Chỉ tiêu thu nhập từ hoạt động tín dụng
của VIB Thái Nguyên
Hoạt động của một ngân hàng thương mại
được đánh giá là tốt và lành mạnh là thu nhập
từ hoạt động cho vay phải đóng vai trò chủ
đạo trong tổng thu nhập của ngân hàng.
Từ bảng 3, rút ra nhận xét là tỷ trọng của thu
nhập từ hoạt động tín dụng trên tổng thu nhập
của VIB Thái Nguyên luôn ổn định ở mức rất
cao, khoảng 86% mỗi năm. Tỷ lệ này ở mức
như vậy là tốt và hợp lý, vì ngoài hoạt động
tín dụng, VIB Thái Nguyên, nằm giữa trung
tâm thành phố Thái Nguyên, còn thực hiện
những hoạt động, dịch vụ ngân hàng khác của
một ngân hàng hiện đại, và những hoạt động
đó cũng đem lại nguồn thu nhập đáng kể cho
VIB Thái Nguyên. Điều này cũng thể hiện
việc đa dạng hoá đầu tư hay phân tán rủi ro
tốt của VIB Thái Nguyên.
Nguyễn Thu Nga và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 121(07): 191 - 197
193
Bảng 3: Tỷ lệ thu nhập từ hoạt động tín dụng tại VIB Thái Nguyên
Đơn vị: Tỷ đồng
Chỉ tiêu
Năm
2010
Năm
2011
Năm
2012
2011/2010 2012/2011
+/- (%)+/- +/- (%)+/-
Thu nhập trước thuế từ hoạt động
tín dụng
108,14 167,84 244,71 59,7 35,57 76,87 31,41
Tổng thu nhập trước thuế 138,32 205,41 287,2 67,09 32,66 81,79 28,48
Tỷ lệ thu nhập từ hoạt động tín
dụng(%)
84,78 85,84 87,76 1,06 1,23 1,92 2,19
(Nguồn: Báo cáo hoạt động tín dụng tại VIB Thái Nguyên các năm 2010 - 2012)
Bảng 4: Tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ tại VIB Thái Nguyên
Đơn vị: Tỷ đồng
Chỉ tiêu
Năm
2010
Năm
2011
Năm
2012
2011/2010 2012/2011
+/- (%)+/- +/- (%)+/-
Tổng dư nợ bình
quân
884,203 957,713 1.030,867 73,51 7,68 73,15 7,1
Tổng dư nợ quá
hạn bình quân
26,526 36,776 36,080 10,25 27,87 -0,696 -1,93
Tỷ lệ quá hạn trên
tổng dư nợ (%)
3 3,84 3,5 0,84 21,88 -0,34 -9,71
(Nguồn: Báo cáo hoạt động tín dụng tại VIB Thái Nguyên giai đoạn 2010-2012)
Chỉ tiêu nợ xấu
Các chỉ tiêu về nợ quá hạn là những chỉ tiêu
rất quan trọng và được sử dụng phổ biến nhất
khi người ta đánh giá rủi ro tín dụng cũng như
hiệu quả tín dụng tại ngân hàng thương mại.
Tỷ lệ nợ quá hạn cao hay thấp cho thấy quá
trình cho vay có tăng trưởng lành mạnh hay
không, bởi nếu doanh số cho vay cao hơn, dư
nợ tín dụng lớn hơn nhưng không thu hồi
được nợ thì không hiệu quả bằng việc cho vay
thấp hơn, dư nợ thấp hơn nhưng tỷ lệ nợ lành
mạnh lớn hơn, nợ quá hạn ở mức cho phép.
Qua bảng 4 ta thấy: tỷ lệ nợ quá hạn ngân
hàng dưới 4%, đây là tỷ lệ nợ quá hạn chấp
nhận được, vì là bất kỳ một ngân hàng thương
mại nào cũng phải chấp nhận nợ quá hạn, rủi
ro như là vấn đề tất yếu trong hoạt động tín
dụng của ngân hàng thương mại. Vấn đề mà
ngân hàng thương mại phải giải quyết không
phải là tìm cách nào để loại trừ hoàn toàn nợ
quá hạn, mà là khống chế tỷ lệ nợ quá hạn ở
một mức độ thấp nhất có thể.
Tuy nhiên, VIB Thái Nguyên vẫn cần phải có
những biện pháp để củng cố và nâng cao
những thành tích đã đạt được trong vấn đề về
nợ quá hạn này, để giảm thiểu nợ quá hạn,
cũng như tỷ lệ nợ quá hạn. Muốn vậy, một
trong những công việc đơn vị cần làm là tìm
hiểu sâu về đặc điểm của các khoản nợ đã trở
thành nợ quá hạn.
Đánh giá chung về chất lượng tín dụng tại
VIB Thái Nguyên giai đoạn 2010 - 2012
Ưu điểm
Về độ an toàn của hoạt động tín dụng, các chỉ
tiêu đã phân tích cho thấy độ an toàn tín dụng
tại VIB Thái Nguyên những năm vừa qua đã
dần được cải thiện, cụ thể là chỉ tiêu tỷ lệ nợ
quá hạn và chỉ tiêu tỷ lệ mất vốn khá thấp và
có giảm dần qua các nặm.
Về khả năng sinh lời, trong những năm
nghiên cứu, mức sinh lời vốn tín dụng của
VIB Thái Nguyên ở mức khả quan, thu nhập
từ hoạt động tín dụng chiếm tỷ trọng lớn
trong tổng thu nhập của đơn vị và ngày càng
tăng thêm cùng với sự tăng trưởng dư nợ.
Hoạt động tín dụng của VIB Thái Nguyên
ngày càng được mở rộng, thể hiện ở tốc độ
Nguyễn Thu Nga và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 121(07): 191 - 197
194
tăng trưởng tín dụng qua các năm, năm sau có
tốc độ tăng trưởng cao hơn năm trước.
Việc mở rộng tín dụng kết hợp với đa dạng
hoá các hình thức tín dụng, cùng với việc mở
rộng đối tượng cho vay đã tạo điều kiện cho
việc tiếp cận giữa vốn tín dụng ngân hàng với
doanh nghiệp được thuận lợi hơn.
Công tác thẩm định và tổ chức quản lý tín
dụng của VIB Thái Nguyên ngày càng được
hoàn thiện và nâng cao, góp phần giảm thiểu
và khống chế rủi ro tín dụng cũng như nâng
cao hiệu quả tín dụng tại đơn vị.
Hạn chế trong hoạt động tín dụng tại VIB
Thái Nguyên
Thứ nhất, tăng trưởng tín dụng của VIB chưa
phù hợp với khả năng huy động vốn qua các
năm. Công tác huy động nguồn vốn trung dài
hạn từ cá nhân và tổ chức kinh tế còn hạn chế
chưa đáp ứng đủ nhu cầu vốn vay trung và dài
hạn của khách hàng để đầu tư hoạt động kinh
doanh. Hoạt động tín dụng của VIB chủ yếu
dựa vào nguồn huy động ngắn hạn tài trợ cho
vay trung dài hạn.
Thứ hai, nợ xấu và tỷ lệ nợ xấu còn cao, điều
đó cho thấy hoạt động tín dụng tiềm ẩn nhiều
rủi ro, chất lượng tín dụng chưa cao.
Thứ ba, chất lượng nguồn nhân lực liên quan
đến hoạt động tín dung của ngân hàng còn có
nhiều thiếu sót cần được cải thiện.
Thứ tư, hệ số an toàn vốn (CAR) của VIB
chưa cao so với yêu cầu hội nhập quốc tế.
VIB cần nâng cao tiềm lực tài chính và uy tín
của mình trong nước và trên thế giới
Nguyên nhân những hạn chế
Chất lượng đội ngũ cán bộ tín dụng còn hạn chế
Yêu cầu đối với cán bộ tín dụng là phải hiểu
biết về lĩnh vực chuyên môn mà khách hàng
của mình đang hoạt động sản xuất kinh
doanh. Hiện nay tại VIB Thái Nguyên việc
phân công cán bộ tín dụng được dựa theo địa
bàn hoặc thành phần kinh tế. Với cách phân
công như vậy đã gây khó khăn cho cán bộ
tín dụng trong việc thu thập và xử lý thông
tin tín dụng.
Trình độ thẩm định của cán bộ tín dụng còn
chưa cao. Nhiều cán bộ thẩm định dự án mặc
dù đã được qua đào tạo nhưng trong chưa thích
ứng với cơ chế thị trường, mới ở mức bổ túc
thông tin mới, chưa thực sự đào tạo bài bản.
Công tác thẩm định trước khi cho vay chưa
thực sự hiệu quả
Tại VIB Thái Nguyên, nhiều khoản nợ trở
thành quá hạn còn quá chú trọng vào tài sản
đảm bảo, chưa chú trọng đúng mức đến tính
khả thi, hiệu quả dự án, hoặc đánh giá không
chính xác về giá trị tài sản đảm bảo, dẫn đến
khi rủi ro xảy ra, khó xử lý tài sản đảm bảo và
phát mại tài sản đảm bảo được.
Ngoài ra, trong công tác thẩm định trước khi
cho vay, VIB Thái Nguyên chưa chú ý tìm
hiểu về khách hàng qua các đối tượng có liên
quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của
khách hàng đó.
Công tác huy động vốn còn nhiều hạn chế
Các hình thức huy động vốn của VIB Thái
Nguyên hiện nay tuy khá đa dạng nhưng chưa
có sự khác biệt nhiều so với ngân hàng khác,
dẫn đến hiệu quả của công tác huy động vốn
chưa cao, ảnh hưởng không tốt tới hiệu quả
tín dụng.
Bên cạnh đó, chiến lược Marketing cho công
tác huy động vốn cũng cần được đổi mới, cải
tiến hơn nữa mới có thể góp phần nâng cao
hiệu quả của công tác huy động vốn của VIB
Thái Nguyêntrong thời gian tới.
Chiến lược khách hàng đối với khách hàng tín
dụng còn chưa mang tính năng động
Chiến lược khách hàng của VIB Thái Nguyên
chưa quan tâm đúng mức tới các doanh
nghiệp vừa và nhỏ, khiến cho tỷ trọng cho
vay đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ còn
thấp trong tổng dư nợ. Trong khi đó đây là bộ
phận kinh tế ngày càng linh hoạt, và năng
động, nhiều triển vọng phát triển mạnh với
nhu cầu vốn lớn.
Hiệu quả của hệ thống thông tin tín dụng còn
chưa cao
Hiện VIB Thái Nguyên mới chỉ có phòng
thông tin điện toán, với chức năng chủ yếu là
Nguyễn Thu Nga và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 121(07): 191 - 197
195
thực hiện công tác duy trì hệ thống, bảo trì,
bảo dưỡng máy tính, đảm bảo thông suốt hoạt
động của hệ thống máy tính của chi nhánh.
Như vậy, VIB Thái Nguyên chưa có bộ phận
chuyên trách thu thập thông tin tín dụng.
Ngoài ra, trong việc khai thác thông tin tín
dụng, VIB Thái Nguyên chưa áp dụng được
những phương tiện, công cụ hiện đại và tiện
ích, theo kịp công nghệ hàng đầu thế giới. Từ
đó, hệ thống thông tin tín dụng chưa có được
sự nhạy bén, hiệu quả để có thể phục vụ đắc
lực cho việc nâng cao hiệu quả tín dụng tại
đơn vị.
GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG
TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG
MẠI CỔ PHẦN QUỐC TẾ VIỆT NAM CHI
NHÁNH THÁI NGUYÊN ĐẾN NĂM 2015
Đa dạng hóa đối tượng khách hàng
Một ngân hàng thương mại được đánh giá có
chất lượng tốt thể hiện quy mô tín dụng ngày
càng tăng trưởng. Để mở rộng hoạt động tín
dụng, VIB Thái Nguyên cần đa dạng hóa đối
tượng khách hàng:
Đối với doanh nghiệp có uy tín, kinh doanh
có hiệu quả và các doanh nghiệp truyền thống
của ngân hàng thì VIB Thái Nguyên tiếp tục
củng cố mối quan hệ chặt chẽ và ràng buộc
các khách hàng này về ưu đãi lãi suất, phí,
mua bán ngoại tệ, dịch vụ tư vấn, rút ngắn
thời gian giao dịch
Từ trước đến nay, khách hàng có quan hệ tín
dụng với VIB Thái Nguyên chủ yếu là khách
hàng doanh nghiệp lớn thì thời gian tới VIB
Thái Nguyên cần tập trung hướng tới các
doanh nghiệp vừa và nhỏ, cá nhân, hộ kinh
doanh cá thể. Mặc dù quy định về cho vay
thành phần kinh tế này đòi hởi chặt chẽ, đảm
bảo mức an toàn cao nhưng không vì thế mà
ngân hàng không cho vay thờ ơ với khách
hàng, coi những khoản vay này là nhỏ bé
Trong việc mở rộng đối tượng khách hàng,
chắc chắn sẽ có các khách hàng chuyển quan
hệ tín dụng từ các ngân hàng khác sang quan
hệ tín dụng với ngân hàng, vì vậy VIB Thái
Nguyên cần tuân thủ đúng các quy định tín
dụng hiện hành của Ngân hàng Nhà nước.
Không vì đặt mục tiêu cạnh tranh khách hàng
mà nói lỏng các điều kiện cấp tín dụng. Đảm
bảo mở rộng tín dụng an toàn, hiệu quả.
Bên cạnh đó, thường xuyên tổ chức hội nghị
khách hàng để lắng nghe ý kiến đóng góp của
doanh nghiệp về sản phẩm tín dụng và nhu
cầu phát sinh. Qua đó giúp VIB Thái Nguyên
hoàn thiện quy trình cung ứng sản phẩm tín
dụng và chính sách chăm sóc khách hàng
nhằm hướng đến sự thỏa mãn tốt hơn nhu cầu
của khách hàng.
Chính sách chăm sóc đối với từng đối tượng
khách hàng
Việc đảm bảo sự thành công của bất cứ doanh
nghiệp nào cũng phải kể đến chính sách chăm
sóc khách hàng và đóng vai trò quan trọng
trong hoạt động kinh doanh hiện nay. Trong
điều kiện cạnh tranh gay gắt trên thị trường,
chăm sóc khách hàng được xem như một
trong những phương tiện hữu hiệu đảm bảo
cho ngân hàng đạt được hiệu quả kinh doanh.
Một ngân hàng thương mại xây dựng và thực
hiện tốt chính sách chăm sóc cho từng đối
tượng khách hàng là hình thức quảng cáo
miễn phí nhưng mang lại hiệu quả cao cho
ngân hàng.
Đối với khách hàng tiềm năng: Khách hàng
tiềm năng là khách hàng chưa sử dụng sản
phẩm dịch vụ của VIB Thái Nguyên và khách
hàng sử dụng sản phẩm dịch vụ của các tổ
chức tín dung khác. VIB Thái Nguyên căn cứ
vào đặc điểm của mỗi sản phẩm dịch vụ, khảo
sát thị trường, đánh giá kết quả kiểm tra, xác
định thị trường mục tiêu cho mỗi sản phẩm
dịch vụ trên từng địa bàn.
Đối với khách hàng vừa và nhỏ: Ngân hàng
nên thực hiện điều tra, nghiên cứu nhu cầu
một số khách hàng tiêu biểu nhằm tìm hiểu và
nắm bắt các yêu cầu của khách hàng. Thực
hiện các giải pháp tiếp thị, quảng cáo trực tiếp
tới khách hàng nhằm duy trì khách hàng sử
dụng sản phẩm dịch vụ của mình. Thực hiện
các hoạt ðộng chãm sóc khách hàng nhý các
Nguyễn Thu Nga và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 121(07): 191 - 197
196
hình thức khuyến mãi riêng; tặng quà nhân
dịp các sự kiện lớn.
Đối với khách hàng chủ yếu: VIB Thái
Nguyên cần quan tâm chăm sóc các khách
hàng hiện có nhằm tạo quan hệ tốt với các
khách hàng để kích thích, gia tăng nhu cầu,
giữ vững và phát triển các sản phẩm dịch vụ
tín dụng mới đối với khách hàng.
Đa dạng hóa các sản phẩm, dịch vụ tín dụng
Nghiên cứu cung cấp sản phẩm tín dụng mới
phù hợp với từng đối tượng khách hàng dựa
trên việc phân tích cơ cấu thị phần tín dụng,
điểm mạnh và điểm yếu của đối thủ cạnh
tranh. Trên cơ sở đó VIB Thái Nguyên tập
trung vào phát triển sản phẩm có lợi thế và có
thể chiếm thị phần lớn nhất. Thực tế cho thấy
nhu cầu sử dụng sản phẩm, dịch vụ tín dụng
ngân hàng của mỗi loại khách hàng là khác
nhau.Vì vậy, để thu hút được nhiều khách
hàng, VIB Thái Nguyên cần tăng cường thực
hiện các hình thức cấp tín dụng đa dạng và
phù hợp hơn. Hơn nữa, đa dạng hóa sản
phẩm, dịch vụ tín dụng luôn hướng đến.
Trong điều kiện hội nhập và toàn cầu hóa
hiện nay, việc VIB Thái Nguyên không xây
dựng và triển khai các hình thức tín dụng đa
dạng đồng nghĩa với việc bản thân ngân hàng
tự loại bỏ cơ hội giảm thiểu rủi ro của mình.
Để góp phần đa dạng hóa hoạt động tín dụng
của mình, VIB Thái Nguyên cần áp dụng thực
hiện các hình thức cấp tín dụng như: đồng tài
trợ, bao thanh toán, bảo lãnh.
+ Nâng cao hoạt động marketing:
Đẩy mạnh hoạt động marketing góp phần
nâng cao uy tín của VIB Thái Nguyên bên
cạnh việc cung cấp các nghiệp vụ phù hợp với
nhu cầu của khách hàng.
+ Hoàn thiện quy trình tín dụng
Quy trình cho vay phải đảm bảo các nguyên
tắc cơ bản sau:
- Phải phù hợp việc cải tiến bộ máy giám sát
chất lượng tín dụng
- Tách bạch các chức năng nhằm đáp ứng
được yêu cầu quản lý rủi ro trong hoạt động:
Khởi tạo tín dụng, rà soát rủi ro trình phê
duyệt tín dụng, quản trị tín dụng, tạo khả năng
kiểm soát và xác định trách nhiệm liên quan
của các thành viên trong bộ máy đối với chất
lượng tín dụng của ngân hàng.
- Xây dựng phương thức quản lý quan hệ tổng
thể với khách hàng bảo đảm tính thông suốt
trong quản lý theo chiều dọc (theo các khối)
và theo chiều ngang (theo chi nhánh) để việc
xử lý các luồng thông tin, báo cáo được nhanh
chóng, rõ ràng và không bị trùng lặp, đảm bảo
tính linh hoạt trong cấp tín dụng cho khách
hàng, đảm bảo tín cạnh tranh của ngân hàng.
+ Hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng theo
thông lệ quốc tế
Để nâng cao chất lượng tín dụng và từng bước
chuẩn hóa công tác quản trị rủi ro theo thông lệ
quốc tế thì việc xây dựng và áp dụng một quy
trình chấm điểm tín dụng và phân loại khách
hàng khoa học đóng vai trò quan trọng.
+ Nâng cao công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ
Công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ hoạt động
tín dụng là một biện pháp quan trọng vì thông
qua hoạt động này có thể phát hiện, ngăn
ngừa những sai sót trong quá trình thực hiện
nghiệp vụ tín dụng. Bên cạnh đó, hoạt động
kiểm tra, kiểm soát cũng phát hiện điều đó
nhằm hạn chế rủi ro nâng cao chất lượng tín
dụng ngân hàng
+ Hoàn thiện chính sách về tài sản đảm bảo
VIB nên thành lập bộ phận chuyên định giá
tài sản đảm bảo. Trong những năm tới, cùng
với sự phát triển của đất nước thì ngày càng
có nhiều doanh nghiệp ra đời và cần vốn vay
ngân hàng bằng hình thức thế chấp tài sản
nhằm mở rộng quy mô kinh doanh, phát triển
sản xuất. Do đó, công việc định giá có ý nghĩa
to lớn trong quyết định cho vay của ngân
hàng nên chỉ có bộ phận chuyên môn, thường
xuyên được bổ sung nguồn kiến thức về mọi
vấn đề có liên quan. Họ phải định giá các tài
sản đảm bảo có cấu trúc phức tạp như công
trình xây dựng, cơ sở hạ tầng Sau đó, phải
thông báo bằng văn bản cho từng cán bộ tín
Nguyễn Thu Nga và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 121(07): 191 - 197
197
dụng đã trực tiếp nhận hồ sơ của chính khách
hàng đó.
+ Xây dựng hệ thống thông tin tín dụng
VIB cần xây dựng một hệ thống cơ sở dữ liệu
chứa đựng những thông tin phong phú bổ ích
tạo điều kiện cho mọi cán bộ tín dụng có thể
truy cập để phục vụ tốt nhất cho công việc
được giao. Việc xây dựng hệ thống thông tin
tín dụng phải được thực hiện trên nguyên tắc
“Hiểu biết khách hàng”
Bên cạnh đó, VIB cần nâng cao khả năng sinh
lời và khả năng thanh toán. Mở rộng hoạt
động cho vay đồng thời hạn chế rủi ro tín
dụng và đảm bảo tăng khả năng thanh khoản
trên cơ sở tạo sự cân đối giữa nguồn vốn và
sử dụng vốn, sự phù hợp về cấu trúc giữa tài
sản có và tài sản nợ.
KẾT LUẬN
Bài viết với nội dung giải pháp nâng cao chất
lượng tín dụng tại Ngân hàng TMCP Quốc tế
VIB Thái Nguyên giải quyết cơ bản những
vấn đề sau:
- Luận giải một cách có hệ thống các chỉ tiêu
phản ánh chất lượng tín dụng và nhân tố ảnh
hưởng đến chất lượng tín dụng trong việc
nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng
- Đánh giá được thực trạng chất lượng tín
dụng tại VIB - Chi nhánh Thái Nguyên
- Chỉ ra các thành tựu, hạn chế và nguyên
nhân của hạn chế về thực trạng chất lượng tín
dụng tại Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam
- Chi nhánh Thái Nguyên
- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao
chất lượng tín dụng tại VIB - Chi nhánh
Thái Nguyên.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Basel II (2008), Sự thống nhất quốc tế về đo lường
và các tiêu chuẩn vốn, Nxb Văn hóa Thông tin
2. Lê Thị Huyền Diệu (2007), Mô hình quản lý rủi
ro tín dụng ở Citibank, số 16 - Tạp chí Ngân hàng
3. Phan Đức Dũng (2009), Phân tích báo cáo tài
chính và định giá doanh nghiệp, Nxb Thống Kê
4. Frederic S. Mishkin (1995), Tiền tệ, ngân hàng
và thị trường tài chính, Nxb Khoa học Kỹ thuật
5. Ngân hàng Nhà nước (2005), Quyết định
493/2005/QĐ-NHNN ngày 22 tháng 04 năm 2005
của Ngân hàng Nhà nước ban hành quy định về phân
loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng rủi ro trong
hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng.
SUMMARY
SOLUTIONS TO IMPROVE THE LENDING QUALITY IN VIET NAM
INTERNATONAL BANK VIB – THAI NGUYEN BRANCH
Nguyen Thu Nga*, Tran Thi Thuy Linh, Dang Trung Kien
College of Economics and Business Administration
Viet Nam International Bank – Thai Nguyen Branch (hereinafter referred to as VIB Thai Nguyen)
was established in 2007 with credit operations primarily, confirming the role of the banking
system is an important financial intermediaries of the economy. With the goal of sustainable
development, especially in the period of integration and economies are in the doldrums today.
Finding solutions that enhance credit quality through researching and evaluating business
operations and credit quality analysis of VIB Thai Nguyen will play an important role in the credit
activity of the banking and business operations of commercial banks.
Key word: lending quality, VIB bank, Thai Nguyen
Ngày nhận bài:12/5/2014; Ngày phản biện:28/5/2014; Ngày duyệt đăng: 25/6/2014
Phản biện khoa học: TS. Trần Đình Tuấn – Trường Đại học Kinh tế & Quản trị Kinh doanh - ĐHTN
* Tel: 0915 505626
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- giai_phap_nang_cao_chat_luong_tin_dung_tai_chi_nhanh_ngan_ha.pdf