Xuất phát từ những khó khăn trong quá trình học tập trực tuyến khi đại
dịch Covid-19 bùng phát , nhóm nghiên cứu đã thực hiện khảo sát về thực trạng hoạt động
học tập trực tuyến trên phần mềm Microsoft Teams của sinh viên K60 khoa Vận Tải - Kinh
tế tại trường Đại học Giao thông Vận tải ,từ đó nhóm đã có những đánh giá về thuận lợi ,
khó khăn cũng như các mặt trái của việc học online kéo dài, cuối cùng nhóm đã đưa ra
các giải pháp dành cho gia đình và sinh viên , đề xuất các kiến nghị tới các bên liên quan
như : gia đình , sinh viên và nhà trường.
7 trang |
Chia sẻ: Thục Anh | Lượt xem: 323 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng học tập trực tuyến trên phần mềm Microsoft Teams của sinh viên khoa Vận tải – Kinh tế K60 trường Đại học Giao thông Vận tải, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI
Kỷ yếu nghiên cứu khoa học sinh viên năm 2021 128
GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HỌC TẬP TRỰC TUYẾN
TRÊN PHẦN MỀM MICROSOFT TEAMS CỦA SINH VIÊN KHOA
VẬN TẢI – KINH TẾ K60 TRƯỜNG ĐẠI HỌC GTVT
Giảng viên hướng dẫn:
Sinh viên thực hiện:
Lớp:
ThS. Đinh Trung Hiếu
Phan Thị Minh
Trần Thị Mai
Nguyễn Thị Thu Phương
Trần Phượng Vĩ
Kinh tế BCVT 2 K60
Tóm tắt: Xuất phát từ những khó khăn trong quá trình học tập trực tuyến khi đại
dịch Covid-19 bùng phát , nhóm nghiên cứu đã thực hiện khảo sát về thực trạng hoạt động
học tập trực tuyến trên phần mềm Microsoft Teams của sinh viên K60 khoa Vận Tải - Kinh
tế tại trường Đại học Giao thông Vận tải ,từ đó nhóm đã có những đánh giá về thuận lợi ,
khó khăn cũng như các mặt trái của việc học online kéo dài, cuối cùng nhóm đã đưa ra
các giải pháp dành cho gia đình và sinh viên , đề xuất các kiến nghị tới các bên liên quan
như : gia đình , sinh viên và nhà trường.
Từ khóa: Học online, học trực tuyến, giảng viên, sinh viên, người học, giải pháp.
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Học online (E-Learning) là một thuật ngữ quen thuộc thời gian gần đây. E-Learning
đang được áp dụng tại nhiều quốc gia trên thế giới. Tập đoàn dữ liệu quốc tế (IDG) nhận
định rằng sẽ có một sự bùng nổ trong lĩnh vực E-Learning và điều đó đà được chứng minh
qua sự thành công của các cơ sở giáo dục hiện đại có sử dụng phương pháp E-Learning tại
nhiều quốc gia như Mỹ, Anh, Nhật.
Tại Việt Nam, phương pháp dạy trực tuyến E-learning này cũng đang được một số tồ
chức đào tạo áp dụng. Trên mạng Internet có nhiều đơn vị cung cấp dịch vụ đào tạo theo
mô hình E-Learning, điển hình là trang web hocmai.vn, dịch vụ luyện thi trực tuvến trên
mạng của công ty phát triển phần mềm VASC với trang Web http: www.truongthi.com....
Để giúp cho thực tế triển khai việc học trực tuyến có hiệu quả, đã có nhiều nghiên cứu
mang tính học thuật được thực hiện. Qua các đề tài đã nghiên cứu học trực tuyến, ta thấy
rằng có những nội dung phù hợp với đề tài nghiên cứu khoa học, có những nội dung không
TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI
Kỷ yếu nghiên cứu khoa học sinh viên năm 2021 129
phù hợp (do thời gian nghiên cứu đã lâu, do phần mềm sử dụng không phù hợp). Dựa trên
các tổng quan nghiên cứu, dựa trên kinh nghiệm thực tế trải nghiệm học online, bài nghiên
cứu khoa học sinh viên của nhóm sẽ đưa ra các giải pháp để nâng cao hiệu quả học trực
tuyến đối với sinh viên, đặc biệt là đối với sinh viên khoa Vận tải – Kinh tế trường Đại học
Giao thông Vận tải.
2. CÁC NỘI DUNG CHÍNH
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HỌC TRỰC TUYẾN TRÊN PHẦN MỀM
MICROSOFT TEAMS
1.1. Các khái niệm
1.1.1. Khái niệm học trực tuyến
E-learning (học trực tuyến) là: “môi trường học tập với sự hỗ trợ của truyền thông đa
phương tiện (Internet, Intranet, TV, Video, CD-ROM, DVD...) giúp người học chủ động
để lĩnh hội kiến thức một cách hiệu quả dưới các hình thức như-mail, thảo luận trực tuyến
(chat), diễn đàn (forum), hội thảo video, ...”.
1.1.2. Khái niệm Microsoft Teams
Microsoft Teams có thể coi là ứng dụng all-in-one với khả năng tập trung dữ liệu của
nhóm làm việc về một nơi duy nhất và ưu tiên cập nhật những gì được tương tác gần nhất
tới người dùng.
1.2. So sánh học trực tuyến và học truyền thống
1.2.1. Điểm giống nhau:
Thứ nhất, về nội dung kiến thức truyền tả: có thể thấy dù là học online hay học truyền
thống thì kiến thức nền vẫn không thay đổi.
Thứ hai, về thành phần lớp học: có thể thấy cả hai phương thức dạy học này đều phải
có người dạy và người học.
Thứ ba, về thời gian học tập: nhìn chung, thời gian cho các học phần vẫn được giữ
nguyên và thực hiện như cách học truyền thống.
1.2.2. Điểm khác nhau
Bảng 2. Điểm khác nhau giữa học trực tuyến và học truyền thống
Học trực tuyến (E-learning) Học truyền thống
+ Tiết kiệm và linh hoạt về thời gian.
+ Tiết kiệm chi phí, công sức.
+ Kiểm soát được quá trình học tập thông
qua các công cụ đánh giá, đưa ra những
+ Bó buộc trong một khoảng thời gian nhất
định.
+ Tốn nhiều công sức và chi phí hơn.
+ Số lượng sinh viên bị giới hạn, bị giới
TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI
Kỷ yếu nghiên cứu khoa học sinh viên năm 2021 130
biện pháp hỗ trợ nhanh chóng để góp phần
nâng cao hiệu quả học tập của từng học
viên.
+ Có thể lưu trữ được các bài học, phục vụ
cho việc ôn tập lại kiến thức của các sinh
viên.
+ Cung cấp tài nguyên học tập phong phú
cho sinh viên: bài giảng, bài tập, tài liệu
học tập được biên soạn một cách bài bản và
hệ thống từ cơ bản đến nâng cao.
+ Mỗi sinh viên có thể chủ động tự lựa
chọn cách học phù hợp với mình.
hạn bởi không gian và địa lý.
+ Đánh giá kết quả thông qua các bài kiểm
tra.
+ Giảng viên giảng dạy một lần theo giáo
án và công cụ lưu trữ duy nhất là tập ghi
chép của sinh viên.
+ Các tài liệu học tập: tài liệu nội bộ của
các trường, giáo trình.
+ Chương trình và tốc độ học do giảng viên
đưa ra chung cho tất cả sinh viên dựa trên
chương trình chuẩn của Bộ Giáo dục và
Đào tạo.
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HỌC ONLINE CỦA SINH VIÊN KHOA VẬN TẢI KINH
TẾ TRÊN PHẦN MỀM MICROSOFT TEAMS
2.1. Hướng dẫn sử dụng cơ bản phần mềm Microsoft Teams dành cho sinh viên
Tham khảo trong sổ tay hướng dẫn sử dụng phần mềm do trường Đại học Giao thông
Vận tải ban hành và từ Microsoft.
2.2. Khảo sát thực trạng học online của sinh viên khoa VT-KT trường Đại học Giao thông
Vận tải khóa 60
- Đối tượng khảo sát: Sinh viên K60 khoa Vận tải - Kinh tế trường Đại học Giao
thông vận tải
- Thời gian khảo sát: Từ ngày 21/2/2021 đến ngày 28/2/2021. Kết thúc khảo sát, nhóm
tiến hành phân tích từ ngày 1/3/2021 đến ngày 10/3/2021.
- Cách thức khảo sát: Sử dụng google forms để làm bảng khảo sát.
- Kết quả bảng khảo sát: mã QC code.
TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI
Kỷ yếu nghiên cứu khoa học sinh viên năm 2021 131
2.3. Thực trạng và phân tích thực trạng học online
Hình 1. Ưu điểm của học trực tuyến
Hình 2. Hạn chế của học trực tuyến
TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI
Kỷ yếu nghiên cứu khoa học sinh viên năm 2021 132
Hình 3. Các nhân tố ảnh hưởng đến học trực tuyến
2.4. Đánh giá thực trạng
Bảng 2. Đánh giá thực trạng học trực tuyến trong thực tế
Thuận tiện khi học trực tuyến của
sinh viên
Khó khăn khi học trực tuyến của
sinh viên
+ Học online tiết kiệm thời gian hơn so với
học truyền thống.
+ Học online có thể tiết kiệm chi phí nhiều
hơn so với học truyền thống.
+ Học online có thể dễ dàng tương tác với
giảng viên và các bạn hơn.
+ Học online có thể truyền đạt một lượng
kiến thức nhiều hơn.
+ Học online giúp sinh viên tránh được lây
nhiễm dịch bệnh.
+ Học online giúp sinh viên có nhiều thời
gian hơn để chuẩn bị bài, đọc tài liệu.
+ Tốc độ internet làm ảnh hưởng đến việc
tiếp nhận kiến thức.
+ Điều kiện địa lý/điều kiện gia đình ảnh
hưởng tới hoạt động học online.
quá trình học do chưa thành thạo kỹ năng
sử dụng phần mềm.
+ Thường xuyên gặp các vấn đề về kỹ
thuật.
+ Học online làm cho mắt tiếp xúc với các
thiết bị điện tử trong thời gian dài nên dễ
mắc các bệnh về mắt.
+ Học online khiến sinh viên khó tập trung
vào bài giảng, dễ bị phân tâm, xao nhãng.
+ Học online khiến giảng viên khó có thể
truyền cảm xúc vào bài giảng.
+ Học online đôi khi bị lỗi đường truyền
làm mờ video, mất tiếng hoặc không hiển
thị slide bài giảng
TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI
Kỷ yếu nghiên cứu khoa học sinh viên năm 2021 133
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HỌC TẬP TRỰC TUYẾN TRÊN
PHẦN MỀM MICROSOFT TEAMS
3.1. Đối với gia đình
- Sinh viên cần phải chủ động sắp xếp thứ tự và thời gian công việc của mình sẽ làm
và nên chia sẻ với những người thân trong gia đình, đặc biệt nhấn mạnh về không gian học
tập trực tuyến cần có những yêu cầu gì.
- Các bậc phụ huynh có thể nắm bắt được thời gian học tập của sinh viên sẽ biết cách
điều chỉnh và phân chia thời gian học tập, thời gian làm việc nhà, hay là sinh hoạt của gia
đình phù hợp hơn.
- Gia đình phải có sự giám sát, nhắc nhở, động viên đúng lúc.
3.2. Đối với sinh viên
- Chuẩn bị tinh thần và xác định học online như học tại trường.
- Lựa chọn không gian và môi trường học tập cho phép tập trung và hạn chế tối đa
tiếng ồn.
3. KẾT LUẬN
Tính tự giác là một hình thức rèn luyện bản thân có chọn lọc, tạo nên những thói quen
tích cực trong cách nghĩ, cách hành động nhằm mục đích nâng cao bản thân và hướng đến
thành công. Đó là nhân tố vô cùng quan trọng của sinh viên để nâng cao hiệu quả của học
trực tuyến.
Qua bài nghiên cứu và khảo sát thực tế, cùng với việc nghiên cứu về mô hình học
trực tuyến E-Learning... nhóm đã tìm hiểu và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến việc học
trực tuyến nhằm nâng cao hiệu quả của việc học trực tuyến bao gồm: điều kiện địa lý, điều
kiện gia đình, đường truyền mạng, chi phí học tập, không gian lưu trữ dữ liệu, thời gian
học tập, không gian học tập, ý thức của sinh viên,... Nhóm thấy rằng một phần sinh viên có
thể đáp ứng được các yếu tố mà nhóm đưa ra phân tích, tuy nhiên một phần sinh viên vẫn
chưa có đủ điều kiện để đáp ứng việc học online. Vì vậy, nhóm đã đưa ra một số giải pháp
về phía gia đình và sinh viên nhằm nâng cao khả năng học trực tuyến.
Mỗi yếu tố đều góp phần ảnh hưởng ít nhiều đến việc học trực tuyến của sinh viên. Vì
vậy muốn nâng cao việc học trực tuyến của sinh viên cần sự cộng tác giữa gia đình và nhà
trường để tạo cho sinh viên có điều kiện tốt nhất để học tập. Nhưng điều quan trọng nhất là
từ ý thức tự giác của sinh viên trong học tập, tinh thần học trực tuyến cũng giống như học
trên lớp, nhất là trong tình hình dịch bệnh vẫn còn diễn biến phức tạp như bây giờ.
Tài liệu tham khảo
[1]. https://www.microsoft.com/vi-vn/microsoft-teams/group-chat-software- Phần mềm
Microsoft Team
[2]. https://www.utc.edu.vn/gioi-thieu/trung-tam-dao-tao-truc-tuyen-
TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI
Kỷ yếu nghiên cứu khoa học sinh viên năm 2021 134
utc?fbclid=IwAR12RR2VYYeS0ej9P3BgrxsYLTsAbS7F51_cdgV9xwlPpD6P7FsOySA
wu4 UTC E-learning – Hướng dẫn đăng nhập và làm bài kiểm tra trên phần mềm Teams
[3]. https://www.microsoft.com/vi-vn/microsoft-teams/download-app - Cách tải phần
mềm ứng dựng Microsoft Team
[4]. https://www.microsoft.com/vi-vn/education/products/teams - Microsoft Teams
[5]. Báo cáo nghiên cứu khoa học: "E-LEARNING VÀ VIỆC ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP
DẠY HỌC Ở BẬC ĐẠI HỌC ĐÀO TẠO THEO HỌC CHẾ TÍN CHỈ" của TẠP CHÍ
KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG – SỐ 6(35)2009
[6]. Báo cáo đề tài nghiên cứu khoa học cấp Quốc gia “Đề tài: Ngiên cứu về phương thức
học tập dựa trên công nghệ thông tin E-Learning) trong giáo dục Đại học trực tuyên mở ra
dành cho đại chúng MOOCS – Kinh nghiệm thế giới và ứng dụng tạo Việt Nam” của TS.
Vũ Hữu Đức năm 2020
[7]. Báo cáo nghiên cứu khoa học Đề tài: “Nghiên cứu áp dung phần mềm Moodle trong
giảng dạy tiếng Anh của trường Đại học Công nghệ GTVT” của tác giả Phan Hải năm 2019
[8]. https://repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/11701/1/OER-
Book%2812%29.pdf – Thực trạng hệ thống E-Learning tại Trường Đại học Cần Thơ
[9]. Tài liệc 123.doc.vn – Ưu nhược điểm của học online
[10]. European Commission (2001). The eLearning Action Plan: Designing tomorrow’s
education.
[11]. European Commission (2001). The eLearning Action Plan: Designing tomorrow’s
education.
[12]. Hiếu, Đ. T. (2017). Nguyên tắc vàxu thế phát triển công nghệ E-learning thế giới và
bài học kinh nghiệm cho giáo dục đại học tại Việt Nam. Đào tạo trực tuyến trong thời kỳ
Cách Mạng Công Nghiệp 4.0. Hà Nội: NXB Đại học Kinh tế Quốc Dân
[13]. Điệp, T.T.M. (2017). Hệ Thống Nghiên Cứu Khoa Học Tại Các Cơ Sở Đào Tạo Đại
Học Trực Tuyến Trong Thời Kỳ Cách Mạng Công Nghiệp 4.0. Đào Tạo Trực Tuyến Trong
Thời Kỳ Cách Mạng Công Nghiệp 4.0. Nhà xuất bản Đại học Kinh tế Quốc Dân. Hà Nội.
Việt Nam
[14]. PGS.TS Phạm Xuân Quế, E-Learning và khó khăn cơ bản trông việc tổ chức hoạt
động nhận thức vật lí của học sinh- giải pháp khắc phục, báo cáo tại hội thảo Quốc gia về
đổi mới PPDH và đào tạo giáo viên, ĐHSP Hà Nội 2003
[15]. Nguyễn Duy Phương, Dương Trần Đức, Đào Quang Điều, Phạm thị Huế, Nguyễn
Thị Ngọc Hân, Bài giảng nhập môn internet và E-Learning, Học viện công nghệ bưu chính
viễn thông, Hà Nội
[16]. Website https://seafit.org.vn/mot-so-van-de-ve-dao-tao-truc-tuyen-e-learning/- Một
số vấn đề về đào tạo trực tuyến (E-LEARNING)
[17]. Website
[18]. Website
[19]. Website - Tài liệu Ebook về E-Learning
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- giai_phap_nang_cao_chat_luong_hoc_tap_truc_tuyen_tren_phan_m.pdf