Từ lâu, thư viện đã là một nơi quan trọng đối với sự nghiệp dạy và
học, một nơi không thể thiếu trong việc tìm kiếm tri thức. Tuy nhiên, với trào lưu công
nghệ hiện đại và sự tiện lợi của văn hóa “Nghe – Nhìn” phát triển, thì những nơi
truyền thống như thư viện cùng với văn hóa “Đọc – Viết” tuy mất thời gian nhưng
khắc sâu kiến thức này cũng đang dần mai một. Việc phát triển thư viện cùng với xu
thế về chất lượng dịch vụ là một đòi hỏi cấp thiết của bất cứ thư viện hiện đại nào
ngày nay và Trung tâm Thông tin – Thư viện Lê Vũ Hùng tại trường Đại học Đồng
Tháp cũng không ngoại lệ. Bài viết trình bày các lý thuyết về chất lượng dịch vụ và
nghiên cứu các nhân tố đang ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ Trung tâm Thông tin
– Thư viện Lê Vũ Hùng thông qua thang đo SERVPERF. Trên cơ sở thực trạng, bài
viết đề xuất một số giải pháp góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ thư viện, nâng
cao hình ảnh của thư viện đến với sinh viên, góp phần phát triển thêm một kênh học
thức vốn đã vô cùng bổ ích, tạo điều kiện cho việc dạy và học tại trường Đại học Đồng
Tháp thêm phần đa dạng và linh hoạt.
8 trang |
Chia sẻ: Thục Anh | Ngày: 19/05/2022 | Lượt xem: 277 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ của Trung tâm Thông tin - Thư viện Lê Vũ Hùng tại trường Đại học Đồng Tháp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
61
GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ
CỦA TRUNG TÂM THÔNG TIN - THƯ VIỆN LÊ VŨ HÙNG
TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐÒNG THÁP
SV. Phạm Nguyễn Đăng Thanh
ThS. Phạm Ánh Tuyết
Tóm tắt. Từ lâu, thư viện đã là một nơi quan trọng đối với sự nghiệp dạy và
học, một nơi không thể thiếu trong việc tìm kiếm tri thức. Tuy nhiên, với trào lưu công
nghệ hiện đại và sự tiện lợi của văn hóa “Nghe – Nhìn” phát triển, thì những nơi
truyền thống như thư viện cùng với văn hóa “Đọc – Viết” tuy mất thời gian nhưng
khắc sâu kiến thức này cũng đang dần mai một. Việc phát triển thư viện cùng với xu
thế về chất lượng dịch vụ là một đòi hỏi cấp thiết của bất cứ thư viện hiện đại nào
ngày nay và Trung tâm Thông tin – Thư viện Lê Vũ Hùng tại trường Đại học Đồng
Tháp cũng không ngoại lệ. Bài viết trình bày các lý thuyết về chất lượng dịch vụ và
nghiên cứu các nhân tố đang ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ Trung tâm Thông tin
– Thư viện Lê Vũ Hùng thông qua thang đo SERVPERF. Trên cơ sở thực trạng, bài
viết đề xuất một số giải pháp góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ thư viện, nâng
cao hình ảnh của thư viện đến với sinh viên, góp phần phát triển thêm một kênh học
thức vốn đã vô cùng bổ ích, tạo điều kiện cho việc dạy và học tại trường Đại học Đồng
Tháp thêm phần đa dạng và linh hoạt.
1. Đặt vấn đề
Với định hướng phát triển nền kinh tế tri thức ở nước ta hiện nay, thì “tri thức”
và “thông tin” đóng vai trò cực kỳ quan trọng. Trong đó, sách báo và thư viện lại là
một trong những kênh cung cấp thông tin và tri thức được Đảng và Nhà nước đánh giá
cao. Chính vì vậy, việc đầu tư để phát triển sự nghiệp thư viện đang được chú trọng.
Các thư viện đại học với chức năng, nhiệm vụ cung cấp nguồn thông tin và đáp
ứng thỏa đáng nhu cầu người dùng tin để thúc đẩy việc tự học, tự nghiên cứu của
người dạy và người học. Đồng thời là yếu tố đóng vai trò quyết định chất lượng đào
tạo, đặc biệt quan trọng trong chuyển giao tri thức và nghiên cứu khoa học. Ngày nay,
nhu cầu của sinh viên sử dụng thư viện trường để hoạt động học tập, tìm hiểu, nghiên
cứu thông tin và kiến thức ngày một nhiều. Ngoài việc mượn các giáo trình, tài liệu
liên quan đến môn học, sinh viên còn sử dụng thư viện như một nơi để tự học, tìm kiến
thức và tin tức qua sách báo hoặc mạng internet, chúng là những kiến thức và thông tin
về văn hóa, xã hội, kinh tế, cần được cập nhật liên tục và hằng ngày. Chính vì thế, thư
viện của các trường Đại học ngày càng có vai trò quan trọng đối với sinh viên cũng
như đối với việc truyền tải thông tin và tri thức kịp thời đến thế hệ tương lai đất nước.
Nắm bắt được điều này, các trường đại học nói chung và Đại học Đồng Tháp
nói riêng đã không ngừng tạo điều kiện cho sinh viên tiếp cận với tri thức một cách
gần gũi nhất. Trung tâm Thông tin – Thư viện Lê Vũ Hùng có tiền thân là thư viện
Trường Trung học Sư phạm Đồng Tháp (1975). Trải qua hơn 40 năm, hoạt động và
đổi mới theo từng nhịp thở thời đại, ngày nay thư viện vẫn đang cống hiến từng ngày
cho trường Đại học Đồng Tháp. Song, bên cạnh những mặt đã và đang làm được, thì
vẫn còn đó những mặt tồn tại cần được khắc phục và cải tiến để thư viện có thể phát
triển và cống hiến nhiều hơn, phát huy mạnh mẽ vai trò vốn có của mình.
62
Để có thể giúp sinh viên thuận lợi hơn trong việc tìm kiếm tri thức, tự rèn luyện
bản thân nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng học tập thì việc nâng cao chất lượng dịch
vụ của thư viện để phù hợp với nhu cầu, tạo thêm động cơ, kích thích việc học và tự
học của sinh viên là điều cấp thiết. Vì vậy, việc nghiên cứu “Giải pháp nâng cao chất
lượng dịch vụ của Trung tâm thông tin - Thư viện Lê Vũ Hùng tại trường Đại học
Đồng Tháp” là cần thiết.
2. Nội dung chính
2.1. Một số khái niệm về thư viện và chất lượng dịch vụ thư viện
Thư viện
Theo định nghĩa của tác giả Reitz (2005) trong cuốn “Từ điển thông tin thư
viện” (Dictionary for Library and Information Science) thì thư viện trường đại học là
“một thư viện hoặc một hệ thống thư viện do nhà trường thành lập, quản lý và cấp
ngân sách hoạt động để đáp ứng các nhu cầu về thông tin, tra cứu và thông tin về môn
học của sinh viên, các khoa và cán bộ của trường”.
Thư viện trong trường đại học có thể là một thư viện và cũng có thể là một hệ
thống thư viện. Cũng theo Reitz, hệ thống thư viện là một một tập hợp các thư viện
chịu sự quản lý chung; cũng có thể là một nhóm các thư viện quản lý độc lập liên kết
với nhau, chính thức hay không chính thức cùng thỏa thuận đạt đến một mục đích
chung, mỗi thư viện được xem như là một thành viên (affiliate). Hình ảnh rõ nhất của
sự liên kết này là một trường đại học đa ngành, đa lĩnh vực đào tạo với các cơ sở thông
tin độc lập liên kết với nhau bằng nhiều hình thức khác nhau nhằm đáp ứng yêu cầu
liên kết đào tạo và chia sẻ tài nguyên thông tin cũng như cơ sở vật chất.
Ở Việt Nam hiện nay, chúng ta có các thư viện của các trường đại học, các thư
viện này hoạt động độc lập với nhau và hầu như không có một sự liên kết nào.
Chất lượng dịch vụ thư viện
Theo Tổ chức quốc tế về Tiêu chuẩn hóa ISO với bộ tiêu chuẩn ISO 9001:2000
nằm trong Bộ tiêu chuẩn về quản lý chất lượng ISO 9000 phiên bản năm 2000 đã đưa
ra định nghĩa về chất lượng như sau: “Chất lượng là khả năng tập hợp các đặc tính của
một sản phẩm, hệ thống hay quá trình để đáp ứng các yêu cầu của khách hàng và các
bên có liên quan”. Như vậy, từ định nghĩa trên ta thấy rằng nếu một sản phẩm vì một
lý do nào đó không được khách hàng chấp nhận thì bị coi là chất lượng kém, cho dù
trình độ công nghệ chế tạo ra sản phẩm đó rất hiện đại.
Chất lượng dịch vụ thư viện là khoảng cách giữa sự mong đợi về dịch vụ thư
viện của sinh viên và nhận thức, cảm nhận của sinh viên khi sử dụng qua dịch vụ đó.
Chất lượng dịch vụ thư viện phải được đánh giá trên hai khía cạnh: quá trình
cung cấp dịch vụ thư viện và kết quả của dịch vụ thư viện.
Để biết được sự dự đoán của sinh viên thì tốt nhất là nhận dạng và thấu hiểu
những mong đợi của họ. Việc phát triển một hệ thống xác định được những mong đợi
của sinh viên là cần thiết. Và ngay sau đó ta mới có một chiến lược cho dịch vụ thư
viện có hiệu quả. Đây có thể xem là một khái niệm tổng quát nhất, bao hàm đầy đủ ý
nghĩa của dịch vụ thư viện đồng thời cũng chính xác nhất khi xem xét chất lượng dịch
vụ thư viện đứng trên quan điểm của sinh viên, xem sinh viên là trung tâm.
63
2.2. Chất lượng dịch vụ của Trung tâm Thông tin - Thư viện Lê Vũ Hùng
trường Đại học Đồng Tháp
Trong nghiên cứu này, nhóm tác giả tiến hành khảo sát định lượng sơ bộ với
400 mẫu để tiến hành hiệu chỉnh thang đo phù hợp nhất với điều kiện tại Trung tâm
Thông tin – Thư viện Lê Vũ Hùng. Nhóm tác giả sử dụng phần mềm SPSS 16.0 để hỗ
trợ phân tích.
Kết quả kiểm định độ tin cậy Cronbach’s Alpha của thang đo chất lượng dịch
vụ trung tâm với 19 biến quan sát thuộc 5 thang đo về sự hữu hình, sự tin cậy, đáp
ứng, năng lực phục vụ và sự đồng cảm cho thấy: tất cả các biến quan sát đều có hệ số
cronbach’s alpha > 0,6 và hệ số tương quan biến tổng lớn hơn 0,3. Vì vậy, không có
biến nào bị loại nên các biến này tiếp tục được sử dụng để phục vụ cho phân tích nhân
tố khám phá EFA ở bước tiếp theo.
Kết quả phân tích nhân tố khám phá (EFA) với các kiểm định được đảm bảo
như sau: (1) Độ tin cậy của các biến quan sát (Hệ số tải nhân tố > 0,5); (2) Kiểm định
tính phù hợp của mô hình (0,5 < KMO = 0,955 < 1); (3) Kiểm định Barlett về tương
quan của các biến quan sát (Sig. = 0,000 < 0,05); (4) Kiểm định phương sai trích =
56,682% (Cumulative % > 50%) được trình bày ở bảng 1 như sau:
Bảng 1. Kết quả phân tích nhân tố khám phá
Thang đo Nhân tố 1 Nhân tố 2 Nhân tố 3 Nhân tố 4 Nhân tố 5
Q4.2 0,759
Q4.1 0,758
Q4.3 0,730
Q4.4 0,655
Q5.3
0,709
Q5.2
0,667
Q5.1
0,676
Q5.3
0,709
Q1.1
0,793
Q1.2
0,741
Q1.3
0,561
Q1.4
0,550
Q2.2
0,665
Q2.1
0,534
Q3.2
0,730
Q3.3
0,595
Q3.1
0,587
(Nguồn: Kết quả phân tích nhân tố khám phá)
Như vậy sau quá trình thực hiện phân tích nhân tố, 19 biến quan sát ban đầu đã
loại bỏ 3 biến: Q2.3, Q2.4, Q3.4 (do không đạt yêu cầu kiểm định) nên chỉ còn 16 biến
quan sát và được gom lại thành 5 nhân tố.
64
Bảng 2. Phân nhóm và đặt tên nhóm cho 5 nhân tố
Nhân
tố
Biến Chỉ tiêu
Tên
nhóm
X1
Q4.2 Cảm thấy thoải mái khi trao đổi ý kiến với cán bộ trung tâm
Năng
lực
phục
vụ
Q4.1 Cán bộ trung tâm lịch sự, nhã nhặn khi giao tiếp
Q4.3 Cán bộ trung tâm luôn niềm nở khi giúp đỡ
Q4.4
Cán bộ trung tâm có đủ khả năng và trình độ để giải đáp những
thắc mắc
X2
Q5.3 Cán bộ trung tâm chủ động hỗ trợ nhiệt tình giúp đỡ Sự
đồng
cảm
Q5.2 Cán bộ trung tâm quan tâm đến các yêu cầu của bạn đọc
Q5.1 Cán bộ trung tâm lắng nghe và hiểu rõ nhu cầu của bạn đọc
X3
Q1.1
Hệ thống máy tính, mạng Internet để tra cứu thông tin, trang bị
đèn, quạt, bàn ghế, phục vụ cho việc đọc sách và tự học tốt Sự
hữu
hình
Q1.2 Các đầu sách đa dạng, đáp ứng đủ
Q1.3 Sách, báo của trung tâm được bảo quản tốt và trưng bày khoa học
Q1.4 Trang phục của cán bộ trung tâm rất tươm tất, lịch sự
X4
Q2.2
Cán bộ trung tâm chủ động quan tâm giúp đỡ khi sinh viên khó
khăn trong việc tìm kiếm tài liệu Sự tin
cậy
Q2.1
Thông tin về sách tham khảo hoặc các tài liệu khác được Trung
tâm cung cấp đúng như đã hứa
X5
Q3.2 Trung tâm thường xuyên bổ sung thêm nhiều sách mới
Đáp
ứng
Q3.3 Cán bộ trung tâm nhanh chóng thực hiện yêu cầu của bạn đọc
Q3.1
Có khá nhiều đầu sách và tài liệu tham khảo đáp ứng nhu cầu của
bạn đọc
Tiếp đó, nghiên cứu đã xác định mối tương quan giữa các biến độc lập và biến
phụ thuộc và tiến hành xây dựng mô hình hồi quy (bảng 3) nhằm tìm ra các nhân tố
đang ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ Trung tâm Thông tin – Thư viện Lê Vũ Hùng
Bảng 3. Kết quả phân tích hồi quy tuyến tính
Tên biến Hệ số B Hệ số Beta Sig. VIF
Hằng số -0,281 - 0,053 -
X1: Năng lực phục vụ 0,119 0,109 0,045 3,415
X2: Sự đồng cảm 0,248 0,227 0,000 3,191
X3: Sự hữu hình 0,377 0,315 0,000 2,127
X4: Sự tin cậy 0,212 0,188 0,000 1,939
X5: Đáp ứng 0,127 0,116 0,015 2,643
Hệ số Sig.F của mô hình 0,000
Hệ số R2 hiệu chỉnh 0,658
Nguồn: Kết quả phân tích hồi quy
Việc phân tích này dựa trên phương pháp Enter, kết quả hồi quy cho thấy R2
hiệu chỉnh bằng 0,658 (mô hình giải thích được 65,8% sự thay đổi của biến chất lượng
dịch vụ). Hệ số Sig.F = 0,000 nhỏ hơn rất nhiều so với mức ý nghĩa α = 5% nên mô
65
hình hồi quy có ý nghĩa, tức là các biến độc lập có ảnh hưởng đến biến phụ thuộc
SERV. Bên cạnh đó, độ phóng đại phương sai (VIF) của các biến trong mô hình nhỏ
hơn nhiều so với 10 nên ta có thể kết luận các biến đưa vào mô hình không có hiện
tượng đa cộng tuyến. Kết quả phân tích trên cho thấy, các hệ số Sig của 5 nhân tố đều
nhỏ hơn 0,05 (có ý nghĩa thống kê). Từ đó, phương trình hồi quy ước lượng các nhân
tố ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ Trung tâm Thông tin – Thư viện Lê Vũ Hùng
được thiết lập như sau:
SERV = -0,281 + 0,119X1 + 0,248X2 + 0,377X3 + 0,212X4 + 0,127X5
Với SERV là Chất lượng dịch vụ, X1 là năng lực phục vụ, X2 là sự đồng cảm,
X3 là các phương tiện hữu hình, X4 là sự tin cậy và cuối cùng X5 là sự đáp ứng.
Nhóm nhân tố “Sự hữu hình” ảnh hưởng nhiều nhất đến chất lượng dịch vụ
trung tâm vì có hệ số Beta lớn nhất là 0,377. Điều này cho thấy khi trung tâm cải thiện
về các phương tiện hữu hình như máy móc, thiết bị, không gian, phòng ốc sẽ cải thiện
chất lượng dịch vụ rất cao. Vậy có phải những phương tiện hữu hình hiện tại của trung
tâm chưa đủ để phục vụ cho sinh viên? Nhưng theo kết quả đánh giá cho thấy giá trị
X1 này chưa đạt giá trị lớn nhất, tức vẫn còn có thể gia tăng biến X1 này đến cận 5,00
nhằm cải thiện chất lượng dịch vụ hiện tại.
Sau khi khảo sát từ cả hai phía sinh viên và trung tâm, nhận thấy các trang thiết
bị như đèn, quạt, máy lạnh, được trang bị khá đầy đủ tại trung tâm nhưng lại ít được
hoạt động làm ảnh hưởng đến việc sử dụng trung tâm của sinh viên. Nguyên nhân là
do sinh viên đến ít và rải rác nhiều thời gian trong tuần, nên ở các thời điểm vắng sinh
viên, trung tâm không sử dụng nhiều trang thiết bị để có thể tiết kiệm được chi phí.
Nguyên nhân tiếp theo mà các phương tiện hữu hình chưa phục vụ được nhu cầu là
dàn máy tính hạn chế, một số máy bộ phận không sử dụng được hay trục trặc làm sinh
viên ngại sử dụng. Điều này cũng rất ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ của trung tâm
đối với sinh viên.
Sự đồng cảm là nhóm nhân tố tiếp theo có ảnh hưởng lớn đến chất lượng dịch
vụ qua kết quả khảo sát và phân tích. Cán bộ trung tâm chủ động hỗ trợ nhiệt tình giúp
đỡ là một trong những yếu tố được sinh viên đánh giá tích cực, cho thấy cán bộ trung
tâm có tinh thần quan tâm, hỗ trợ sinh viên khi gặp khó khăn khi đến với trung tâm.
Tuy nhiên, tỷ lệ này là không cao và chỉ mang tính chấp nhận được, chứng tỏ cán bộ
trung tâm cần phải tiếp tục phát huy tinh thần chủ động, chia sẻ với những nhu cầu của
sinh viên để thu hút nhiều sinh viên đến với trung tâm hơn. Những người đã sử dụng
trung tâm cũng cho ra kết quả cán bộ trung tâm lắng nghe và hiểu rõ nhu cầu của bạn
đọc. điều này nói lên sự chuyên nghiệp của cán bộ trung tâm, biết lắng nghe và thấu
hiểu nhu cầu của sinh viên để kịp thời hỗ trợ sinh viên. Tuy nhiên, tỷ lệ chứng minh
cán bộ trung tâm vẫn chưa thực sự lắng nghe và thấu hiểu nhu cầu cũng như cảm nhận
của sinh viên, tình trạng này cần được cải thiện hơn. Vì dù là hiểu rõ, biết sinh viên
cần gì, nhưng lại không thực hiện và chủ động giải quyết thì lại vô cùng đáng tiếc và
thiếu sót. Minh chứng cho tồn tại này, yếu tố “Cán bộ trung tâm quan tâm đến các yêu
cầu của bạn đọc” quá thấp, theo kết quả nghiên cứu thì chỉ ở 52,25%. Cho thấy rằng
sinh viên khi sử dụng dịch vụ Trung tâm Thông tin – Thư viện Lê Vũ Hùng chưa cảm
nhận được nhiều về sự quan tâm đến yêu cầu, hay hiểu rõ nhu cầu của sinh viên, ngoài
ra cũng chưa cảm nhận rõ được sự chủ động trong việc hổ trợ giúp đỡ sinh viên khi
gặp khó khăn trong việc sử dụng dịch vụ của trung tâm.
66
Sự tin cậy là nhóm nhân tố trong mô hình có mức độ ảnh hưởng đứng thứ 3 đến
chất lượng dịch vụ của trung tâm. Trong nhóm nhân tố này, yếu tố cán bộ giúp sinh
viên tìm kiếm tài liệu khi phát sinh nhu cầu được sinh viên đánh giá khá tốt. Cho thấy
cán bộ trung tâm đã sẵn sàng giúp đỡ sinh viên khi sinh viên chủ động nhờ trợ giúp.
Đây là một yếu tố cần giữ vững và phát huy, điều này sẽ làm sự tin cậy từ phía trung
tâm được nâng cao trong lòng sinh viên. Tuy nhiên, yếu tố thông tin về sách tham
khảo mà trung tâm đã cam kết với sinh viên khi họ có nhu cầu thì cần nhìn nhận lại.
Gần 45% sinh viên cho rằng trung tâm chưa làm đúng với cam kết về thời gian thông
tin sách báo như đã hứa, con số này là khá lớn và sẽ làm ảnh hưởng đến sự tin cậy mà
trung tâm xây dựng đối với sinh viên. Với vị trí thứ ba về mức độ ảnh hưởng của
nhóm nhân tố này đến chất lượng dịch vụ của trung tâm, việc phát huy những cái làm
được và khắc phục những gì còn tồn tại là điều vô cùng cần thiết.
Với sự đáp ứng đứng ở vị trí thứ tư, tuy nhiên việc đánh giá nhân tố này lại là
thấp nhất trong 5 nhóm nhân tố. Số lượng sinh viên chưa hài lòng về mức độ đáp ứng
từ trung tâm khá cao. Đáp ứng thứ nhất là về đầu sách và tài liệu tham khảo, mặc dù
có khá nhiều sách và tài liệu ở trung tâm, tuy nhiên với những đầu sách thực tế sinh
viên đang cần sử dụng lại chưa đủ để đáp ứng, nguyên nhân là do phía trung tâm ít chủ
động tìm hiểu nhu cầu về sách báo của sinh viên tại trường Đại học Đồng Tháp, dẫn
đến việc nhập những đầu sách ít người đọc về và bỏ quên đi những đầu sách, nhất là
những đầu sách chuyên khảo mà sinh viên chuyên ngành vô cùng cần thiết. Đáp ứng
thứ hai mà chưa đạt được sự thỏa mãn từ sinh viên đó là việc nhanh chóng thực hiện
các yêu cầu của sinh viên chưa cao. Xuất phát là các nhu cầu về sách đọc, về tra cứu
tài liệu còn chậm trễ, từ đó sinh viên tỏ ra e dè và ngại ngần về sự đáp ứng của trung
tâm đối với mình.
Nhóm nhân tố “Năng lực phục vụ” có tác động thấp nhất đến chất lượng dịch
vụ Trung tâm Thông tin – Thư viện Lê Vũ Hùng. Vì vậy, khi muốn cải thiện chất
lượng dịch vụ một cách nhanh nhất, hãy tập trung vào năm yếu tố còn lại trước khi
khắc phục năng lực phục vụ của trung tâm. Việc năng lực phục vụ từ phía trung tâm
cũng được đại đa số sinh viên đánh giá chấp nhận được. Tuy nhiên, nếu muốn cải tiến
và phát huy hơn nữa, thì yếu tố chính trong nhóm năng lực phục vụ cần cải thiện chính
là sự tương tác giữa cán bộ trung tâm và sinh viên. Đa phần sinh viên đánh giá cao
năng lực của cán bộ giản viên, tuy nhiên lại rất ngại hỏi khi có thắc mắc phát sinh,
nguyên nhân của tồn tại này là do sự niềm nở, quan tâm và tính chủ động từ cán bộ
trung tâm là chưa đạt dẫn đến tâm lí rụt rè, ngại tiếp xúc của sinh viên. Khi cải thiện
được yếu tố này, năng lực phục vụ từ phía trung tâm sẽ được đánh giá cao hơn, từ đó
chất lượng dịch vụ của trung tâm cũng sẽ được cải thiện.
2.3. Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ của Trung tâm Thông tin - Thư
viện Lê Vũ Hùng
Trên cơ sở những thực trạng đã phân tích, nhóm tác giả đưa ra một số những
giải pháp nhằm góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ Trung tâm Thông tin – Thư
viện Lê Vũ Hùng như sau:
Thứ nhất, là tăng cường đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực. Cán bộ trung tâm
cần được đào tạo về mặt kiến thức chuyên môn, bổ sung thêm những kỹ năng mềm; tổ
chức các buổi hoạt động thường niên mỗi tuần cho cán bộ trung tâm.
Cán bộ cần được rèn luyện để nâng cao tính năng động, sáng tạo, thích ứng với
67
yêu cầu của sinh viên; Hơn nữa, tự bản thân mỗi cán bộ trung tâm cũng cần phải gia
tăng ý thức không ngừng học hỏi.
Bên cạnh đó, nhà trường cần có các chính sách, chế độ đãi ngộ hợp lý và tạo
điều kiện về vật chất và tinh thần để tạo nhiều thuận lợi cho cán bộ trung tâm nâng cao
trình độ, chất lượng phục vụ cũng như kích thích sự đóng góp của những cán bộ trung
tâm có trình độ cao và những sáng kiến mới.
Thứ hai, cũng như xây dựng thêm các bộ quy tắc ứng xử học đường, lựa chọn
nhân sự phù hợp từ khâu tân tuyển; Mặt khác xây dựng quảng bá hình ảnh, triển khai
và nâng cấp dịch vụ, kết nối người dùng, xây dựng tài nguyên và cung cấp thông tin
cho bạn đọc.
Thứ ba, điều tra khảo sát tìm hiểu nhu cầu về sách và nhu cầu đọc sách, sử dụng
trung tâm của sinh viên. Lãnh đạo nhà trường cần thành lập 1 bộ phận chuyên trách
kiểm tra và khảo sát các đối tượng được hưởng dịch vụ tiện ích; thu thập lấy ý kiến
của sinh viên về các đầu sách còn thiếu bằng cách lấy ý kiến của sinh viên các Khoa.
Từ đó, các khoa sẽ hướng dẫn cụ thể cho từng lớp và sau đó sẽ phản hồi lại trung tâm.
Đặc biệt là lấy ý kiến của giảng viên, bởi họ là những người trực tiếp đứng lớp, là
người nắm rõ được sách nào có nội dung cần thiết cho môn học, cũng như biết tác giả
hay nhà xuất bản nào có uy tín và độ tin cậy cao.
Thứ tư, Trung tâm cần cung cấp và hỗ trợ đầy đủ các phương tiện cơ sở vật chất
mọi lúc kể cả khi không có nhiều sinh viên vào trung tâm nhằm giúp sinh viên có đầy đủ
các phương tiện tra khảo, tìm kiếm tài liệu, phục vụ nhu cầu học tập; Đầu tư, xây dựng
thêm hoặc cải tạo cơ sở vật chất và phát triển kho sách của trung tâm thành kho sách
chuyên ngành, phục vụ cho công tác học tập và nghiên cứu khoa học của các sinh viên
chuyên ngành cần có. Tiếp cận, lựa chọn và ứng dụng công nghệ mới để vận dụng vào
công việc như công nghệ Web 2.0 - thế hệ Web lấy người dùng làm trung tâm
Thứ năm, tăng cường liên kết giữa Trường với các trường khác, giữa Trường
với các hệ thống cung ứng đầu sách, các tổ chức tài trợ
Xây dựng các chương trình tham quan, học hỏi cho cán bộ trung tâm đến
những thư viện lớn trong và ngoài nước. Từ đó sẽ đúc kết được kinh nghiệm, quy trình
quản lý hỗ trợ cho sinh viên trong việc tìm kiếm tài liệu.
Hoàn thiện hệ thống cung ứng sách từ khâu nhà cung cấp, chất lượng, giá cả,
vận chuyển.
Gắn kết chương trình hội sách, hội văn thơ, các câu lạc bộ đang hoạt động
trong Trường từ đó làm phong phú thêm kho sách của trung tâm.
Giữa Trung tâm Thông tin – Thư viện Lê Vũ Hùng và thư viện Tỉnh cần có
sự phối hợp, liên kết trong bổ sung và chia sẻ nguồn tài liệu theo hướng các trường
trong vùng hay cùng ngành đào tạo.
Thứ sáu, thực hiện đánh giá và tái đánh giá lại các giáo trình, tài liệu tham khảo
đã có trong Trung tâm, cũng như đánh giá tính hiệu quả của nguồn tài liệu đã nhập về
sau một thời gian sử dụng.
Thứ bảy, người cán bộ trung tâm cần thay đổi suy nghĩ về vai trò của trung tâm
trong thời đại chuyển giao tri thức và nghiên cứu khoa học. Mỗi sinh viên cần phải coi
thư viện là “giảng đường thứ hai” thì mới có thể hoàn thành được những yêu cầu về
khối lượng cũng như chất lượng kiến thức của các môn học.
68
3. Kết luận
Trên cơ sở tổng quan các vấn đề lý luận và thực tiễn, trên cở sở những dữ liệu
thu được sau khi đã được xử lý định tính, định lượng và qua các thang đo của mô hình
tác giả xin đưa ra một số kết luận như sau:
Trung tâm cần phát huy những điểm mạnh của mình như về năng lực phục vụ
và sự tin cậy của sinh viên, cả hai yếu tố này được sinh viên hài lòng cao nhất trong
năm yếu tố.
Bên cạnh đó còn nhiều sinh viên chưa hài lòng về sự đáp ứng của trung tâm,
hiện tại trung tâm còn chưa có nhiều đầu sách đa dạng và phong phú theo nhiều lĩnh
vực cho sinh viên thuộc các khối chuyên ngành khác nhau. Tiếp theo, yếu tố cần được
cải thiện là sự đồng cảm của cán bộ trung tâm đối với sinh viên, nhiều sinh viên cho
rằng cán bộ trung tâm còn chưa quan tâm, nhiệt tình tìm hiểu nhu cầu của sinh viên
khi sinh viên gặp khó khăn trong quá trình tìm tài liệu.
Như vậy, hai yếu tố về sự đáp ứng và sự đồng cảm trung tâm cần phải quan tâm
và cải thiện nhiều hơn để sinh viên có thể nhanh chóng tìm được nguồn thông tin tài
liệu mà mình cần, cũng như cán bộ trung tâm cần thân thiện tiếp xúc và tìm hiểu rõ
hơn về nhu cầu của sinh viên để phục vụ tốt hơn, nâng cao chất lượng dịch vụ của
trung tâm tại trường Đại học Đồng Tháp.
Tài liệu tham khảo
[1]. Fe Angela M. Verzosa (2011), “Delivering service quality and satisfying library
customers in a changing environment”, the Ninoy Aquino Library and Learning
Resource Center of the Polytechnic University of the Philippines.
[2]. Joan M. Reitz (2008), Dictionary for Library and Information Science, Nxb
Libraries Unlimited.
[3]. Sajeewanie D. Somaratna and Coin N. Peiris (2011), “Service quality in
University of Colombo libraries: an assessment”, University of Colombo
libraries.
[4]. Trần Thị Huyền, Thái Thị Tuyết, Phùng Thị Mai, Trần Văn Long, Bùi Thị Hòa
(2011), “Quản lý nhà nước với hệ thống thư viện phục vụ cho quá trình đào tạo
nguồn nhân lực chất lượng cao”, Học viện Hành chính Quốc gia.
[5]. Võ Thị Bích Điệp, Nguyễn Minh Tuấn, Võ Ngọc Kim Tuyến, Trần Thị Yến
Vân (2012), “Đánh giá mức độ hài lòng về chất lượng thư viện tại trường Đại
học Mở TP.HCM”, Đại học Mở TP.HCM.
[6]. Vũ Duy Hiệp (2012), “Nâng cao chất lượng sản phẩm - dịch vụ thông tin - thư
viện tại Trung tâm Thông tin - Thư viện Đại học Vinh”, Đại học Vinh.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- giai_phap_nang_cao_chat_luong_dich_vu_cua_trung_tam_thong_ti.pdf