Giải pháp liên kết đào tạo giữa trường Đại học Hà Tĩnh và các doanh nghiệp Lào nhằm nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên Lào

Thực tiễn cho thấy đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao ở nước ta còn nhiều

hạn chế, đặc biệt là đối với du học sinh nước ngoài. Sản phẩm đào tạo của các

trường cao đẳng, đại học chưa đáp ứng được yêu cầu của xã hội do còn tách rời

giữa các cơ sở đào tạo với các tổ chức sử dụng sản phẩm đào tạo. Cần thiết phải

có sự liên kết trong đào tạo giữa cơ sở đào tạo và nơi sử dụng lao động.

pdf5 trang | Chia sẻ: Thục Anh | Ngày: 13/05/2022 | Lượt xem: 380 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Giải pháp liên kết đào tạo giữa trường Đại học Hà Tĩnh và các doanh nghiệp Lào nhằm nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên Lào, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giải thưởng Sinh viên nghiên cứu khoa học Euréka lần 20 năm 2018 Kỷ yếu khoa học 286 GIẢI PHÁP LIÊN KẾT ĐÀO TẠO GIỮA TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÀ TĨNH VÀ CÁC DOANH NGHIỆP LÀO NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO SINH VIÊN LÀO Maneevong Anousack*, Kiettavong Noynaly, Moneliththiya Noudaeng, Phengmanyvong Phoungern Trường Đại học Hà Tĩnh *Tác giả liên lạc: anousackmaneevong@gmail.com TÓM TẮT Thực tiễn cho thấy đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao ở nước ta còn nhiều hạn chế, đặc biệt là đối với du học sinh nước ngoài. Sản phẩm đào tạo của các trường cao đẳng, đại học chưa đáp ứng được yêu cầu của xã hội do còn tách rời giữa các cơ sở đào tạo với các tổ chức sử dụng sản phẩm đào tạo. Cần thiết phải có sự liên kết trong đào tạo giữa cơ sở đào tạo và nơi sử dụng lao động. Từ khóa: Liên kết, đào tạo, du học sinh, sinh viên Lào, chất lượng nhân lực. TRAINING COOPERATION SOLUTION BETWEEN HA TINH UNIVERSITY AND LAO ENTERPRISES TO IMPROVE THE QUALITY OF TRAINING LAO STUDENTS Maneevong Anousack*, Kiettavong Noynaly, Moneliththiya Noudaeng, Phengmanyvong Phoungern Ha Tinh University *Corresponding Author: anousackmaneevong@gmail.com ABSTRACT It appears that in practice, the quality training of training human resources in our country is still limited, especially for training foreign students. Training products of colleges and universities haven’t met the requirements of society because there is an almost total disconnect between training institutions and organizations using training products. Therefore, it is necessary to have the training linkage between the training institution and the employer. Keywords: Linkage, training, international students, Lao students, quality of human resources. ĐẶT VẤN ĐỀ Trong những năm gần đây, Trường Đại học Hà Tĩnh nói chung và các Trường đào tạo nghề trong cả nước nói riêng đã chuyển dần từ mô hình giáo dục đào tạo khép kín sang mô hình giáo dục mở với hệ thống tạo điều kiện học tập suốt đời, đào tạo liên tục, liên thông giữa các bậc học, ngành học, thực hiện liên kết đào tạo giữa các nhà trường với các tổ chức kinh tế xã hội khác. Tuy nhiên sự liên kết chưa được chặt chẽ vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế, kết quả đem lại chưa như mong muốn, đặc biệt là trong đào tạo sinh viên Lào, vì vậy cần có giải pháp liên kết đào tạo giữa Trường Đại học Hà Tĩnh và các doanh nghiệp Lào nhằm nâng cao chất lượng đào tạo du học sinh Lào. Liên kết đào tạo giữa nhà trường đại học và doanh nghiệp là nhu cầu khách quan xuất phát từ lợi ích của cả hai phía. Mối liên kết này vừa mang tính tất yếu, vừa mang tính khả thi cao trong việc đáp ứng lao động cho doanh nghiệp. Bài báo cũng đề xuất những Giải thưởng Sinh viên nghiên cứu khoa học Euréka lần 20 năm 2018 Kỷ yếu khoa học 287 giải pháp nhằm tạo nên mối liên kết chặt chẽ giữa nhà trường và các doanh nghiệp trong nền kinh tế. Những giải pháp đó liên quan đến cả nhà trường, doanh nghiệp và Bộ Giáo dục và Đào tạo. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN Thực trạng về công tác đào tạo sinh viên Lào tại Trường Đại học Hà Tĩnh Số lượng sinh viên Lào tại Trường Hiện tại Trường đang có số lượng Lưu học sinh Lào đang theo học ở Đại học Hà Tĩnh đông nhất cả nước đến từ 11 tỉnh của nước bạn Lào, năm 2016-2017 có 1.859 học sinh, sinh viên tham gia học tập ở Trường. Tuy nhiên do sự bất đồng về ngôn ngữ, các yêu tố văn hóa, truyền thống cũng như cách tiếp cận, do vậy một bộ phận không ít các bạn sinh viên Lào vẫn chưa theo kịp với chương trình đào tạo của nhà Trường, vì vậy một bộ phận lớn sinh viên Lào đạt kết quả học tập còn thấp, nhiều sinh viên còn chưa đảm bảo tiến độ ra trường đúng thời gian quy định. Bảng 1. Kết quả học tập của sinh viên Lào tại Trường giai đoạn 2015-2017 STT Năm Xếp loại tốt nghiệp Xuất sắc Giỏi Khá TB Khá Trung bình Yếu 1 2014-2015 1.0 13,8 38,5 29,7 17,0 2 2015-2016 0,3 3,9 24,5 39,6 20,7 11,0 3 2016-2017 0,6 42,5 24,7 25,3 6,9 Đánh giá của doanh nghiệp Lào về khả năng đáp ứng yêu cầu công việc của sinh viên Lào được đào tạo tại Trường Đại học Hà Tĩnh Hình 1. Đánh giá của doanh nghiệp Lào về khả năng đáp ứng yêu cầu công việc của sinh viên tốt nghiệp ở Đại học Hà Tĩnh Qua kết quả khảo sát, các doanh nghiệp đánh giá khá cao khả năng đáp ứng yêu cầu công việc của sinh viên Lào tốt nghiệp tại Trường Đại học Hà Tĩnh, có 55% số doanh nghiệp đánh giá là rất tốt, 30% đánh giá tốt, nhưng vẫn còn 15% đánh giá chỉ ở mức bình thường. Nguyên nhân được cho là do có nhiều nội dung công việc mang tính chất đặc thù của doanh nghiệp Lào, sinh viên được đào tạo ở Việt Nam về vẫn chưa kịp thích nghi. Đánh giá của doanh nghiệp Lào về chương trình đào tạo của Trường Hình 2. Đánh giá về nội dung Chương trình đào tạo 55% 30% 15% Rất tốt Tốt 50% 35% 10% Rất tốt Tốt Trung bình Không tốt Giải thưởng Sinh viên nghiên cứu khoa học Euréka lần 20 năm 2018 Kỷ yếu khoa học 288 Kết quả khảo sát vẫn có 5% doanh nghiệp đánh giá chương trình đào tạo của Trường không tốt, nguyên nhân là do nội dung chương trình đào tạo ở Trường Đại học Hà Tĩnh đang chủ yếu tập trung xây dựng cho sinh viên Việt Nam, do vậy có những đặc điểm khác biệt về công việc, văn hóa của nước Lào vẫn chưa được bổ sung giảng dạy, đây là một trong những hạn chế trong đào tạo sinh viên Lào, đặc biệt là ở các ngành Quản trị kinh doanh, Giáo dục chính trị, Luật... Thực trạng hoạt động liên kết đào tạo sinh viên Lào với các doanh nghiệp tại Lào của Trường Đánh giá của các doanh nghiệp Lào về sự cần thiết liên kết đào tạo giữa Trường Đại học Hà Tĩnh với doanh nghiệp Lào Doanh nghiệp là đơn vị trực tiếp sử dụng đầu ra của các trường đại học, chất lượng đào tạo của các trường sẽ ảnh hưởng trực tiếp và rất lớn đến chất lượng nguồn nhân lực của doanh nghiệp. Chính hiểu được tầm quan trọng của công tác liên kết này, do đó khi được hỏi thì hầu hết các doanh nghiệp đều trả lời cần có sự liên kết đào tạo giữa doanh nghiệp và nhà trường. Hình 3. Đánh giá của các doanh nghiệp về sự cần thiết trong liên kết đào tạo lao động với các cơ sở đào tạo của các doanh nghiệp tại Lào Đánh giá của các cựu sinh viên đang làm việc tại các doanh nghiệp Lào về sự cần thiết liên kết đào tạo giữa với Trường Đại học Hà Tĩnh với các doanh nghiệp tại Lào Hầu hết sinh viên Lào được đào tạo ở Trường Đại học Hà Tĩnh ra trường được các doanh nghiệp tại Lào đánh giá khá cao và thường được ưu tiên trong tuyển dụng, tuy nhiên do ở Lào có những đặc điểm kinh tế, xã hội khác với Việt Nam, khi học nghề ở Việt Nam không được tiếp cận nhiều với các điểm khác biệt ở Lào nên khi tham gia công việc vẫn còn nhiều bỡ ngỡ, buộc họ phải nghiên cứu, học hỏi một thời gian mới có thể hòa nhập được. Hình 4. Đánh giá của cựu sinh viên về sự cần thiết trong liên kết đào tạo lao động với các cơ sở đào tạo của các doanh nghiệp tại Lào 85% 10% 5% Rất cần thiết Cần thiết Không biết 95% 5% Rất cần thiết Cần thiết Giải thưởng Sinh viên nghiên cứu khoa học Euréka lần 20 năm 2018 Kỷ yếu khoa học 289 Hình 5. Đánh giá mức độ liên kết trong đào tạo sinh viên Lào giữa Trường Đại học Hà Tĩnh và các doanh nghiệp Lào Trên thực tế, giữa các Trường Đại học Hà Tĩnh và các doanh nghiệp Lào hiện không có hoạt động về trao dổi thông tin, cung cấp thông tin về đào tạo của Trường và nhu cầu nhân lực của doanh nghiệp; hoạt động hợp tác nghiên cứu khoa học; phản hồi đề xuất kiến nghị về chương trình đào tạo, cũng như các hoạt động chuyển giao công nghệ cho giáo viên và các thông tin phản hồi của doanh nghiệp về năng lực chuyên môn, phẩm chất của đội ngũ lao động được đào tạo từ Trường Đại học Hà Tĩnh. Mức độ sẵn sàng hợp tác của các doanh nghiệp tại Lào Hình 6. Mức độ sẵn sàng hợp tác liên kết đào tạo của các doanh nghiệp Lào với Trường Đại học Hà Tĩnh Tất cả các doanh nghiệp được hỏi đều trả lời rất sẵn sàng hoặc sẵn sàng liên kết, điều này cho thấy các doanh nghiệp tại Lào rất quan tâm đến chất lượng lao động, đặc biệt là lao động được đào tạo từ Trường Đại học Hà Tĩnh, họ muốn xây dựng sự liên kết nhằm mong muốn được tuyển dụng những nhân lực phù hợp với yêu cầu công việc của chính doanh nghiệp họ. Những điểm mạnh, điểm yếu trong liên kết đào tạo giữa trường với các doanh nghiệp Lào Điểm yếu, khó khăn Nguyên nhân chính xuất phát từ sự thiếu thông tin, thiếu hiểu biết về lợi ích và thế mạnh của nhau; cả Trường và doanh nghiệp thiếu kinh nghiệm trong việc hợp tác với nhau. Do khoảng cách địa lý cũng như các đặc điểm về kinh tế, văn hóa xã hội khác nhau, kết hợp với sự khác biệt về ngôn ngữ cũng gây ra những khó khăn trong trao đổi thông tin cũng như những liên kết cần sự di chuyển hay hỗ trợ địa điểm, vật chất... Điểm mạnh và thuận lợi Trường Đại học Hà Tĩnh có hệ thống giảng viên có trình độ, năng lực, đặc biệt là số giảng viên có trình độ ngoại ngữ giỏi là rất lớn, rất nhiều giảng viên hiểu biết về ngôn ngữ, đặc điểm văn hóa, xã hội, kinh tế Lào rất tốt; Trường có bề dày đào tạo sinh viên Lào nên đã xây dựng được mối quan hệ khá bền chặt với các cơ quan, đơn vị và các 75% 25% Rất sẵn sàng Sẵn sàng 75% 25% Rất sẵn sàng Sẵn sàng Giải thưởng Sinh viên nghiên cứu khoa học Euréka lần 20 năm 2018 Kỷ yếu khoa học 290 Trường đại học ở Lào. Lãnh đạo các tỉnh có Lưu học sinh Lào sang học và gia đình Lưu học sinh rất quan tâm đến con em mình, phối hợp tốt với nhà trường trong việc đào tạo và giáo dục Lưu học sinh Lào Một số giải pháp nâng cao hiệu quả liên kết đào tạo sinh viên Lào Xây dựng nội dung chương trình đáp ứng yêu cầu doanh nghiệp Đổi mới mục tiêu, chương trình nhằm trang bị cho người học khối lượng kiến thức, kĩ năng thái độ sinh viên nghiệp phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, đáp ứng yêu cầu các doanh nghiệp theo đặc thù của xã hội Lào. Phát triển giáo viên Nhà trường định kỳ xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng giáo viên nhằm nâng cao trình độ, chuyên môn nghiệp vụ, năng lực sư phạm phù hợp với yêu cầu của nhà trường, đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp, đặc biệt đào tạo tiếng Lào để có thể làm việc trực tiếp với các doanh nghiệp Lào một cách dễ dàng và hiệu quả hơn Mời các chuyên gia, cán bộ kĩ thuật có tay nghề cao, kinh nghiệm lâu năm tại các doanh nghiệp Lào tham gia quá trình giảng dạy tại nhà trường, hướng dẫn thực tập tại các doanh nghiệp. Xây dựng cơ sở vật chất Tăng cường cơ sở vật chất và thiết bị dạy học nhằm đảm bảo điều kiện cần thiết nâng cao chất lượng dạy và học. Tuyển sinh Nhà trường phối hợp với doanh nghiệp Lào trong công tác tuyển sinh người Lào để người học lựa chọn các ngành phù hợp với khả năng của bản thân, yên tâm học tập và việc làm sau khi tốt nghiệp. Tổ chức các hoạt động tuyên truyền hướng nghiệp tại các trường trung học phổ thông, trung học cơ sở ở Lào. Việc làm sau tốt nghiệp Thành lập trung tâm tư vấn, dịch vụ việc làm cho sinh viên Lào có nhiệm vụ liên hệ chặt chẽ với doanh nghiệp Lào để cập nhật nhu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp tại Lào. Hàng năm, trường cập nhật thông tin về sinh viên Lào đã tốt nghiệp (tỷ lệ đã đi làm, chưa đi làm, làm đúng nghề hay trái nghề...) để có cơ sở điều chỉnh mục tiêu, nội dung chương trình cho phù hợp. Chủ trương chính sách của nhà trường Ban hành các chủ trương, chính sách tổ chức các hoạt động nhằm thúc đẩy hoạt động liên kết đào tạo giữa nhà trường với doanh nghiệp trong đào tạo đội ngũ lao động chất lượng. KẾT LUẬN Xã hội càng phát triển yêu cầu về nguồn nhân lực của các doanh nghiệp ngày càng cao, điều này đòi hỏi các cơ sở đào tạo phải đào tạo nguồn nhân lực phù hợp với nhu cầu của doanh nghiệp. Trường Đại học Hà Tĩnh cần có sự liên kết chặt chẽ với các doanh nghiệp Lào để nâng cao hơn nữa cả về số lượng và hiệu quả trong đào tạo sinh viên Lào. TÀI LIỆU THAM KHẢO ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM (2011). Chiến lược phát triển nhân lực Việt Nam 2011 - 2020, Hà Nội. PHAN MINH HIỀN (2011). Phát triển đào tạo nghề đáp ứng nhu cầu xã hỗi. Luận án tiến sĩ Quản lý giáo dục, Viện khoa học giáo dục Việt Nam, Hà Nội. TRỊNH THỊ MAI HOA (2008a). Liên kết đào tạo giữa nhà trường đại học với doanh nghiệp ở Việt Nam. Tạp chí khoa học Đại học QGHN, Kinh tế - Luật 24: pp.30 – 34.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfgiai_phap_lien_ket_dao_tao_giua_truong_dai_hoc_ha_tinh_va_ca.pdf
Tài liệu liên quan